intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 ­ 2023 TRƯỜNG THPT  Môn: HOÁ HỌC ­ LỚP 11 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang)       Mã đề 001 Họ và tên học sinh:…………..…..............…Lớp:……… SBD: ……............................ Cho NTK: H = 1, Na = 23, Mg = 24, Ca = 40, Ba = 137, Cu = 64, O = 16, S = 32, C = 12, N  = 14, P = 31, Na =  23, K = 39, F = 9, Cl = 35,5 , Br = 80, I = 127, S=32, Fe = 56, Mn = 55,  Ag = 108, Al = 27, Zn = 65 Thể tích các khí đo ở điều kiện tiên chuẩn. PHẦN I ­ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 Câu/ 7,0 Điểm) Tất cả các thí sinh đều phải làm phần này. Đối với mỗi câu hỏi, thí sinh chọn 01   phương án trả lời đúng nhất và tô kín một ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương   ứng với phương án trả  lời đúng. Các em nhớ  tô Số  báo danh và Mã đề  thi trên phiếu   Trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Khí N2 lẫn khí CO2. Dùng dung dịch nào sau đây để loại bỏ CO2? A. Nước brom dư. B. Nước clo dư. C. Dung dịch thuốc tím dư. D. Nước vôi trong dư. Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 20,8 gam hỗn hợp Fe và Cu bằng dung dịch HNO3  loãng, dư  thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối nitrat thu được sau  phản ứng là A. 39,4 gam. B. 73,9 gam. C. 76,6 gam. D. 67,2 gam. Câu 3: Photpho trắng là chất độc,  ở  nhiệt độ  thường photpho trắng có khả  năng phát  quang trong bóng tối. Khi nhiệt độ  trên 400C, photpho trắng bốc cháy trong không khí.  Để bảo quản photpho trắng ta ngâm trong chất lỏng nào dưới đây? A. Xăng. B. Nước. C. Dầu hoả. D. Etanol. Câu 4: Ở  điều kiện thường, khí nitơ  monooxit không màu, kết hợp ngay với oxi của   không khí, tạo ra khí nitơ đioxit màu nâu đỏ. Công thức hóa học của nitơ monooxit là A. NO2. B. NO. C. N2O. D. N2O5. Câu 5: Ở nhiệt độ cao, khí CO có thể khử được cặp oxit nào sau đây? A. MgO, Al2O3. B. Fe2O3, CuO. C. CaO, SiO2.        D. ZnO, Al2O3. Câu 6: Cho phản ứng: C + HNO3(đặc)  to  X  + Y  + H2O Các chất X, Y là A. CO2 và NO. B. CO và NO2. C. CO và NO.        D. CO2 và NO2.                                               Trang 1/13 ­ Mã đề thi 001
  2. Câu 7: Nhỏ  từ  từ  dung dịch HCl loãng vào  ống nghiệm chứa 4 ml dung dịch hỗn hợp   Na2CO3 và NaHCO3. Hiện tượng xảy ra là A. ngay lập tức có khí không màu thoát ra. B. lúc đầu chưa có hiện tượng, sau 1 thời gian có khí không màu thoát ra. C. không có hiện tượng gì. D. xuất hiện bọt khí màu nâu đỏ. Câu 8: Cho 500 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 1M. Khối  lượng muối thu được sau phản ứng là A. 47,06 gam. B. 34,08 gam. C. 31,00 gam. D. 38,60 gam. Câu 9: Hóa chất nào sau đây để điều chế axit photphoric trong công nghiệp? A. Ca3(PO4)2 và H2SO4 (loãng). B. Ca2HPO4 và H2SO4 (đặc). C. P2O5 và H2SO4 (đặc). D. H2SO4 (đặc) và Ca3(PO4)2. Câu 10: Thành phần hoá học chính của khoáng photphorit là A. CaSO4. B. CaC2. C. Ca3(PO4)2.       