intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. PGD –ĐT PHƯỚC SƠN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG NĂM HỌC 2022 – 2023 - MÔN: VẬT LÍ 9 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Biết được cấu tạo của 8. Hiểu được tác dụng từ của máy phát điện xoay chiều. dòng điện phụ thuộc vào chiều 2. Biết được bộ phận quay của dòng điện. và bộ phận đứng yên của 9. Hiểu được nguyên tắc hoạt máy phát điện xoay chiều. động của máy biến thế. 3. Biết được các tác dụng 10. Hiểu được công suất hao 1. Cảm ứng điện của dòng điện xoay chiều. phí do tỏa nhiệt trên đường từ. 4. Biết được cấu tạo của dây Php = R. P 2/U2 và biện - Máy phát điện máy biến thế. pháp tốt nhất để làm giảm hao xoay chiều. 5. Biết được khi dùng dòng phí trên đường dây tải điện. điện xoay chiều thì kết quả - Các tác dụng của đo không thay đổi khi ta dòng điện xoay đổi chỗ hai chốt của phích chiều. cắm vào ổ lấy điện. - Truyền tải điện 6. Nhận biết được ampe kế năng đi xa. và vôn kế dùng cho dòng - Máy biến thế. điện xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. 7. Khi truyền tải điện năng đi xa, một phần điện năng bị hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây. Số câu hỏi 7 2 1 (C1.1; (C8.8, ( C10.16) 10 C2.2; C9.9)
  2. C3.3, C4. 4; C5.5, C6.6, C7.7) Số điểm 2,33 0,67 1,0 4,0 Tỉ lệ % 23,3% 6,7% 10% 40% 2. Khúc xạ ánh 12. Nhận biết được thấu 17. Mô tả được hiện tượng 19. Vận dụng đường 20. Bằng kiến sáng. kính hội tụ. khúc xạ ánh sáng trong trường truyền của các tia thức hình học, - Hiện tượng khúc 13. Tiêu cự của thấu kính hợp ánh sáng truyền từ không sáng đặc biệt qua xác định được xạ ánh sáng. hội tụ. khí sang nước và ngược lại. thấu kính hội tụ để vị trí ảnh của - Quan hệ giữa góc 14. Đường truyền của ba Phân biệt được các trường hợp xác định quang tâm một vật qua tới và góc khúc xạ. tia sáng đặc biệt qua thấu khi tia sáng truyền từ không và các tiêu điểm của thấu kính hội - Thấu kính hội tụ. kính hội tụ. khí sang nước và ngược lại. thấu kính khi cho tụ Ảnh một vật tạo 15. Biết được tia tới, tia 18. Hiểu được đặc điểm của biết vật và ảnh. bởi thấu kính hội khúc xạ, góc tới, góc khúc ảnh của một vật tạo bởi thấu Nhận xét tính chất tụ. xạ kính hội tụ. ảnh. 16. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 5 (C12.10; C13.11, 1 2 10 1 1 Số câu hỏi C14.12, (C17.15, (C19. ( C18.17) (C20.18c) C15.13, 18a,b) C16.14) 1,67 1,0 0,33 1,0 2,0 6,0 Số điểm Tỉ lệ % 16,67% 10% 3,33% 10% 20% 60% TS câu hỏi 12 5 2 1 20 2.0 1.0 TS điểm 4.0 3.0 10 20% 10% Tỉ lệ % 40% 30% 100%
  3. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II - NĂM HỌC 2022- 2023 Họ và tên: ...................................... Môn: Vật lí - Lớp 9 Lớp: 9/... Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Khoanh tròn vào một đáp án mà em cho là đúng. Câu 1. Máy phát điện xoay chiều có ..... bộ phận chính. A. 2 B. 3 C. 4. D. 5 Câu 2. Trong máy phát điện xoay chiều thì A. nam châm được gọi là roto. B. bộ phận đứng yên gọi là stato. C. bộ phận đứng yên gọi là roto. D. nam châm được gọi là stato. Câu 3. Dòng điện xoay chiều có các tác dụng như A. nhiệt, quang, hóa học. B. nhiệt, từ, hóa học. C. nhiệt, quang, từ. D. quang, hóa học, từ. Câu 4. Nhận định nào là đúng khi nói về hai cuộn dây trong máy biến thế? A. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây như nhau. B. Cuộn dây nối với nguồn điện gọi là cuộn thứ cấp. C. Cuộn dây lấy hiệu điện thế ra để sử dụng gọi là cuộn sơ cấp. D. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau. Câu 5. Khi dùng dòng điện xoay chiều thì kết quả đo sẽ…….. khi ta đổi chỗ hai chốt của phích cắm vào ổ lấy điện. A. thay đổi. B. không thay đổi C. giảm đi D. tăng lên Câu 6. Để đo cường độ dòng điện xoay chiều, ta dùng A. am pe kế xoay chiều có ký hiệu AC. B. vôn kế một chiều có ký hiệu DC. C. am pe kế xoay chiều có ký hiệu DC. D. vôn kế xoay chiều có ký hiệu AC . Câu 7. Khi truyền tải điện năng đi xa, một phần điện năng hao phí do …. trên đường dây. A. chuyển hóa thành cơ năng B. cơ năng biến thành quang năng C. biến thành quang năng D. tỏa nhiệt Câu 8. Đối với tác dụng từ của dòng điện xoay chiều, khi dòng điện đổi chiều thì lực từ tác dụng lên nam châm A. cũng đổi chiều. B. có chiều không đổi. C. không đổi chiều. D. có thể đổi chiều hoặc không. Câu 9. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế ........ thì ở hai đầu cuộn thứ cấp cũng xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều. A. không đổi B. một chiều C. xoay chiều D. không đổi hoặc xoay chiều Câu 10. Thấu kính hội tụ có A. phần rìa dày hơn phần giữa. B. phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. phần rìa và phần giữa bằng nhau. D. hình dạng bất kì. Câu 11. Tiêu cự của thấu kính hội tụ là khoảng cách A. giữa hai tiêu cự. B. giữa hai tiêu điểm. C. từ trục chính đến tiêu điểm. . D. từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm. Câu 12. Câu nào là không đúng khi nói đường truyền của các tia sáng qua thấu kính hội tụ? A. Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng. B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm. C. Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló truyền thẳng.
