intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:267

63
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng "Phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng xanh tại NHTM Việt Nam; Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển tín dụng xanh tại NHTM Việt Nam; Đề xuất hàm ý chính sách góp phần phát triển tín dụng xanh tại NHTM Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC HUY PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 09 NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC HUY PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng MÃ SỐ: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ LOAN TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 09 NĂM 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị Tiến sĩ tại bất cứ một cơ sở đào tạo nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án. TP. HCM, ngày 05 tháng 09 năm 2023 Nguyễn Quốc Huy
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy/cô, đặc biệt là quý thầy/ cô trực tiếp giảng dạy lớp nghiên cứu sinh K24 đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm và hỗ trợ cho tác giả trong suốt thời gian theo học tại Trường. Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn và kính trọng đến giảng viên hướng dẫn khoa học Cô PGS. TS. Nguyễn Thị Loan đã rất tâm huyết ủng hộ, động viên, khuyến khích và chỉ dẫn tận tình cho tác giả thực hiện và hoàn thành luận án này. Tác giả cũng bày tỏ lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và cán bộ tại các ngân hàng thương mại, các cán bộ, nhân viên ngân hàng đã tham gia trả lời phỏng vấn, khảo sát của tác giả. Tác giả cũng cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận án. Tác giả dù đã hết sức nỗ lực nhưng luận án chắc chắn không thể tránh được những khiếm khuyết, rất mong nhận đươc những ý kiến đóng góp chân thành của Quý Thầy/Cô và bạn bè. Trân trọng cảm ơn! TP. HCM, ngày 05 tháng 09 năm 2023 Tác giả Nguyễn Quốc Huy
  5. iii TÓM TẮT LUẬN ÁN Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, môi trường ô nhiễm đang ảnh hưởng tới sự ổn định môi trường sống của con người và là vấn đề khiến hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm. Bên cạnh đó, tín dụng xanh mới chỉ bước đầu được một số các ngân hàng thương mại quan tâm triển khai bởi những lợi ích của việc trở thành ngân hàng xanh chưa thực sự rõ ràng. Chủ yếu các ngân hàng thương mại (NHTM) hiện nay vẫn chỉ xoay quanh tài trợ các dự án xanh do Chính phủ đề xuất chứ chưa thực sự chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp. Với lí do, luận án đã tổng hợp, hệ thống hóa và phát triển, bổ sung các vấn đề lý luận về tính dụng xanh. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xác định thành phần của khái niệm phát triển tín dụng xanh dựa trên việc khảo sát cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm định mô hình đo lường và phương pháp nghiên cứu bao gồm hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ bao gồm hai bước nghiên cứu: (1) nghiên cứu định tính, thông qua phương pháp thảo luận nhóm 30 nhà quản lý dùng để khám phá, điều chỉnh và hình thành mô hình nghiên cứu, cũng như để xây dựng thang đo lường cho một số khái niệm trong mô hình nghiên cứu, (2) nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn với bảng câu hỏi và mẫu có kích thước là 400 cán bộ, nhân viên ngân hàng. Thang đo được đánh giá sơ bộ theo dữ liệu của nghiên cứu này thông qua độ tin cậy Cronbach’s apha và EFA, CFA và SEM. Phương pháp định lượng, thông qua kỹ thuật phỏng vấn với mẫu có kích thước là 1050 cán bộ, nhân viên ngân hàng. Luận án đã hoàn thành được ba mục tiêu đề ra và đánh giá kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy tất cả tám yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển tín dụng xanh. Tám yếu tố bao gồm: (1) Chính sách hỗ trợ, (2) Năng lực tài chính, (3) Chiến lược Marketing, (4) Công nghệ ngân hàng, (5) Chất lượng nguồn nhân lực, (6) Quản trị rủi ro, (7) Khung pháp lý và (8) Chính sách môi trường với mức ý nghĩa là 5%. Trên cơ sở kết quả, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách để góp phần phát triển tín dụng xanh cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Xanh, tín dụng, phát triển, ngân hàng, tín dụng xanh.
