intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG MÔN SINH HỌC - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút;(Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 403 Câu 1: Giả sử trong cùng một cánh đồng rau, quần thể côn trùng thuộc loài A lại chỉ sống trên cây rau cải xanh, còn quần thể khác cũng thuộc loài côn trùng A lại thích nghi sống trên cây bắp cải. Giữa hai quần thể này đã có sự A. Cách li sau hợp tử B. Cách li di truyền C. Cách li sinh sản D. Cách li thời gian Câu 2: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc quan hệ cộng sinh? A. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y. B. Cỏ dại và lúa. C. Giun đũa và lợn D. Tầm gửi và cây thân gỗ. Câu 3: Đặc trưng quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hiệu quả sinh sản của quần thể là: A. tỉ lệ giới tính. B. mật độ. C. cấu trúc tuổi. D. sự phân bố cá thể. Câu 4: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau. B. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. C. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. D. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. Câu 5: Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, người ta đã chia lịch sử phát triển sự sống thành các đại: A. Nguyên sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh. B. Cổ sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh. C. Cổ sinh, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh. D. Tân sinh, Trung sinh, Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh. Câu 6: Tiến hóa nhỏ thực chất là quá trình A. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể. B. hình thành loài mới. C. làm xuất hiện các đặc điểm thích nghi. D. làm thay đổi tần số alen của loài. Câu 7: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là do A. những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường. B. những thay đổi có tính chu kì của dịch bệnh hằng năm. C. mỗi năm đều có 1 loại dịch bệnh tấn công quần thể. D. các hiện tượng thiên tai xảy ra bằng nhau. Câu 8: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là A. Tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể. B. Số lượng cá thể có trong quần thể. C. Số lượng cá thể sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích. D. Tỉ lệ đực và cái trong quần thể. Câu 9: Bằng chứng sinh học phân tử chứng minh mọi sinh vật trên trái đất có chung một nguồn gốc là: 1. Mọi sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền. 2. Đều sử dụng hơn 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin. 3. Những loài có quan hệ họ hàng gần thì trình tự các axit amin và trình tự các nuclêôtit càng giống nhau. 4. Mọi sinh vật được cấu tạo từ tế bào. Phương án đúng là: A. 1, 2 ,4. B. 2, 3, 4. C. 1 , 3 ,4. D. 1, 2, 3. Câu 10: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai? Trang 1/3 - Mã đề 403
  2. A. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen theo một hướng xác định. C. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể. D. Di - nhập gen có thể mang đến những alen đã có sẵn trong quần thể. Câu 11: Có bao nhiêu nhận định sau đây không đúng theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại? (1) Các cơ chế cách li là nhân tố tiến hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa hình thành loài, giúp bảo toàn đặc điểm riêng cho mỗi loài. (2) Các quần thể cùng loài sống ở các điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của các quần thể đó theo những hướng khác nhau. (3) Sự sai khác về vốn gen giữa các quần thể cách li địa lí, đến một lúc nào đó có thể xuất hiện sự cách li sinh sản như cách li tập tính, cách li mùa vụ... làm xuất hiện loài mới. (4) Khi một nhóm sinh vật tiên phong di cư tới đảo mới, điều kiện sống mới và sự cách li tương đối về mặt địa lí dễ dàng biến quần thể nhập cư thành một loài mới sau một thời gian tiến hóa. (5) Nếu kích thước quần thể quá nhỏ thì tần số alen có thể bị thay đổi hoàn toàn do yếu tố ngẫu nhiên. A. 1. B. 3, 4, 5. C. 1, 2, 5. D. 1, 2, 3. Câu 12: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ dẫn đến hình thành: A. quần thể. B. nòi sinh học. C. loài mới. D. nhóm phân loại trên loài. Câu 13: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vât có ý nghĩa: A. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. C. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể. D. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. Câu 14: Theo quan điểm hiện đại, nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là A. giao phối ngẫu nhiên. B. chọn lọc tự nhiên. C. du nhập gen. D. đột biến. Câu 15: Đối với quần thể người, có bao nhiêu đặc trưng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống, đến chính sách kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong các yếu tố sau: (1) Tỉ lệ giới tính (2) Thành phần nhóm tuổi (3)Diện tích đất (4) Khối lượng tài nguyên (5) Tỉ lệ sinh, tử A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 16: Linh trưởng xuất hiện vào kỉ nào của đại tân sinh ? A. Tam điệp. B. Jura. C. Đệ tứ. D. Đệ tam. Câu 17: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6oC và 42oC. Giá trị nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC được gọi là: A. điểm gây chết. B. giới hạn sinh thái. C. khoảng thuận lợi. D. Khoảng chống chịu. Câu 18: Đối với quá trình tiến hóa, đột biến gen có vai trò: A. Cùng với chọn lọc tự nhiên làm tăng tần số các alen trội có hại trong quần thể. B. Định hướng quá trình tiến hóa. C. Tạo ra các alen mới. D. Phát tán đột biến trong quần thể. Câu 19: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái nào sau đây? A. Hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài. B. Phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài. C. Giảm cạnh tranh cùng loài. D. Tận dụng nguồn sống thuận lợi. Câu 20: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là A. quần thể. B. cá thể. C. giao tử. D. nhiễm sắc thể. Câu 21: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm A. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường. B. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm. Trang 2/3 - Mã đề 403
  3. C. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. D. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau. Câu 22: Bò sát xuất hiện vào kỉ nào sau đây? A. Pecmi. B. Đêvôn. C. Cacbon. D. Tam điệp. Câu 23: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)? A. Củ khoai tây và củ khoai lang. B. Củ gừng, củ nghệ, củ riềng. C. Củ khoai môn và củ dền tím. D. Củ khoai tây và củ su hào. Câu 24: Nhân tố nào dưới đây không phải là nhân tố tiến hóa? A. Đột biến. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di - nhập gen. Câu 25: Xét các cặp cơ quan sau đây: (1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người (2) Gai xương rồng và gai hoa hồng (3) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp (4) Mang cá và mang tôm Các cặp cơ quan tương đồng là A. (1), (2), (4). B. (2),(3),(4). C. (1),(2). D. (1), (2), (3). Câu 26: Nhân tố tiến hóa có tính chất qui định chiều hướng tiến hóa là A. giao phối không ngẫu nhiên. B. chọn lọc tự nhiên. C. đột biến. D. di - nhập gen. Câu 27: Khi nói về các nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Vi sinh vật, nấm, động vật, thực vật và con người được coi là những nhân tố sinh thái hữu sinh. B. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. C. Các loài sinh vật khác nhau phản ứng như nhau với tác động như nhau của cùng một nhân tố sinh thái. D. Trong thiên nhiên, các nhân tố sinh thái luôn tác động và chi phối lẫn nhau, tác động cùng một lúc lên cơ thể sinh vật, do đó cơ thể phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của các nhân tố. Câu 28: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể? A. Sự phân bố cá thể. B. Đa dạng về thành phần loài. C. Kích thước quần thể. D. Mật độ cá thể. Câu 29: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. ổ sinh thái. B. môi trường. C. giới hạn sinh thái. D. sinh cảnh. Câu 30: Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật người ta không dựa vào A. bằng chứng phôi sinh học. B. bằng chứng sinh học phân tử. C. cơ quan tương đồng. D. cơ quan tương tự. ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 403
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2