intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng (Đề minh họa)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng (Đề minh họa)’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi học kì 1, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng (Đề minh họa)

  1. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA CUỐI KÌ I THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MÔN: HÓA HỌC LỚP 12 Trường THPT TRẦN PHÚ Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM): KHOANH TRÒN CÂU CHỌN Câu 1: Công thức phân tử nào sau đây là của este no, đơn chức có 8 nguyên tử hiđro? A. C3H8O. B. C3H8O2. C. C4H8O2. D. C4H8O. Câu 2: Peptit H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2–COOH có tên viết tắt là A. Gly–Ala–Gly. B. Ala–Ala–Gly. C. Ala–Gly–Ala. D. Gly–Gly–Ala. Câu 3: Kim loại nào khi cho tác dụng với Cl2 hoặc dung dịch HCl đều tạo cùng một muối? A. Cu. B. Al. C. Fe. D. Ag. Câu 4: Thủy phân HCOOC2H5 trong môi trường axit, thu được ancol có công thức là A. C2H5OH. B. CH3OH. C. CH3COOH. D. HCOOH. Câu 5: Chất nào sau đây có thành phần chính không chứa chất béo? A. Dầu ăn. B. Mỡ động vật. C. Dầu cá. D. Mỡ bôi trơn máy. Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng về chất béo? A. Là este ba chức. B. Tạo từ etilen glicol và các axit béo. C. Có tên gọi khác là triglixerit. D. Công thức tổng quát là (RCOO)3C3H5. Câu 7: Loại tơ nào được tạo ra nhờ phản ứng trùng hợp? A. Tơ tằm. B. Tơ olon. C. Tơ lapsan. D. Tơ nilon–6. Câu 8: Nhận xét nào sau đây sai về hợp chất C6H5NH2 (có vòng benzen)? A. Là amin bậc I. B. Làm quỳ tím hóa xanh. C. Có tên gọi là anilin. D. Có tính bazo rất yếu. Câu 9: Cacbohiđrat nào trong thành phần phân tử có 6 nguyên tử cacbon? A. Saccarozơ. B. Tinh bột. C. Glucozơ. D. Xenlulozơ. Câu 10: Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định, nguyên nhân do polime… A. là những hợp chất có phân tử khối rất lớn. B. có cấu trúc thay đổi tùy loại polime khác nhau. C. có kích thước phân tử lớn cồng kềnh. D. là những chất không tan trong nước. Câu 11: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, tinh bột, xenlulozơ và fructozơ. Nhận xét sai là A. Có 2 chất gọi là đường. B. Có 2 chất tham gia phản ứng tráng gương. C. Có 3 chất dễ tan trong nước. D. Có 3 chất tham gia phản ứng thủy phân. Trang 1
  2. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 Câu 12: Amin nào sau đây có tên gọi là đimetyl amin? A. C2H5–NH2. B. CH3–NH2. C. CH3–NH–CH3. D. (C2H5)2–NH. Câu 13: Công thức chung nào sau đây là của amin no, đơn chức? A. CnH2n + 3N. B. CnH2n + 1N. C. CnH2n + 2N. D. CnH2n + 4N. Câu 14: Chất hữu nào khi bị đốt cháy trong oxi thu được sản phẩm có chứa N2? A. Protein. B. Chất béo. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ. Câu 15: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lý chung của kim loại? A. Cứng. B. Ánh kim. C. Dẻo. D. Dẫn điện. Câu 16: Cho glyxin tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có công thức là A. H2N–CH2–COONa. B. H2N–CH(CH3)–COONa. C. CH3–CH(NH2)–(COONa)2. D. H2N–CH2–(COONa)2. Câu 17: Thủy phân hoàn toàn 7,4 gam etyl fomat trong dung dịch NaOH dư. Khối lượng muối thu được là A. 6,8 gam. B. 8,2 gam. C. 8,4 gam. D. 9,8 gam. Câu 18: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: – Bước 1: Cho vào hai bình cầu, mỗi bình 10mL etyl fomat. – Bước 2: Thêm 10mL dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20mL dung dịch NaOH 20% vào bình thứ hai. – Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn rồi đun sôi nhẹ, sau đó để nguội. Phát biểu nào sau đây sai? A. Kết thúc bước 2, chất lỏng trong hai bình đều phân thành hai lớp. B. Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm nước nóng). C. Ở bước 3, trong bình thứ hai có xảy ra phản ứng xà phòng hóa. D. Sau bước 3, trong bình thứ hai còn etyl fomat. Câu 19: Từ hai axit béo khác nhau, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu chất béo? A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 20: Nhận xét nào sau đây là sai về chất béo có tên gọi tripanmitin? A. Có công thức phân tử C51H100O6. B. Không làm mất màu dung dịch brom. C. Có 3 liên kết π trong phân tử. D. Ở điều kiện thường là chất rắn. Câu 21: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: (1) ( 2) ( 3) ( 4) CO2 ⎯⎯ (C6H10O5)n ⎯⎯ C6H12O6 ⎯⎯ C2H5OH ⎯⎯ CH3COOC2H5 → → → → Tên gọi của phản ứng không đúng là A. (4) : este hóa. B. (2) : thủy phân. C. (3) : lên men giấm. D. (1) : quang hợp. Câu 22: Peptit X chỉ do các gốc glyxyl tạo nên và có khối lượng phân tử là 246(u). Vậy X thuộc loại A. Tripetit. B. Đipetit. C. Tetrapeptit. D. Pentapepit. Trang 2