  6. iv ABSTRACT In recent years, climate change, depletion of natural resources, and environmental pollution have affected the stability of the human living environment and are issues that concern most countries worldwide. Besides, green credit has only been initially interested in implementing by some commercial banks because the benefits of becoming a green bank are not clear. Most commercial banks currently only revolve around financing green projects proposed by the Government but have not actively supported businesses. For that reason, the dissertation has synthesized, systematized, developed, and supplemented theoretical issues on green credit. This study was conducted to determine the components of green credit development based on a survey of officers and employees working at Vietnamese commercial banks. The research method used to test the measurement and research model includes two main steps: preliminary research and formal research. Primary research consists of two studies: (1) qualitative research, through a group discussion method of 30 managers used to discover, adjust, and form research models, as well as to build ladders measurement for some concepts in the research model, (2) quantitative research was conducted through interviews with questionnaires and a sample size of 400 bank employees. The scale is preliminarily evaluated according to the data of this study through the reliability of Cronbach's alpha and EFA, CFA, and SEM. The formal research was conducted quantitatively through interviews with a sample size of 1050 bank officers and employees. The dissertation has completed the three objectives set out and evaluated the results of the linear structural model showing that all eight factors positively influence the development of green credit. Eight factors include (1) Support policy, (2) Financial capacity, (3) Marketing strategy, (4) Banking technology, (5) Quality of human resources, (6) Management of risk, (7) Legal framework, and (8) Environmental policy at the 5% significance level. Based on the research results, the author proposes eight policy implications to contribute to the development of green credit for Vietnamese commercial banks in the future. Keywords: Green, credit, development, banking, green credit.
  7. v MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Tóm tắt luận án Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình ảnh CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung....................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ........................................................ 4 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ..................................................... 6 1.6 Đóng góp mới của đề tài ................................................................................... 6 1.6.1 Đóng góp mới về mặt học thuật ............................................................. 6 1.6.2 Đóng góp mới về mặt thực tiễn chính sách............................................ 7 1.7 Bố cục của đề tài ............................................................................................... 7 Tóm tắt chương 1........................................................................................... 8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............... 9 2.1 Các lý thuyết nền tảng ...................................................................................... 9 2.1.1 Kinh tế xanh ........................................................................................... 9 2.1.2 Tài chính xanh ...................................................................................... 10 2.1.3 Tăng trưởng xanh ................................................................................. 11
  8. vi 2.1.4 Ngân hàng xanh ................................................................................... 12 2.1.5 Doanh nghiệp xanh .............................................................................. 13 2.2 Các khái niệm liên quan đến phát triển tín dụng xanh tại NHTM.................. 14 2.2.1 Khái niệm tín dụng xanh tại NHTM .................................................... 14 2.2.2 Đặc điểm của tín dụng xanh ................................................................. 16 2.2.3 Mục tiêu của tín dụng xanh .................................................................. 17 2.2.4 Vai trò của tín dụng xanh ..................................................................... 17 2.2.5 Phân loại tín dụng xanh ........................................................................ 17 2.2.6 Phát triển tín dụng xanh tại NHTM ..................................................... 19 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng xanh ....................................... 24 2.3.1 Chất lượng nguồn nhân lực .................................................................. 24 2.3.2 Chiến lược Marketing .......................................................................... 25 2.3.3 Năng lực tài chính ................................................................................ 26 2.3.4 Công nghệ ngân hàng ........................................................................... 