intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ

  1. PHÒNG GD&ĐT TAM KỲ TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2021-2022 - Môn: VẬT LÍ LỚP 9 (Thời gian làm bài: 45 phút) 1. Phạm vi kiến thức: Từ tuần 19 đến hết tuần 23 2. Hình thức kiểm tra: Kết hợp 50% TNKQ và 50 %TL 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL T TNKQ TL TNKQ L - Cấu tạo của MPĐ XC, MBT, tác dụng của - Hiểu được nguyên tắc cấu tạo và HĐ của MPĐ MBT xoay chiều. - Dòng điện xoay chiều trong thực tế. - Tác dụng của dòng điện xoay chiều trong các - Nhận biết được ampe kế hoặc vôn kế dùng cho dụng cụ điện. Điện từ học dòng điện một chiều và xoay chiều qua ký hiệu - Hiểu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp ghi trên dụng cụ. - Công thức tính công suất hao phí. - Viết được công thức tính công suất hao phí do - Giải thích được vì sao có hao phí điện năng tỏa nhiệt trên đường dây dẫn điện trên đường dây tải điện và biện pháp giảm hao phí điện năng. Số câu hỏi 5 8 13 Số điểm 1,67 2,66 4,33 - Đặc điểm của TKHT - Nêu được đặc điểm ảnh của vật qua TKHT - Vẽ được ảnh của vật tạo bởi - VD kiến thức - Hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi tia sáng đi từ TKHT, nêu được đặc điểm của về hình học, không khí vào nước/ nước ra ngoài không khí. ảnh dựa vào hình vẽ tính được Quang học khoảng cách từ - Đường truyền của hai trong ba tia sáng đặc ảnh đến TK biệt qua TKHT - Xác định góc tới, góc khúc xạ trong HTXAS Số câu hỏi 1 2 1 1 1 6 2,0 1 5,66 Số điểm 0,33 2,0 0,33 TS câu hỏi 6 2 6 1 2 1 20 TSố điểm, 2,0 2,0 2,0 1,0 2,0 1,0 10,0 I.TNKQ: 15 câu (5đ) II. TL (5đ) 1/ (1đ) – KL về hiện tượng KXAS khi tia sáng đi từ …. sang ….. 2/ (1đ) – Mô tả đường truyền của 2 trong 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT 2/ (3đ) Cho d, f qua TKHT (d> f /d
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2021- 2022 - MÔN: VẬT LÝ 9 (Kèm theo Công văn số 1749/SGDĐT-GDTrH ngày 13/10/2020 của Sở GDĐT Quảng Nam) 1. Phạm vi kiến thức: Từ tuần 19 đến hết tuần 2.Hình thức kiểm tra: 50% TNKQ và 50% TL ( Cơ cấu đề: 40% Biết; 30% Hiểu; 20% Vận dụng, 10% VD cao) Tên Biết (40%) Hiểu (30%) VD thấp (20%) VD cao (10%) Tổng điểm chủ Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL đề SC SĐ SC SĐ SC SĐ SC SĐ SC SĐ SC SĐ SC SĐ SC SĐ TN TL Dòng điện xoay chiều trong thực tế 1 1/3 1/3 (c1) Cấu tạo của MPĐ XC, MBT. 1 2/3 2 2/3 1 (c2) (c6,7) I. Tác dụng của MBT 1(c3) 1/3 1/3 Cảm Nhận biết dụng cụ đo dòng điện XC 1 (c4) 1/3 1/3 ứng qua ký hiệu trên dụng cụ điện Công thức tính công suất hao phí 1 (c5) 1/3 1/3 từ Quan hệ giữa các đại lượng trong công 3(c8, 1,0 1 thức. 11,13) Tác dụng của dòng điện XC trong các 1 (c9) 1/3 1/3 dụng cụ điện. - Hao phí điện năng trên đường dây tải 2(c10, 2/3 2/3 điện, biện pháp giảm HP 12) 2. X/đ góc tới, góc KX trong HT KXAS 1(c14) 1/3 1/3 Khúc Đặc điểm ảnh qua TKHT 1(c15) 1/3 1/3 xạ ánh HT khúc xạ AS khi tia sáng đi từ nước 1 1,0 1 sáng sang KK và ngược lại Đường truyền của các tia sáng đặc biệt 1 1,0 1 qua TKHT Vẽ ảnh và nêu ĐĐ của ảnh qua TKHT 1 2,0 2 Vận dụng kiến thức hình học tính k/c 1 1,0 1 bất kỳ Tổng 6 2,0 2 2,0 9 3,0 1 2,0 1 1,0 5 5 GV ra đề: Nguyễn Kim Thu Mỹ
