intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

  1. SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút. ĐỀ SỐ 001 (Không kể thời gian giao đề ) I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 câu, 7 điểm) Câu 57: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người phát sinh ở đại nào dưới đây? A. Trung sinh. B. Cổ sinh. C. Nguyên sinh. D. Tân sinh. Câu 58: Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện là đặc điểm sinh vật điển hình ở đại nào dưới đây? A. Trung sinh. B. Cổ sinh. C. Nguyên sinh. D. Tân sinh. Câu 59: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Thực vật. B. Động vật. C. Ánh sáng. D. Vi sinh vật. Câu 60: Một loài sinh vật chỉ sống được ở nhiệt độ từ 5 C đến 40 C, sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 20oC đến o o 30oC. Theo lí thuyết, khoảng giá trị nhiệt độ nào là giới hạn sinh thái về nhiệt độ của loài này? A. Từ 20oC đến 30oC.B. Từ 5oC đến 40oC. C. Trên 40oC. D. Dưới 5oC. Câu 61: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp các cá thể bướm trong rừng Cúc Phương – Ninh Bình. B. Tập hợp các cá thể Voọc đầu trắng ở vườn quốc gia Cát Bà – Hải Phòng. C. Tập hợp các cá thể cá trong Hồ Hạnh Phúc – Kiến An. D. Tập hợp các cá thể chim trong Thảo Cầm Viên – Hà Nội. Câu 62: Do thiếu thức ăn, nơi ở, nhiều cá thể trong các quần thể chim hoặc thú đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau nhằm bảo vệ nơi sống. Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ nào sau đây? A. Hỗ trợ cùng loài. B. Ức chế- cảm nhiễm. C. Cạnh tranh cùng loài. D. Cạnh tranh khác loài. Câu 63: Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng lẻ. Đây là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây? A. Cạnh tranh cùng loài. B. Cộng sinh. C. Hợp tác. D. Hỗ trợ cùng loài. Câu 64: Quần thể cây hoa Đỗ Quyên sống trên vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có khoảng 150 cây. Đây là ví dụ về đặc trưng nào của quần thể? A. Mật độ cá thể. B. Tăng trưởng của quần thể. C. Kích thước quần thể. D. Phân bố cá thể. Câu 65: Ở Việt Nam, chim cu gáy là loài ăn hạt thường xuất hiện vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hàng năm. Sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần thể chim cu gáy thuộc kiểu biến động nào sau đây? A. Không theo chu kì. B. Theo chu kì mùa. C. Theo chu kì tuần trăng. D. Theo chu kì nhiều năm. Trang 1 Mã đề 001
  2. Câu 66: Khi thức ăn khan hiếm, các con cá mập cạnh tranh nhau thức ăn, dẫn tới cá mập lớn ăn thịt cá mập bé. Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ nào sau đây? A. Cạnh tranh cùng loài. B. Cạnh tranh khác loài. C. Hỗ trợ cùng loài. D. Hỗ trợ khác loài. Câu 67: Quần xã sinh vật nào sau đây thường có độ đa dạng cao nhất? A. Thảo nguyên. B. Hoang mạc. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Sa mạc. Câu 68: Đặc trưng nào sau đây là một trong những đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật? A. Mật độ cá thể. B. Thành phần loài. C. Tỉ lệ giới tính. D. Nhóm tuổi. Câu 69: Trong quần xã sinh vật, quan hệ nào sau đây thuộc nhóm quan hệ đối kháng? A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Ức chế cảm nhiễm. D. Hợp tác. Câu 70: Quan hệ giữa cây họ Đậu và vi khuẩn cố định nitơ sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu thuộc mối quan hệ nào sau đây? A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Kí sinh. D. Hợp tác. Câu 71: Sự hợp tác giữa hai loài trong quần xã sinh vật, trong đó một bên có lợi, còn một bên không có lợi mà cũng không có hại là đặc điểm của mối quan hệ nào sau đây? A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Kí sinh. D. Ức chế cảm nhiễm. Câu 72: Vào mùa sinh sản, tảo giáp nở hoa, gây độc cho cá và tôm sống trong cùng môi trường. Đây là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây? A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Kí sinh. D. Ức chế cảm nhiễm. Câu 73: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất trải qua các giai đoạn theo trình tự nào sau đây? (1) Tiến hóa sinh học. (2) Tiến hóa tiền sinh học. (3). Tiến hóa hóa học. A. (1) → (2) → (3). B. (3) → (1) → (2). C. (2) → (3) → (1). D. (3) → (2) → (1). Câu 74: Các cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự? A. Chi trước của thỏ và cánh của dơi. B. Gai cây xương rồng và gai cây hoa hồng. C. Ruột