intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Hiệp Đức” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTNT THCS HIỆP ĐỨC NĂM HỌC 2022-2023 Họ và tên:…………………… Môn: Ngữ văn lớp 9 Lớp: 9 / …… Thời gian làm bài: 90 phút (KKTGGĐ) Chữ kí Điểm Điểm Chữ kí Người Lời phê bằng số bằng chữ Người coi chấm I. ĐỌC HIỂU(5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Máy bay trinh sát bay lượn trên bầu trời. Đại đội 6 đang tập họp. Bộ đội xếp thành hai hàng ngang đứng chênh chếch theo một cái sườn dốc. Kinh bước ra đứng trước hàng quân. Bộ quân phục của Kinh đã bị hơi bom xé rách từng mảng. Trong bóng tối, khuôn mặt Kinh già đi. Tiếng nói của ông cũng rè đi. Nhưng chỉ lát sau đã nghe tiếng ông nói oang oang át cả tiếng máy bay trinh sát và tiếng rít từng bầy phản lực thỉnh thoảng rẹt qua đầu. - Kẻ địch không thể ngăn được chúng ta - Kinh ban đầu nói dằn từng tiếng một - thời gian bây giờ hiếm lắm. Tôi chỉ nhắc lại một điều: Đây là trận đánh đầu tiên của trung đoàn ta. Đảng ủy trung đoàn giao cho tiểu đoàn 1 nhiệm vụ này là Đảng ủy tin ở các đồng chí. Lúc này cả trung đoàn đang nhìn vào các đồng chí! Thương vong, khó khăn đến mấy các đồng chí vẫn phải tiến lên để tấn công địch, vẫn phải chiến thắng địch! Quân đội cách mạng là như thế này đây các đồng chí ạ! Kinh muốn ôm lấy từng người chiến sĩ của mình: Trong hàng ngũ bộ đội của ông bây giờ có nhiều mái đầu quấn băng trắng, những cánh tay, những mảng lưng và những khuôn ngực để trần, những vòng băng cá nhân quấn quanh người đã thấm ướt máu. Kinh đưa mắt nhìn suốt hàng quân của mình rồi lát sau mới nói tiếp: - Chúng ta tiếp tục xuất kích! Những đồng chí vừa hy sinh đang đòi chúng ta trả thù! Những đồng chí chúng ta vừa hy sinh không cho phép chúng ta mất tinh thần và buồn bã. Tôi đề nghị với các đồng chí: chúng ta hãy giơ cao súng và cười lên rồi xuất phát! Chúng ta hãy cười vào mặt chúng nó! Tiếng cười liền vang lên trong hàng quân, biểu lộ sự bình tĩnh và quyết tâm. (TríchDấu chân người lính–Chương 4, phần 2 –Nguyễn Minh Châu) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,75đ). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2 (0,75đ). Chỉ ra và nêu tên thành phần biệt lập có trong câu: - Kẻ địch không thể ngăn được chúng ta - Kinh ban đầu nói dằn từng tiếng một - thời gian bây giờ hiếm lắm.