26 2.3.5 Quản trị rủi ro ....................................................................................... 28 2.3.6 Khung pháp lý ...................................................................................... 28 2.3.7 Chính sách hỗ trợ ................................................................................. 29 2.3.8 Chính sách môi trường ......................................................................... 30 2.4 Lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan ............................................. 31 2.4.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài ................................................ 31 2.4.2 Các công trình nghiên cứu trong nước ................................................. 38 2.4.3 Kinh nghiệm phát triển tín dụng xanh ở một số quốc gia trên thế giới45 2.5 Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................... 49 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................... 50 2.6.1 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu ................................................... 50 2.6.2 Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 53 2.6.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 59 Tóm tắt chương 2..........................................................................................61 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................62 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 62
  9. vii 3.2 Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 65 3.2.1 Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................... 65 3.2.2 Kết quả thảo luận nhóm ....................................................................... 72 3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................... 76 3.2.4 Kết quả kiểm định thang đo sơ bộ ....................................................... 76 3.2.5 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...................................................... 82 3.3 Nghiên cứu định lượng chính thức ................................................................. 85 3.3.1 Khái quát về nghiên cứu chính thức .................................................... 85 3.3.2 Thu thập dữ liệu ................................................................................... 87 3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 88 Tóm tắt chương 3..........................................................................................93 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................94 4.1 Thực trạng phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam .......................................... 94 4.1.1 Thực trạng phát triển tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam ............ 94 4.1.2 Định hướng phát triển tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam .......... 99 4.2 Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 103 4.2.1 Thống kê mô tả về thông tin cá nhân trong mẫu nghiên cứu ............. 103 4.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha ............... 107 4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) và nhân tố khẳng định (CFA) .... 112 4.2.4 Phân tích mô hình cấu trúc SEM ....................................................... 122 4.2.5 Phân tích phương sai ANOVA .......................................................... 128 4.2.6 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính và hôn nhân ........................... 129 4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 130 Tóm tắt chương 4........................................................................................ 136 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................... 137 5.1 Kết luận ......................................................................................................... 137 5.2 Hàm ý chính sách .......................................................................................... 140 5.2.1 Hàm ý chính sách về năng lực tài chính ............................................ 140 5.2.2 Hàm ý chính sách về quản trị rủi ro ................................................... 142 5.2.3 Hàm ý chính sách về chính sách hỗ trợ ............................................. 144
  10. viii 5.2.4 Hàm ý chính sách về chất lượng nguồn nhân lực .............................. 146 5.2.5 Hàm ý chính sách về chiến lược Marketing....................................... 148 5.2.6 Hàm ý chính sách về chính sách môi trường ..................................... 150 5.2.7 Hàm ý chính sách về công nghệ ngân hàng ....................................... 152 5.2.8 Hàm ý chính sách về khung pháp lý .................................................. 155 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. 157 5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................... 157 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................... 158 Tóm tắt chương 5........................................................................................ 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... i PHỤ LỤC ........................................................................................................... vi-xxx