D. 3Ca3(PO4)2.CaF2 Câu 11: Giá trị pH của dung dịch HCl 0,01M là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 12: Cho 0,3 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol H3PO4. Muối thu được sau phản ứng  là A. NaH2PO4. B. NaH2PO4 và Na2HPO4. C. Na2HPO4 và Na3PO4. D. Na3PO4. Câu 13: Công thức hóa học của phân đạm urê là A. (NH2)2CO. B. (NH4)3PO4. C. (NH4)2SO4. D. NH4HCO3. Câu 14: Trong công nghiệp, khí X được sản xuất bằng phương pháp chưng cất phân  đoạn không khí lỏng. Khí X có thể là A. NO. B. N2O. C. NO2 D. N2. Câu 15: Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng  của A. N2O5. B. N. C. NH3. D. khối lượng muối. Câu 16: Chọn phát biểu đúng? A. Photpho đỏ không có khả năng phát quang trong bóng tối. B. Photpho đỏ tan tốt trong nước. C. Photpho đỏ độc, kém bền trong không khí ở nhiệt độ thường. D. Khi làm lạnh, hơi của photpho đỏ chuyển thành photpho trắng. Câu 17: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. NaOH. B. HCl. C. KCl. D. Na2SO4.                                               Trang 2/13 ­ Mã đề thi 001
  3. Câu 18: Cho 0,1 mol CO2 hấp thụ  hoàn toàn vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH.  Chất  tan trong dung dịch thu được là A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3 và Na2CO3. D. Na2CO3 và NaOH dư. Câu 19: Khi nói về CO, nhận định nào sau đây đúng? A. CO là oxit trung tính. B. CO là oxit axit. C. CO là oxit bazơ. D. CO là oxit lưỡng tính. Câu 20: Công thức hoá học của axit photphoric là A. P2O5. B. Ca3P2. C. Na3PO4 D. H3PO4. Câu 21: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng A. C + O2  t  CO2. B. C + 2CuO   2Cu + CO2. o to C. 3C + 4Al   Al4C3. D. C + H2O   CO + H2. o o t t Câu 22: Kim loại nào sau đây bị động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội? A. Na. B. Ca. C. Fe. D. Cu. Câu 23: Nhiệt phân hoàn toàn KNO3 thu được A. KNO2, O2. B. K2O, NO2, O2. C. K, NO2, O2. D. K2O, N2O, O2. Câu 24: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện? A. Dung dịch muối ăn. B. Dung dịch rượu. C. Dung dịch benzen trong ancol. D. Dung dịch đường glucozơ. Câu 25: Silicagen là vật liệu xốp, có khả  năng hấp phụ  mạnh, thường được dùng để  hút hơi  ẩm trong các thùng đựng hàng hoá. Silicagen được tạo ra bằng cách sấy khô   chất nào dưới đây? A. Na2SiO3. B. K2SiO3. C. H2SiO3. D. SiO2. Câu 26: Silic tác dụng với dung dịch NaOH thu được khí nào sau đây? A. NH3. B. O2. C. CO2. D. H2. Câu 27: Silic đioxit tác dụng được với dung dịch axit nào sau đây? A. HCl. B. H2SO4. C. HF. D. HNO3. Câu 28: Cacbon trong hợp chất nào sau đây có số oxi hóa cao nhất? A. CO2. B. Al4C3. C. CaC2. D. CO. PHẦN II ­  TỰ LUẬN (04 Bài /3,0 Điểm)            Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần tương ứng với ban đăng ký học. Làm không đúng ban học sẽ không được tính điểm 1. Phần dành riêng cho ban cơ bản A, B.                                               Trang 3/13 ­ Mã đề thi 001
  4. Bài 1: (1 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau đây, ghi rõ  điều kiện (nếu có)                       NH3  (1) NH4Cl  (2) NH3  (3) NH4NO3  (4) N2O Bài 2: (1điểm) Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 300 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M  và Ba(OH)2 1M thu được 39,40 gam kết tủa. Tính giá trị của V. Bài 3: (0,5 điểm)  Nung 7,52 gam Cu(NO3)2  trong bình kín không chứa không khí, sau  một thời gian đưa bình về nhiệt độ ban đầu thu được 5,36 gam chất rắn và hỗn hợp khí  X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 400 ml dung dịch Y. Tính pH của dung dịch  Y. Bài 4: (0,5 điểm) Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích câu ca dao:  “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”. 