intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Tứ Minh, Hải Dương (Đề 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

15
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Tứ Minh, Hải Dương" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Tứ Minh, Hải Dương (Đề 1)

  1. Họ và tên:.............................................................Lớp:............ Trường Tiểu học Tứ Minh BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: Tiếng Việt lớp 5 ( Phần thi đọc) Điểm Nhận xét của giáo viên Đ: V: TB: A. Đọc thầm và làm bài tập ( 7 điểm) Bài đọc: LÀNG DẠ MÙA ĐÔNG Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Không còn phải lội qua suối nữa, dù chỉ là một bước chân. Nơi nông dòng, ai đã cẩn thận đặt những phiến đá lớn cách đều từng bước đi, nơi sâu hơn, vầu quây tròn, ôm đá thành từng trục cầu đón những thân cau già, dẻo dai chắc chắn. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ trong công việc thi nhau ngược dòng vượt lên. Làng Dạ nằm sát chân núi, xanh biếc bóng tre non và lạ chưa, những bóng cau cao vót, lô xô, thân mảnh dẻ và đơn sơ một nét thẳng, ngọn xòe những tàu xanh bóng. Mùa đông, cái chết lên tới ngọn những hàng cơi bên suối. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xòe, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, đu đưa thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho thôn bản làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng. Theo Ma văn Kháng Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: a, Bài văn tả cảnh gì? A. Sự thay đổi của con suối ở làng Dạ khi mùa đông đến. B. Quang cảnh làng Dạ vào những ngày mùa đông. C. Những điều kì lạ của cây cối làng Dạ khi mùa đông đến. D. Cây cối của làng Dạ vào mùa đông. b, Các sự vật nào không được tả trong cảnh làng Dạ mùa đông? A. Mây, hàng cơi, hoa cải hương. B. Hoa cải hương, con suối, hàng cau. C. Hàng chuối, cây bàng, ngôi nhà.
  2. D. Cây bàng, con suối, hàng tre. Câu 2: Đánh dấu x vào ô trống đặt trước câu trả lời đúng: Qua cách miêu tả, tác giả đã cho ta thấy cảnh làng Dạ mùa đông là: hiu hắt buồn. duyên dáng, nhẹ nhàng, chứa đầy sức sống. rất vui, bận rộn và náo nhiệt. đẹp và náo nhiệt. Câu 3: Đọc đoạn văn sau: “ Làng Dạ nằm sát chân núi…… thêm vẻ nhẹ nhàng, thanh tú”. Viết tiếp câu trả lời vào chỗ chấm: Các từ láy trong đoạn văn trên là:........................................................................................................ Câu 4: Cho câu văn sau: “ Hoa cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi.” a.Từ mang nghĩa chuyển: ……………………………………………………………………………… b.Đặt câu với 1từ em vừa tìm được theo nghĩa gốc: …………………………………………………….…………………………………………..…………….. Câu 5: Khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng: Các từ “quanh co”, “khúc khuỷu” , “uốn khúc” có mối quan hệ là: A. Từ đồng nghĩa B. Từ trái nghĩa C. Từ nhiều nghĩa D. Từ đồng âm Câu 6: Viết tiếp câu trả lời vào chỗ chấm: Hai câu văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? “Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo như cái đuôi én.” …………………………………………………….…………………………………………..…………….. Câu 7: Đại từ “chúng” trong câu: “Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo như cái đuôi én.” thay thế cho sự vật nào? ………………………………………………………………………………………………………….… Câu 8: Ghi lại các quan hệ từ có trong câu văn sau: “Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xòe, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, đu đưa thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho thôn bản làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng.” …………………………………………………….…………………………………………..…………….. Câu 9: Phân tích câu văn sau theo cấu trúc ngữ pháp: Những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo như cái đuôi én. Câu 10: Đặt 1 câu ghép có 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng: ………………………………………………………………………………………….……………….… B. Đọc thành tiếng ( 3 điểm) Bài: .............................................................................................................................................. …… Giáo viên coi: .........................................................Giáo viên chấm: ................................................
