intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Trần Quang Khải

Chia sẻ: Chu Bút Sướng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi giữa học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Trần Quang Khải. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Trần Quang Khải

  1. UBND THỊ XÃ NINH HÒA KIỂM TRA GIỮA HK II NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN: NGỮ VĂN 9 TRẦN QUANG KHẢI Thời gian: 90 phút( không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: a/ Phần đọc- hiểu văn bản: - Nắm được những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, thể loại của văn bản. - Hiểu được nội dung và nghệ thuật các văn bản . b/ Phần Tiếng Việt: - Nắm được nội dung các phép liên kết câu. - Vận dụng giải được bài tập. c/ Phần Tập làm văn: - Nắm lại thể loại văn nghị luận. - Tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận diện và thực hành. - Xây dựng văn bản, trình bày bài, kĩ năng diễn đạt. 3. Thái độ: - Trung thực, trân trọng bài kiểm tra. - Yêu thích bộ môn. 4. Năng lực cần đạt: - Năng lực phân tích và tổng hợp. - Năng lực vận dụng-thực hành. - Năng lực tư duy độc lập. - Năng lực tạo lập văn bản . 5. Hình thức: Tự luận (Thời gian 90 phút) II. MA TRẬN: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao NLĐG I. Đọc- Hiểu - Nhận biết tác - Xác định các Ngữ liệu: giả, tác phẩm, phép liên kết đoạn văn phương thức trong sgk biểu đạt. - Kể tên các phép liên kết câu Số câu 3 1 Số điểm 2,0 1,0 Tỉ lệ % 20% 10%
  2. II. Tạo lập - Biết xác định - Viết đúng - Viết đúng yêu văn bản bố cục văn bản. yêu cầu đoạn cầu nghị luận - Viết đoạn - Mở bài, kết bài văn nghị về tác phẩm văn nghị đúng hướng luận truyện (đoạn luận trích) - Viết bài văn nghị luận Số ý 1 1 Số điểm 2,0 5,0 Tỉ lệ % 20% 50% Tổng số câu/ 3 1 1 1 số điểm toàn bài 2,0 1,0 2,0 5,0 Tỉ lệ % điểm toàn 20% 10% 20% 50% bài Ngày 22 tháng 2 năm 2021 Duyệt của chuyên môn Người ra đề Nguyễn Thanh Tùng Võ Thị Thanh Thúy III. ĐỀ KIỂM TRA:
  3. UBND THỊ XÃ NINH HÒA KIỂM TRA GIỮA HK II NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN: NGỮ VĂN 9 TRẦN QUANG KHẢI Thời gian: 90 phút( không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn (1). Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại (2). Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có (3). Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại (4). Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại (5). (Ngữ văn 9, tập hai, NXBGDVN, 2014, trang 3) Câu 1.Đoạn văn trên trích trong băn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm) Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? (0,5 điểm) Câu 3.(1,5 điểm). a/ Kể tên các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn. b/ Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên. II. LÀM VĂN( 7,0 điểm): Câu 4 .(2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần 1, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc đọc sách. Câu 5.(5,0 điểm) Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. ---HẾT--- (Đề có 01 trang. Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
  4. IV.HƯỚNG DẪN CHẤM : I. YÊU CẦU CHUNG - Giáo viên cần bám sát Hướng dẫn chấm; -Do đặc trưng bộ môn, giáo viên tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; - Cần linh hoạt trong biểu điểm, song tổng số điểm trong mỗi câu không thay đổi. Nếu có thay đổi thang điểm của các ý phải được thống nhất trong giáo viên chấm; -Cần trân trọng bài làm của thí sinh có sáng tạo, có cảm xúc riêng và thuyết phục cao; -Điểm toàn bài theo thang điểm 10,00; giáo viên cho điểm lẻ đến 0,25. II. YÊU CẦU CỤ THỂ Phần Câu Đáp án Biểu điểm - Đoạn văn được trích trong văn bản “Bàn về đọc sách” 0,5 1 - Tác giả Chu Quang Tiềm 0,5 2 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận 0,5 Các phép liên kết: phép lặp từ ngữ; phép thế; phép nối; phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng 0,5 (Sai hoặc thiếu 1 ý, trừ 0,25 điểm) I 3 Xác định phép liên kết: - Phép nối: bởi vì (2) – (1) 0,25 - Phép lặp từ ngữ: + học vấn (3) – (2) – (1) 0,25 + thành quả (4) – (3) 0,25 + sách (5) – (1) 0,25 1 Viết đoạn văn nghị luận về ý nghĩa của việc đọc sách - Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn và chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa của tiếng Việt. - Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc đọc sách; cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề II nghị luận. - Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận để bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, phù hợp; có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc
  5. đọc sách. Có thể triển khai nội dung đoạn văn theo các ý sau: Mở đoạn: Nêu được việc đọc sách có ý nghĩa vô cùng to 0,25 lớn trong cuộc sống con người. Thân đoạn - Sách là nơi lưu trữ toàn bộ sản phẩm tri thức của con 0,25 người, giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội. - Chứng minh tác dụng của việc đọc sách: 0,5 + Đọc sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất (nêu dẫn chứng). + Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt (dẫn chứng) + Sách là người bạn động viên,chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn (dẫn chứng) - Tác hại khi không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết, 0,25 tâm hồn cằn cỗi. - Phương pháp đọc sách: 0,5 + Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc + Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích. + Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày. Kết đoạn: Khẳng định sách là người bạn tốt của con người 0,25 và có ý nghĩa vô cùng quan trọng tới sự phát triển và duy trì cuộc sống của con người. (Lưu ý: không cho điểm tối đa khi học sinh trình bày như một bài văn) I. Yêu cầu chung: 1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài 2 nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát vấn đề. 2.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích nhân vật bé Thutrong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. 3.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:Cần
  6. vận dụng tốt các thao tác lập luận,kếthợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng... II. Yêu cầu cụ thể: HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vậndụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Mở bài 0,5 - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm:… - Khái quát đặc điểm nhân vật: Tính cách bướng bỉnh ương ngạnh nhưng có tình yêu thương cha sâu sắc. 2. Thân bài 4,0 2.1. Luận điểm 1: Giới thiệu chung về nhân vật bé Thu: từ 0,5 nhỏ bé Thu đã phải sống xa ba, tám năm sau ba của bé Thu mới trở về thăm con lại mang vết sẹo dài trên mặt nên bé không nhận ra ba. Bé từ chối mọi sự quan tâm chăm sóc của ông. Đến khi được bà ngoại giải thích bé đã nhận ra ba thì cũng là lúc ông Sáu phải quay trở lại chiến trường. 2.2. Luận điểm 2: Phân tích đặc điểm của nhân vật bé 2,5 Thu: Có tính cách cứng cỏi, ngang ngạnh nhưng có tình yêu thương ba sâu sắc. a. Hình ảnh bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là ba. -Thái độ của bé Thu khi mới gặp cha sau 8 năm xa cách(dẫn chứng) -Thái độ của bé Thu trong những ngày sau đó (dẫn chứng) -Thái độ của bé Thu khi đến bữa cơm, ông Sáu gắp trứng cá cho nó (dẫn chứng) -> Nhận xét đánh giá: Phản ứng tâm lí của Thu là hoàn toàn tự nhiên không đáng trách vì em còn quá nhỏ không hiểu được tình cảnh của chiến tranh. Thu vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ đáng quý, có tình yêu thương ba sâu nặng… b. Hình ảnh bé Thu sau khi nhận ra ông Sáu là ba. -Thái độ của bé Thu khi nghe ngoại giải thích về vết thẹo trên mặt ba nó (dẫn chứng)
  7. -Vẻ mặt của bé Thu trong buổi sáng hôm sau, trước khi ông Sáu lên đường (dẫn chứng) -Tình cảm của bé Thu khi ông Sáu chào từ biệt con (dẫn chứng) ->Nhận xét đánh giá: Đó chính là biểu hiện của tình yêu thương cha sâu nặng, nồng nàn đang trào dâng trong tâm hồn bé Thu. Tình cảm ấy dồn nén nay lại bùng lên ào ạt, hối hả, mãnh liệt, cảm động. .. 3.3. Luận điểm 3: Nhận xét đánh giá. - Cách lựa chọn ngôi kể phù hợp, xây dựng tình huống 1,0 truyện bất ngờ hợp lý… - Tác giả am hiểu tâm lí trẻ em … - Hình ảnh bé Thu hiện lên thật ấn tượng, tiêu biểu cho thiếu nhi Việt Nam trong những năm chống Mĩ ... Nhân vật trong tác phẩm đã tỏa sáng giá trị nhân văn cao đẹp. 3. Kết bài - Khẳng định lại thành công của tác phẩm trong việc xây 0,5 dựng hình ảnh bé Thu. - Tình cảm của Thu đối với ba làm người đọc vô cùng xúc động. Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp, cách dùng từ, diễn đạt. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. Ngày 22 tháng 2 năm 2021 Duyệt củachuyên môn Người ra đề Nguyễn Thanh Tùng Võ Thị Thanh Thúy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2