2. Phần dành riêng cho ban cơ bản D. Bài 1: (1 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau đây, ghi rõ  điều kiện (nếu có)                       NH3  (1) NH4Cl  (2) NH3  (3) NH4NO3  (4) N2O Bài 2: (1 điểm) Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu  được 20 gam kết tủa. Tính giá trị của V. Bài 3: (0,5 điểm) Nung nóng m gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí. Sau  một thời gian, để  nguội, đem cân lại thấy khối lượng giảm 64,8 gam. Biết hiệu suất   phản ứng là 75%. Tính giá trị của m. Bài 4: (0,5 điểm) Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích câu ca dao:  “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                               Trang 4/13 ­ Mã đề thi 001
  5. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TỰ LUẬN TRƯỜNG THPT  ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 ­ 2023 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn thi: Hóa học 11  Ban cơ bản A, B: Mã 001, 003, 005, 007 Bài 1: (1 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau đây, ghi rõ điều kiện (nếu   có) NH3  (1) NH4Cl  (2) NH3  (3) NH4NO3  (4) N2O Bài 2: (1điểm) Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 300 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 1M  thu được 39,40 gam kết tủa. Tính giá trị của V. Bài 3: (0,5 điểm) Nung 7,52 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian  đưa bình về nhiệt độ ban đầu thu được 5,36 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào   nước để được 400 ml dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y. Bài 4: (0,5 điểm) Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích câu ca dao:  “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”. Câu hỏi Nội dung Điểm Bài 1 (1) NH3 + HCl  NH4Cl                     0,25 (1,0 điểm) (2) NH4Cl + NaOH    NaCl + NH3 + H2O  0,25 (3) NH3 + HNO3   NH4NO3  0,25 (4) NH4NO3  t0 N2O + 2H2O 0,25 Lưu ý:  ­ Mỗi phản ứng chưa cân bằng hoặc thiếu điều kiện trừ ½ số điểm của phương trình đó. ­ Phương trình viết thừa, thiếu hoặc sai chất thì không cho điểm  Bài 2 n NaOH = 0,3(mol);n Ba (OH)2 = 0,3(mol); n BaCO3 = 0, 2(mol) 0,25 (1 điểm) n OH − = 0,9(mol) n BaCO3 max = 0,3(mol) Vì  n BaCO3 < n BaCO3 max nên xét 2 trường hợp sau ­ Trường hợp 1: Phản ứng chỉ tạo thành muối cacbonat: BaCO3 (chưa  0,25 có sự hoà tan kết tủa) Bảo toàn nguyên tố cacbon ta có  n CO2 = n BaCO3 = 0, 2(mol) VCO2 = 0, 2* 22, 4 = 4, 48(lit) ­ Trường hợp 2: Phản ứng tạo thành muối cacbonat và hiđrocacbonat  0,50 (kết tủa bị hoà tan 1 phần) n CO2 = n OH− − n BaCO3 = 0,9 − 0, 2 = 0, 7(mol) VCO2 = 0, 7 * 22, 4 = 15, 68(lit) Lưu ý:  ­ Học sinh có thể giải theo cách khác, nếu đúng vẫn được tính điểm. ­ Nếu học sinh dùng các công thức giải nhanh phải nêu được các phương pháp sử  dụng trong   công thức sẽ được điểm tối đa. Nếu không nêu phương pháp thì trừ  ½ số điểm vì đây là bài tự                                                Trang 5/13 ­ Mã đề thi 001
