intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Chu Huy Mân, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Chu Huy Mân, Bắc Trà My’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Chu Huy Mân, Bắc Trà My

  1. PPHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG PTDTBT THCS MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 CHU HUY MÂN Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn chữ cái A, B, C, D đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy bài làm. Câu 1. Nhà máy điện mặt trời là ứng dụng không thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Hóa học. B. Vật lý. C. Thiên văn học. D. Sinh học. Câu 2. Quy định nào sau đây không được làm trong phòng thực hành? A. Ăn, uống trong phòng thực hành. B. Nhận biết các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm. C. Tiến hành thí nghiệm khi có giáo viên hướng dẫn. D. Mặc trang phục gọn gàng, nữ buộc tóc, đeo gang tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và thiết bị khác. Câu 3. Để đo chiều dài người ta dùng dụng cụ nào? A. Bình chia độ. B. Thước dây. C. Đồng hồ. D. Nhiệt kế. Câu 4. Nhiệt độ là số đo A. mức độ nóng, lạnh của một vật. B. đại lượng thời gian. C. mức độ cao, thấp của một vật. D. đại lượng chiều dài. Câu 5. Đơn vị hợp pháp đo thời gian của Việt Nam là gì? A. Giây. B. Phút. C. Giờ. D. Ngày. Câu 6. Đâu là ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về chiều dài? A. Trời mùa hè nắng phản chiếu xuống mặt đường cảm giác như 12h trưa, nhưng thật ra chỉ mới 8h sáng. B. Giác quan chúng ta cảm thấy mặc chiếc áo nóng vì màu sắc tối, nhưng khi mặc vào lại mát do chất liệu vải mát. C. Khi cho chiếc đũa vào cốc thủy tinh, quan sát ta thấy chiếc đũa biến dạng. D. Giác quan chúng ta cảm nhận chiếc bút bi có chiều dài 15 cm, nhưng khi dùng thước kẻ để đo chiều dài bút bi thì ta đo được chiều dài thực của bút là 14 cm. Câu 7. Đâu là vật thể nhân tạo? A. Cây hoa đào. B. Con chó. C. Con sông. D. Xe đạp. Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai? A. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. B. Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng. C. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. D. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Câu 9. Trong không khí oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích? A. 21%. B. 79%. C. 78%. D. 15%. Câu 10. Vật liệu bằng kim loại không có tính chất nào sau đây? A. Tính dẫn điện. B. Tính dẫn nhiệt. C. Dễ bị ăn mòn, bị gỉ. D. Cách điện tốt. Câu 11. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu Câu 12. Loại nhiên liệu có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn là A. khí. B. lỏng. C. rắn. D. hóa thạch. Bài 13. Các loại lương thực cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
  2. A. Carbohydrate (chất đường, bột). B. Protein (chất đạm). C. Lipit (chất béo). D. Vitamin. Câu 14. Chất tinh khiết A. có tính chất khó xác định. B. có tính chất thay đổi tùy theo thành phần. C. chỉ có 1 chất duy nhất. D. chứa từ 2 chất trở lên. Câu 15. Tế bào có hình sao là tế bào A. thần kinh. B. hồng cầu. C. cơ. D. biểu bì. Câu 16. Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp? A. Carotenoid. B. Xanthopyll. C. Phycobilin. D. Diệp lục. Câu 17. Lá cây thuộc cấp độ tổ chức nào? A. Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan. D. Hệ cơ quan. Câu 18.Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào? A. Con chó. B. Trùng biến hình. C. Con ốc sên. D. Con cua. Câu 19. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia đối với sinh vật là tên gọi gì? A. Tên khoa học. B. Tên vùng miền. C. Tên phổ thông. D. Tên địa phương. Câu 20. Tên khoa học của loài được hiểu là A. cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. B. tên giống + tên loài + (tên tác giả, năm công bố). C. cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu. D. tên loài + tên giống + (tên tác giả, năm công bố). II.TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21. (1,0 điểm) Chỉ ra thao tác sai khi dùng cân đồng hồ bằng cách đánh dấu X vào cột 2 của bảng. Nêu cách khắc phục để thu được kết quả đo chính xác (ghi vào cột 3 của bảng). Thao tác Sai Cách khắc phục ( nếu thao tác sai) 1. Đặt cân trên bế mặt không bằng không. 2. Để vật lệch một bên trên đĩa cân. 3. Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ. 4. Để vật cồng kềnh trên đĩa cân. Câu 22. (1,0 điểm) Nêu 5 biện pháp sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững? Câu 23. (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào? Câu 24. (1,0 điểm) Dựa vào sơ đồ, kể tên các giới sinh vật. Lấy ví dụ cho mỗi giới?
  3. Câu 25. (1,0 điểm ) Quan sát mô hình tranh ảnh, xác định các hệ cơ quan của cơ thể người. Gồm những cơ quan nào? ----------------HẾT----------------
  4. KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (ĐỀ CHÍNH THỨC) I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng ghi 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A B A A D D D A D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B A A C A D C B D B II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Đáp án Câu Điểm Thao tác Sai 1. Đặt cân trên bế mặt không X bằng không. 0,25 điểm 2. Để vật lệch một bên trên X đĩa cân. 0,25 điểm Câu 21 3. Đặt mắt vuông góc với (1,0 điểm) mặt đồng hồ. 0,25 điểm 4. Để vật cồng kềnh trên đĩa X cân. 0,25 điểm
  5. - 5 biện pháp sử dụng nguyên liệu an toàn hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững: + Đổi mới công nghệ khai thác, chế biến; + Kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường; 0,2 điểm + Khai thác các nguồn nguyên 0,2 điểm Câu 22 liệu có kế hoạch; 0,2 điểm (1,0 điểm) + Sử dụng đúng cách nguồn tài 0,2 điểm nguyên thiên nhiên mà không 0,2 điểm làm tổn hại đến hệ sinh thái và môi trường. + Thăm dò, nghiên cứu các loại nguyên liệu mới phù hợp và góp phần bảo vệ môi trường. Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào. 0,33 điểm -Trong cơ thể đa bào: + sự lớn lên và sinh sản của tế 0,33 điểm bào làm tăng số lượng tế bào, Câu 23 giúp cơ thể sinh vật lớn lên. 0,34 điểm (1,0 điểm) + Tế bào mới thay thế các tế bào già, tổn thương hoặc chết. - Trong cơ thể đơn bào, sự lớn lên là do sự tăng lên của kích thước tế bào. - Năm giới của sinh vật + Giới Khởi sinh: vi khuẩn. + Giới Nguyên sinh: trùng đế 0,2 điểm giày, trùng biến hình. 0,2 điểm Câu 24 + Giới Nấm: nấm men, mấn 0,2 điểm (1,0 điểm) sợi, nấm đảm, địa y. 0,2 điểm + Giới Thực vật: rêu, quyết 0,2 điểm trần, hạt trần, hạt kín. +Giới Động vật: hổ, hưu, nai, ….
  6. Hệ cơ quan và các cơ quan của cơ thể người. Hệ cơ quan của Các cơ quan - Hệ tiêu hoá - Miệng, thực quản, dạ dày, ruột, gan, tụy, hậu môn. 0,33 điểm Câu 25 (1,0 điểm) - Hệ tuần hoàn - Tim, các mạch0,33 điểm máu, máu. 0,34 điểm - Hệ thần kinh - Não, tuỷ sống, hạch và các dây thần kinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2