intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 8 TỔ KHOAHỌC XÃ HỘI Thời gian làm bài: 45 phút Hình thức kiểm tra: 100% trắc nghiệm, trên Azota. Tên chủ đề Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng Vận dụng thấp cao Chủ đề 1 -Quá trình xâm lược -Lí giải nguyên nhân -Nhận xét - Bài học Châu Á thế kỉ Trung Quốc Trung Quốc bị các đặc điểm kinh XVIII- đầu thế kỉ -Nguyên nhân, kết quả nước đế quốc xâu chính sách nghiệm XX của cách mạng Tân xé. thuộc địa của quan trọng Hợi. -Hiểutính chất của thực dân nhất rút ra cách mạng Tân Hợi. phương Tây từ phong -Hiểu vì sao Thái ở Đông Nam trào đấu Lan vẫn giữ được Á tranh của độc lập -So sánh nhân dân -Hiểuvì sao Nhật điểm khác Trung Bản thoát ra khỏi sự của Nhật Quốc xâm lược của tư bản Bản so với phương Tây hầu hết các Hiểu nguyên nhân nước châu Á thất bại của phong từ nửa sau trào giải phóng dân tkXIX tộc ở Đông Nam Á. Số câu:11 3 5 2 1 Số điểm: 3.25 1 1.5 0.5 0.25 Tỉ lệ32.5% Chủ đề 2 -Nhiệm vụ công -Hiểu được ý nghĩa -Liên hệ ảnh Cách mạng tháng nghiệp hóa xã hội chủ của cách mạng tháng hưởng của Mười Nga năm nghĩa ở Liên Xô Mười Nga CM tháng 1917 và công -Xác định yếu tố đã Mười Nga -Thành tựu lớn nhất cuộc xây dựng khiến tình trạng đối với cách của công cuộc xây CNXH ở Liên khủng hoảng kinh mạng thế dựng chủ nghĩa xã hội Xô (1921-1941) tế-chính trị ở Nga giới và Việt ở Liên Xô đầu thế kỉ XX trở Nam. -Tình hình nước Nga nên trầm trọng sau Cách mạng tháng -Hiểu được vì sao Hai năm 1917 ở nước Nga lại có 2 cuộc cách mạng. Số câu: 8 3 3 2 Số điểm:3 1 1 1 Tỉ lệ: 30%
  2. Chủ đề 3 -Tình hình châu Âu Châu Âu và nước sau CTTG I. Mĩ giữa hai cuộc -Nguyên nhân dẫn đến CTTG (1918- cuộc khủng hoảng 1939) kinh tế -Biện pháp được các nước Anh, Pháp, Mĩ áp dụng để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế -Ngành công nghiệp phát triển nhất của Mỹ trong thập niên 20 -Cáchcách giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ Số câu: 5 5 Số điểm: 1.5 1.5 Tỉ lệ: 15% Chủ đề 4 -Các nước khối phát -Lí giải mục đích -Rút ra bài Chiến tranh thế xít mặt trận Đồng minh học lịch sử giới thứ hai -Nguyên nhân trực thành lập (1939-1945) tiếp bùng nổchiến -Lí giải tính chất tranh thế giới thứ hai. cuộc chiến tranh -Chiến thuật của Đức thay đổi khi Liên Xô trong thời gian đầu tham chiến. của chiến tranh. Số câu: 6 3 2 1 Số điểm: 2.25 1 1 0.25 Tỉ lệ: 22.5% Tổng số Câu 14 10 4 2 Tổng số điểm: 4.5 3.5 1.5 0.5 Tỉ lệ 45% 35% 15% 5%
  3. TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP: 8A NĂM HỌC: 2021 - 2022 HỌ VÀ TÊN: ……………………… MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 8 THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Câu 1: Tại sao có rất nhiều nước cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc? A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh. B. Vì Trung Quốc đất rộng, người đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh. D. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp. Câu 2: Mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, thực dân Anh đã làm gì? A. Khuất phục triều đình Mãn Thanh. B. Câu kết với các đế quốc khác để xâu xé Trung Quốc. C. Tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện. D. Tiến hành chiến tranh với nước đế quốc Âu, Mĩ, Nhật Bản. Câu 3: Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ? A. Khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương (10-10-1911). B. Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (2-1912). C. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh (29-12-1911). D. Sắc lệnh "Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh (9-5-1911). Câu 4: Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. Đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế Trung Quốc. B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á. C. Không bảo vệ quyền lợi cho công nhân giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu cách mạng Tân Hợi trên thực tế đã kết thúc? A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ. B. Tôn Trung Sơn từ chức Tổngthống, Viên Thế Khải lên thay. C. Khởi nghĩa Vũ Xương bị thất bại. D. Triều đình Mãn Thanh câu kết với đế quốc đàn áp cách mạng Câu 6: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là A. phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất. B. phải kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. C. phải sử dụng bạo lực cách mạng để giành độc lập. D. phải có sự liên kết với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 7: Vì sao cuối thế kỷ XIX, Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị? A. Do chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của Rama V. B. Do nhà nước phong kiến Xiêm còn mạnh. C. Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa. D. Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ. Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? A. Nổ ra ngay khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược. B. Diễn ra liên tục, quyết liệt nhưng đều thất bại. C. Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
  4. D. Các nước đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược chủ nghĩa thực dân. Câu 9: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các nước Đông Nam Á thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây? A. Kẻ thù xâm lược rất mạnh. B. Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai. C. Các cuộc đấu tranh thiếu tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn. D. Chưa có sự đoàn kết với phong trào cách mạng trên thế giới. Câu 10: Vì sao Nhật Bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây? A. Vì Nhật có chính sách ngoại giao tốt. B. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển. C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ. D. Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh. Câu 11: Từ nửa sau thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì khác so với hầu hết các nước ở Châu Á? A. Bịcác nước tư bảnphương Tây dòm ngó, âm mưu xâm lược. B. Chếđộ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng. C. Nhànước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”. D. Giaicấp thống trị sớm nhận thức vai trò của cải cách và đã mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước. Câu 12: Mục tiêu khi thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. B. đầu tư cho phát triển công nghiệp chế tạo máy. C. xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. D. làm cơ sở để cải tạo nền công nghiệp. Câu 13: Thành tựu lớn nhất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1921-1941 là gì? A. Đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được tăng lên. B. Hơn 60 triệu người dân Liên Xô thoát nạn mù chữ. C. Liên Xô từ một nước nông nghiệp (chiếm 2/3 tổng sản phẩm kinh tế quốc dân) trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. D. Liên Xô từ một nước công nghiệp (chiếm 2/3 tổng sản phẩm kinh tế quốc dân) trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Câu 14: Sau Cách mạng tháng Hai (1917), ở Nga đã xuất hiện hiện tượng gì đặc biệt? A. Chính quyền phong kiến và tư sản cùng tồn tại. B. Chính phủ tư sản và công nhân cùng tồn tại. C. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính cùng tồn tại. D. Chính quyền công nhân và nông dân cùng tồn tại. Câu 15. Nước Nga phải tiến hành liên tiếp hai cuộc cách mạng năm 1917 không xuất phát từ lý do nào sau đây? A. Chế độ Nga hoàng chưa được lật đổ. B. Sau cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song tồn tại. C. Chính quyền chưa nằm trong tay nhân dân lao động. D. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục tham gia chiến tranh. Câu 16: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? A. Lật đổ nền thống trị của phong kiến, tư sản, đưa người lao động lên nắm chính quyền. B. Giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga. C. Tạo ra sự đối lập giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa với hệ thống xã hội chủ nghĩa. D. Chỉ ra cho giai cấp công nhân, dân tộc thuộc địa con đường đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Câu 17: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là A. đập tan áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ. B. tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. C. cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế giới. D. đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế.