  6. luận. ­ Nếu học sinh giải bài theo cách viết phương trình phân tử mà không cân bằng phương trình thì   phần tính toán theo phương trình sẽ không cho điểm.  Bài 3 Phương trình phản ứng: 0,25 (0,5 điểm) o 2Cu(NO3)2     t     2CuO    +    4NO2   +    O2 (1)                  x                                   x                 2x          0,5x       (mol)       Gọi  n Cu( NO3 )2 pu = x(mol) Theo (1) và giả thiết ta thấy sau phản ứng khối lượng chất rắn giảm là  188x – 80x = 2x*46 + 0,5x*32 = 7,52 – 5,36   x = 0,02.       Hỗn hợp X gồm NO2 và O2 với số mol tương ứng là 0,04 và 0,01.       Phản ứng của X với H2O  0,25 4NO2    +    O2    +    2H2O         4HNO3 (2) mol:       0,04          0,01                                0,04       Theo (2) ta thấy    nHNO3 = nNO2 = 0,04 mol [HNO3] = [H+ ] = 0,1M pH = 1. Bài 4 “Lúa  chiêm”  là lúa  được trồng vào vụ  chiêm    (vụ  lúa trong mùa hè  0,25 (0,5 điểm) thường khô hạn và thiếu nước) nên cây lúa nước (giống cũ) thưởng bé,  còi “ lấp ló đầu bờ” “Hễ nghe tiếng sấm” (có sấm động báo hiệu mưa dông) cây lúa sẽ trổ  bông ­ “phất cờ  mà lên” và cho mùa màng bội thu. Thời điểm này cây  lúa đang có đòng (bông lúa non, vẫn còn trong bẹ lá) cần nước nhiều để  bông lúa vượt ra khỏi thân nếu không sẽ bị nghẹn đòng hoặc bông lúa  bé, không được năng suất, Mưa giông không chỉ  cung cấp nước cho cây lúa mà nó còn cung cấp   0,25 phân đạm cho cây giúp cho cây lúa phát triển tươi tốt, trổ  bông và trĩu  quả. Vì khi có sấm sét sẽ tạo thành khí NO N2   +   O2    タ   2NO NO dễ dàng tác dụng với oxi không khí tạo thành NO2 2NO + O2 → 2NO2 NO2 kết hợp với oxi không khí và nước mưa tạo thành axit nitric 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 Axit nitric rơi xuống đất kết hợp với một số khoáng chất trong đất tạo  thành muối nitrat (đạm nitrat) cung cấp cho cây trồng.  Cơ bản A, B: Mã 002, 004, 006, 008 Bài 1: (1 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau đây, ghi rõ điều kiện (nếu   có) NO2  (1)  HNO3  (2)  Cu(NO3)2   (3)  CuO  (4)  CO Bài 2: (1điểm) Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 300 ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M và Ca(OH)2 1M  thu được 20,0 gam kết tủa. Tính giá trị của V. Bài 3: (0,5 điểm) Nung m gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, để nguội đem cân lại   thấy khối lượng chất rắn giảm 1,08 gam và thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ  hoàn toàn Y vào nước  để được 600 ml dung dịch X. Tính pH của dung dịch X. Bài 4: (0,5 điểm) Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết “Hiệu ứng nhà kính” là gì? Hiệu ứng nhà kính  có lợi hay có hại với con người?                                               Trang 6/13 ­ Mã đề thi 001
  7.  Câu hỏi Nội dung Điểm Bài 1 (1) 4NO2 + O2 + 2H2O  4HNO3 0,25 (1,0 điểm) (2) CuO + 2HNO3  Cu(NO3)2 + H2O   0,25 (3) 2Cu(NO3)2   t0 2CuO +  4NO2  +  O2  0,25 (4) CuO + C  t 0 CO + Cu  0,25 Lưu ý:  ­ Mỗi phản ứng chưa cân bằng hoặc thiếu điều kiện trừ ½ số điểm của phương trình đó. ­ Phương trình viết thừa, thiếu hoặc sai chất thì không cho điểm Lưu ý:  n KOH = 0,3(mol); n Ca (OH )2 = 0,3(mol); n CaCO3 = 0, 2(mol) 0,25 ­ Học sinh có  n OH− = 0,9(mol) thể giải theo  cách khác,  n CaCO3 max = 0,3(mol) nếu đúng  Vì  n CaCO3 < n CaCO3 max nên xét 2 trường hợp sau vẫn được  ­ Trường hợp 1: Phản ứng chỉ tạo thành muối cacbonat: CaCO3 (chưa  0,25 tính điểm có sự hoà tan kết tủa) Bảo toàn nguyên tố cacbon ta có  n CO2 = n CaCO3 = 0, 2(mol) VCO2 = 0, 2* 22, 4 = 4, 48(lit) ­ Trường hợp 2: Phản ứng tạo thành muối cacbonat và hiđrocacbonat  0,50 (kết tủa bị hoà tan 1 phần) n CO2 = n OH− − n CaCO3 = 0,9 − 0, 2 = 0, 7(mol) VCO2 = 0, 7 * 22, 4 = 15, 68(lit) Lưu ý:  ­ Học sinh có thể giải theo cách khác, nếu đúng vẫn được tính điểm. ­ Nếu học sinh dùng các công thức giải nhanh phải nêu được các phương pháp sử  dụng trong   công thức sẽ được điểm tối đa. Nếu không nêu phương pháp thì trừ  ½ số điểm vì đây là bài tự  luận. ­ Nếu học sinh giải bài theo cách viết phương trình phân tử mà không cân bằng phương trình thì   phần tính toán theo phương trình sẽ không cho điểm.  