  3. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 Câu 23: Cho 13,8 gam hỗn hợp các amin no, đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 21,1 gam muối khan. Số mol HCl đã tham gia phản ứng là A. 0,2. B. 0,3. C. 0,1. D. 0,4. Câu 24: Cho 4,8 gam kim loại R có hóa trị II tác dụng hết với Cl2 thu được 19 gam muối. Vậy R là A. Mg. B. Ca. C. Cu. D. Zn. Câu 25: Cho các phương trình hóa học sau: (a) 2Fe + 6HCl ⎯⎯ 2FeCl3 + 3H2 → (b) Cu + H2SO4 ⎯⎯ CuSO4 + H2. → (c) 4Al + 3O2 ⎯⎯ 2Al2O3. → (d) 2Fe + 3O2 ⎯⎯ 2Fe2O3. → o o t t Số phương trình hóa học viết đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 26: X là amino axit có 1 nhóm COOH, thường gặp trong tự nhiên và có 35,955%O về khối lượng. Cấu tạo của X là A. CH3–CH(CH3)–CH(NH2)–COOH. B. CH3–CH(NH2)–COOH. C. H2N–CH2–CH2–COOH. D. CH3–CH(NH2)–CH(CH3)–COOH. Câu 27: Cho các phát biểu sau: (a) Khi đốt cháy các amin, sản phẩm cháy có khí N2. (b) Aminoaxit ở điều kiện thường là chất khí. (c) Muối natri hoặc kali của axit béo được dùng làm xà phòng. (d) Nước ép của trái chuối chín tham gia phản ứng tráng gương. Nhóm các phát biểu đúng là A. (a), (c). B. (a), (c), (d). C. (a), (d). D. (b), (c), (d). Câu 28: Cho các chất sau: metyl axetat, tristearin, anilin và axit glutamic. Có bao nhiêu chất tác dụng với dung dịch KOH, đun nóng? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. PHẦN II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 29 (1 điểm): Este X no, đơn chức, mạch hở. Thủy phân 3,7 gam X cần dùng 50mL dung dịch KOH 1M (vừa đủ), thu được muối của axit cacboxylic đơn giản nhất. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của X. Câu 30 (1 điểm): 1. Điền vào chỗ ‘‘…’’ để thực hiện các phương trình hóa học sau: + o ⎯⎯⎯ H ,t → ⎯⎯ CH3COOC2H5 + …………. ⎯ a. CH3COOH + ………… b. (C17H31COO)3C3H5 + …H2 (dư) ⎯⎯⎯ ………………………. → o Ni,t c. Cu + …H2SO4 (đặc) ⎯⎯⎯ …………+ SO2 + ……………. → o Ni,t d. Fe + …S ⎯⎯⎯ ………… → o Ni,t Trang 3
  4. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 Câu 31 (0,5 điểm): Cho hỗn hợp gồm 0,04 mol Mg và 0,06 mol Fe vào dung dịch chứa 0,05 mol Cu(NO3)2 và 0,08 mol AgNO3. Tính khối lượng kim loại thu được khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 32 (0,5 điểm): Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin tác dụng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được (m + 36,5) gam muối khan. Mặt khác, cho m gam X trên tác dụng hết với dung dịch NaOH, rồi cô cạn dung dịch thì thu được (m + 17,6) gam muối khan. Tính giá trị của m. ĐỀ SỐ 2 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM): KHOANH TRÒN CÂU CHỌN Câu 1: Nhóm –CO–NH– giữa hai đơn vị α–amino axit gọi là nhóm A. Cacbonyl. B. Cacboxyl. C. Peptit. D. Amit. Câu 2: Công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2nO. B. CnH2nO2. C. CnH2n + 2O2. D. CnH2n + 2O. Câu 3: Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa chín. Công thức cấu tạo của nó là A. C2H5COO–C2H5. B. CH3COO–C2H5. C. C2H5COO–CH3. D. CH3COO–CH3. Câu 4: Nhận xét không đúng về phản ứng thủy phân este no trong môi trường bazo là A. Là phản ứng thuận nghịch. B. Có tên gọi là phản ứng xà phòng hóa. C. Sản phẩm gồm muối và ancol. D. Hiệu suất của phản ứng đạt 100%. Câu 5: Nhận xét nào sau đây không đúng về chất béo? A. Là este ba chức của glixerol và các axit béo. B. Không tan trong nước và nhẹ hơn nước. C. Ở nhiệt độ thường, tồn tại ở dạng lỏng hoặc rắn. D. Có cùng thành phần phân tử với dầu mỡ bôi trơn. Câu 6: Chất béo tripanmitin có công thức cấu tạo thu gọn là A. (C15H31COO)3C3H5. B. (C17H31COO)3C3H5. C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C17H35COO)3C3H5. Câu 7: Công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ được viết gọn là A. CH2OH–[CHOH]4–CHO. B. CH2OH–[CHOH]3–CO–CH2OH. C. CH2OH–[CHOH]3–CHO. D. OHC–[CHOH]4–CHO. Câu 8: Sự kết tủa protein bằng nhiệt gọi là sự..... A. Ngưng tụ. B. Trùng hợp. C. Đông tụ. D. Trùng ngưng. Câu 9: Trong cây mía, hoa thốt nốt và củ cải đường có loại đường là A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Hóa học. Câu 10: Nhận xét nào sau đây không đúng về cấu tạo của xenlulozơ? A. Tạo từ các gốc α – glucozơ. B. Là một polisaccarit Trang 4
