intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

292
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với sự tăng trưởng không ngừng về kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đời sống của nhân dân không những ổn định mà ngày một nâng cao do sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An

  1. 8 Luận văn Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An
  2. 9 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Chúng ta đ ã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với sự tăng trưởng không ngừng về kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đời sống của nhân dân không những ổn định mà ngày một nâng cao do sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề dân số, việc làm, các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung trong đó có tội phạm giết người. Ở V iệt Nam tội phạm giết người nói chung ngày một gia tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, tội phạm giết người có sự chuẩn bị trước, nhiều tổ chức phạm tội giết người diễn ra đã gây nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Có thể nói rằng trên địa b àn tỉnh Nghệ An, trong những năm gần đây tình trạng sử dụng bạo lực diễn ra trầm trọng, trong đó có nhiều vụ án giết người xảy ra một cách tàn ác, dã man, hành vi giết người xảy ra chủ yếu là do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Tội phạm giết người diễn ra với tính chất côn đồ, hung hãn, trắng trợn, xem thường tính mạng của con người không những gây nên đau thương tang tóc cho gia đ ình nạn nhân mà còn gây mất trật tự trị an ở địa phương, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân. Nhiều vụ án, kẻ phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện cực kỳ
  3. 10 nguy hiểm như súng, lựu đạn... gây ra cái chết của nhiều người một cách thương tâm. Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp, để giữ gìn trật tự an toàn xã hội cũng như bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ cho nhân dân ngày 24/8/2005 “Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 48/NQ/TW về chiến lược và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Do vậy, tìm ra giải pháp chiến lược để đấu tranh phòng chống tội phạm trên phạm vi cả nước cũng như ở đ ịa phương là vô cùng cần thiết. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh N ghệ An trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Nhiều vụ án giết người đã được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, đ ảm bảo đ ược sự giáo dục, răn đe của pháp luật. Tuy nhiên, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết người trên địa b àn tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều vụ án giết người xảy ra nhưng việc xử lý của cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực sự nghiêm minh. Nhiều vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vẫn tiếp tục xảy ra, gây nên sự bất bình, phẫn nộ trong quần chúng nhân dân trên đ ịa bàn tỉnh, quần chúng nhân dân phần nào mất niềm tin vào sự công minh của pháp luật. V ì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Đấu tranh phòng chống tội giết người trên đ ịa bàn tỉnh Nghệ An” là rất cần thiết nhằm tìm ra những nguyên nhân của tình hình tội phạm, đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người và tiến tới hạn chế, đẩy lùi lo ại tội phạm này trên địa bàn tỉnh trong thời gian ngắn nhất. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội phạm giết người như “Tội phạm giết người và công tác phòng ngừa”
  4. 11 của tác giả Nguyễn Tiến Triển - Đỗ Quang Học, Tạp chí kiểm sát số 4, năm 1993; Luận văn Thạc sĩ luật học “Tội giết người theo Luật hình sự Việt Nam và đ ấu tranh phòng chống tội phạm giết người” của tác giả Hoàng Công H uân, Hà Nội, năm 1997; “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm, Nhà xuất bản công an nhân dân, H à Nội, năm 2001; Khóa luận tốt nghiệp “Đấu tranh phòng chống tội giết người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” tác giả Nguyễn Thùy Linh, Hà Nội năm 2005; Luận văn Tiến sĩ luật học “Tội giết người trong Luật Hình sự V iệt Nam và đấu tranh phòng chống loại tội phạm này” của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Hà Nội, năm 2007. Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu đề tài “Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An” trong những năm gần đây. Tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh vẫn ngày một gia tăng và gây ra hậu quả hết sức nguy hiểm. Do vậy, đòi hỏi phải có sự điều tra, nghiên cứu cụ thể, đầy đủ, rõ ràng để có những luận cứ khoa học, đồng thời đ ưa ra kiến nghị về những giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống có hiệu quả tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An. V ì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật học của mình. 3. Mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài: Làm rõ tình hình tội phạm giết người ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An, những nguyên nhân của tình hình tội phạm giết người. Từ đó đưa ra những luận cứ khoa học của các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người trên đ ịa bàn tỉnh Nghệ An. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
  5. 12 Đ ề tài được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến năm 2006. N hiệm vụ cơ bản của việc nghiên cứu đề tài - N ghiên cứu tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Làm sáng tỏ nguyên nhân của tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Dự báo tình hình tội phạm giết người trong thời gian tới trên địa b àn tỉnh Nghệ An. - Đưa ra những giải pháp có cơ sở pháp lý và thực tiễn, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở phương pháp luận duy biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin và các phương pháp cụ thể được sử dụng nghiên cứu đề tài bao gồm: quy nạp, diễn dịch, thống kê tội phạm, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra, khảo sát, tồng kết kinh nghiệm... 5. Những điểm mới của luận văn N ghiên cứu toàn diện về thực trạng, đặc điểm, cơ cấu, tính chất và diễn biến tình hình tội phạm giết người tìm ra những nguyên nhân của tình hình tội phạm giết người để đề ra những giải pháp cụ thể cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người trên địa b àn tỉnh Nghệ An. Cụ thể: - Khái quát hoá tình hình tội phạm giết người trên đ ịa bàn tỉnh Nghệ An. - X ác đ ịnh những đặc điểm mang tính đặc thù của tội phạm giết người, làm cơ sở cho biện pháp phòng, chống tội phạm giết người trên đ ịa bàn tỉnh N ghệ An.