  11. ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Tiếng Việt Tiếng Anh ANOVA Phân tích phương sai Analysis of variance CLMK Chiến lược Marketing Marketing strategy CLNNL Chất lượng nguồn nhân lực Quality of human resources CNNH Công nghệ ngân hàng Banking technology CSHT Chính sách hỗ trợ Supporting policies CSMT Chính sách môi trường Environmental policy EFA Phân tích nhân tố khám phá Exploratory factor analysis FL Nhân tố tải Factor loading KMO Hệ số KMO Kaiser - Meyer – Olkin KPL Khung pháp lý Legal framework NHNN Ngân hàng Nhà nước State bank NHTM Ngân hàng thương mại Commercial bank NLTC Năng lực tài chính Financial capacity PTTDX Phát triển tín dụng xanh Green credit development QTRR Quản trị rủi ro Risk management SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính Structural equation model Sig. Mức ý nghĩa Significant Phần mềm thống kê trong khoa Statistic Package for Social SPSS học xã hội Sciences
  12. x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước ........................ 51 Bảng 3.1: Bảng thể hiện kết quả thảo luận 30 nhà quản lý liên quan ....................... 66 Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu định tính có điều chỉnh .............................................67 Bảng 3.3: Cronbach’s Alpha của chất lượng nguồn nhân lực ..................................77 Bảng 3.4: Cronbach’s Alpha của chiến lược Marketing ...........................................77 Bảng 3.5: Cronbach’s Alpha của năng lực tài chính .................................................78 Bảng 3.6: Cronbach’s Alpha của công nghệ ngân hàng ...........................................78 Bảng 3.7: Cronbach’s Alpha của quản trị rủi ro ....................................................... 79 Bảng 3.8: Cronbach’s Alpha của khung pháp lý ...................................................... 79 Bảng 3.9: Cronbach’s Alpha của chính sách hỗ trợ ..................................................80 Bảng 3.10: Cronbach’s Alpha của chính sách môi trường .......................................81 Bảng 3.11: Cronbach’s Alpha của phát triển tín dụng xanh .....................................81 Bảng 3.12: Kết quả về chỉ số KMO and Bartlett's Test ............................................82 Bảng 3.13: Kết quả về phương sai trích các nhân tố ................................................83 Bảng 3.14: Bảng ma trận hệ số tải nhân tố ............................................................... 84 Bảng 4.1: Thông tin phiếu trả trong mẫu nghiên cứu .............................................103 Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu theo đối tượng trả lời .......................................................... 103 Bảng 4.3: Cơ cấu mẫu theo giới tính ......................................................................104 Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu theo tình trạng hôn nhân ..................................................... 104 Bảng 4.5: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi .........................................................................104 Bảng 4.6: Cơ cấu mẫu theo thu nhập của đáp viên .................................................105 Bảng 4.7: Cơ cấu mẫu theo thời gian công tác ....................................................... 105 Bảng 4.8: Thống kê mô tả mẫu về các yếu tố tác động ..........................................106 Bảng 4.9: Thống kê mô tả mẫu về phát triển tài chính xanh ..................................107 Bảng 4.10: Cronbach’s Alpha của yếu tố chất lượng nguồn nhân lực ...................107 Bảng 4.11: Cronbach’s Alpha của yếu tố chiến lược Marketing ............................ 108 Bảng 4.12: Cronbach’s Alpha của yếu tố năng lực tài chính ..................................108 Bảng 4.13: Cronbach’s Alpha của yếu tố công nghệ ngân hàng ............................ 109 Bảng 4.14: Cronbach’s Alpha của yếu tố quản trị rủi ro ........................................109
  13. xi Bảng 4.15: Cronbach’s Alpha của yếu tố khung pháp lý........................................110 Bảng 4.16: Cronbach’s Alpha của yếu tố chính sách hỗ trợ ...................................110 Bảng 4.17: Cronbach’s Alpha của yếu tố chính sách môi trường .......................... 111 Bảng 4.18: Cronbach’s Alpha của yếu tố phát triển tín dụng xanh ........................ 111 Bảng 4.19: Phân tích nhân tố khám phá của chất lượng nguồn nhân lực ...............112 Bảng 4.20: Phân tích nhân tố khám phá của yếu tố chiến lược Marketing.............112 Bảng 4.21: Phân tích nhân tố khám phá của yếu tố năng lực tài chính ..................113 Bảng 4.22: Phân tích nhân tố khám phá của công nghệ ngân hàng ........................ 113 Bảng 4.23: Phân tích nhân tố khám phá của quản trị rủi ro ....................................114 Bảng 4.24: Phân tích nhân tố khám phá của khung pháp lý ...................................114 Bảng 4.25: Phân tích nhân tố khám phá của chính sách hỗ trợ .............................. 115 Bảng 4.26: Phân tích nhân tố khám phá của chính sách môi trường ...................... 116 Bảng 4.27: Phân tích nhân tố khám phá của phát triển tín dụng xanh .................... 