Bài 3 Phương trình phản ứng: 0,25 (0,5 điểm) o 2Cu(NO3)2     t     2CuO    +    4NO2    +    1/2O2  (1) mol:          x                              x             2x          0,5x       Gọi  n Cu( NO3 )2 pu = x(mol) Theo (1) và giả thiết ta thấy sau phản ứng khối lượng chất rắn giảm là  188x – 80x = 2x*46 + 0,5x*32 = 1,08   x = 0,01.       Hỗn hợp X gồm NO2 và O2 với số mol tương ứng là 0,02 và 0,005.       Phản ứng của X với H2O  0,25 4NO2    +    O2    +    2H2O         4HNO3 (2) mol:       0,02        0,005                              0,02       Theo (2) ta thấy  1   nHNO = nNO = 0,02 mol [HNO3] = [H + ] = M pH = 1,48. 3 2 30                                               Trang 7/13 ­ Mã đề thi 001
  8. Bài 4 Hiệu ứng nhà kính hay Greenhouse Effect là một hiệu ứng khiến không  0,25 (0,5 điểm) khí của trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của mặt trời, chúng cũng   có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất, hiện tượng này  khiến một số khí như CO2, CH4, CFC, O3,…thậm chí cả hơi nước hấp  thu nhiệt làm cho không khí nóng lên. Khí nhà kính sẽ  giữ  lại nhiệt độ  của bức xạ  mặt trời, không cho chúng   phản xạ đi. Nếu như lượng khí này tồn tại vừa phải thì sẽ  giúp trái đất  luôn  ở  trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, bởi nhiều nguyên nhân mà hiện  tượng này gia tăng quá nhiều trong bầu khí quyển nên khiến cho trái đất  dần nóng lên. ­ Nếu không có “hiệu  ứng nhà kính tự  nhiên” thì nhiệt độ  trên trái đất  0,25 thấp, con người và sinh vật khó có thể tồn tại được. ­ “Hiệu  ứng nhà kính nhân loại” gây  ảnh hưởng lớn đến con người   như: làm biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu, băng  ở  hai cực tan làm   nước biển dâng lên,… tác động trực tiếp đến con người và sinh vật,  ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người Ban cơ bản D: Mã 001, 003, 005, 007 Bài 1: (1 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau đây, ghi rõ điều kiện (nếu   có) NH3  (1) NH4Cl  (2) NH3  (3) NH4NO3  (4) N2O Bài 2: (1 điểm) Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 20 gam kết  tủa. Tính giá trị của V. Bài 3: (0,5 điểm) Nung nóng m gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí. Sau một thời gian,   để  nguội, đem cân lại thấy khối lượng giảm 64,8 gam. Biết hiệu suất phản  ứng là 75%. Tính giá trị  của m. Bài 4: (0,5 điểm) Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích câu ca dao:  “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”. Câu  Nội dung Điể hỏi m Bài 1 (1) NH3 + HCl  NH4Cl                     0,25 (1,0   (2) NH4Cl + NaOH    NaCl + NH3 + H2O  0,25 điểm) (3) NH3 + HNO3   NH4NO3  0,25 (4) NH4NO3  t0 N2O + 2H2O 0,25 Lưu ý:  ­ Mỗi phản ứng chưa cân bằng hoặc thiếu điều kiện trừ ½ số điểm của phương trình đó. ­ Phương trình viết thừa, thiếu hoặc sai chất thì không cho điểm  Bài 2 n Ca (OH)2 = 0,3(mol); n CaCO3 = 0, 2(mol) 0,25 (1   n OH− = 0, 6(mol) điểm) n CaCO3 max = 0,3(mol) Vì  n CaCO3 < n CaCO3 max nên xét 2 trường hợp sau ­ Trường hợp 1: Phản ứng chỉ tạo thành muối cacbonat: CaCO3 (chưa có sự  0,25 hoà tan kết tủa) Bảo toàn nguyên tố cacbon ta có  n CO2 = n CaCO3 = 0, 2(mol)                                               Trang 8/13 ­ Mã đề thi 001