  5. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 C. Có dạng mạch dài, không nhánh. D. Có thể viết là [C6H7O2(OH)3]n. Câu 11: Loại polime nào sau đây có nguồn gốc thiên nhiên? A. Polipropilen. B. Tinh bột. C. Tơ nilon–6,6. D. Poli(vinylclorua). Câu 12: X là amin no, đơn chức có 9 nguyên tử hiđro. Số nguyên tử cacbon của X là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: Loại tơ dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” dệt áo rét là A. Visco. B. Nilon–6,6. C. Lapsan. D. Nitron. Câu 14: Nhận xét nào sau đây sai? A. Các nguyên tố kim loại ở nhóm IA (trừ H), IIA, IIIA (trừ B), một phần IVA, VA, VI, các nhóm B, họ lantan, họ actini. B. Sở dĩ kim loại có tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim là do các electron lớp ngoài cùng trong kim loại. C. Khi tác dụng một lực cơ học đủ mạnh lên miếng kim loại làm cho nó bị biến dạng. Sự biến dạng này là do sự trượt lên nhau của các lớp mạng tinh thể. D. Khi nhiệt độ môi trường tăng, độ dẫn điện của các kim loại sẽ giảm. Câu 15: Sự khác nhau cơ bản của phản ứng trùng ngưng so với trùng hợp là A. Điều kiện phản ứng. B. Monome tham gia phản ứng. C. Polime tạo thành sau phản ứng. D. Ngoài polime còn có các phân tử nhỏ. Câu 16: Tính chất vật lý nào của kim loại không phải do các electron tự do gây ra A. Dẻo B. Dẫn nhiệt. C. Dẫn điện. D. Khối lượng riêng. Câu 17: Cho bột Cu dư vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 và Fe(NO3)3, sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X. Thành phần của X gồm A. Ag và Fe. B. Ag. C. Cu, Ag và Fe. D. Cu và Ag. Câu 18: Thủy phân este X bằng NaOH được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là A. C2H3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COO–CH3. Câu 19: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo theo các bước sau: – Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 2 mL dầu dừa và 6 mL dung dịch NaOH 40%. – Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp. – Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 10 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol. B. Thêm dung dịch NaCl bão hòa nóng để làm tăng hiệu suất phản ứng. C. Ở bước 2, nếu không thêm nước, hỗn hợp bị khô thì phản ứng thủy phân kết thúc. D. Trong thí nghiệm này, có thể thay dầu dừa bằng dầu nhờn bôi trơn máy. Câu 20: Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau: (a) Liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị –amino axit được gọi là liên kết peptit. (b) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. Trang 5
  6. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 (c) Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. (d) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các –amino axit. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 21: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Au có độ dẫn điện lớn nhất. B. Hg có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất. C. Cr là kim loại có độ cứng lớn nhất. D. Os là kim loại có khối lượng riêng lớn nhất. Câu 22: Cho 800 gam dung dịch chứa glucozơ tráng gương thì thu được 86,4 gam Ag. Nồng độ phần trăm của glucozơ có trong dung dịch trên là A. 18%. B. 9%. C. 36%. D. 4,5%. Câu 24: Phân tử khối trung bình của tơ nilon–6 là 33.900. Số mắc xích của tơ này là A. 300. B. 400. C. 310. D. 420. Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm xenlulozơ, glucozơ và sacarozơ cần V(L) O2, thu được 6,72L khí CO2. Các khí đo ở đktc. Giá trị của V là A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 6,72. + ⎯⎯ H → Câu 25: Thực hiện hai phản ứng: (1) X + CH3OH ⎯⎯ CH3–CH(NH2)–COO–CH3 + H2O. H+ ⎯⎯→ (2) H2N–CH2–COOH + Y ⎯⎯ H2N–CH2–COO–C2H5 + H2O. Công thức của X và Y lần lượt là A. H2N–CH(CH3)–COOH và C2H5OH. B. H2N–CH(CH3)–COOH và CH3OH. C. H2N–CH2–COOH và C2H5OH. D. H2N–CH2–COOH và CH3OH. Câu 26: Amino axit nào 15,73%N về khối lượng? A. Alanin. B. Glyxin. C. Valin. D. Lysin. Câu 27: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo. (b) Các amin đều ở thể khí. (c) Glucozơ thuộc loại monosaccarit. (d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol. (e) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 28: Số nguyên tử oxi trong phân tử saccarozơ là A. 6. B. 11. C. 22. D. 12. PHẦN II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 29 (1 điểm): Viết các phương trình hóa học để thực hiện chuỗi phản ứng sau: (1) ( 2) ( 3) ( 4) CO2 ⎯⎯ (C6H10O5)n ⎯⎯ C6H12O6 ⎯⎯ C2H5OH ⎯⎯ CH3COOC2H5 → → → → Câu 30 (1 điểm): X là amin no, đơn chức có 23,729%N về khối lượng. 1. Xác định công thức phân tử của X. 2. Viết các đồng phân của X. Trang 6