116 Bảng 4.28: Bảng kiểm định KMO and Bartlett's Test ............................................117 Bảng 4.29: Kết quả về phương sai trích các yếu tố.................................................118 Bảng 4.30: Kết quả ma trận hệ số tải nhân tố ......................................................... 119 Bảng 4.31: Kết quả kiểm định CFA tất cả các thang đo .........................................121 Bảng 4.32: Kết quả kiểm định mô hình SEM ......................................................... 123 Bảng 4.33: Kết quả ước lượng với Bootstrap N = 10,000 ......................................127 Bảng 4.34: Phân tích phương sai về độ tuổi và đối tượng trả lời ........................... 128 Bảng 4.35: Phân tích phương sai về thu nhập và thời gian công tác ...................... 129 Bảng 5.1: Kết quả ưu tiên thực hiện hàm ý chính sách...........................................140 Bảng 5.2: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về năng lực tài chính .........140 Bảng 5.3: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về quản trị rủi ro................142 Bảng 5.4: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về chính sách hỗ trợ ..........144 Bảng 5.5: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về chất lượng ..................... 146 Bảng 5.6: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về chiến lược Marketing ...148 Bảng 5.7: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về chính sách môi trường..150 Bảng 5.8: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về công nghệ ngân hàng....152 Bảng 5.9: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về khung pháp lý ...............155
  14. xii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ...................................................60 Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................ 62
  15. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Về góc độ khoa học, Ngân hàng xanh là một cách để phát triển kinh tế bền vững, là hình thức mà ngân hàng gia nhập vào mạng lưới xã hội và tác động vào môi trường với mục đích là bảo vệ môi trường để có một nền kinh tế xanh mà không có sự thay đổi khí hậu, không phá huỷ hành tinh nhằm gia tăng thu nhập. Ngân hàng xanh là nổ lực giữ cho môi trường xanh thông qua các hoạt động xanh và tài chính xanh (Rajesh & Dileep, 2014). Về góc độ thực tiễn, Việt Nam đã bắt đầu có những quy định cụ thể liên quan đến phát triển xanh trong những năm gần đây, Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050” (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012) với ba mục tiêu cụ thể: (1) Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao; (2) Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; (3)Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh. Đi kèm theo mục tiêu là các nhiệm vụ chiến lược với chỉ tiêu lượng hoá là Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, Xanh hóa sản xuất, Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Năm 2014, Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 được ban hành nhằm nêu kế hoạch hành động trong tăng trưởng xanh (Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/03/2014). Tính đến năm 2016, Việt Nam là một trong 11 quốc gia đưa ra các chính sách, hướng dẫn, nguyên tắc và định hướng quốc gia liên quan đến kinh doanh ngân hàng bền vững (Banglades, Brazil, China, Colombia, Indonesia, Kenya, Mongolia, Nigeria, Peru, Turkey và Vietnam). Năm 2012, NHNN Việt Nam (NHNN) là một trong những tổ chức thành viên tham gia vào SBN (Sustanable Banking Network).
  16. 2 SBN là cộng đồng các cơ quan quản lý lĩnh vực tài chính và hiệp hội ngân hàng ở các thị trường mới nổi cam kết thúc đẩy tài chính bền vững gắn với các thông lệ tốt của quốc tế. Với vai trò là thành viên của SBN, NHNN có điều kiện nghiên cứu, trao đổi với các thành viên về các chính sách và các sáng kiến có liên quan để tạo ra các động lực cho tài chính bền vững ở các quốc gia thành viên. Thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam, NHNN đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 (Quyết định số 1552/QĐ- NHNN ngày 06/8/2015) và đặt biệt chú trọng đến tín dụng xanh thể hiện trong Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, các tổ chức tín dụng cần phải chủ động triển khai xây dựng chương trình, chính sách tín dụng xanh nhằm tăng dần tỉ trọng tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng của mình và xây dựng và triển khai các giải pháp quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Hoạt động xanh của ngân hàng bao gồm rất nhiều lãnh vực như các hoạt động trong nội bộ ngân hàng (tiết kiệm giấy, năng lượng, sử dụng công nghệ), hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng xanh đến khách hàng (tín dụng, tiền gửi, thanh toán…). Hoạt động xanh, tín dụng tại ngân hàng thương Việt Nam đã bắt đầu được triển khai nhưng mức độ quan tâm còn nhiều giới hạn, còn nhiều hạn chế do các nguyên nhân khách quan và chủ quan đòi hỏi cần có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” để thực hiện nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến phát triển tín dụng xanh tại NHTM Việt Nam. Từ đó, đề xuất hàm ý chính sách góp phần phát triển tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.