  3. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II Năm học 2021 – 2022 Môn: Tiếng Việt lớp 5 (Phần kiểm tra đọc thành tiếng) Học sinh đọc một trong các bài sau và trả lời câu hỏi : (Tốc độ đọc 110 tiếng/1phút): 1/- Bài : “ Phân xử tài tình ”( TV5 –tập 2 trang 46) Đọc đoạn: “ Lần khác quan tới ..hết” Hỏi: Quan án dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? 2/ - Bài: "Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân " (TV 5 tập 2- trang 83 ) . Đọc đoạn: " Mỗi người nấu cơm đều mang ........đối với dân làng ." Hỏi: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? 3/- Bài: " Tranh làng Hồ" (TV 5 tập 2 - trang 89) Đọc đoạn từ “ Kĩ thuật tranh làng Hồ ….dáng người trong tranh” . Hỏi: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam? 4/ -Bài: “Nghĩa thầy trò”. (TV 5 tập 2 – trang 79 ) . Đọc đoạn “ Các môn sinh …..tạ ơn thầy” Hỏi: Tìm những chi tiết chứng tỏ học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? 5/ - Bài: "Phong cảnh đền Hùng" (TV 5 tập 2 – trang 68) Đọc đoạn: “ Lăng của các vua Hùng ….. đồng bằng xanh mát”. Hỏi: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng? 6/ -Bài: “Nghĩa thầy trò”. (TV 5 tập 2 – trang 79 ) . Đọc đoạn “ Các môn sinh …..tạ ơn thầy” Hỏi: Tìm những chi tiết chứng tỏ học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? 7/ - Bài: "Phong cảnh đền Hùng" (TV 5 tập 2 – trang 68) Đọc đoạn: “ Lăng của các vua Hùng ….. đồng bằng xanh mát”. Hỏi: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng?
  4. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II Năm học 2021– 2022 Môn: Tiếng Việt lớp 5 (Phần kiểm tra viết) Thời gian: 55 phút I. CHÍNH TẢ: (2 điểm - Thời gian 15 phút) MƯA XUÂN Mưa xuân đem theo sự ấm áp của trời, sự đằm thắm của đất. Bởi mùa xuân đem theo ngọn gió đông về thay cho gió bấc buốt lạnh của mùa đông. Gió đông là chồng lúa chiêm. Cánh đồng như bừng tỉnh. Từ những dảnh mạ đanh khô, có khi tướp táp, lúa xuân bỗng xanh ngần lên, một màu xanh non, mỡ màng, đầy hứa hẹn. Và những cây xoan, cây bàng ngủ đông, những cành khô bỗng tách vỏ, nảy ra những búp xuân trong như ngọc. Theo Ngô Văn Phú II. TẬP LÀM VĂN : (8 điểm - Thời gian 40 phút) Đề bài: Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất.
  5. BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KTĐK GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn Tiếng Việt lớp 5 – Phần thi đọc A- Phần kiểm tra đọc hiểu: 7 điểm Câu Đáp án Điểm 1 a- B. b- C. 0,5 2 duyên dáng, nhẹ nhàng, chứa đầy sức sống. 0,5 3 lô xô, lao xao, vắt vẻo, duyên dáng, nhẹ nhàng 1 4 a, vạt, sườn 0,5 1 b, HS đặt câu đúng yêu cầu, đúng ngữ pháp 0,5 5 A.Từ đồng nghĩa 0,5 6 Dùng từ nối 0,5 7 Những hàng cau làng Dạ 0,5 8 Vì, và, để, cho 0,5 9 CN1: Những hàng cau làng Dạ 1 VN1: thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông CN2: chúng VN2: vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo như cái đuôi én 10 - HS đặt câu đúng yêu cầu, đúng ngữ pháp 1 B- Đọc thành tiếng: ( 3 điểm) ( HS đọc đúng, diễn cảm và trả lời được câu hỏi) BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KTĐK GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2021– 2022
  6. Môn Tiếng Việt lớp 5 – Phần thi viết I. Chính tả: 2 điểm. Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm (lỗi giống nhau trong bài chỉ tính một lần) . II. Tập làm văn: 8 điểm Học sinh viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Mở bài: Giới thiệu đồ vật sẽ tả với tình kỉ niệm sâu sắc 1,5 điểm 2. Thân bài: 5,0 điểm a) Tả bao quát: chất liệu, hình dáng, màu sắc,… 2,0 điểm b) Tả chi tiết các bộ phận: Chọn các chi tiết đặc trưng để tả. 2,0 điểm c) Ích lợi của đồ vật đó đối với em 1,0 điểm 3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về đồ vật đó; ý thức, trách nhiệm bảo vệ, 1,5 điểm giữ gìn đồ vật. * Lưu ý: + Học sinh diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, câu văn đúng ngữ pháp; thể hiện được sự quan sát tinh tế, hồn nhiên; có sử dụng các biện pháp nghệ thuật gắn với cảm xúc; không sai chính tả thì cho điểm tối đa. + HS có thể biết lồng ghép tả hoạt động với tả hình dáng, tính nết. + Bài viết sai từ 3 đến 5 lỗi chính tả: Toàn bài trừ 0,5 điểm. + Bài viết sai từ 5 lỗi chính tả trở lên: Toàn bài trừ 1,0 điểm. + Tùy theo mức độ bài làm của học sinh, GV cho điểm theo các mức: 8 – 7,5 – 7,0. * Bài văn lạc đề: không cho điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2