  5. Câu 18: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam? A. Mở ra một con đường giải phóng mới cho dân tộc Việt Nam. B. Tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng cộng sản ở Việt Nam. C. Giải quyết thành công cuộc khủng hoảng. D. Khẳng định con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Câu 19: Xác định yếu tố nào đã khiến tình trạng khủng hoảng kinh tế - chính trị ở Nga đầu thế kỉ XX trở nên trầm trọng? A. Chính sách thống trị phản động của Nga hoàng. B. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân dâng cao. C. Nước Nga tham gia cuộc chiến tranh đế quốc và liên tiếp thất bại. D. Nạn đói liên tiếp xảy ra ở Nga. Câu 20: Một trong những nét nổi bật của tình hình các nước châu Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. các nước thắng trận thu được nhiều nguồn lợi nên giàu lên nhanh chóng. B. Anh vươn lên mạnh mẽ, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản. C. các nước tư bản ở châu Âu bước vào thời kì ổn định và phát triển phồn vinh. D. các nước thắng trận và bại trận đều suy sụp về kinh tế, mất ổn định về chính trị - xã hội. Câu 21: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là A. tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). B. tác động của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản châu Âu. C. mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản không được giải quyết triệt để. D. các nước tư bản sản xuất ồ ạt dẫn đến tình trạng “cung” vượt quá “cầu”. Câu 22: Biện pháp được các nước Anh, Pháp, Mĩ áp dụng để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì? A. Thiết lập chế độ độc tài phát xít. B. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. C. Cải cách kinh tế - xã hội. D. Áp dụng “Chính sách kinh tế mới”. Câu 23: Ngành công nghiệp phát triển nhất của Mỹ trong thập niên 20 là A. sản xuất ô tô. B. dầu lửa. C. thép. D. than. Câu 24: Tổng thống Ru-dơ-ven đã làm gì để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng? A. Thực hiện chính sách mới. B. Giải quyết nạn thất nghiệp. C. Tổ chức lại sản xuất. D. Phục hưng công nghiệp. Câu 25: Khối Phát xít gồm những nước: A. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. B. Đức, I-ta-li-a, Pháp. C. Nhật Bản, Anh, Pháp. D. Đức, Nhật Bản, Anh. Câu 26: Chiến tranh thế giới thứ hai được mở đầu bằng sự kiện nào? A. Quân Đức chiếm Tiệp Khắc. B. Sát nhập Áo vào Đức. C. Quân Đức tấn công Ba Lan. D. Anh tuyên chiến với Đức. Câu 27: Trong thời gian đầu của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), phát xít Đức đã thực hiện chiến thuật A. đánh bền bỉ, lâu dài. B. bao vây, đánh tỉa bộ phận. C. vừa đánh vừa đàm phán. D. chiến thuật chớp nhoáng, đánh nhanh thắng nhanh. Câu 28: Vì sao tháng 1/1942, mặt trận Đồng minh thành lập?
  6. A. chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở châu Âu. B. trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mĩ. C. đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. D. liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô. Câu 29: Trên cơ sở phân tích những nét cơ bản của chiến tranh thế giới thứ hai, theo em bài học quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới là gì? A. Phải giải quyết hài hòa lợi ích giữa các quốc gia dân tộc. B. Các nước trên thế giới phải có sự thống nhất về đường lối và kiên quyết đấu tranh để chống lại các thế lực hiếu chiến. C. Phải có sự nhân nhượng phù hợp với các thế lực hiếu chiến. D. Chấp nhận hi sinh lợi ích của dân tộc để đổi lấy hòa bình. Câu 30: Vì sao khi Liên Xô tham chiến tính chất chiến tranh thế giới thứ hai lại thay đổi? A. Vì cuộc chiến tranh của Liên Xô là cuộc chiến tranh vệ quốc. B. Vì Liên Xô là lực lượng hòa bình, dân chủ. C. Vì Liên Xô và Đức có sự đối lập về thể chế chính trị. D. Vì Liên Xô không phải là lực lượng chủ động gây chiến. -----o----HẾT----o----- ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: LỊCH SỨ - KHỐI 8 Câu Đáp án Điểm 1. B 0.25 2. C 0.5 3. D 0.25 4. D 0.25 5. B 0.25 6. B 0.25 7. A 0.25 8. D 0.25 9. D 0.25 10. C 0.25 11. D 0.5 12. A 0.25 13. C 0.5
  7. 14. C 0.25 15. D 0.5 16. C 0.25 17. C 0.5 18. A 0.5 19. C 0.25 20. D 0.25 21. D 0.25 22. C 0.5 23. A 0.25 24. A 0.25 25. A 0.25 26. C 0.25 27. D 0.5 28. C 0.5 29. B 0.25 30. A 0.5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2