intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hoành Sơn

Chia sẻ: Zhu Zhengting | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hoành Sơn” là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi giữa học kì 2, giúp các em củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hoành Sơn

  1. TRƯỜNG THCS HOÀNH SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN NGỮ VĂN ­ LỚP 8 Thơi gian lam bai ̀ ̀ ̀: 90  phut  ̉ ơi gian giao đê ́ (không kê th ̀ ̀) PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm) Hãy viết chữ cái đứng trước đáp án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau đây vào bài làm.  Câu 1: Các kiểu câu chia theo mục đích phát ngôn là: A. câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến, câu trần thuật.             B. câu trần thuật, câu nghi vấn, câu đơn, câu rút gọn. C. câu cảm thán, câu trần thuật, câu đặc biệt, câu rút gọn. D. câu đặc biệt, câu ghép, câu đơn, câu rút gọn. Câu 2: Câu nghi vấn trong đoạn trích dưới đây có chức năng gì ? ­ U nhất định bán con đấy ư ? U không cho con ở nhà nữa ư ? (...) Ngày mai con chơi với ai ?  Con ngủ với ai ? (Ngô Tất Tố)    A. Cầu khiến.              B. Hỏi                       C. Phủ định         D. Bộc lộ tình cảm, cảm  xúc Câu 3: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến ? A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? (Ngô Tất Tố) B. Nhưng lại đằng này đã về làm gì vội ? (Nam Cao) C. Người thuê viết nay đâu ? (Vũ Đình Liên) D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? (Tô Hoài) Câu 4: Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán ? A. Thế thì con biết làm thế nào được! (Ngô Tất Tố) B. Thảm hại thay cho nó! (Nam Cao) C. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (Trần Quốc Tuấn) D. Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! (Tố Hữu) Câu 5: Kiểu hành động nói nào được sử dụng trong đoạn trích sau? “Như nước Đại Việt ta từ  trước ­ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu ­ Núi sông bờ  cõi đã chia ­   Phong tục Bắc Nam cũng khác”(Nguyễn Trãi)
  2. A. Hành động trình bày                                  C. Hành động bộc lộ cảm xúc B. Hành động hỏi                             D. Hành động điều khiển Câu 6: Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì?  A . Nét mặt                     B. Điệu bộ                     C. Cử chỉ                           D. Ngôn từ Câu 7: Câu nào dưới đây không dùng để kể, thông báo? A. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. ( Hồ Chí Minh) B. Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão. (Tôn­xtôi) C. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới. (Tế Hanh) D. Sáng ra bờ suối, tối vào hang. (Hồ Chí Minh) Câu 8: Câu “Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời” trong “  Chiếu dời đô” (Lí Công Uẩn) có ý nghĩa bác bỏ ý kiến cho rằng các vua thời Tam đại tự tiện  dời đô theo ý riêng mình. A. Đúng                                                         B. Sai PHẦN II: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:             Làm họa sĩ dễ thôi                                 Làm họa sĩ dễ thôi             Đỏ nắng là mặt trời                                Mèo lớn là hổ nhỏ             Vàng thu là hoa cúc                               Chuột có cánh là dơi             Nâu non màu bùn đất                             Nòng nọc quên vẽ đuôi             Khói là màu mây trời.                            Lập tức thành nhái bén. (Tùng Bách) Câu 1:  Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ? (0,5 điểm). Câu 2: Bài thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? Chỉ rõ và nêu tác dụng của các  biện pháp nghệ thuật đó? (1,5 điểm). Câu 3: Hãy đặt đầu đề cho bài thơ? (0,5 điểm). Câu 4: Bài thơ nhắc các bạn học sinh điều gì?  (1,0 điểm). PHẦN III: TẬP LÀM VĂN (4,5 điểm) Thuyết minh về một món ăn truyền thống của dân tộc. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Giám thị 1: ....................................................... Giám thị 2 : ...................................
  3. Họ và tên thí sinh: ........................................     Số báo danh: ...................
  4. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II     GIAO THỦY NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN NGỮ VĂN 8. PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2.0 điểm) Học sinh tra ̉ lơi đung môi câu cho 0 ̀ ́ ̃ ̉ . ,25 điêm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D B A C D B A PHẦN II: ĐỌC ­ HIỂU VĂN BẢN  (3.5 điểm)               Câu  Yêu cầu Điểm      ­ Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. Câu 1:  Nêu phương thức  biểu đạt chính của bài thơ?    0,5đ (0,5 điểm).
  5. ­ Bài thơ đã sử dụng nghệ thuật vừa liệt  kê,   vừa   so   sánh   qua   việc   quan   sát  nghiêm túc sự vật, sự việc quanh ta. * So sánh: 0,5đ  + Đỏ nắng là mặt trời   + Vàng thu là hoa cúc 0,25đ      + Nâu non màu bùn đất      +  Khói là màu mây trời Câu  2: Bài  thơ   đã   sử   dụng                         +  Mèo lớn là hổ nhỏ những biện pháp nghệ  thuật      + Chuột có cánh là dơi nào? Chỉ  rõ và nêu tác dụng          + Nòng nọc quên vẽ đuôi­Lập tức thành  của   các   biện   pháp   nghệ  nhái bén thuật đó? (1,5 điểm). * Liệt kê:  0,25đ + Đỏ nắng, vàng thu, nâu non, khói.     + Mặt trời, hoa cúc, bùn đất, mây trời. +  Mèo lớn, hổ nhỏ, chuột, dơi, nòng nọc, nhái  bén. ­ Tác dụng: Khác họa làm nổi bật hàng  loạt những điều giản đơn của sự vật,  cuộc sống. Thể hiện cái nhìn ngộ  0,5đ nghĩnh hồn nhiên của trẻ thơ. ­ Đặt đầu đề  (dự  kiến): Làm họa sĩ dễ  thôi! Lưu ý: HS có thể  đặt đầu đề  khác nếu hợp lí   vẫn cho điểm Câu 3: Hãy đặt đầu đề cho  0,5đ bài thơ? (0,5 điểm).