  9. VCO2 = 0, 2* 22, 4 = 4, 48(lit) ­ Trường hợp 2: Phản ứng tạo thành muối cacbonat và hiđrocacbonat (kết tủa  0,50 bị hoà tan 1 phần) n CO2 = n OH− − n CaCO3 = 0, 6 − 0, 2 = 0, 4(mol) VCO2 = 0, 4* 22, 4 = 8,96 (lit) Lưu ý:  ­ Học sinh có thể giải theo cách khác, nếu đúng vẫn được tính điểm. ­ Nếu học sinh dùng các công thức giải nhanh phải nêu được các phương pháp sử  dụng trong   công thức sẽ được điểm tối đa. Nếu không nêu phương pháp thì trừ  ½ số điểm vì đây là bài tự  luận. ­ Nếu học sinh giải bài theo cách viết phương trình phân tử mà không cân bằng phương trình thì   phần tính toán theo phương trình sẽ không cho điểm.  Bài 3 Phương trình phản ứng: 0,25 (0,5   o 2Cu(NO3)2     t     2CuO    +    4NO2   +    O2 (1) điểm)                  x                                   x                 2x          0,5x       (mol)       Gọi  n Cu( NO3 )2 pu = x(mol) Sau phản ứng khối lượng chất rắn giảm là  188x – 80x = 2x*46 + 0,5x*32 = 64,8   x = 0,6 (mol).   0,25 112,8 mCu(NO ) phaû n öù ng = 0,6.188 = 112,8 gam; mCu(NO ) = = 150,4 gam. 2 ñem phaû n öù ng 3 2 3 75% Bài 4 “Lúa chiêm” là lúa được trồng vào vụ chiêm   (vụ lúa trong mùa hè thường khô  0,25 (0,5   hạn và thiếu nước) nên cây lúa nước (giống cũ) thưởng bé, còi “ lấp ló đầu  điểm) bờ” “Hễ nghe tiếng sấm” (có sấm động báo hiệu mưa dông) cây lúa sẽ trổ bông ­   “phất cờ  mà lên” và cho mùa màng bội thu. Thời điểm này cây lúa đang có   đòng (bông lúa non, vẫn còn trong bẹ lá) cần nước nhiều để bông lúa vượt ra   khỏi thân nếu không sẽ  bị  nghẹn đòng hoặc bông lúa bé, không được năng  suất, Mưa giông không chỉ  cung cấp nước cho cây lúa mà nó còn cung cấp phân   0,25 đạm cho cây giúp cho cây lúa phát triển tươi tốt, trổ  bông và trĩu quả. Vì khi   có sấm sét sẽ tạo thành khí NO N2   +   O2    タ   2NO NO dễ dàng tác dụng với oxi không khí tạo thành NO2 2NO + O2 → 2NO2 NO2 kết hợp với oxi không khí và nước mưa tạo thành axit nitric 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 Axit nitric rơi xuống đất kết hợp với một số khoáng chất trong đất tạo thành   muối nitrat (đạm nitrat) cung cấp cho cây trồng.  Cơ bản D: Mã 002, 004, 006, 008 Bài 1: (1 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau đây, ghi rõ điều kiện (nếu   có)                                               Trang 9/13 ­ Mã đề thi 001
  10. NO2  (1)  HNO3  (2)  Cu(NO3)2   (3)  CuO  (4)  CO Bài 2: (1 điểm) Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 39,40 gam  kết tủa. Tính giá trị của V. Bài 3: (0,5 điểm) Đem nung nóng m gam Mg(NO3)2 trong bình kí không chứa không khí. Sau một thời  gian, để  nguội, đem cân lại thấy khối lượng chất rắn giảm 21,6 gam. Biết hiệu suất phản  ứng là  85%. Tính giá trị của m.  Bài 4: (0,5 điểm) Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết “Hiệu ứng nhà kính” là gì? Hiệu ứng nhà kính  có lợi hay có hại với con người?   