  6. 13 - Làm rõ những nguyên nhân của tình hình tội phạm giết người trên dịa bàn tỉnh Nghệ An. - Dự báo tình hình tội phạm giết người, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chung và những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm giết người trong những năm tới trên địa b àn tỉnh Nghệ An. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. - Về lý luận: là công trình nghiên cứu toàn diện về tình hình tội phạm giết người trên địa b àn tỉnh Nghệ An. Dựa trên sự phân tích lý luận và tổng kết thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết người, hoạt đ ộng áp dụng luật hình sự, tố tụng hình sự... đưa ra những luận giải, những căn cứ khoa học, để từ đó đưa ra kết luận, kiến nghị có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong công tác phòng, chống tội phạm giết người. - V ề thực tiễn: kết quả nghiên cứu đề tài có thể tham khảo để xây dựng đường lối, chính sách, quản lý xã hội, nhằm ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi tội phạm giết người. Đề tài có thể được dùng làm tư liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập. 7. Cơ cấu của luận văn N goài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài còn có 2 chương. Chương 1: Tình hình và nguyên nhân của tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chương 2: Những giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống có hiệu quả tội phạm giết người trên địa b àn tỉnh Nghệ An.
  7. 14 CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN T ỈNH NGHỆ AN TRONG TH ỜI GIAN TỪ 2001 - 2006 1.1. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN T ỈNH NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN TỪ 2001 – 2006. 1.1.1. Thực trạng và diễn biến của THTP giết ng ười trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian từ 2001 – 2006. N ghệ An là một tỉnh miền Trung với diện tích gần 17.000km2 dân số hơn 3 triệu người. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh H à Tĩnh, phía Tây giáp nước bạn Lào với 419km đường biên giới, phía Đông giáo với biển Đông, với 97km đường bờ biển, là tỉnh có đặc thù riêng về địa lý, hơn 3/4 diện tích là miền núi, rẻo cao, trung du bán sơn địa, diện tích còn lại là đồng bằng nhưng lại có thềm biển dài, thuận tiện phát triển giao thông đường thủy và khai thác hải sản. Đặc điểm lớn này tác động đến việc phân bổ dân cư và đa dạng trong phong tục, tập quán của từng vùng, miền. Có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, miền núi, trung du tập trung nhiều dân tộc ít người, nhìn chung trình độ văn hoá, trình độ nhận thức về pháp luật giữa các vùng, miền, giữa các dân tộc còn nhiều chênh lệch, đặc biệt là các khu dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Cùng với cả nước trong tiến trình đổi mới, nhất là những năm gần đây, N ghệ An đ ã giành đ ược những thành tựu quan trọng về kinh tế - văn hoá – xã hội. Từ năm 2001 đến năm 2006 ở Nghệ An bình quân hàng năm GDP tăng trưởng từ 9% đến 11%, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, do đặc điểm vị trí địa lý cùng với m ặt trái của cơ chế thị trường đã làm nảy sinh những vấn đề phức tạp mới như: Sự phân tầng xã hội