  17. 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng xanh tại NHTM Việt Nam. 2. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển tín dụng xanh tại NHTM Việt Nam. 3. Đề xuất hàm ý chính sách góp phần phát triển tín dụng xanh tại NHTM Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu, trong nghiên cứu này cần phải trả lời được các câu hỏi sau: - Yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam? - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam như thế nào? - Hàm ý chính sách nào để góp phần phát triển tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam. Đối tượng khảo sát: các lãnh đạo, cán bộ, nhân viên đang công tác ở nhiều vị trí khác nhau và có kiến thức tín dụng xanh đang làm việc tại các NHTM Việt Nam. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam. - Về không gian: Luận án giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu là các NHTM đang hoạt động tại Việt Nam. Luận án không nghiên cứu các ngân hàng chính sách (Ngân hàng phát triển Việt Nam – VDB, Ngân hàng chính sách xã hội – VBSP), các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và một số tổ chức tín dụng khác. Ngoài ra, tác giả tập trung khảo sát và nghiên cứu cụ thể tại 15 NHTM tại 6 tỉnh thành phố lớn của Việt Nam.
  18. 4 Danh sách 15 NHTM bao gồm: (1) Ngân hàng Vietcombank, (2) Ngân hàng Vietinbank, (3) Ngân hàng Agribank, (4) Ngân hàng BIDV, (5) Ngân hàng Techcombank, (6) Ngân hàng Sacombank, (7) Ngân hàng MB, (8) Ngân hàng VPBank, (9) Ngân hàng ACB, (10) Ngân hàng SHB, (11) Ngân hàng VIB, (12) Ngân hàng Việt Á, (13) Ngân hàng Eximbank, (14) Ngân hàng Đông Á và (15) Ngân hàng SCB. Sáu tỉnh thành phố lớn của Việt Nam bao gồm: TP. Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Đà Nẵng. Trong đó, tác giả đi sâu nghiên cứu điều tra khảo sát mỗi NHTM có 70 cán bộ, nhân viên đại diện tham gia trả lời. Như vậy, tổng cộng có 1.050 người được khảo sát của tác giả. Với 15 ngân hàng được đánh giá cao tại Việt Nam hiện nay theo Vietnam Report, triển vọng ngành Ngân hàng năm 2022 phụ thuộc rất lớn vào khả năng khống chế dịch bệnh Covid-19, cũng như tốc độ phục hồi của nền kinh tế. Top 15 NHTM Việt Nam uy tín được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Các ngân hàng được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về ngân hàng trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng. Khảo sát các đối tượng liên quan được thực hiện trong tháng 6 năm 2022. - Phạm vi thời gian: Luận án tập trung đánh giá phát triển tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam sử dụng dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 2015-2022. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng hỏi trong thời gian từ tháng 01/2022 đến tháng 07/2022. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng phương pháp hỗn hợp, bao gồm định tính và định lượng trong nghiên cứu sơ bộ và định lượng trong nghiên cứu chính thức với nguồn dữ liệu sử dụng là nguồn dữ liệu sơ cấp có được thông qua khảo sát bảng câu hỏi. Phương pháp nghiên cứu tuần tự qua hai phương pháp chính như sau. 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Với phương pháp nghiên cứu định tính, các nhóm đối tượng là 30 nhà quản lý của 15 NHTM lớn nhất Việt Nam được mời tham gia thảo luận nhóm trực tiếp nhằm khám phá các yếu tố của thang đo phát triển tín dụng xanh. Ngoài ra, tác giả nghiên