  7. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 Câu 31 (0,5 điểm): Cho E, Z, F, T đều là các hợp chất hữu cơ no và thỏa mãn các sơ đồ phản ứng sau: (a) E + NaOH → X + Y + Z (b) X + HCl → F + NaCl (c) Y + HCl → T + NaCl Biết: E chỉ chứa nhóm chức este và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi, ME < 168; MZ
  8. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 A. 19,44. B. 9,72. C. 64,80. D. 21,60. Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch saccarozơ có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. B. Tinh bột có phản ứng tráng bạc. C. Glucozơ bị thủy phân trong môi trường axit. D. Xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng. Câu 10: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Glutamic. Câu 11: Sản phẩm khử nào không tạo ra khi cho kim loại tác dụng với HNO3? A. NO2. B. N2. C. NH4NO3. D. N2O5. Câu 12: Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là A. Mật mía. B. Đường phèn. C. Đường kính. D. Mật ong. Câu 13: Quả chuối xanh có chứa chất X làm iot chuyển thành màu xanh tím. Chất X là A. Xenlulozơ. B. Fructozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột. Câu 14: Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,2 mol HCl. Khối lượng muối thu được bằng bao nhiêu gam? A. 12,95 gam. B. 19,1 gam. C. 25,9 gam. D. 28,4 gam. Câu 15: Cây thuốc lá chứa một amin rất độc là A. Nicotin. B. Trimetyl amin. C. Metyl amin. D. Anilin. Câu 16: Amin nào dưới đây là amin bậc hai? A. (CH3)3N. B. (CH3)2CH–NH2. C. CH3NH2. D. (CH3)2NH. Câu 17: Chất nào sau đây trong phân tử chứa hai nhóm NH2? A. Glyxin B. Alanin. C. Lysin. D. Axit glutamic Câu 18: Muối mono natri của amino axit nào được dùng làm mì chính (bột ngọt)? A. Axit glutamic. B. Glyxin. C. Alanin. D. Lysin. Câu 19: Hòa tan 0,64 gam Cu vào dung dịch HNO3 đặc thì thu được a mol một chất khí màu nâu đỏ (không còn sản phẩm khác). Giá trị của a là A. 0,01. B. 0,02. C. 0,03. D. 0,015. Câu 20: Chất nào sau đây phản ứng với Cu(OH)2/OH– tạo dung dịch màu tím? A. Lòng trắng trứng. B. Glucozơ. C. Gly–Gly. D. Tripanmitin. Câu 21: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin? A. 8. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 22: Polime X có phân tử khối là 28.000 và hệ số polime hóa là 1.000. Công thức của X là Trang 8
  9. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 A. (–CH2–CH2–)n. B. (–CF2–CF2–)n (teflon) C. (–CH2–CH(Cl)–)n. D. (–CH2–CH(CH3)–)n. Câu 23: Thủy phân hoàn toàn đipeptit X có công thức là Gly–Ala trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được sản phẩm là A. ClH3N–CH2–COOH và ClH3N–CH(CH3)–COOH. B. ClH3N–CH2–COOH và H2N–CH(CH3)–COOH. C. +H3N–CH2–COO – và +H3N–CH(CH3)–COO –. D. H2N–CH2–COOH và H2N–CH(CH3)–COOH. Câu 24: Tính chất vật lí nào của kim loại được mô tả trong hình ảnh sau? A. Dẻo. B. Dẫn điện. C. Ánh kim. D. Dẫn nhiệt. Câu 25: Cho các loại tơ: tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon–6,6. Số tơ hóa học là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 26: Polime nào sau đây được ứng dụng làm ống nước, vật liệu cách điện, da giả? A. Polietilen. B. Poli(vinylclorua). C. Poli(metylmetacylat) D. Poliisopren. Câu 27: Cho các chất sau: etilenglicol, hexametylenđiamin, axit ađipic, –amino caproic, axit terephtalic. Có bao nhiêu chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng ? A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 28: Bốn kim loại K, Al, Cu và Ag được ấn định không theo thứ tự là X, Y, Z và T. Biết rằng, chỉ có X là tan trong nước và T tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội, Z có tính khử mạnh hơn Y. Các kim loại X, Y, Z và T theo thứ tự là A. K, Cu, Ag và Al. B. Al, K, Cu, và Ag. C. K, Ag, Cu và Al. D. Al, K, Ag và Cu. PHẦN II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 29 (1 điểm): X là hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử C3H6O2. Viết các công thức cấu tạo có thể có của X. Trang 9