  8. 15 diễn ra ở nhịp độ nhanh và ở diện rộng, chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và miền xuôi ngày càng gia tăng. Tình trạng thiếu việc làm kéo dài chưa có giải pháp hữu hiệu. Hiện còn hàng chục vạn người thiếu việc làm, để tồn tại họ phải làm nhiều việc để kiếm sống bằng nhiều cách. Họ phải rời bỏ ruộng vườn, quê hương về thành phố, thị xã kiếm sống hoặc lang thang ở các khu vực công cộng như ga tàu, b ến xe, chợ và các trục đường giao thông...số người này dễ bị bọn tội phạm lôi kéo vào con đường phạm tội. Đặc biệt, ở Nghệ An có địa bàn thị xã Cửa Lò là địa bàn du lịch, nơi tập trung đông người từ các địa phương về đây vui chơi giải trí, sinh ho ạt rất dễ va chạm nảy sinh xung đột mâu thuẫn. Nhất là vào mùa hè, bãi biển Cửa Lò là nơi nghỉ mát lý tưởng, có nhiều người từ các vùng, miền khác nhau tới nghỉ mát tại đây. Lợi dụng sự sơ hở mất cảnh giác của người dân, bọn tội phạm trà trộn hoạt động trong đó có tội phạm giết người để cướp tài sản. Mặt khác, mặt trái của cơ chế thị trường theo lối sống thực dụng, với xu hướng “Thị trường hoá” trong các quan hệ xã hội, những truyền thống tốt đẹp của quê hương đang bị lãng quên dần trong lớp trẻ, đạo đức xã hội có phần xuống cấp, số người tham gia vào tệ nạn xã hội ngày một gia tăng, qua thống kê của Công an tỉnh Nghệ An hiện có hơn 4.500 người nghiện ma tuý, 170 đối tượng đánh bạc chuyên nghiệp. Thêm vào đó công tác quản lý x ã hội, quản lý nhà nước ở một chừng mực nào đó còn chưa đáp ứng với đòi hỏi thực tiễn, phần nào tạo điều kiện cho tội phạm hình sự nói chung, tội phạm giết người nói riêng diễn ra hết sức phức tạp. Tác giả xin đánh giá một cách tương đối THTP giết người thể hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua số liệu sau:
  9. 16 Bảng 1.1: THTP giết ng ười thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến năm 2006. Tỷ lệ % (so Số vụ phạm Số bị cáo phạm Tỷ lệ % (So với với năm Năm tội giết người tội giết ng ười năm 2001) 2001) 2001 36 100% 40 100% 2002 49 136% 57 142% 2003 47 130% 58 145% 2004 42 116% 46 115% 2005 39 108% 42 105% 2006 43 119% 51 127% (Nguồn: Số liệu thống kê của TAND tỉnh Nghệ An) Đ ể thấy rõ hơn qui mô về số lượng các vụ án phạm tội giết người bị đưa ra xét xử sơ thẩm qua các năm 2001 đến hết năm 2006, chúng ta có thể theo dõi biểu đồ 1.1 sau: Biểu đồ 1.1. Số lượng vụ án phạm tội giết người thực hiện qua các năm 2001 đến năm 2006. 49 Số lượng 50 47 vụán 43 42 39 40 36 2001 2002 30 2003 20 2004 2005 10 2006 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm Theo số liệu trên chúng ta có thể thấy từ năm 2001 đến năm 2006, số vụ án phạm tội giết người bị đưa ra xét xử sở thẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An có năm tăng, có năm giảm nhưng nhìn chung có xu hướng tăng. Nếu lấy năm 2001 làm mốc và số vụ án phạm tội giết người trên địa b àn tỉnh là 100%; thì
  10. 17 năm 2002 số vụ phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh là 136%, năm 2003 số vụ phạm tội giết người trên đ ịa bàn tỉnh là 130%, năm 2004 số vụ phạm tội giết người 116%; năm 2005 là 10%, năm 2006 là 119%. N hư vậy, THTP giết người năm 2002 so với năm 2001 tăng cao bất thường 36%; năm 2003 số với năm 2001 tăng cao 30%; năm 2004 so với năm 2001 tăng 16%, năm 2005 so với năm 2001 tăng 8% và năm 2006 so với năm 2001 tăng 19%. Mặt khác, chúng ta có thể thấy rõ hơn qua số lượng bị cáo phạm tội giết người bị đưa ra xét xử sơ thẩm qua các năm từ 2001 đến năm 2006 qua b iểu đồ 1.2 sau: Số lượng 57 58 bị cáo 51 46 42 40 Nă m B iểu đồ 1.2. Số lượng bị cáo phạm tội giết người thực hiện qua các năm 2001 đến năm 2006 Q ua đó, cho chúng ta thấy với bị cáo phạm tội giết người có cũng có sự tăng giảm theo từng năm, tuy nhiên vẫn luôn ở mức cao. Bình quân hàng năm trên địa bàn từ Nghệ An có 49 bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm. N ếu lấy mốc 2001 làm mốc và số bị cáo phạm tội giết người bị đưa ra xét xử sơ thẩm năm 2001 trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 100%, thì năm 2002 là 142%, năm 2003 là 145%, năm 2004 là 115%, năm 2005 là 105%, năm 2006 là 127%.
