intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 004)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 004)’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 004)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ KT GIỮA HỌC  TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN KÌ II – NĂM  HỌC2022­2023 MÔN SINH ­ KHỐI  12A Thời gian làm bài :   45phút; (30 câu trắc   nghiệm) Câu 1. Ý nghĩa của các cơ quan tương đồng với việc nghiên cứu tiến hóa là phản ánh: A. sự tiến hoá phân li.               B. sự tiến hoá đồng quy. C. điều kiện sống của các loài giống nhau.  D. nguồn gốc chung. Câu 2. Bằng chứng sinh học phân tử là những điểm giống và khác nhau giữa các loài về A. cấu tạo trong các nội quan. B. các giai đoạn phát triển phôi thai. C. trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng.D. đặc điểm sinh học và biến cố địa  chất. Câu 3.Hiện tượng đồng quy tính trạng trong quá trình tiến hóa có thể được giải thích là các  loài thuộc nhóm phân loại A. khác nhau cùng sống trong một môi trường nên được chọn lọc theo một hướng, tích  lũy các biến dị tạo ra kiểu hình tương tự phù hợp với môi trường sống. B. khác nhau suy cho cùng đều có tổ tiên chung và do đó chúng vẫn chứa nhiều đặc  điểm giống nhau do các gen tổ tiên chi phối. C. khác nhau sống trong cùng một môi trường sẽ có kiểu hình giống nhau ở một số đặc  điểm gây ra hiện tượng đồng quy tính trạng. D. gần nhau có chứa nhiều đặc điểm chung trong quá trình phát triển cá thể gọi là hiện  tượng đồng quy tính trạng. Câu 4. Cơ quan tương tự là những cơ quan:           A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái  tương tự.           B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống  nhau.           C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.           D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo  giống nhau. Câu 5. Có bao nhiêu ví dụ sau đây không biểu hiện của cơ quan tương tự? I. Cánh dơi và cánh côn trùng. II. Vây ngực của cá voi và cánh dơi. III. Mang cá và mang tôm. IV. Chi trước của thú và tay người. Trang 1
  2. V. Chân chuột chuỗi và chân dễ nhũi. VI. Gai xương rồng và tua cuốn đậu hà lan. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6. Quan niệm của Đacuyn về sự hình thành loài mới A. loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi  của ngoại cảnh. B. loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn  lọc nhân tạo, theo con đường phân ly tính trạng. C. loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn  lọc tự nhiên, theo con đường phân ly tính trạng, từ một nguồn gốc chung. D. loài mới được hình thành tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. Câu 7. Nguồn biến dị chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên theo quan điểm Đacuyn là: A. biến dị tổ hợp. B. biến dị cá thể. C. đột biến. D. thường biến. Câu 8. Phát biểu nào dưới đây không phải là nội dung của quá trình chọn lọc nhân tạo (CLNT)  trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn A. CLNT là một quá trình đào thải những biến dị có hại, tích luỹ những biến dị có lợi  phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người. B. CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật  nuôi và cây trồng. C. CLNT là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi nhưng chọn lọc tự nhiên mới là  nhân tố quyết định tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng. D. trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều  hướng khác nhau dẫn tới sự phân li tính trạng. Câu 9. Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là:          A. điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật  ngày càng nhiều.          B. các biến dị cá thể và các biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được  cho các thế hệ sau.          C. Tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền.          D. sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít. Câu 10. Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu  trúc di truyền ở các thế hệ như sau:  P: 0,20AA + 0,30Aa + 0,50aa = 1.     F1: 0,30AA + 0,25Aa + 0,45aa = 1.  F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1.     F3: 0,55AA + 0,15Aa + 0,30aa = 1.  F4: 0,75AA + 0,10Aa + 0,15aa = 1.  Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?  A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.  B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.  C. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. 