  3. BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II - 2021-2022 Họ và tên: ......................................................................... MÔN: VẬT LÝ - LỚP: 9 Lớp: ......./............ Điểm Nhận xét của giáo viên ĐỀ 1 A. TRẮC NGHIỆM (5đ) Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất. CÂU 1: Dòng điện nào sau đây là dòng điện xoay chiều ? A. Dòng điện chạy trong động cơ gắn trên xe ô tô đồ chơi trẻ em. B. Dòng điện sử dụng trong gia đình lấy từ lưới điện quốc gia. C. Dòng điện chạy trong đèn pin cầm tay. D. Dòng điện dùng trong máy tính cầm tay. CÂU 2: Trong máy phát điện xoay chiều: A. phần quay là stato, phần đứng yên là roto B. khung dây là roto, nam châm là stato C. cả hai bộ phận trong một máy đều là roto D. tùy từng trường hợp, khung dây và nam châm có thể là roto hoặc có thể là stato CÂU 3: Máy biến thế là một thiết bị có tác dụng gì? A. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. B. Biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều C. Biến đổi hiệu điện thế xoay chiều D. Biến đổi hiệu điện thế một chiều. CÂU 4: Để đo hiệu điện thế xoay chiều thì dùng dụng cụ đo nào? Có kí hiệu gì? A. Vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~). B. Ampe kế xoay chiều có kí hiệu DC (hay -). C. Ampe kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~). D. Vôn kế xoay chiều có kí hiệu DC (hay -). CÂU 5: Công thức nào sau đây tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện? A. B. C. D. CÂU 6: Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi nam châm của máy phát điện quay thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều vì: A. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng B. từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi. C. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng D. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm CÂU 7: Với hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau ở máy biến thế thì: A. cuộn dây ít vòng hơn là cuộn sơ cấp. B. cuộn dây ít vòng hơn là cuộn thứ cấp. C. cuộn dây nối với nguồn điện là cuộn thứ cấp, cuộn dây nối với thiết bị dùng điện gọi là cuộn sơ cấp. D. cuộn dây nối với nguồn điện là cuộn sơ cấp, cuộn dây nối với thiết bị dùng điện gọi là cuộn thứ cấp. Câu 8: Theo công thức tính công suất hao phí khi truyền tải điện năng, công suất hao phí sẽ thay đổi thế nào nếu điện trở dây dẫn giảm đi một nửa? A. Tăng 4 lần B. Giảm 2 lần C. Tăng 2 lần D. Giảm 4 lần CÂU 9: Khi cắm phích cắm vào ổ điện làm sáng đèn. Khi đó dòng điện thể hiện các tác dụng: A. quang và sinh lý B. từ và quang C. quang và hóa D. nhiệt và quang CÂU 10: Từ công thức tính công suất hao phí, để giảm hao phí trên đường dây khi truyền tải điện thì người ta chọn phương pháp tối ưu nhất là gì? A. Giảm điện trở B. Giảm công suất của nguồn điện C. Tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn điện D. Giảm hiệu điện thế hai đầu dây dẫn điện
  4. CÂU 11: Với cùng một công suất điện truyền đi, nếu muốn công suất hao phí giảm đi 16 lần thì hiệu điện thế phải thay đổi thế nào? A. Giảm 4 lần B. Giảm 8 lần C. Tăng 4 lần D. Tăng 8 lần CÂU 12: Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí trên đường dây dẫn chủ yếu là do nguyên nhân nào? A. Dòng điện có tác dụng từ B. Có hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây dẫn C. Dòng điện có tác dụng hóa học D. Do điện năng chuyển hóa thành cơ năng. CÂU 13: Đặt một hiệu điện thế 220V vào hai đầu một đường dây để tải đi một công suất điện P, thì công suất hao phí tính được là 36W. Cũng đường dây đó nếu đặt vào đó một hiệu điện thế 660V thì công suất hao phí là: A. 4W B. 9W C. 18W D. 72W CÂU 14: Khi khúc xạ ánh sáng xảy ra, trường hợp nào tia tới và tia khúc xạ trùng nhau? A. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ B. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ C. Góc tới bằng góc khúc xạ D. Góc tới bằng 0 CÂU 15: Một vật AB đặt cách thấu kính hội tụ 16cm, thấu kính có tiêu cự 10cm. Ảnh của vật AB qua thấu kính có đặc điểm nào sau đây? A. Ảnh thật, ngược chiều với vật B. Ảnh thật, cùng chiều với vật C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật B. TỰ LUẬN (5đ) Câu 1:(1đ) Nêu kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi chiếu tia sáng đi từ không khí vào nước? Câu 2:(1đ) Hãy mô tả đường truyền của hai trong ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ? Câu 3: (3đ) Đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm sao cho điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 30cm. a) Vẽ ảnh A’B’ của AB theo đúng tỉ lệ và nêu đặc điểm của ảnh? (2đ) b) Vận dụng kiến thức hình học hãy tính khoảng cách từ ảnh của vật đến thấu kính? (1đ) ----- Hết-----
  5. BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II - 2021-2022 Họ và tên: ......................................................................... MÔN: VẬT LÝ - LỚP: 9 Lớp: ......./............ Điểm Nhận xét của giáo viên ĐỀ 2 A. TRẮC NGHIỆM (5đ) Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất. CÂU 1: Chọn phát biểu đúng: A. Trong máy phát điện xoay chiều bộ phận đứng yên gọi là roto. B. Trong máy phát điện xoay chiều bộ phận quay gọi là stato. C. Có hai loại máy phát điện xoay chiều: Loại nam châm quay và loại cuộn dây quay. D. Chỉ có loại máy phát điện xoay chiều có roto là nam châm. CÂU 2: Để đo cường độ dòng điện xoay chiều thì dùng dụng cụ đo nào? Có kí hiệu gì? A. Ampe kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~). B. Ampe kế xoay chiều có kí hiệu DC (hay -). C. Vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~). D. Vôn kế xoay chiều có kí hiệu DC (hay -). CÂU 3: Máy biến thế dùng để: A. thay đổi công suất B. thay đổi hiệu điện thế C. thay đổi cường độ dòng điện D. biến đổi điện năng sang các dạng năng lượng khác CÂU 4: Dòng điện nào sau đây là dòng điện xoay chiều ? A. Dòng điện lấy từ ổ cắm điện của gia đình để làm nóng bình siêu tốc. B. Dòng điện sử dụng cho máy tính xách tay. C. Dòng điện chạy trong đèn pin cầm tay. D. Dòng điện dùng cho xe ô tô đồ chơi của trẻ em. CÂU 5: Trong máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay, chỉ khi quay cuộn dây thì trong cuộn dây mới có dòng điện xoay chiều vì: A. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng B. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn giảm. C. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. CÂU 6: Công thức nào sau đây tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện? A. B. C. D. CÂU 7: Dụng cụ nào trong các nhóm sau đây chứng tỏ dòng điện chủ yếu có tác dụng nhiệt? A. Mỏ hàn điện, đèn huỳnh quang, ấm siêu tốc B. Nồi cơm điện, quạt điện, đèn huỳnh quang C. Ấm siêu tốc, bàn là điện, mỏ hàn điện D. Quạt điện, bóng đèn dây tóc, bàn là điện CÂU 8: Khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây tải điện lên 5 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt sẽ: A. tăng 5 lần B. tăng 25 lần C. giảm 5 lần D. giảm 25 lần CÂU 9: Với hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau ở máy biến thế thì: A. cuộn dây ít vòng hơn là cuộn sơ cấp. B. cuộn dây ít vòng hơn là cuộn thứ cấp. C. cuộn dây nối với nguồn điện là cuộn sơ cấp, cuộn dây nối với thiết bị dùng điện gọi là cuộn thứ cấp. D. cuộn dây nối với nguồn điện là cuộn thứ cấp, cuộn dây nối với thiết bị dùng điện gọi là cuộn sơ cấp. CÂU 10: Trong công thức tính công suất hao phí thì: A. công suất hao phí tỉ lệ nghịch với điện trở B. công suất hao phí tỉ lệ thuận với hiệu điện thế C. công suất hao phí tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế D. công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế.