  11. 18 Như vậy, THTP giết người năm 2002 đến 2006 đều tăng so với năm 2001. Năm 2002 tăng 42% so với năm 2001; năm 2003 tăng cao bất thường 45% so với năm 2001; năm 2004 tăng 15% so với năm 2001; năm 2005 tăng 5% so với năm 2001; năm 2006 tăng 27% so với năm 2001. Chúng ta có thể thấy rõ hơn diễn biến của THTP giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến 2006 qua biểu đồ 1.3 sau: Tỷ lệ % 136% 130% 116% 119% 108% 100% Nă m Biểu đồ 1.3. Diễn biến THTP giết người thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến năm 2006. N hư v ậy, diễn biến của TH TP đ ư ợc thể hiện r õ nét qua s ố vụ á n ph ạm tội giết ng ư ời từ năm 2001 đến năm 2006 nh ư sau: T ừ năm 2001 đến năm 2002 có sự tăng l ên đ ột biến đến 36%. T uy n hiên, t ừ năm 2002 đến năm 2005 lại có xu h ư ớng giảm từ năm 2002 đến năm 2003 giảm 14%, từ năm 2003 đến năm 2004 giảm 8%. N hưng từ năm 2005 đến năm 2006 lại tăng đáng kể 21%. N hìn chung số vụ án giết người từ năm 2001 đến năm 2006 có sự tăng, giảm theo từng năm và xu hướng nói chung là tăng.
  12. 19 Đ ể thấy rõ hơn THTP giết người thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An chúng ta sẽ xem xét nó trong sự so sánh với THTP giết người thực hiện ở tỉnh Nam Định, tỉnh Hà Tây (hai tỉnh của miền Bắc) và trên địa bàn cả nước. Bảng 1.2. THTP giết người thực hiện ở tỉnh Nghệ An so với tỉnh Nam Đ ịnh, tỉnh Hà Tây và cả nước Số vụ phạm Số vụ phạm tội Số vụ phạm tội Số vụ phạm tội giết tội giết người giết người giết người trên cả người ở Hà Tây Năm ở Nghệ An ởNamĐịnh nư ớ c (1) (2) (3) (4) 2001 36 11 19 1.009 2002 49 9 25 1.021 2003 47 18 27 1.183 2004 42 13 18 1.351 2005 39 17 20 1.271 2006 43 14 28 1.485 Tổng 256 82 137 7.320 (Nguồn: Số liệu xét xử sơ thẩm của TAND tỉnh Nghệ An, tỉnh Nam Định, tỉnh Hà Tây và số liệu tổng hợp của TAND tối cao). Q ua b ảng số liệu trên có thể thấy rằng, trong vòng 6 năm từ năm 2001 đến năm 2002 tổng số vụ án giết người bị đ ưa ra xét xử sở thẩm trên địa b àn tỉnh Nghệ An chiếm 3,5% tổng số vụ án giết người bị đưa ra xét xử sơ thẩm trên địa bàn cả nước và tăng hơn so với địa bàn tỉnh Nam Định là 2,4% so với tỉnh Hà Tây thì Nghệ An tăng 1,6%. Chúng ta có thể thấy rõ hơn điều này qua biểu đồ 1.4 dưới đây:
  13. 20 2005 2006 Năm 2001 2002 2003 2004 Biểu đồ 1.4: THTP tội giết người thực hiện ở tỉnh Nghệ An so với tỉnh Nam Định, tỉnh Hà Tây và trên cả nước N hư vậy qua những phân tích trên cho thấy tình hình của tội giết người trên đ ịa bàn tỉnh Nghệ An có diễn biến rất phức tạp. Nhìn chung có chiều hướng gia tăng cả về qui mô số lượng vụ phạm tội và số bị cáo p hạm tội cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm giết người. 1.1.2. Cơ cấu và tính chất của THTP giết người thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến năm 2006. 