intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Hoàng Văn Thụ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Hoàng Văn Thụ’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Hoàng Văn Thụ

  1. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II  NĂM HỌC 2021­2022 Môn: SINH HỌC ­ LỚP 9 1
  2. Trường THCS Hoàng Văn Thụ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Điểm Lớp: 9/…… MÔN: SINH HỌC 9 Họ tên : ………………………….. Thời gian: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: (5 Điểm)   Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất 1. Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống do tự thụ phấn ở cây giao phấn là: A. Phát triển chậm, chiều cao và năng suất giảm, nhiều cây bị chết B. Phát triển nhanh, chiều cao và năng suất lại giảm C. Phát triển nhanh, chiều cao và năng suất tăng D. Phát triển chậm, chiều cao và năng suất tăng 2. Giao phối gần là: A. Sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 2 cặp bố mẹ  B. Sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ C. Sự giao phối giữa bố mẹ và con cái D. Cả B và C đúng 3. Ưu thế lai được biểu hiện cao nhất ở thế hệ nào? A. F2 B. F3 C. F1 D. P (bố mẹ) 4. Tự thụ phấn ở cây giao phấn gây ra hiện tượng thoái hóa là do: A. Tạo ra các gen đồng hợp trội có lợi B. Tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại C. Tạo ra các cặp gen dị hợp có lợi D. Tạo ra các cặp gen dị hợp gây hại 5. Nguyên nhân tạo ra ưu thế lai A. Do gen trội át chế gen lặn B. Do gen lặn át chế gen trội C. Tập trung nhiều gen trội ở con lai D. Con lai có nhiều đồng hợp tử gen trội 6. Lợn F1 là con lai giữa lợn cái Móng cái và lợn đực Đại Bạch có đặc tính nào sau đây thể  hiện ưu thế lại? A. Ăn khỏe, đẻ nhiều con, lông đen B. Ăn tạp mau lớn, sức chống chịu tốt C. Kén ăn, mau lớn, lông trắng D. Nhỏ con, ăn tạp, đẻ nhiều 7. Có mấy loại môi trường chủ yếu của sinh vật? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 8. Các nhân tố sinh thái A. chỉ ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật B. thay đổi theo từng môi trường và thời gian C. chỉ gồm nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái con người D. gồm nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh, con người thuộc nhóm nhân tố  sinh   thái vô sinh. 9. Giới hạn sinh thái là:  A. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định B. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với hai nhân tố sinh thái nhất định C. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái nhất định D. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với nhân tố sinh thái nhất định 2
  3. 10. Căn cứ vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau của môi trường, thực   vật chia thành các nhóm nào sau đây? A. Thực vật ưa sáng và ưa tối B. Thực vật ưu sáng và ưa bóng C. Thực vật ưa bóng và ưa tối C. Thực vật ưa ấm và ưa khô 11. Sinh vật hằng nhiệt có: A. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường B. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường C. Nhiệt độ có thể phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường D. Nhiệt độ cơ thể luôn thay đổi theo thời tiết 12. Sự hợp tác cùng có lợi giữa hai loài sinh vật. Đây là mối quan hệ nào? A. Cộng sinh B. Hội sinh C. Cạnh tranh            D. Kí sinh 13. Dấu hiệu nào sau đây là đặc trưng của quẩn thể sinh vật? A. Mật độ B. Độ đa dạng C. Loài đặc trưng D. Loài ưu thế 14. Có bao nhiêu dạng tháp tuổi biểu diễn thành phần nhóm tuổi của quần thể? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 15. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau: A. các thành phần vô sinh, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. B. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải. C. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. D. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.  B.   TỰ LUẬN: ( 5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Các sinh vật cùng loài hỗ  trợ, cạnh tranh nhau trong điều kiện nào? Cho ví  dụ. Câu 2. (2 điểm) Giả sử quần xã có các loài sinh vật sau: rắn, chuột, cỏ, kiến, ếch, vi sinh vật a. Xếp các sinh vật trên theo thành phần hệ sinh thái b. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã nêu trên. c. Trong lưới thức ăn trên, chuột là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? Vì sao? Câu 3. (1 điểm) Từ bảng số lượng cá thể của 3 loài sau, hãy vẽ tháp tuổi của từng loài và cho   biết  tháp tuổi đó thuộc dạng tháp gì? Loài sinh vật Nhóm tuổi  Nhóm tuổi  Nhóm tuổi  trước sinh sản sinh sản sau sinh sản Gà 75 con 25 con 5 con Chuột đồng 50 con 48 con 10 con Chim trĩ 15 con 50 con 5 con 3
  4. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 4
  5. ĐÁP ÁN KIÊM TRA GI ̉ ỮA KÌ II (2021 – 2022) MÔN: SINH HỌC 9 I. TRĂC NGHIÊM ́ ̣ : (5.0 điêm) ̉   Môi câu chon đung đ ̃ ̣ ́ ược 0,3 điêm. ̉ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A D C B C B D B A B B A A C C II. TỰ LUÂN ̣ : (5.0 điêm) ̉ NÔI DUNG ̣ ĐIÊM ̉ Câu 1:  ­ Các sinh vật cùng loài hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện  tích (hoặc thể  tích) hợp lí và có nguồn sống môi trường cung cấp đầy đủ  cho sinh   1.0 vật (điều kiện sống thuận lợi). Chúng hỗ  trợ  nhau để  cùng tồn tại, phát triển như  kiếm mồi, chống lại kẻ thù, báo hiệu nhau nơi trú ẩn tốt…   + Ví dụ: Thông mọc thành nhóm sẽ hỗ trợ nhau cản bớt sức gió nên ít gãy, ngã ­ Các sinh vật cùng loài cạnh tranh xảy ra khi số lượng cá thể tăng lên quá cao dẫn  tới thiếu thức ăn, nơi ở, con đực tranh giành con cái... các cá thể trong nhóm cạnh  1.0 tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.   + Ví dụ: Khi số lượng cá thể trong đàn hươu tăng quá cao  nguồn thức ăn, nơi  ở,.. bị thiếu, không đáp ứng đầy đủ cho các các thể trong đàn  các cá thể hươu  trong đàn cạnh tranh thức ăn, nơi ở dẫn đến 1 số cá thể chết, 1 số khác tách khỏi  đàn Câu 2:  a. Các thành phần hệ sinh thái: 0.5 ­ Sinh vật sản xuất: cỏ ­ Sinh vật tiêu thụ: rắn, chuột, kiến ếch ­ Sinh vật phân giải: vi sinh vật b. Thiết lập lưới thức ăn ­ Đúng chiều hướng của mũi tên 1.0 ­ Xác định đúng mối quan hệ của các sinh vật:                                   Chuột  Rắn Cỏ Vi sinh vật Kiến Ếch c. ­ Chuột là sinh vật tiêu thụ bậc 1 và bậc 2 5
  6. ­ Giải thích:   + Chuột là Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 0.5 Cỏ  Chuột  Rắn  Vi sinh vật   + Chuột là sinh vật tiêu thụ bậc 2: Cỏ  Kiến  Chuột  Rắn  Vi sinh vật Câu 3: (1.0 điểm) ­ Vẽ đúng 3 tháp tuổi: + Dạng phát triển: Chim trĩ 0.5 + Dạng ổn đinh: Chuột đồng + Dạng giảm sút: Nai ­ Chú thích tên biểu đồ tháp tuổi, các nhóm tuổi 0.5 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2