  10. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 Câu 30 (1 điểm): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp trong cùng dãy đồng đẳng bằng oxi vừa đủ thu dược 13,44L CO2 (ở đktc) và 15,12 gam H2O. Xác định công thức phân tử các amin trong X. Câu 31 (0,5 điểm): Cho 2,7 gam Al tan hoàn toàn trong HNO3 loãng, thu được 0,02 mol khí X. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 22,7 gam chất rắn khan. Công thức của X. Câu 32 (0,5 điểm): Thuỷ phân hết 0,05 mol hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X (CxHyOzN3) và Y (CnHmO6Nt), thu được hỗn hợp gồm 0,07 mol glyxin và 0,12 mol alanin. Tính khối lượng muối thu được khi thuỷ phân hoàn toàn 0,12 mol Y trong dung dịch NaOH. ĐỀ SỐ 4 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM): KHOANH TRÒN CÂU CHỌN Câu 1: Este X được tạo thành từ axit axetic và ancol etylic. Công thức phân tử của X là A. C4H8O2. B. C4H6O2. C. C4H6O4. D. C4H8O4. Câu 2: Chất nào sau đây không phải là este? A. (CH3CH2COO)2C2H4. B. (CH3CO)2O. C. CH3CH(COOC2H5)2. D. HCOOC2H5. Câu 3: Cho CH3COOCH3 tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, khối lượng muối thu được là A. 16,4 gam. B. 13,6 gam. C. 18,8 gam. D. 19,2 gam. Câu 4: Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức cấu tạo của nó là A. CH3COO–C6H5. B. C6H5COO–C2H5. C. CH3COO–CH2–C6H5. D. C6H5COO–CH3. Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất béo có nhiều ứng dụng trong đời sống. B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa. C. Chất béo là hợp chất thuộc loại trieste. D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit luôn luôn là phản ứng một chiều. Câu 6: Dùng búa đập đoạn dây nhôm, ta thấy dây nhôm không bị vỡ vụn mà chỉ bị dát mỏng hơn. Kết luận, dây nhôm có tính chất nào sau đây? A. Dẻo. B. Dẫn điện. C. Dẫn nhiệt. D. Dẫn điện. Câu 7: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm OH, vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, làm mất màu nước brom. Vậy X là A. Glucozo. B. Tinh bột. C. Xenlulozo. D. Saccarozo. Câu 8: Cho m gam dung dịch glucozơ 10% tráng gương thì thu được 86,4 gam Ag. Giá trị của m là A. 720. B. 800. C. 1440. D. 1600. Câu 9: Nhận xét nào sau đây sai về chất béo? A. Là este ba chức. B. Tạo từ glixerol và các axit béo. Trang 10
  11. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 C. Có tên gọi khác là trisaccarit. D. Công thức tổng quát là (RCOO)3C3H5. Câu 10: Chất không tham gia phản ứng thủy phân (ở điều kiện thích hợp) là A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Tristearin. D. Glucozơ. Câu 11: Hợp chất H2N–CH2–COOH có tên thường là A. Axit 2–aminoetanoic. B. Axit aminoaxetic C. Glyxin. D. Alanin Câu 12: Amin nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường? A. Metylamin. B. Etylamin. C. Đimetylamin. D. Anilin. Câu 13: Ứng dụng nào sau đây không phải của amino axit? A. Muối đinatri glutamat dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt) B. Amino axit thiên nhiên là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống. C. Các amino axit có nhóm –NH2 ở vị trí số 6, 7 là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon. D. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh. Câu 14: Cho 14,04 gam một α–amino axit X (có dạng H2N–R–COOH) phản ứng vừa đủ với NaOH thu được 16,68 gam muối khan. Phân tử khối của X là A. 89. B. 75. C. 117. D. 146. Câu 15: Cho 4,8 gam kim loại R có hóa trị II tác dụng hết với Cl2 thu được 19 gam muối. Vậy R là A. Mg. B. Ca. C. Cu. D. Zn. Câu 16: Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Protein là những polipeptit cao phân tử. B. Protein là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi sự sống. C. Protein đơn giản là những protein được tạo thành từ các gốc α và β–amino axit. D. Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản với phần “phi protein” như lipit, gluxit, axit nucleic, … Câu 17: Peptit có X có công thức cấu tạo sau: Gly–Lys–Ala–Gly–Lys–Val. Thuỷ phân không hoàn toàn X có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau? A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 18: Hiện tượng xảy ra khi đun nóng nóng dung dịch protein là A. Đông tụ. B. Biến đổi màu của dung dịch. C. Tan tốt hơn. D. Có khí không màu bay ra. Câu 19: Peptit với công thức: HOOC–CH2–HN–OC–CH2–NH–OC–CH(CH3)–NH2 có tên là A. Gly–Ala–Ala. B. Ala–Ala–Gly. C. Gly–Gly–Ala. D. Ala–Gly–Gly. Câu 20: Polime nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ? A. Polibuta–1,3–đien. B. Poliacrilonitrin. C. Polietilen. D. Poli(vinyl clorua). Trang 11