1.1.2.1. Cơ cấu của THTP giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An. N hững con số về các hành vi phạm tội và người phạm tội giết người ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An mới chỉ phản ánh các đặc điểm về lượng, về qui mô hay nói cách khác là những dấu hiệu bên ngoài mà chưa cho chúng ta biết những đặc trưng về bên trong và tính chất của nó. Vì vậy, để nhận biết các đặc điểm về chất của THTP giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An,trước hết cần phải xác định những thông số về cơ cấu của THTP giết người. Cơ cấu tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An có những nét đặc thù riêng và có những tiêu chí để xác định cơ cấu của THTP đó. Cơ cấu củaTHTP giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An thể hiện qua các tiêu chí sau: - Theo m ối tương quan của THTP giết người trên đ ịa bàn tỉnh Nghệ An với THTP giết người trên phạm vi cả nước.
  14. 21 Được thể hiện rõ nét qua qua bảng 1.3: Bảng 1.3. Thống kê số vụ phạm tội giết ng ười trên địa bàn tỉnh Nghệ An và số vụ phạm tội giết người trên phạm vi cả nước . Số vụ phạm tội giết Số vụ phạm tộ i giết ngườ i Tỷ lệ % (1 – 2) người ở Nghệ An trên cả nước Nă m (1) (2) (4) 2001 36 1.000 3,57 2002 49 1.021 4,78 2003 47 1.183 3,97 2004 42 1.351 3,11 2005 39 1.271 3,07 2006 43 1.485 2,89 Tổng số 256 7.320 3,49 (Nguồn: Thống kê xét xử sở thẩm của TAND tỉnh Nghệ An và TAND tối cao). N hư vậy, từ năm 2001 đến năm 2006 trên phạm vi cả nước đã xảy ra 7.320 vụ án giết người, trong đó Nghệ An có tới 256 vụ án giết người chiếm tỷ lệ 3,49% so với tổng số vụ án giết người trên phạm vi cả nước. Qua bảng số liệu thống kê cho thấy từ năm 2001 đến năm 2006 số vụ phạm tội giết người có sự tăng, giảm theo từng năm. Nếu so với vụ phạm tội giết người trên phạm vi cả nước thì số vụ phạm tội giết người ở Nghệ An năm 2001 đến năm 2002 tăng 1,21%; năm 2002 đến năm 2003 giảm 0,81%; năm 2003 đến năm 2004 giảm 0,86%; Năm 2004 đến năm 2005 giảm xuống 0,04%; Năm 2005 đến năm 2006 giảm 0,18%. - Theo mối tương quan của THTP giết người ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An với THTP nói chung trên đ ịa bàn tỉnh Nghệ An. Biểu hiện qua bảng 1.4.
  15. 22 Bảng 1.4. Thống kê số vụ phạm tội giết người với số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Số vụ phạm tội giết Số vụ phạm tội nói Tỷ lệ % chung ở Nghệ An (1) – (2) người ở Nghệ An Năm (1) (2) (3) 2001 36 3.499 1,02 2002 49 4.351 1,13 2003 47 4.269 1,10 2004 42 4.368 0,97 2005 39 4.147 0,94 2006 43 4.667 0,92 Tổng 256 25.301 1,01 Q ua đó cho thấy so với số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh N ghệ An thì số vụ phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng tăng, giảm theo các năm và có sự giảm dần vào các năm sau.Năm 2001 đến năm 2002 tăng 0,11%, nhưng những năm sau lại giảm dần, năm 2002 đến năm 2003 giảm 0,03%; Năm 2003 đến năm 2004 giảm 0,13%; Năm 2004 đến năm 2005 giảm 0,03%; Năm 2005 đến năm 2006 giảm 0,02%. Như vậy, nhìn chung có xu hướng giảm dần nhưng tỷ lệ giảm giữa các năm không đáng kể, không có sự đột biến. - Xác định tiêu chí địa bàn phạm tội. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng 1.5.
