intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. SỞ GDĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II LỚP 12 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn thi thành phần: SINH HỌC (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề 012 Họ và tên học sinh:…………..…..............…Lớp:……… SBD: ……....Phòng: …… Câu 81: Từ cây có kiểu gen AaBB, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dòng cây đơn bội có kiểu gen khác nhau? A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 82: Đặc điểm nổi bật của ưu thế lai là A. con lai có nhiều đặc điểm vượt trội so với bố mẹ. B. con lai xuất hiện kiểu hình mới. C. con lai biểu hiện những đặc điểm tốt. D. con lai có sức sống mạnh mẽ. Câu 83: Một quần thể giao phối ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền là 0,2AA 0,3Aa 0,5 aa. Thế hệ F1 đột ngột biến đổi thành 100% aa. Giả sử quần thể này chỉ chịu tác động của một nhân tố tiến hóa, thì đó có thể là nhân tố nào sau đây? A. Đột biến B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 84: Ở thực vật, alen B quy định là nguyên trội hoàn toàn so với alen b quy định là xẻ thùy. Trong quần thể đang cân bằng di truyền, cây lá nguyên chiếm tỉ lệ 96% A-. Theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể này là A. 0,36 BB : 0,48 Bb : 0,16 bb. B. 0,32 BB : 0,64 Bb : 0,04 bb. C. 0,64 BB : 0,32 Bb : 0,04 bb. D. 0,04 BB : 0,32 Bb : 0,64 bb. Câu 85: Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh nào do đột biến gen lặn trên NST X gây nên? A. bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm B. bệnh Đao C. bệnh máu khó đông D. bệnh tiểu đường Câu 86: Cơ quan tương tự là những cơ quan A. có cùng nguồn gốc. B. có cùng chức năng. C. có cùng kiểu cấu tạo. D. có cấu trúc bên trong giống nhau. Câu 87: Nhân tố làm thay đổi tần số tương đối các alen trong quần thể một cách đột ngột là A. chọn lọc tự nhiên B. các yếu tố ngẫu nhiên C. đột biến D. di nhập gen Câu 88: Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là A. đột biến. B. giao phối không ngẫu nhiên. C. chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gen Câu 89: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen Aa của quần thể ở thế hệ sau khi tự phối là A. 0,02 B. 0,8 C. 0,32 D. 0,16 Câu 90: Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài khác nhau nhờ phương pháp A. dung hợp tế bào trần. B. nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo. C. nuôi cấy hạt phấn. D. chọn dòng tế bào xôma có biến dị. Câu 91: Về mặt di truyền học mỗi quần thể thường được đặc trưng bởi A. tỷ lệ đực và cái. B. vốn gen. Trang 1/4 - Mã đề thi 012
  2. C. tỷ lệ các nhóm tuổi D. độ đang dạng. Câu 92: Hiện tượng tế bào phân chia vô tổ chức thành khối u và sau đó di căn được gọi là A. tế bào hoại tử. B. tế bào độc. C. ung thư. D. bướu độc. Câu 93: Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên tần số tương đối A. các alen có lợi trong quần thể được tăng lên B. của các alen lặn tăng lên trong quần thể C. của các alen trội tăng lên trong quần thể D. kiểu gen đồng hợp tăng, tần số kiểu gen dị hợp giảm Câu 94: Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? (I) Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo. (II) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp là những cơ quan tương đồng. (III) Cánh của chim và cánh của bướm là những cơ quan tương đồng. (IV) Cơ quan thoái hóa là một trường hợp của cơ quan tương đồng. (V) Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy. A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 95: Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau là A. chúng cách li sinh sản với nhau. B. chúng không cùng môi trường. C. chúng sinh ra con bất thụ. D. chúng có hình thái khác nhau. Câu 96: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật rồi sao đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là A. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể B. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng C. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất D. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình Câu 97: Khi nói về nhân tố tiến hóa di nhập gen có các nội dung: (1) Có thể làm đa dạng vốn gen của quần thể. (2) Có thể làm nghèo vốn gen của quần thể. (3) Là một nhân tố tiến hóa định hướng. (4) Trong mọi tình huống, luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể. (5) Thường làm thay đổi nhanh chóng tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể. (6) Có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể. Có bao nhiêu nội dung đúng? A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 Câu 98: Các ví dụ sau đây thuộc các dạng cách li nào? (1) Ba loài ếch khác nhau cùng sống trong 1 cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp giao phối đúng với các cá thể cùng loài vì các loài này có tiếng kêu khác nhau. (2) Hai nhóm cây thông có kiểu hình và kiểu gen rất giống nhau. Tuy nhiên, một loài phát tán hạt phấn vào tháng 1, khi cấu trúc noãn thu nhận hạt phấn, còn loài kia vào tháng 3; (3) Một số loài muỗi Anophen sống ở vùng nước lợ, một số đẻ trứng ở vùng nước chảy, một số lại đẻ trứng ở vùng nước đứng; (4) Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. Phương án đúng theo thứ tự từ (1) đến (4) là: A. Cách li tập tính – cách li thời gian – cách li tập tính – cách li cơ học. B. Cách li tập tính – cách li thời gian – cách li sinh thái – cách li cơ học. C. Cách li tập tính – cách li sinh thái – cách li thời gian – cách li cơ học. D. Cách li tập tính – cách li tập tính – cách li thời gian – cách li cơ học. Câu 99: Từ cây có kiểu gen aabbDd, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm có thể tạo ra dòng cây đơn bội có kiểu gen nào sau đây? A. aBD. B. ABD. C. aBd. D. abd. Câu 100: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh Trang 2/4 - Mã đề thi 012