  4. D. Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính. Câu 13. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới tạo bởi .....và đường pháp tuyến tại điểm tới. A. tia khúc xạ B. tia tới C. mặt phân cách. D. mặt phẳng tới. Câu 14. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì A. hắt trở lại môi trường cũ. B. bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai. C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai. D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Câu 15. Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì A. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ B. góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. C. góc khúc xạ lớn hoặc nhỏ hơn góc tới. D. góc tới bằng góc khúc xạ. II. TỰ LUẬN: (5,0đ) Câu 16. (1,0 điểm) Viết công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện? Cho biết cách tốt nhất làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện? Câu 17. (1,0 điểm) Nêu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ? Câu 18. (3,0 điểm) Một vật sáng AB cao 1cm đặt vuông góc với trục chính (Δ) của một thấu kính hội tụ, điểm A nằm trên trục chính. A’B’ cao 2cm là ảnh của vật AB qua thấu kính. (như hình vẽ). a) Hãy vẽ hình để xác định quang tâm O và các tiêu điểm F, F’ của thấu kính? b) Nhận xét về đặc điểm của ảnh? c) Biết thấu kính có tiêu cự 15cm, vật AB đặt cách thấu kính 20cm. Vận dụng kiến thức hình học hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính? BÀI LÀM
  5. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II- NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Vật lí - Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể giao đề) I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 1/3 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A B C D B A D A C B D C B D B II. TỰ LUẬN: (5,0đ) Câu Nội dung Điểm Câu 16: - Công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây: 0,5 (1,đ) Php = R. P 2/U2 - Cách tốt nhất làm giảm hao phí trên đường dây tải điện là tăng hiệu điện 0,5 thế đặt vào hai đầu đường dây tải điện. Câu 17: Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ: (1,0đ) + Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. 0,25 + Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một 0,25 khoảng bằng tiêu cự. + Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với 0,5 vật. Câu 18: a) Vẽ hình và xác định được các điểm O, F, F’. 1, 5 (3,0đ) b) Đặc điểm của ảnh: ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. 0, 5 c) Tam giác OAB đồng dạng tam giác OA'B' nên OA/OA' = AB/A'B' (1) 0,2 Tam giác F’OI đồng dạng tam giác F’A'B' nên OI/A'B' = F’O/F’A' (2) 0,2 mà AB = OI (3) nên từ (1), (2) và (3) ta được OA/OA' = F’O/F’A' 0,2 Hay OA/OA' = F’O/(OA’- OF’). Hay 20/OA’ = 15/(OA’ -15) 0,2 Hay 300 = 5.OA’=> OA’ = 60cm 0,2 Vậy khoảng cách từ ảnh đến thấu kính khoảng 60cm * Cách tính điểm: - Điểm cho mỗi câu trắc nghiệm khách quan đúng là 1/3 điểm - Điểm trắc nghiệm được tính bằng tổng số câu đúng x 1/3 điểm, làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Ví dụ: + Nếu có 2 câu trắc nghiệm đúng thì điểm trắc nghiệm bằng: 2 x 1/3 = 2/3 = 0,67đ + Nếu có 4 câu trắc nghiệm đúng thì điểm trắc nghiệm bằng: 4 x 1/3 = 4/3 = 1,33đ - Điểm toàn bài: Điểm toàn bài được tính bằng tổng số điểm trắc nghiệm khách quan và tự luận, làm tròn đến 1 chữ số thập phân sau khi đã tính tổng số điểm. Ví dụ: + Bài làm của HS có 8 câu trắc nghiệm khách quan đúng và có điểm tự luận được 3,25đ thì điểm toàn bài bằng: 8 x 1/3 + 3,25 ≈ 2,67 + 3,25 = 5,92 = 5,9đ + Bài làm của HS có 10 câu trắc nghiệm khách quan đúng và có điểm tự luận được 3,25đ thì điểm toàn bài bằng: 10 x 1/3 + 3,25 ≈ 3,33 + 3,25 = 6,58 = 6,6đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2