  16. 23 Bảng 1.5. C ơ cấu địa bàn thực hiện tội phạm giết người. Số vụ xảy ra Khu vực Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng Địa phương thị Thành phố Vinh Thành 2 4 3 6 6 6 27 vụ) (38 2 Thị xã Cửa Lò 2 3 2 0 2 2 11 đơn vị NamĐàn 2 2 1 0 2 1 8 Đồng bằng Hưng Nguyên 0 3 2 2 1 2 10 (109 vụ) Nghi Lộc 1 6 7 1 2 3 20 7 đơn vị Diễn Châu 1 5 7 1 6 6 26 Qu ỳnh Lưu 2 2 3 5 2 4 18 Yên Thành 3 4 2 0 2 2 13 Đô Lương 3 2 3 2 2 2 14 du Thanh Chương 3 1 4 3 3 1 15 Trung Anh Sơn 2 5 1 1 2 3 14 miền núi (64 vụ) Tân K ỳ 2 3 3 3 1 2 14 4 đơn vị Nghĩa Đàn 4 3 3 5 3 3 21 Qu ỳ Hợp 4 0 1 3 1 2 11 Qu ỳ Châu 3 2 5 1 1 1 13 Miền núi rẻo Quế Phong 2 2 0 1 1 1 7 cao (45 vụ) Con Cuông 0 2 0 0 0 1 3 6 đơn vị Tương Dương 0 0 6 0 1 1 8 K ỳ S ơn 0 0 1 1 1 0 3 Tổng 36 49 47 42 39 43 256 (Nguồn: Thống kê của TAND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc). Q ua đó, cho chúng ta thấy khu vực thành phố thị xã có tới 38 vụ chiếm tỷ lệ 14,8%; khu vực đồng bằng 109 vụ chiếm tỷ lệ 42,58%; khu vực trung du miền núi 64 vụ chiếm tỷ lệ 25%; khu vực miền núi rẻo cao 45 vụ chiếm tỷ lệ 17,5%.Như vậy, theo khu vực thì ở đồng bằng tỷ lệ tội phạm giết người chiếm tỷ lệ cao nhất, rồi đến trung du miền núi, miền núi rẻo cao và cuối cùng là thành phố thị xã.
  17. 24 Nhưng nếu tính theo đơn vị hành chính từng địa phương thì thành phố V inh xảy ra 27 vụ chiếm tỷ lệ cao nhất 10,55%. Điều này cũng phù hợp với qui luật của tội p hạm do đặc thù của thành phố là trọng tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Là nơi tập trung nhiều thành phần, nhiều tầng lớp nhân dân nhất là thành phần thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, lao động tự do, các nhóm tổ chức đ ường dây tội phạm, cả bọn lưu manh chuyên nghiệp cũng chọn địa bàn thành phố để hoạt động. Vì vậy, trong cuộc sống sinh hoạt, lao động, sản xuất quan hệ xã hội cũng phát sinh nhiều mâu thuẫn dẫn đến hành vi giết người. Tiếp đến là huyện Diễn Châu 26 vụ chiếm tỷ lệ 10,16%; huyện N ghĩa Đàn 21 vụ chiếm tỷ lệ 8,2%; huyện Nghi Lộc 20 vụ chiếm tỷ lệ 7,81%, thường vụ án giết người xảy ra ở những huyện này thường là những nơi buôn bán kinh doanh cửa hàng, chợ của thị trấn huyện, là nơi tập trung đông dân và sầm uất. N ếu tính theo tỷ lệ dân số 100.000dân/1vụ phạm tội thì khu vực đồng bằng gồm các huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Yên Thành, Diễn Châu, Q uỳnh Lưu, Đô Lương, Nghi Lộc chiếm tỷ lệ cao nhất 13 vụ (1.457dân/109 vụ).Tiếp đến là khu vực trung du miền núi gồm các huyện: Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đ àn là 12 vụ (789.000 dân/64 vụ). Khu vực miền núi rẻo cao gồm các huyện: Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn là 8,8 vụ (400.000dân/45 vụ) và khu vực thành phố V inh, thị xã Cửa Lò 8,8 vụ (311.000 dân/38 vụ). - Xác định theo tiêu chí hình thức phạm tội (Đồng phạm, phạm tội đơn lẻ). Trong tổng số 256 vụ phạm tội giết người trên đ ịa bàn tỉnh Nghệ An, số vụ phạm tội giết người có tính chất đồng phạm, có từ hai người trở lên cùng cố ý thực hiện hành vi phạm tội có tới 57 vụ chiếm tỷ lệ 22,27%, còn lại 77,73% là trường hợp phạm tội đ ơn lẻ.