thừa của người và manh tràng của thỏ. D. Ngà của voi và răng nanh của hổ. Câu 75: Động vật nào sau đây có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường? A. Ếch đồng. B. Chim bồ câu. C. Lợn rừng. D. Bò tót. Câu 76: Sự cạnh tranh về nhân tố sinh thái nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân bố cá thể theo chiều hướng thẳng đứng trong quần xã rừng mưa nhiệt đới? A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm. D. Không khí. Câu 77: Khi mật độ cá thể của một quần thể động vật tăng lên quá cao, chỗ ở chật trội, nguồn sống không đủ cung cấp cho các cá thể trong quần thể thì thường dẫn tới hiện tượng nào sau đây? A. Giảm mức độ cạnh tranh. B. Tăng mức độ sinh sản. C. Tăng mức độ tử vong. D. Giảm mức độ xuất cư. Câu 78: Trong quần thể động vật, xét các nhân tố: mức sinh sản (B), mức nhập cư ( I), mức tử vong (D), mức xuất cư ( E). Trường hợp nào sau đây làm cho kích thước quần thể tăng lên? A. B+ I = D + E. B. B + I > D + E. C. B + I < D + E. D. B = D; I < E. Trang 2 Mã đề 001
  3. Câu 79: Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần duy trì đa dạng sinh học trong quần xã? I. Không đốt rừng làm nương rẫy. II. Bảo vệ các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. III. Cấm săn bắt và buôn bán các loài động vật hoang dã. IV. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 80: Theo tiêu chí tăng dần mức độ đa dạng sinh học, có thể sắp xếp các quần xã dưới đây theo thứ tự nào? I. Đồng rêu hàn đới. II. Rừng lá rộng rụng theo mùa. III. Rừng lá kim phương Bắc. IV. Rừng mưa nhiệt đới. A. IV → II → III → I. B. IV → III → I → II. C. I → III→ II → IV. D. I → II → III → IV. Câu 81: Đặc điểm nào sau đây không có ở cây ưa sáng? A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang. B. Phiến lá dày, mô giậu phát triển, lá xếp nghiêng. C. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng. D. Có khả năng điều tiết quá trình thoát hơi nước tốt. Câu 82: Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra ở các quần thể sống trên cạn. B. Các quần thể động vật chỉ cạnh tranh nhau về thức ăn. C. Quan hệ hỗ trợ không xảy ra khi kích thước quần thể đạt tối đa. D. Quan hệ hỗ trợ làm tăng khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể. Câu 83: Phát biểu nào sau đây đúng về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong quần xã? A. Số lượng cá thể sinh vật ăn thịt liên quan chặt chẽ với số lượng cá thể con mồi. B. Số lượng cá thể sinh vật ăn thịt bao giờ cũng nhiều hơn số lượng cá thể con mồi. C. Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn. D. Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn. Câu 84: Giả sử kết quả khảo sát diện tích khu phân bố và mật độ của 4 quần thể thỏ như sau: Quần thể Quần thể 1 Quần thể 2 Quần thể 3 Quần thể 4 Diện tích nơi cư trú (m2) 2558 2426 1935 1954 Mật độ ( cá thể/ m2) 1 1,5 2 2,5 Ở thời điểm khảo sát, kích thước (tính theo số lượng cá thể) của quần thể nào lớn nhất? A. Quần thể 1. B. Quần thể 2. C. Quần thể 3. D. Quần thể 4. Trang 3 Mã đề 001
  4. II. PHẦN TỰ LUẬN (04 câu, 3 điểm) Câu 1 (1,0 điểm) a. Giải thích vì sao động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có khí hậu lạnh) thì kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. b. Lấy ví dụ minh họa cho quy tắc về kích thước các bộ phận chi, tai, đuôi, … của cơ thể (quy tắc Anlen). Câu 2 (1,0 điểm) Trong nông nghiệp, người ta sử dụng một số loài thiên địch ( ong mắt đỏ, bọ rùa, …) để tiêu diệt một số loài côn trùng gây hại cho cây. Đây là ứng dụng của hiện tượng nào? Phân tích ưu điểm của biện pháp này so với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại. Câu 3 (0,5 điểm) Một doanh nghiệp tại Nghệ An đã nhập 100 con cừu từ châu Âu về nuôi để thu hoạch lông cừu. Tuy nhiên sau một thời gian nuôi, nhiều con cừu đã bị chết, những con còn lại thì lông không phát triển. Phân tích nguyên nhân thất bại của doanh nghiệp trên. Câu 4 (0,5 điểm) Tại một khu bảo tồn thiên nhiên, người ta tiến hành khoanh nuôi một quần thể động vật. Cho biết ở thời điểm khởi đầu quần thể này gồm 11000 cá thể, quần thể này có tỉ lệ sinh sản là 12%, tỉ lệ tử vong là 8%, tỉ lệ xuất cư là 2% năm. Theo lí thuyết, sau một năm quần thể này gồm bao nhiêu cá thể? ------------- HẾT ------------- Trang 4 Mã đề 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2