intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

  1. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 9 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Cấp độ Cấp độ thấp cao Chủ đề 1 Nhận biết tác Hiểu được ý Giải thích Văn bản giả, tác nghĩa của từ nhan đề Mùa xuân nho phẩm, thể ngữ, hình văn bản nhỏ loại, phương ảnh xuất hiện,… Sang thu thức biểu đạt trong văn Viếng lăng Bác bản. Số câu Số câu:3 Số câu:3 Số câu 2 Số câu 8 Số điểm Số điểm:1,5 Số Số điểm 1 Số điểm:4 Tỉ lệ Tỉ lệ: 15% điểm:1,5 Tỉ lệ: Tỉ lệ:40% Tỉ lệ: 15% 10%
  2. Chủ đề 2: Tiếng Nhận diện Việt các phép Thành phần biệt liên kết lập câu; biện pháp tu từ; Phép liên kết câu các thành phần biệt lập, Số câu Số câu 2 Số câu:2 Số điểm Số điểm 1 Số điểm:2 Tỉ lệ Tỉ lệ: Tỉ lệ:10% 10% Chủ đề 3: Tạo lập Hs nắm văn bản được kĩ Viết bài văn nêu năng làm cảm nhận về đoạn bài cảm thơ nhận về một đoạn thơ Số câu Số câu:1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm:5 Số điểm:5 Tỉ lệ Tỉ lệ:50% Tỉ lệ:50% Tổng Số câu:3 Số câu:3 Số câu:2 Số câu:1 Số câu:8 Số điểm:1,5 Số Số điểm:2 Số điểm:5 Số điểm:10 Tỉ lệ: 15% điểm:1,5 Tỉ lệ: Tỉ lệ:50% Tỉ lệ:100% Tỉ lệ: 15% 20%
  3. Trường : THCS Châu Đức KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Tên: Môn: Ngữ Văn 9 - Thời gian: 90 phút ………………………………………. Lớp: 9A... Điểm Lời phê của cô giáo Đề bài: Câu 1: Viết Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải đã thể hiện được : A.Một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên say đắm của mình. B. Niềm tha thiết yêu cuộc sống, khát vọng được dâng hiến cho đời của nhà thơ. C. Tình yêu đất nước- một đất nước đang hối hả chiến đấu và dựng xây. D. Niềm say sưa ngây ngất của mình trước mùa xuân của đất trời. Câu 2: Mùa xuân tươi đẹp của đất nước được tập trung thể hiện qua những hình ảnh nào ? A. Người cầm súng, người ra đồng, lộc non. B. Hình ảnh, so sánh, từ láy. C. Lộc trải dài nương mạ. D. Lộc giắt đầy trên lưng. Câu 3: Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm nào? A. Năm 1974, khi đất nước đang trong cuộc chiến tranh khốc liệt B. Năm 1976, sau khi giải phóng miền nam, đất nước thống nhất C. Năm 1990, trong một dịp đi công tác của tác giả D. Năm 1975,cách mạng kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành Câu 4: Tác giả sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ A. So sánh B. Điệp ngữ C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 5: Ý nghĩa của câu thơ “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” là gì?
  4. A. Những hàng cây đứng tuổi đã quen với tiếng sấm của mùa hạ nên không thấy bất ngờ với tiếng sấm của mùa thu B. Sấm mùa thu không còn nhiều bất ngờ với hàng câu đứng tuổi C. Hàng cây đứng tuổi trải qua nhiều mùa sấm chớp nên không còn bất ngờ đối với chúng nữa D. Hàng cây đứng tuổi như con người từng trải, không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống. Câu 6: Mùa xuân nho nhỏ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào? A. Đêm nay Bác không ngủ B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính C. Đồng chí D. Đoàn thuyền đánh cá II. Tự luận: Câu 1: Giải thích nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Câu 2: a/ Xác định phép liên kết trong các câu sau: Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngưng thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê. (Mai Văn Tạo) b/ Xác định thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là thành phần gì? “Có cây lược anh càng mong gặp con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn của quân Mĩ- ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực.” ( Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng) Câu 3: Viết bài văn cảm nhận về đoạn thơ sau: “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.” ( Sang thu- Hữu Thỉnh)
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM I.Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B A B C D A II. Tự luận: Câu 1: Giải thích nhan đề Mùa xuân nho nhỏ:1đ -Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo trong ý tưởng thơ và ngôn ngữ của Thanh Hải. Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” tượng trưng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.0.5đ -Nhan đề thể hiện ước nguyện của nhà thơ muốn được làm “mùa xuân nho nhỏ” hòa vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước.0.5 đ Ngoài ra, nhan đề bài thơ cũng thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Như một thông điệp đến với giới trẻ “Hãy là những người sống có ích cho đời, làm đẹp cho đất nước”. Câu 2: a/ Phép liên kết: Phép thế: nó- cây sầu riêng hoặc phép liên tưởng: dáng- thân- lá: 0.5 đ b, Thành phần phụ chú: năm đó ta chưa võ trang 0.5 đ Câu 3: Viết bài văn cảm nhận hai khổ thơ cuối bài Sang thu: Yêu cầu về hình thức:Hs trình bày đúng bố cục ba phần, lời văn mạch lạc, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp: 0.5 đ Nắm được kĩ năng làm văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Yêu cầu về nội dung: Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Nhận xét khái quát về đoạn thơ0.5đ
  6. Thân bài: Lần lượt làm nổi bật nội dung và hình thức của 2 khổ thơ Khổ 2: 1.5đ Dòng sông: không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà giờ đây đi chậm lại để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu. Đàn chim: trong mùa thu tươi đẹp này, hình ảnh đàn chim nang nét đối lập với dòng sông. Nếu dòng sông lững thững, dềnh dàng để cảm nhận thời tiết mát mẻ, dịu dàng thì đàn chim lại vội vã, hối hả đi tìm thức ăn và sửa soạn lại tổ ấm của mình để đón chờ mùa đông khắc nghiệt sắp đến. Đám mây: không còn mang màu xanh biếc của mùa hè oi bức, mây như trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn và uốn mình thành một đường cong mềm mại để chuyển dần sang mùa thu. Động từ “vắt” thể hiện sự nghịch ngợm, dí dỏm của đám mây đồng thời làm cho đám mây như có hồn hơn, hình ảnh chuyển đổi như mềm mại hơn, thú vị hơn. Đám mây mới chỉ “nửa mình sang thu” vì vẫn còn lưu luyến mùa hè rộn rã. Khổ 3:1.5đ Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu: +Dần sang thu, nắng vẫn còn nhưng đã nhạt, mưa ít đi, sấm cũng bớt đi, “hàng cây đứng tuổi”- nhân hóa chỉ những cây cổ thụ già, lâu năm ⇒ Tín hiệu mùa hạ vẫn còn nhưng đã nhạt dần + Lớp nghĩa ẩn dụ đem đến cho bài thơ sự đặc sắc: Sấm là những biến đổi bất thường, hàng cây đứng tuổi chỉ những con người từng trải sẽ vững vàng hơn Đánh giá nghệ thuật, nhận xét về tâm hồn nhà thơ: 0.5 đ 3. Kết bài: 0.5 Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ, bài học liên hệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2