Câu hỏi Nội dung Điểm Bài 1 (1) 4NO2 + O2 + 2H2O  4HNO3 0,25 (1,0 điểm) (2) CuO + 2HNO3  Cu(NO3)2 + H2O   0,25 (3) 2Cu(NO3)2   t 0 2CuO +  4NO2  +  O2  0,25 (4) CuO + C  t 0 CO + Cu  0,25 Lưu ý:  ­ Mỗi phản ứng chưa cân bằng hoặc thiếu điều kiện trừ ½ số điểm của phương trình đó. ­ Phương trình viết thừa, thiếu hoặc sai chất thì không cho điểm Bài 2 n Ba (OH )2 = 0,3(mol); n BaCO3 = 0, 2(mol) 0,25 (1,0 điểm) n OH− = 0, 6(mol) n BaCO3 max = 0,3(mol) Vì  n BaCO3 < n BaCO3 max nên xét 2 trường hợp sau ­ Trường hợp 1: Phản ứng chỉ tạo thành muối cacbonat: BaCO3 (chưa  0,25 có sự hoà tan kết tủa) Bảo toàn nguyên tố cacbon ta có  n CO2 = n BaCO3 = 0, 2(mol) VCO2 = 0, 2* 22, 4 = 4, 48(lit) ­ Trường hợp 2: Phản ứng tạo thành muối cacbonat và hiđrocacbonat  0,50 (kết tủa bị hoà tan 1 phần) n CO2 = n OH− − n BaCO3 = 0, 6 − 0, 2 = 0, 4(mol) VCO2 = 0, 4*22, 4 = 8,96 (lit) Lưu ý:  ­ Học sinh có thể giải theo cách khác, nếu đúng vẫn được tính điểm. ­ Nếu học sinh dùng các công thức giải nhanh phải nêu được các phương pháp sử  dụng trong   công thức sẽ được điểm tối đa. Nếu không nêu phương pháp thì trừ  ½ số điểm vì đây là bài tự  luận. ­ Nếu học sinh giải bài theo cách viết phương trình phân tử mà không cân bằng phương trình thì   phần tính toán theo phương trình sẽ không cho điểm.  Bài 3 Phương trình phản ứng: 0,25 (0,5 điểm) o 2Mg(NO3)2     t     2MgO    +    4NO2   +    O2 (1)                  x                                   x                 2x          0,5x       (mol)       Gọi  n Mg( NO3 )2 pu = x(mol) Sau phản ứng khối lượng chất rắn giảm là  148x – 40x = 2x*46 + 0,5x*32 = 21,6   x = 0,2 (mol).                                               Trang 10/13 ­ Mã đề thi 001
  11. 29, 6 0,25 m Mg(NO3 )2 pu = 0, 2.148 = 29, 6 gam;    m Mg(NO3 )2 bđ = = 34,82 gam 85% Bài 4 Hiệu ứng nhà kính hay Greenhouse Effect là một hiệu ứng khiến không  0,25 (0,5 điểm) khí của trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của mặt trời, chúng cũng   có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất, hiện tượng này  khiến một số khí như CO2, CH4, CFC, O3,…thậm chí cả hơi nước hấp  thu nhiệt làm cho không khí nóng lên. Khí nhà kính sẽ  giữ  lại nhiệt độ  của bức xạ  mặt trời, không cho chúng   phản xạ đi. Nếu như lượng khí này tồn tại vừa phải thì sẽ  giúp trái đất  luôn  ở  trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, bởi nhiều nguyên nhân mà hiện  tượng này gia tăng quá nhiều trong bầu khí quyển nên khiến cho Trái Đất   dần nóng lên. ­ Nếu không có “hiệu  ứng nhà kính tự  nhiên” thì nhiệt độ  trên trái đất  0,25 thấp, con người và sinh vật khó có thể tồn tại được. ­ “Hiệu  ứng nhà kính nhân loại” gây  ảnh hưởng lớn đến con người   như: làm biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu, băng  ở  hai cực tan làm   nước biển dâng lên,… tác động trực tiếp đến con người và sinh vật,  ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người  Lưu ý: Nếu học sinh làm bài 2 theo phương trình phân tử thì thang điểm như sau: Ban A, B: Đề 001, 003, 005, 007 Bài 2 n NaOH = 0,3(mol);n Ba (OH)2 = 0,3(mol); n BaCO3 = 0, 2(mol) 0,25 (1 điểm) n = 0,9(mol) OH − n BaCO3 max = 0,3(mol) Vì  n BaCO3 < n BaCO3 max nên xét 2 trường hợp sau ­ Trường hợp 1: Phản ứng chỉ tạo thành muối cacbonat: BaCO3 (chưa  0,25 có sự hoà tan kết tủa) PTHH: Ba(OH)2 + CO2  BaCO3タ + H2O                                0,2           0,2                    (mol) VCO2 = 0, 2* 22, 4 = 4, 48(lit) ­ Trường hợp 2: Phản ứng tạo thành muối cacbonat và hiđrocacbonat  0,50 (kết tủa bị hoà tan 1 phần) PTHH: Ba(OH)2 + CO2  BaCO3タ + H2O                   0,3          