  6.   ­ Bài thơ  nhắc nhở  học sinh khi muốn làm  họa sĩ, muốn sáng tạo nghệ thuật: + Trước hết phải bắt đầu từ những điều giản  đơn. + Phải quan sát sự vật, cuộc sống xung quanh   Câu 4:Bài thơ  nhắc các bạn  mình.    1,0đ. học   sinh   điều   gì?     (1,0  + Phải biết phân biệt, so sánh màu sắc, hình  điểm). thể sự vật… + Phải yêu mến, gắn bó, trân trọng những sự  vật, cuộc sống…  *Lưu ý: ­ Học sinh  nêu 3 điều trở lên thì cho điểm tối   đa.  ­ HS có thể  nêu các điều khác ngoài gợi ý  ở   trên nếu hợp lí vẫn cho điểm. PHẦN III: TẬP LÀM VĂN (4,5 điểm) Đề bài Yêu cầu và cách cho điểm Điểm
  7. *Yêu cầu về kĩ năng   ́ ̣ ̉ ́ ̉ ­ Bô cuc hoan chinh co đu 3 phân: m ̀ ̀ ở  bai, thân bai, kêt ̀ ̀ ́  baì. 0,5 đ ́ ́ ̃ ́ ̉ ̀ ư,̀  ­ Diễn  đạt  trong sang, không măc lôi chinh ta, dung t ̣ đăt câu. ̣ ̣ ̣ ­ Trình bày ro rang, mach lac, khoa hoc. ̃ ̀ ­ Nắm chắc về các phương phấp thuyết minh. * Yêu cầu về kiến thức  I. Mở bài Thuyết   minh   về   một   ăn  ­  Giới thiệu khái quát về một món ăn dân tộc cụ thể. 0,5 đ truyền thống của dân tộc. ( Làm bánh chưng, làm bánh giầy, làm bánh trôi, … * Cách cho điểm. ­ Giới thiệu ngắn gọn, rõ ràng, hấp dẫn (cho tối đa: 0,5  điểm) ­ Giới thiệu lủng củng, sơ sài (0,25 điểm) ­ Thiếu hoặc sai hoàn toàn: 0 điểm. II. Thân bài  ­ Nguyên vật liệu: Giới thiệu đầy đủ 2 ý + Nguyên vật liệu chính: VD làm bánh trôi có gạo  0,25đ nếp…:  + Nguyên vật liệu phụ: Đậu xanh, đường kính, mỡ lợn  đã rán… 0,25đ ­ Cách làm  + Học sinh trình bày đủ  các bước theo trình tự, phải  hướng dẫn cụ  thể, rõ ràng, đúng quy trình giúp người  đọc có thể hình dung rõ trình tự các bước và có thể làm  theo để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn. + VD: Món “Bánh trôi nước”: Bước 1: Vo gạo, ngâm gạo, xay bột nước, vắt nước,  nhào   bột   cho   nhuyễn,   đỗ   xanh   ngâm,   đồ   chín,   đánh  nhuyễn… 1,0đ
  8. Bước 2: Nặn bánh Bước 3: Luộc bánh 0,5đ ­ Yêu cầu thành phẩm 0,5đ + Yêu cầu về hình thức của sản phẩm + Yêu cầu về chất lượng của sản phẩm 0,25 ® * Cách cho điểm. 0,25 ® ­ Học sinh vận dụng những hiểu biết của mình về cách  làm một món ăn, giới thiệu một cách rõ ràng, đúng trình  tự, kiến thức chuẩn xác, vận dụng các phương pháp  thuyết   minh,   diễn   đạt   lưu   loát,   trình   bày   khoa   học,  mạch lạc… thì cho điểm tối đa ­ Nếu mỗi ý trình bày các bước lộn xộn không theo   trình   tự,   sai   hoặc   thiếu   kiến   thức,   trình   bày   không  mạch lạc hoặc lạc sang kể về món ăn thì tuỳ  mức độ  giám khảo có thể trừ điểm hoặc không cho điểm. III. Kếtbài: ­ Bày tỏ thái độ, tình cảm với đối tượng thuyết minh. * Cách cho điểm: 0,5đ ­ Đảm bảo như yêu cầu (0,5 điểm) ­ Kết bài sơ sài hoặc lan man (0,25 điểm) ­ Thiếu hoặc sai hoàn toàn: (0 điểm) * Chú ý: ­ Bài làm của học sinh phải đảm bảo chính xác về kiến   thức, trình bày khoa học, mạch lạc nhưng diễn đạt có   thể linh hoạt. ­ không hiểu đề bài, trình bày lạc đề không cho điểm. * Lưu ý chung:   ­ Phần hướng dẫn chấm chỉ là những ý khái quát, khi làm học sinh có thể trình bày theo các ý   như hướng dẫn chấm hoặc có cách trình bày khác, nếu đủ các ý cơ bản vẫn cho điểm tối đa.
  9.  ­ Trong quá trình chấm bài cần quan tâm đến kỹ năng trình bày, diễn đạt, tính sáng tạo của  học sinh. ̉ ́ ̉  ­ Điểm toàn bài le đên 0.25 điêm, không lam tron. ̀ ̀ ­HẾT­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2