  19. 5 cứu cơ sở lý thuyết để đưa ra mô hình nghiên cứu và thiết kế thang đo để hiệu chỉnh mô hình và thang đo phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Bên cạnh đó, top 15 NHTM Việt Nam uy tín được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Các ngân hàng được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về ngân hàng trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; Khảo sát các đối tượng liên quan được thực hiện trong tháng 6 năm 2022. Đây là những ngân hàng đi cùng với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế, thương mại Việt Nam. Các ngân hàng này đang dần khẳng định vị thế và tầm quan trọng của mình ở cả trong và ngoài nước. các ngân hàng này chiếm trên 60% thị phần các ngân hàng thương hiện nay trong nước và được xếp ở vị trí dẫn đầu về mức độ uy tín và lớn mạnh. Cụ thể, tác giả có tham khảo ý kiến của 30 nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Bao gồm: trưởng, phó các chi nhánh; trưởng, phó các phòng giao dịch và tổ trưởng các bộ phận tín dụng. Trên cơ sở ý kiến 30 nhà quản lý am hiểu về quản lý trong lĩnh vực ngân hàng liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng, tác giả đã xác định chính xác những thông tin cần thu thập từ góp ý của các nhà quản lý và từ đó hình thành nên bảng khảo sát. Các bước được thực hiện chi tiết trong nghiên cứu định tính như sau: (1) Thu thập và tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu. (2) Thiết kế câu hỏi sơ bộ thông qua ý kiến của 30 nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. (3) Tiến hàng phỏng vấn thử cán bộ, nhân viên tín dụng, các nhà quản lý và tiến hành điều chỉnh các câu hỏi. (4) Tiến hành phỏng vấn thử và chạy mẫu thử khoảng 400 phiếu khảo sát từ cán bộ, nhân viên từ các NHTM để kiểm định thang đo. (5) Xây dựng bảng khảo sát chính thức cho đề tài nghiên cứu với tổng cộng có 1.050 cán bộ, nhân viên được khảo sát. Trong đó, tác giả đi sâu nghiên cứu điều tra khảo sát mỗi NHTM có 70 cán bộ, nhân viên đại diện tham gia trả lời để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp cũng được áp dụng với bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh sau nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ (Hair & cộng sự, 2010).
  20. 6 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Đầu tiên thông tin thứ cấp được thu thập thông qua niên giám thống kê của Việt Nam qua các năm và các báo cáo thường niên của các NHTM đã được công bố trước đây nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết, khái niệm cho các vấn đề được nghiên cứu. Luận án đã sử dụng phương pháp điều tra dữ liệu phục vụ cho phương pháp nghiên cứu định lượng được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát khoảng 1.050 cán bộ, nhân viên được khảo sát. Đây là những người đang làm việc lâu năm, trên 5 năm tại 15 ngân hàng thương đã trình bày ở trên. Luận án sử dụng bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đơn giản. Dữ liệu thu thập từ khảo sát được tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0, Amos và dữ liệu được kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định và kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Với các bước thực hiện như sau: (1) bước đầu tiên nghiên cứu chính thức được áp dụng cũng bằng hình thức thực hiện phỏng vấn với 1.050 đáp viên để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu từ đó xử lý phiếu khảo sát bằng phần mềm SPSS 20.0. và Amos (2) Thống kê mô tả các biến. (3) Kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha để xác định độ tin cậy. (4) Phân tích nhân tố khám phá (EFA). (5) Phân tích nhân tố khẳng định (CFA). (6) Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. (7) Kiểm định các vi phạm giả định của mô hình. (8) Phân tích sâu ANOVA để kiểm định sự khác biệt về thông tin nhân khẩu học như: giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập bình quân, tuổi… 1.6 Đóng góp mới của đề tài 1.6.1 Đóng góp mới về mặt học thuật Một là, luận án làm rõ nội dung về các vấn đề lý luận về tín dụng xanh và luận án xác định, phân loại và phát triển những yếu tố để xem xét ảnh hưởng của những nhân tố đó tới phát triển tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam. Hai là, luận án cung cấp cơ sở khoa học khẳng định về mối quan hệ và chiều hướng tác động giữa các yếu tố đến phát triển tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam. Luận án xây dựng mô hình định lượng phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2