  6. CÂU 11: Đặt một hiệu điện thế 110V vào hai đầu một đường dây để tải đi một công suất điện P, thì công suất hao phí tính được là 16W. Cũng đường dây đó nếu đặt vào đó một hiệu điện thế 220V thì công suất hao phí là: A. 4W B. 9W C. 18W D. 72W CÂU 12: Khi truyền tải điện năng đi xa, sở dĩ có điện năng hao phí là do: A. dây dẫn có cường độ dòng điện B. dây dẫn có hiệu điện thế C. dây dẫn có điện trở D. dây dẫn có vỏ cách điện. Câu 13: Khi truyền đi một công suất điện P, công suất hao phí sẽ thay đổi thế nào nếu thay dây dẫn đang sử dụng bằng một dây dẫn có điện trở tăng gấp đôi? A. Giảm 2 lần B. Tăng 2 lần C. Tăng 4 lần D. Giảm 4 lần CÂU 14: Một vật AB đặt cách thấu kính hội tụ 6cm, thấu kính có tiêu cự 8cm. Ảnh của vật AB qua thấu kính có đặc điểm nào sau đây? A. Ảnh thật, cùng chiều với vật B. Ảnh thật, ngược chiều với vật C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật CÂU 15: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, khi chiếu tia sáng đi từ không khí vào một môi trường trong suốt khác thì góc khúc xạ là góc nào? A. Góc hợp bởi tia tới với tia khúc xạ B. Góc hợp bởi tia tới với pháp tuyến C. Góc hợp bởi tia khúc xạ với pháp tuyến D. Góc hợp bởi tia tới với mặt phân cách B. TỰ LUẬN (5đ) Câu 1:(1đ) Hãy mô tả đường truyền của hai trong ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ? Câu 2:(1đ) Nêu kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi chiếu tia sáng đi từ nước ra ngoài không khí? Câu 3:(3đ) Một vật AB đặt cách thấu kính hội tụ 20cm (A nằm trên trục chính), thấu kính có tiêu cự 12cm. Hãy: a) Vẽ ảnh A’B’ của AB theo đúng tỉ lệ và nêu đặc điểm của ảnh? (2đ) b) Vận dụng kiến thức hình học để tính khoảng cách từ thấu kính đến ảnh của vật? (1đ) ----- Hết-----
  7. ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KỲ II – NĂM HỌC: 2021 – 2022 – MÔN: VẬT LÝ 9 I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng. Mỗi câu đúng 0,33đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đề 1 B D C A C D D B D C C B B D A Đề 2 C A B A D B C D C D A C B C C II. TỰ LUẬN: (5đ) ĐỀ 1: Câu 1:(1đ) Nêu được: - Tia khúc xạ (0,25đ) nằm trong mặt phẳng tới (0,25đ) - Góc khúc xạ nhỏ hơn (0,25đ) góc tới (0,25đ) Câu 2:(1đ) Nêu được: - Tia tới đến quang tâm (0,25đ) tia ló tiếp tục đi thẳng (0,25đ) theo phương của tia tới - Tia tới đi qua tiêu điểm (0,25đ) tia ló đi song song với trục chính (0,25đ) * HS có thể nêu 2 tia khác Câu 3: a) Vẽ ảnh A’B’ của AB theo đúng tỉ lệ và nêu đặc điểm của ảnh? (2đ) b) Hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính? (1đ) - Vẽ hình đúng 1,25đ - Nêu được đặc điểm ảnh (3 yếu tố) 0,75đ - Tính được ảnh 1,0đ ĐỀ 2: Câu 1:(1đ) Nêu được: - Tia tới đến quang tâm (0,25đ) tia ló tiếp tục đi thẳng (0,25đ) theo phương của tia tới - Tia tới đi qua tiêu điểm (0,25đ) tia ló đi song song với trục chính (0,25đ) * HS có thể nêu 2 tia khác Câu 2:(1đ) Nêu được: - Tia khúc xạ (0,25đ) nằm trong mặt phẳng tới (0,25đ) - Góc khúc xạ lớn hơn (0,25đ) góc tới (0,25đ) Câu 3: (3đ a) Vẽ ảnh A’B’ của AB theo đúng tỉ lệ và nêu đặc điểm của ảnh? (2đ) b) Hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính? (1đ) - Vẽ hình đúng 1,25đ - Nêu được đặc điểm ảnh (3 yếu tố) 0,75đ - Tính được ảnh 1,0đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2