  12. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 Câu 21: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng A. trùng hợp. B. xà phòng hóa. C. trùng ngưng. D. thủy phân. Câu 22: Cho polime (–CH2–CHCN–)n. Nhận xét nào sau đây không đúng về polime trên ? A. Có tên là tơ nitron. B. Là vật liệu có tính dẻo. C. Tạo từ mắt xích (–CH2–CHCN–). D. n gọi là hệ số polime hóa. Câu 23: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Cu có khả năng dẫn điện lớn nhất. B. Hg có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất. C. Cr là kim loại có độ cứng lớn nhất. D. Os là kim loại có khối lượng riêng lớn nhất. Câu 24: Trong các ứng dụng sau của các loại polime, ứng dụng nào không đúng? A. Polibuta–1,3–đien được dùng làm cao su. B. Poli (metyl metacrilat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ. C. Tơ nilon–6,6 được dùng làm túi nilon. D. Poli (vinyl clorua) được dùng làm ống nước. Câu 25: Cho các loại tơ: tơ axetat, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon–6, tơ nilon–6,6. Số tơ thuộc loại tơ tổng hợp là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 26: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân triolein, thu được etylen glicol. (b) Trùng ngưng axit ε–aminocaproic, thu được policaproamit. (c) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch alanin, lysin và axit glutamic. (d) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl. Số phát biểu không đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 27: Cho các phát biểu sau đây: (a) Trong máu người, lượng glucozơ với nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,1%. (b) Đường saccarozơ có nhiều trong cây mía, củ cải đường, cây thốt nốt. (d) Mỡ động vật và dầu thực vật chứa nhiều chất béo. (e) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 28: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch AgNO3/NH3 Kết tủa Ag Y Quỳ tím Chuyển màu xanh Z Cu(OH)2 Màu xanh lam T Nước brom Kết tủa trắng Trang 12
  13. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. Etyl fomat, anilin, glucozơ, lysin. B. Anilin, glucozo, lysin, etyl fomat. C. Glucozo, lysin, etyl fomat, anilin. D. Etyl fomat, lysin, glucozo, anilin. PHẦN II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 29 (1 điểm): Viết công thức cấu tạo thu gọn của các chất béo tạo ra từ hai axit béo là panmitic và stearic. Câu 30 (1 điểm): Ngâm một lá kim loại R (hóa trị II) có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl đến khi có 672mL khí H2 (đktc) thoát ra thì khối lượng lá kim loại giảm 1,44%. Xác định R. Câu 31 (0,5 điểm): Cho các sơ đồ phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol: (1) E + 2NaOH → Y + 2Z (2) F + 2NaOH → Z + T + H2O Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C 4H6O4, Z không tham gia phản ứng tráng bạc. Xác định công thức cấu tạo của E, F. Câu 32 (0,5 điểm): Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp hai peptit mạch hở X (C5H10O3N2) và Y (C11H19O6N3) có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3, cần vừa đủ 800mL dung dịch NaOH 1,5M. Dung dịch sau phản ứng chỉ chứa muối của glyxin, alanin và glutamic. Tính giá trị của m. ĐỀ SỐ 5 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM): KHOANH TRÒN CÂU CHỌN Câu 1: Hợp chất C2H5COOCH3 có tên gọi là A. Metyl axetat. B. Metyl propionat. C. Metyl fomat. D. Etyl axetat. Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit? A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Glixerol. D. Tinh bột. Câu 3: Hợp chất nào sau đây chiếm thành phần nhiều nhất trong quả nho? A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Xenlulozơ. D. Saccarozơ. Câu 4: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 5: Chất nào không tan trong nước? A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ. Câu 6: Nhờ có tính ánh kim, nên kim loại được A. dùng làm đồ trang sức, trang trí. B. dùng làm dây dẫn điện. C. dùng làm nhiệt kế. D. dùng vật dụng nấu ăn. Trang 13
  14. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 Câu 7: Khi xà phòng hóa tritstearin ta thu được sản phẩm là A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol. C. C15H31COONa và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol. Câu 8: Những polime thiên nhiên hoặc tổng hợp có thể kéo thành sợi dài và mảnh gọi là A. Chất dẻo. B. Cao su. C. Tơ. D. Sợi. Câu 9: Monome được dùng để điều chế polietilen là A. CH2=CH–CH3. B. CH2=CH2. C. CH≡CH. D. CH2=CH–CH=CH2. Câu 10: Để tác dụng hết 0,1 mol Al thì cần bao nhiêu mol O2? A. 0,3. B. 0,15. C. 0,1. D. 0,075. Câu 11: Axit glutamic là tên gọi của amino axit có cấu tạo nào sau đây? A. CH3CH(NH2)COOH. B. H2N[CH2]2COOH. C. HOOC–CH2CH2CH(NH2)COOH. D. H2NCH2COOH. Câu 12: Một đoạn mạch PVC có khoảng 1000 mắt xích. Hãy xác định khối lượng phân tử của đoạn mạch đó? A. 62.500(u). B. 625.000(u). C. 125.000(u). D. 250.000(u). Câu 13: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ ? A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt. B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín. C. Còn