  3. D. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị  hợp. Câu 11.Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần  thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về A. di ­ nhập gen.   B. giao phối không ngẫu nhiên.  C. thoái hoá giống.   D. biến động di truyền. Câu 12. Nếu một alen đột biến ở trạng thái lặn được phát sinh trong giảm phân thì alen đó  A. bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể, nếu alen đó là alen gây  chết.  B. không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình.  C. được tổ hợp với alen trội tạo ra thể đột biến.  D. có thể được phát tán trong quần thể nhờ quá trình giao phối. Câu 13. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp  thu được kết quả:  Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là A. các yếu tố ngẫu nhiên.  B. giao phối không ngẫu nhiên. C. giao phối ngẫu nhiên.  D. đột biến. Câu 14. Nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số tương đối của các alen thuộc một gen của cả hai  quần thể là A. đột biến. B. di ­  nhập gen. C. biến động di truyền. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 15. Nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm thay đổi thành phần  kiểu gen của quần thể giao phối là        A. giao phối không ngẫu nhiên. B. các yếu tố ngẫu nhiên.         C. đột biến                                           D. di – nhập gen. Câu 16.Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa nào vừa làm thay đổi tần số tương đối các alen của gen  vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể? (1) Chọn lọc tự nhiên.  (2) Giao phối không ngẫu nhiên. (3) Di ­ nhập gen. (4) Đột biến. (5) Các yêu tố ngẫu nhiên.  Trả lời đúng là A. 1.      B. 2.        C. 3.         D. 4.  Câu 17. Nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là A. Đột biến. B. Biến dị tổ hợp. C. Quá trình giao phối. D. Nguồn gen du nhập. Trang 3
  4. Câu 18. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái thường gặp ở những nhóm sinh vật A. thực vật và động vật di chuyển xa. B. thực vật và động vật bậc cao. C. thức vật và động vật bậc thấp. D. thực vật và động vật ít di chuyển xa. Câu 19. Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh  số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí? A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền,  làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể. B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy  ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại. C. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di ­ nhập gen, làm  giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu  nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại. Câu 20. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hoá? (1) Đột biến làm phát sinh các biến dị di truyền, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp  cho tiến hoá. (2) Đột biến làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. (3) Đột biến NST thường gây chết cho thể đột biến nên không có ý nghĩa đối với tiến  hoá. (4) Đột biến là nhân tố tiến hoá vì đột biến làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu  gen của quần thể. A. 1. B.2. C.3. D. 4. Câu 21. Bảng sau liệt kê các nhân tố tiến hoá và vai trò của mỗi nhân tố tiến hoá: Nhân tố tiến hoá Vai trò của nhân tố tiến hoá 1. Đột biến a. quy định chiều hướng tiến hoá. 2. Di ­ nhập gen b. tạo ra các alen mới làm biến đổi cấu trúc di truyền quần thể. 3. Các yếu tố ngẫu nhiên c. có thể mang đến những alen mới làm phong phú thêm vốn gen của  quần thể hoặc mang đến các loại alen đã có sẵn trong quần thể làm  4. Giao phối không ngẫu  thay đ ổi thành phổầi thành ph d. chỉ làm thay đ n kiểu gen và t ần kiểầu gen c n số alen c ủa quầển th ủa quàn th ể.  mà không làm  nhiên thay đổi tần số alen của quần thể. 5. Chọn lọc tự nhiên e. có thể làm cho một alen có lợi bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể  và một alen có hại trở nên phổ biến trong quần thể. Trong các tổ hợp ghép đôi dưới đây, tổ hợp nào đúng? A.1­b; 2­c; 3­ e; 4­d; 5­a.  B. 1­b; 2­c; 3­d; 4­e; 5­a. 
  5. C. 1­c; 2­b; 3­d; 4­e; 5­a. D. 1­b; 2­c; 3­e; 4­a; 5­d. Câu 22. Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của  quần thể.  B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh  sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.  C. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen  của quần thể.  D. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến  đổi tần số alen theo một hướng xác định. Câu 23. Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không  có ở nơi nào khác trên trái đất? A. Do cách li địa lí khiến cho các loài ở đảo và đất liên không có sự trao đổi gen và chọn  lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng ở đảo qua thời gian dài. B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không phát tán đi nơi khác. C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc  trưng. D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự  nhau. Câu 24. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên  chúng không thể giao phối với nhau. Đây là dạng cách li A. hợp tử. B. tập tính.  C. cơ học. D. sinh thái. Câu 25.Cho một số hiện tượng như sau (1) Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử không phát triển. (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản (4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không  thụ phấn cho loài hoa của cây khác. Có bao nhiêu hiện tượng nêu trên là biểu hiện của cách li  sau hợp tử? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 26. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây  là không đúng? (1) Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh  vật. (2) Khi có sự cách li địa lí thì sẽ nhanh chóng hình thành loài mới. (3) Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức có cả ở động vật và thực vật. (4) Cách li địa lí tất yếu sẽ dẫn đến cách li sinh sản. A. 1.         B. 2. C. 3.         D. 4. Trang 5
  6. Câu 27. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái  Đất gồm các giai đoạn sau: I. Tiến hóa hóa học II. Tiến hóa sinh học.  III Tiến hóa tiền sinh học Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là: A. I→III→II. B. II→III→I. C. I→II→III. D. III→II→II. Câu 28. Thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ nào? A. Pecmi. B. Xilua. C. Phấn trắng. D. Than đá. Câu 29. Trong lịch sử phát sinh Người hiện đại, trình tự xuất hiện các loài người biểu diễn  bằng sơ đồ A. Người đứng thẳng  Người khéo léo  Người thông minh. B. Người thông minh  Người khéo léo  Người đứng thằng. C. Người đứng thẳng  Người khéo léo  Người Nêanđectan. D. Người khéo léo  Người đứng thẳng  Người thông minh. Câu 30. Loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác, vì loài người           A. có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào  điều kiện tự nhiên và cách li địa lí.           B. đã biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định.           C. có hệ thần kinh rất phát triển.                    D. có hoạt động tư duy trừu tượng. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2