  3. A. phản ánh nguồn gốc chung. B. sự tiến hoá đồng quy. C. sự tiến hoá song hành. D. sự tiến hoá phân li. Câu 101: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại A. thể dị hợp. B. alen trội. C. alen lặn. D. thể đồng hợp. Câu 102: Ruột thừa ở người A. có nguồn gốc từ manh tràng của thỏ B. là cơ quan tương đồng với mang tràng của thỏ C. cấu tạo tương tự mang tràng của thỏ D. là cơ quan tương tự với manh tràng của thỏ Câu 103: Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h trên NST X, gen H quy định máu đông bình thường. Kiểu gen của bố mẹ phải như thế nào để đời con sinh ra có 1/4XHXH: 1/4XHXh: 1/4XHY: 1/4XhY. A. XhY x XHXH B. XhY x XHXh C. XHY x XHXh D. XHY x XhXh Câu 104: Khi nói về định luật Hacdi -Vanbec, nội dung nào là không đúng? A. Tần số kiểu gen ổn định. B. Cấu trúc di truyền luôn thay đổi. C. Tần số alen ổn định. D. Áp dụng cho quần thể ngẫu phối. Câu 105: Kết quả của giao phối không ngẫu nhiên là A. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể B. làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền C. tạo nên sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình D. tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. Câu 106: Cho các nhận xét sau: (1) Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương tự. (2) Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn. (3) Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa theo hướng đồng quy. (4) Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể. (5) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn. (6) Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng trực tiếp chứng minh nguồn gốc của sinh giới. Có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 107: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu? A. Lai tế bào sinh dưỡng. B. Gây đột biến nhân tạo. C. Nhân bản vô tính. D. Cấy truyền phôi. Câu 108: Một quần thế ngẫu phối có thành phần kiểu gen 0,6Aa : 0,4 aa. Theo lí thuyết, tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu? A. 0,3. B. 0,6. C. 0,8. D. 0,7. Câu 109: Xử lí mẫu vật khởi đầu bằng tia phóng xạ gây …(?)…, nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. Cụm từ phù hợp trong là A. biến dị tổ hợp. B. đột biến nhiễm sắc thể. C. đột biến. D. đột biến gen. Câu 110: Người ta tiến hành cấy truyền một phôi bò có kiểu gen AaBb thành 10 phôi và nuôi cấy thành 10 cá thể. Cả 10 cá thể này có A. giới tính giống hoặc khác nhau. B. khả năng giao phối với nhau để sinh con. C. mức phản ứng giống nhau. D. kiểu hình hoàn toàn khác nhau. Câu 111: Câu nào sau đây đúng? A. Đột biến là nguồn nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa. C. Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu sơ cấp của chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến không phải là nguồn nguyên liệu của tiến hóa. Trang 3/4 - Mã đề thi 012
  4. Câu 112: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là A. chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay có chung nguồn gốc B. giải thích được sự hình thành loài mới. C. phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo trong tiến hóa của vật nuôi, cây trồng và các loài hoang dại D. đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này Câu 113: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là A. công nghệ vi sinh vật. B. công nghệ sinh học. C. công nghệ gen. D. công nghệ tế bào. Câu 114: Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp A. dung hợp tế bào trần. B. nhân bản vô tính. C. nuôi cấy hạt phấn. D. nuôi cấy tế bào, mô thực vật. Câu 115: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào? A. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt B. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa C. Tạo ra giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp -carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt D. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen Câu 116: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là A. quần thể. B. nhiễm sắc thể. C. giao tử. D. cá thể. Câu 117: Lai gà Đông Tảo với gà Ri được con lai F1 có đặc điểm vượt trội như: lớn nhanh, đẻ nhiều, trứng to... Đây là hiện tượng A. ưu thế lai. B. đột biến. C. biến dị di truyền. D. thoái hóa giống. Câu 118: Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là A. các biến dị di truyền. B. các ADN tái tổ hợp. C. các biến dị tổ hợp. D. các biến dị đột biến. Câu 119: Thành tựu nào sau đây không phải là do công nghệ gen? A. Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu. B. Tạo ra cừu Đôly. C. Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín. D. Tạo vi khuẩn E. coli sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người. Câu 120: Trường hợp nào sau đây được coi là cách li sau hợp tử? A. Các cá thể giao phối và sinh con nhưng con sinh ra bị bất thụ B. Các cá thể sinh sản vào các mùa khác nhau C. Các cá thể có cơ quan sinh sản không tương đồng D. Các cá thể có tập tính giao phối khác nhau. ----------------------------------------------- ----------------HẾT------------------ (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 4/4 - Mã đề thi 012
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2