  2. Câu 3 (0,75đ).Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn: Trong bóng tối, khuôn mặt Kinh già đi. Tiếng nói của ông cũng rè đi. Nhưng chỉ lát sau đã nghe tiếng ông nói oang oang át cả tiếng máy bay trinh sát và tiếng rít từng bầy phản lực thỉnh thoảng rẹt qua đầu. Câu 4 (0,75đ). Nhân vật Kinh đã khích lệ tinh thần chiến đấu và sự quyết tâm của những người đồng chí bằng lời đề nghị nào? Câu 5 (1đ). Đoạn trích thể hiện phẩm chất gì của những người lính? Câu 6 (1đ).Suy nghĩ và lời nói của nhân vật Kinh trong đoạn trích gợi cho thế hệ trẻ hôm nay thái độ sống như thế nào? II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn đẹp. BÀI LÀM ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
  3. III. HƯỚNG DẪN CHẤM A.Hướng dẫn chung: - Giáo viêndựavàoyêucầucủaHướngdẫnchấmnàyđểđánhgiábàilàmcủahọcsinh.Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt trântrọng,khuyếnkhíchnhữngbàiviếtsâusắc,sángtạotrongnộidungvàhìnhthứctrìnhbày. - Việcchitiếthóanộidungcầnđạtvàđiểmsốcủacáccâu(nếucó)trongHướngdẫnchấmphải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu vàtổngđiểmtoànbài. - Điểmlẻtoànbàitính đến0.25điểm.Sauđó làmtrònsốđúngtheoquyđịnh. B. Hướng dẫn cụ thể: I. Đọc –hiểu Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 PTBĐ chính: Tự sự 0,75 2 -Thành phần biệt lập: Kinh ban đầu nói dằn từng tiếng một 0,25 - Thành phần phụ chú 0,5 3 - Phép lặp: tiếng nói, ông 0,25 - Phép thế: ông 0,25 - Phép nối: Nhưng 0,25 4 - Câu nói: Tôi đề nghị với các đồng chí: chúng ta hãy giơ cao súng và 0,75 cười lên rồi xuất phát! 5 Hiểu biết của học sinh về phẩm chất của những người lính có thể khác nhau song cần xuất phát từ nội dung đoạn trích. - Sau đây là một số gợi ý: + Tinh thần chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng hy sinh 0,25 + Ý chí quyết tâm 0,25 + Lạc quan, tin tưởng vào sự chiến thắng 0,25 + Yêu thương đồng đội 0,25 6 - Học sinh thể hiện được suy nghĩ cá nhân của mình, miễn sao phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là một số gợi ý: - Trân trọng, biết ơn sự hy sinh của những người lính, của thế hệ cha ông - Thế hệ trẻ cần sống có trách nhiệm với Tổ quốc - Có lòng yêu nước, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao dù có gặp khó khăn, gian khổ - Không ngừng cố gắng để nâng cao năng lực của bản thân :Học tập, bồi đắp tri thức ; rèn luyện đạo đức, lối sống để sống xứng đáng với thế hệ đi trước Mức 1: HS trả lời đầy đủ nội dung, sâu sắc, thuyết phục, diễn đạt rõ 1,0
  4. ràng, rành mạch Mức 2: HS trả lời đầy đủ nội dung nhưng chưa sâu sắc, tínhthuyết phục 0,75 chưa cao Mức 3: HS trả lời được nội dung phù hợp nhưng còn chung chung, sơ 0,5 sài Mức 4: HS trả lời được 1 ý, diễn đạt sơ sài 0,25 Mức 5: HS trả lời không đúng nội dung câu hỏi hoặc không có câu trả 0,0 lời II. LÀM VĂN (5,0 điểm) II. Trình bày suy nghĩ của em về tình bạn đẹp. 5.0 LÀM VĂN (5.0 đ) 1. Yêu cầu chung: a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... - Biết vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận xã hội để trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng đạo lí b) Yêu cầu về nội dung: suy nghĩ về tình bạn đẹp 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: 0.25 mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng đối tượng nghị luận: tình bạn 0.25 c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề, giới thiệu về tình bạn 0.5 - Thân bài: 3.0 - Giải thích: tình bạn là mối quan hệ giữa những người có thể đồng cảm chia sẻ lẫn nhau - Biểu hiện: +cùng chung hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm + luôn chia sẻ, giúp đỡ, ở bên cạnh nhau +Không vụ lợi, tính toán +… Ý nghĩa: + giúp cho cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc + giúp ta vượt qua khó khăn hoặc nhận ra lỗi lầm +… - Đánh giá: là một tình cảm tốt đẹp cần có - Phản đề: + phê phán những tình bạn không chân chính, chỉ lợi dụng nhau + coi rẻ tình bạn - Bài học, rèn luyện:
  5. + Gắn kết bạn bè + Biết yêu thương, chia sẻ giúp đỡ bạn bè + luôn xây dựng tình bạn đẹp. - Kết bài: Khẳng định lại vai trò ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống 0.5 d)Sáng tạo:Có cách diễn đạt mới mẻ, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu 0.25 biểu; thể hiệnsuy nghĩ, đánh giá sâu sắc về vấn đề nghị luận e)Chính tả,dùng từ,đặt câu:Đảm bảo quy tắc chính tả,dùng từ, đặt 0.25 câu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2