intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Tập, Nam Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Tập, Nam Trà My” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Tập, Nam Trà My

  1. PHÒNG GD & ĐT NAM TRÀ MY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP Môn: Ngữ văn – Khối 9 Năm học: 2021 - 2022 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Lĩnh vực số nội dung I. Đọc – hiểu - Biết được tên tác Hiểu được - Rút ra bài Văn bản: Bàn về giả, tác phẩm, nội dung của học. đọc sách phương thức biểu đạt. đoạn trích. - Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu. -Nhận biết một số biện pháp liên kết - Số câu 3 1 1 5 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ % 30 10 10 50 Nghị luận về II. Tạo lập văn bản một vấn đề tư tưởng đạo lí. - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ % 50 50 Tổng số câu 3 1 1 1 6 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ % 30 10 10 50 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9 Chủ đề Mức độ Mô tả Nhận biết Tiếng Việt - Các thành phần biệt lập Thông hiểu Xác định và gọi tên thành phàn biệt lập Vận dụng Nhận biết phép liên kết trong đoạn trích - Liên kết câu và liên kết Nhận biết đoạn văn Thông hiểu Vận dụng - Bàn về đọc sach Biết được tên tác giả, tác phẩm, phương thứ Nhận biết biểu đạt qua một đoạn văn bản cụ thể. Văn bản Thông hiểu Hiểu được nội dung của đoạn văn.
  3. Nêu suy nghĩ suy nghĩ của bản thân về tầm Vận dụng quan trọng của việc đọc sách đối với công việ học tập. Nhận biết - Nhận biết được kiểu văn bản - Xác định được cách thức trình bày bài vă nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Làm văn -Văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Hiểu được vấn đề cần nghị luận. Thông hiểu - Lựa chọn được ngôn ngữ phù hợp để th hiện được nội dung vấn đề. - Tạo lập được một văn bản nghị luận về mộ vấn đề tư tưởng, đạo lí có bố cục hợp lí; luậ Vận dụng điểm rõ ràng, biết kết hợp yếu mố miêu tả v cao biểu cảm - Có sáng tạo trong diễn đạt; lập luận chặt chẽ thuyết phục. PHÒNG GDĐT NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II - NĂM HỌC: 2021-2022 TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 THỜI GIAN: 90 phút (Không kể giao đề) Họ và tên : ............................................................... Lớp: ........... I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
  4. “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu […].” (SGK Ngữ văn 9, tập Hai, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Xác đinh phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (1,0 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”. Câu 3. (1,0 điểm) Các câu trong đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Câu 4. (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 5. (1,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích, em hãy nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của việc đọc sách đối với công việc học tập của bản thân. II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN: (5,0 điểm) Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. ---------Hết--------- PHÒNG GD & ĐT NAM TRÀ MY ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Năm học: 2021- 2022 I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)
  5. Câu Nội dung cần đạt Biểu điểm 1 - Tên văn bản: Bàn về đọc sách 0.25 - Tác giả: Chu Quang Tiềm 0.25 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5 2 - Thành phần biệt lập: có thể nói – thành phần tình thái 1.0 3 - Phép liên kết câu, đoạn văn: Phép lặp, phép thế 1.0 4 - Nội dung chính: Bàn về việc đọc sách và nhấn mạnh đọc sách vẫn là một con đường 1.0 quan trọng của học vấn (không phải là con đường duy nhất).
  6. 5 Mức 1: HS có thể viết đoạn văn trả lời theo ý mình, có nhiều cách diễn đạt nhưng cần đủ các ý sau: - Đọc sách giúp em hiểu biết và tích lũy được nhiều kiến thức cho bản thân. Giúp công 0.5 việc học tập của em hiệu quả, các tri thức được tiếp cận dễ dàng hơn. - Đọc sách giúp em hoàn thiện bản thân hơn. 0.5 Mức 2: HS có thể trả lời ít nhất được một ý ở mức 1. Mức 3: HS không trả lời hoặc trả lời không liên quan đến nội dung câu hỏi. (Tùy vào bài viết của học sinh, giáo viên linh hoạt cho điểm). II.TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Đề: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Điểm Tiêu chí đánh giá * Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.. - Bài văn phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cách nghị luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Bài văn cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận kết hợp với giải thích, bình luận có sử dụng một số biện pháp tu từ. Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận; phần kết bài: khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp: Vận dụng tốt các thao tác nghị luận kết hợp với giải thích, bình luận, chứng minh và biện pháp nghệ thuật; Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý. c1) Mở bài 1.0 - Giới thiệu về câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”. - Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. c2) Thân bài - Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” 1.0 +“Uống nước”: Là hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần. + “Nguồn”: Là nguồn gốc, nguồn cội (nơi bắt nguồn của dòng nước), sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng được. + Nhớ nguồn: Thành quả không tự nhiên mà có, cho nên người hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, gìn giữ, phát huy các thành quả của người làm ra chúng. => Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại. Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn.
  7. - Cần làm gì để có được lòng biết ơn 1.0 + Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc. + Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước. + Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài. + Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người. - Biểu hiện của lòng biết ơn. 0.5 - Phê phán những người đi ngược lại với đạo lí, sống vô ơn. 0.5 c3) Kết bài: -Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”. 0.5 -Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ. 0.5 III. Biểu điểm: Điểm 4 - 5: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn nghị luận, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính xác, diễn đạt lưu loát; trình bày sạch sẽ, rõ ràng; chữ viết đúng chính tả. Điểm 3 - 4: Biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn nghị luận, trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, diễn đạt có thể chưa tốt, mắc một số lỗi chính tả. Điểm 1 - 2: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn nghị luận; thiếu nhiều ý, bài viết không có bố cục, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. Điểm 0: Bỏ giấy trắng. * Lưu ý : Tùy vào bài viết cụ thể của học sinh, giáo viên căn cứ vào hướng dẫn chấm, chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết giàu chất văn, có cảm xúc, có sự sáng tạo. Người ra đề Duyệt của tổ CM Duyệt của HT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2