có tên gọi là đường nho. D. Có 0,1% trong máu người. Câu 14: Thể tích nước brom 3% (d = 1,3g/ml) cần dùng để điều chế 4,4 gam 2,4,6–tribrom anilin là A. 164,1ml. B. 49,23ml. C. 146,1ml. D. 16,41ml. Câu 15: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được khí H2 và muối nào sau đây? A. FeSO3. B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3. D. Fe2(SO3)3. Câu 16: Tripeptit là hợp chất trong phân tử có A. 3 liên kết peptit. B. 3 gốc amino axit giống nhau. C. 3 gốc amino axit khác nhau. D. 3 gốc α–amino axit. Câu 17: Khi thủy phân saccarozơ thì thu được A. Glucozơ và fructozơ. B. Fructozơ. C. Glucozơ. D. Ancol etylic. Câu 18: Thủy phân 101,17 gam một peptit Ala–Ala–Ala–Ala thu được hỗn hợp gồm 42,72 gam Ala; m gam Ala–Ala; 27,72 gam Ala–Ala–Ala. Giá trị của m là A. 40,0 B. 59,2 C. 24,0 D. 48,0 Câu 19: Tên gốc chức của CH3–NH2 là A. Metyl amin. B. N–metylmetanamin. C. Metan amin. D. Đimetylamin. Trang 14
  15. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 Câu 20: Trạng thái ở điều kiện thường và tính tan của các chất béo không no là A. Chất lỏng không tan trong nước. B. Chất lỏng dễ tan trong nước. C. Chất rắn dễ tan trong nước. D. Chất rắn không tan trong nước. Câu 21: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên? A. Cao su buna. B. PVC. C. Amilozơ. D. Nilon–6,6 Câu 22: Thuỷ phân không hoàn toàn tetra peptit X, ngoài các – amino axit còn thu được các đipetit: Gly–Ala; Phe–Val; Ala–Phe. Cấu tạo của X là A. Val–Phe–Gly–Ala. B. Ala–Val–Phe–Gly. C. Gly–Ala–Val–Phe D. Gly–Ala–Phe – Val. Câu 23: Công thức tổng quát của amin no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2n+1NH2. B. CnH2n+3N. C. CnH2n+1N. D. CnH2n+2N. Câu 24: Cho các phát biểu sau: (a) Peptit là hợp chất được hình thành từ 2 đến 50 gốc – amino axit. (b) Tất cả các peptit đều phản ứng màu biure. (c) Từ 3 – amino axit chỉ có thể tạo ra 3 tripeptit khác nhau. (d) Khi đun nóng dung dịch peptit với dung dịch NaOH, sản phẩm sẽ có phản ứng màu biure. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 26: Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào dung dịch chứa chất X, thấy xuất hiện màu xanh tím. Vậy X là A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ. Câu 27: Cho các dung dịch: etylamin, anilin, glyxin, alanin, lysin. Có bao nhiêu dung dịch làm xanh quỳ tím? A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 28: Cho 13 gam kim loại R (hóa trị 2) tác dụng hết với H2SO4 loãng thu được 0,2 mol H2. Vậy R là A. Fe. B. Al. C. Zn. D. Mg. PHẦN II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 29 (1,0 điểm): Viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau: a. Thủy phân saccarozo. b. Glyxin tác dụng dung dịch NaOH. c. Glucozo lên men ancol (rượu). d. Metylaxetat tác dụng dung dịch KOH, đun nóng. Trang 15
  16. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 Câu 30 (1 điểm): Cho 7,5 gam α–amino axit X (dạng H2N–R–COOH) phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 1M thu được muối Y. a. Xác định công thức cấu tạo của X. b. Cho toàn bộ muối Y phản ứng với dung dịch NaOH dư rồi cô cạn. Tính khối lượng muối khan tạo thành. Câu 31 (0,5 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 34,32 gam triglixerit X, thu được H2O và 2,2 mol CO2. Mặt khác, 34,32 gam X tác dụng được tối đa với 0,04 mol Br2 trong dung dịch. Tính khối lượng của muối thu được khi cho 17,16 gam X tác dụng hết với dung dịch KOH. Câu 32 (0,5 điểm): Cho a mol bột Fe và 0,06 mol Mg vào dung dịch chứa 0,16 mol Cu(NO3)2. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,48 gam kim loại. Tính giá trị của. ĐỀ SỐ 6 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM): KHOANH TRÒN CÂU CHỌN Câu 1: Este thơm X có công thức cấu tạo thu gọn C6H5COOCH=CH2. Tên gọi của X là A. Anlyl benzoat. B. Vinyl benzoat. C. Phenyl acrylat. D. Benzyl acrylat. Câu 2: Sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây luôn giải phóng khí H2? A. H2SO4 loãng. B. HNO3 đặc nóng. C. HNO3 loãng. D. H2SO4 đặc nóng. Câu 3: Este nào dưới đây không làm mất màu dung dịch nước brom? A. Etyl acrylat B. Vinyl axetat C. Metyl fomat D. Etyl axetat Câu 4: Đun 4,6 gam axit fomic với 4,6 gam metanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng kết thúc, thu được 4,5 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là A. 62,5%. B. 75%. C. 88%. D. 90%. Câu 5: Để có được bơ thực vật từ dầu thực vật ta phải A. Hiđro hóa axit béo. B. Đề hiđro hóa lipit. C. Hiđro hóa chất bẻo lỏng. D. Xà phòng hóa chất béo lỏng. Câu 6: Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol? A. Dầu vừng (mè). B. Dầu lạc (đậu phộng). C. Dầu dừa. D. Dầu luyn. Câu 7: Cho triolein lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 8: Trong các cacbohiđrat sau, chất nào không bị thuỷ phân? A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ. Câu 9: Lấy 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được a mol khí. Giá trị của a là A. 0,1. B. 0,15. C. 0,2. D. 0,25. Trang 16