0,3           0,3                    (mol)              2NaOH + CO2   Na2CO3 + H2O                   0,3       0,15       0,15                       (mol)              Na2CO3 + H2O + CO2  2NaHCO3                   0,15                  0,15                        (mol)             BaCO3 + H2O + CO2  Ba(HCO3)2            (0,3­0,2)=0,1       0,1                             (mol) VCO2 = 0, 7 * 22, 4 = 15, 68(lit) Ban cơ bản A, B: Đề 002, 004, 006, 008 Bài 2 n KOH = 0,3(mol); n Ca (OH )2 = 0,3(mol); n CaCO3 = 0, 2(mol) 0,25 (1 điểm) n = 0,9(mol) OH − n CaCO3 max = 0, 3(mol) Vì  n CaCO3 < n CaCO3 max nên xét 2 trường hợp sau                                               Trang 11/13 ­ Mã đề thi 001
  12. ­ Trường hợp 1: Phản ứng chỉ tạo thành muối cacbonat: CaCO3 (chưa  0,25 có sự hoà tan kết tủa) PTHH: Ca(OH)2 + CO2  CaCO3タ + H2O                                0,2           0,2                    (mol) VCO2 = 0, 2* 22, 4 = 4, 48(lit) ­ Trường hợp 2: Phản ứng tạo thành muối cacbonat và hiđrocacbonat  0,50 (kết tủa bị hoà tan 1 phần) PTHH: Ca(OH)2 + CO2  CaCO3タ + H2O                   0,3          0,3           0,3                    (mol)              2KOH + CO2   K2CO3 + H2O                   0,3      0,15       0,15                        (mol)              K2CO3 + H2O + CO2  2KHCO3                   0,15               0,15                          (mol)             CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2            (0,3­0,2)=0,1       0,1                             (mol) VCO2 = 0, 7 * 22, 4 = 15, 68(lit) Ban cơ bản D: Mã 001, 003, 005, 007 Bài 2 n Ca (OH)2 = 0,3(mol); n CaCO3 = 0, 2(mol) 0,25 (1 điểm) n = 0, 6(mol) OH − n CaCO3 max = 0,3(mol) Vì  n CaCO3 < n CaCO3 max nên xét 2 trường hợp sau ­ Trường hợp 1: Phản ứng chỉ tạo thành muối cacbonat: CaCO3 (chưa có sự  0,25 hoà tan kết tủa) PTHH: Ca(OH)2 + CO2  CaCO3タ + H2O                                0,2           0,2                    (mol) VCO2 = 0, 2* 22, 4 = 4, 48 (lit) ­ Trường hợp 2: Phản ứng tạo thành muối cacbonat và hiđrocacbonat (kết  0,50 tủa bị hoà tan 1 phần) PTHH: Ca(OH)2 + CO2  CaCO3タ + H2O                  0,3         0,3           0,3                    (mol)             CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2            (0,3­0,2)=0,1       0,1                             (mol) VCO2 = 0, 4* 22, 4 = 8,96 (lit) Ban cơ bản D: Mã 002, 004, 006, 008 Bài 2 n Ba (OH )2 = 0,3(mol); n BaCO3 = 0, 2(mol) 0,25 (1 điểm) n = 0, 6(mol) OH − n BaCO3 max = 0,3(mol) Vì  n BaCO3 < n BaCO3 max nên xét 2 trường hợp sau ­ Trường hợp 1: Phản ứng chỉ tạo thành muối cacbonat: BaCO3 (chưa có sự  0,25 hoà tan kết tủa) PTHH: Ba(OH)2 + CO2  BaCO3タ + H2O                                0,2           0,2                    (mol) VCO2 = 0, 2* 22, 4 = 4, 48 (lit) ­ Trường hợp 2: Phản ứng tạo thành muối cacbonat và hiđrocacbonat (kết  0,50 tủa bị hoà tan 1 phần)                                               Trang 12/13 ­ Mã đề thi 001
  13. PTHH: Ba(OH)2 + CO2  BaCO3タ + H2O                  0,3         0,3           0,3                    (mol)             BaCO3 + H2O + CO2  Ba(HCO3)2            (0,3­0,2)=0,1       0,1                             (mol) VCO2 = 0, 4* 22, 4 = 8,96 (lit)                                               Trang 13/13 ­ Mã đề thi 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2