  17. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 Câu 10: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ? A. [C6H7O2(OH)3]n. B. [C6H10O5(OH)3]n. C. [C6H7O2(NO3)3]n. D. [C6H10O5(NO3)3]n. Câu 11: Nhận xét nào sau đây sai? A. Ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh. B. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt. C. Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc. D. Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh xuất hiện màu xanh. Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là A. 3,15. B. 5,25. C. 6,20. D. 3,60. Câu 13: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc I? A. (CH3)3N. B. CH3NHCH3. C. CH3NH2. D. CH3CH2NHCH3. Câu 14: Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) là do hỗn hợp một số amin (nhiều nhất là trimetylamin) gây nên. Vì thế để khử mùi tanh của cá, người ta thường dùng A. Nước vôi. B. Phèn chua. C. Giấm. D. Axit clohiđric. Câu 15: Cho m gam Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc thu được (m + 0,32) gam hai kim loại. Nồng độ mol/L của dung dịch CuSO4 ban đầu là A. 0,1M. B. 0,25M. C. 0,15M. D. 0,2M. Câu 16: Cho 3 gam hỗn hợp gồm anilin, metylamin, đimetylamin và đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HC1 1M. Khối lượng muối thu được là A. 4,825 gam. B. 3,73 gam. C. 3,925 gam. D. 4,46 gam. Câu 17: Hợp chất H2NCH2COOH có tên là A. Glyxerin. B. Anilin. C. Glixin. D. Alanin. Câu 18: Trong dung dịch, ion nào sau đây oxi hóa được kim loại Cu? A. Fe2+. B. Al3+. C. Ag+. D. Mg2+. Câu 19: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ? A. H2N–CH2CH2–CONH–CH2COOH. B. H2N–CH2CH2–CONH–CH2CH2COOH C. H2N–CH2–CONH–CH(CH3)–COOH. D. H2N–CH2CONH–CH2CONH–CH2COOH. Câu 20: Số liên kết peptit trong phân tử Gly–Ala–Ala–Gly là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 21: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure? A. Ala–Gly. B. Ala–Gly–Gly. C. Gly–Ala–Gly. D. Ala–Ala–Gly–Gly. Câu 22: Đốt cháy 0,12 mol peptit X tạo nên từ các gốc glyxyl được 0,72 mol CO2. Vậy X là A. Tetrapeptit. B. Đipeptit. C. Tripeptit. D. Pentapeptit. Câu 23: Phân tử polime nào sau đây chỉ chứa hai loại nguyên tố là cacbon và hidro? Trang 17
  18. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Hóa học 12 A. Poli(vinyl clorua). B. Poliacrilonitrin. C. Poli(vinyl axetat). D. Polietilen Câu 24: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Poli (etylen terephtalat). B. Poli acrilonnitrin C. PoliStiren. D. Poli (metyl metacrylat). Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo. B. PE được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. C. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp. D. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. Câu 26: Tơ lapsan thuộc loại A. Tơ poliamit. B. Tơ axetat. C. Tơ polieste. D. Tơ visco. Câu 27: Kim loại R tác dụng hết với Cl2 dư, thu được muối RCl2. Vậy R không thể là A. Zn. B. Fe. C. Ca. D. Mg. Câu 28: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon–6,6 là 27.346(u) và của một đoạn mạch tơ nilon–6 là 17.176(u). Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon–6,6 và nilon–6 nêu trên lần lượt là A. 113 và 152. B. 121 và 114. C. 121 và 152. D. 113 và 114. PHẦN II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 29 (1 điểm): Nêu hiện tượng quan sát được khi: a. Nhúng đinh Fe vào dung dịch CuSO4. b. Cho một ít vụn đồng vào dung dịch H2SO4 đặc nóng. Câu 30 (1 điểm): Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 3 chất dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: metyl amin, glyxin, axit glutamic. Câu 31 (0,5 điểm): Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp gồm este X (C3H6O2) và este Y (C7H6O2) cần dùng vừa đủ 320mL dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam hỗn hợp Z gồm ba muối. Tính giá trị của m là Câu 32 (0,5 điểm): Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Tính giá trị của m. –––––––––––HẾT–––––––––––– Trang 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2