  18. 25 Tuy số vụ án có tính chất đồng phạm xảy ra ít hơn so với trường hợp phạm tội đ ơn lẻ nhưng hành vi giết người ở những trường hợp này đặc biệt nguy hiểm về tính chất tội phạm từ phương thức thủ đoạn, đến công cụ phương tiện phát triển động cơ mục đích phạm tội cũng như hậu quả tác hại xảy ra hết sức nguy hiểm khó có thể lường trước được. Chủ yếu là các vụ giết người để cướp của, giết người để thực hiện hoặc che dấu tội phạm, giết người do mâu thuẫn kéo dài không giải quyết được. Đặc biệt, gần đây có vụ án giết người để che dấu tội phạm hay vụ án giết người do thù tức trong làm ăn buôn bán. Tại quán chị Nguyễn Thị Nhung, 26 tuổi là chủ quán cà phê ở khối 12 phường Trường Thi, thành phố Vinh, là chủ quán cà phê, có mối quan hệ rộng và có mối quan hệ phức tạp, nhiều lần xảy ra mâu thuẫn với khách hàng quen với chủ quán, giữa các chủ quán cà phê với nhau, vào 21h ngày 30-4-2004 đối tượng gồm 5 thanh niên thuê xe tắc xi chở đến bất ngờ xông vào quán chị N hung và bất ngờ chém chết anh Nguyễn Văn Hồng (anh trai chị Nhung) rồi lên xe tẩu thoát, trên đường đi cấp cứu anh Hồng đã b ị chết.Sau đó các đối tượng đã bị xử lý. Còn lại, đa số vụ án giết người xảy ra mang tính chất đơn lẻ, chủ yếu do mâu thuẫn bột phát giữa đối tượng này với nạn nhân trong sinh hoạt hàng ngày không kìm nén nổi nên tức thì phạm tội bằng hành vi giết người để giải quyết sự nóng giận, mâu thuẫn đó. Tuy không nguy hiểm như trường hợp đồng phạm giết người nhưng tỷ lệ chiếm khá lớn, hình thức đa dạng, phức tạp, do vậy cũng cần phải xem xét để có giải pháp thích hợp dần hạn chế hành vi phạm tội giết người này. Chúng ta có thể thấy rõ hơn cơ cấuTHTP giết người dưới hình thức đồng phạm và hình thức đ ơn lẻ qua biểu đồ 1.4.
  19. 26 Biểu đồ 1.5. 22,27% 77,73% (Nguồn: Số liệu thống kê của TAND tỉnh nghệ An) - Xác định theo tiêu chí hình phạt Toà án áp dụng cho tội phạm giết người. Đ ể đánh giá sâu hơn về cơ cấu TTTP giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh N ghệ An, cần nghiên cứu tiêu chí hình phạt cụ thể mà toà án đã áp dụng đối với bị cáo phạm tội này. Bảng 1.6. Hình phạt toà án áp dụng cho tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tù t ừ Cải Tù t ừ Tổng Tù 10 Tù Phạt tạo 7 năm Tử Năm số bị dưới 7 năm án treo chung tiền đ ến 10 g iam hình năm đ ến 20 cáo thân g iữ năm năm 2001 40 0 0 3 2 18 16 1 0 2002 57 0 0 0 1 25 29 1 1 2003 58 0 0 5 3 17 32 0 1 2004 46 0 0 2 4 18 19 1 2 2005 42 0 0 2 2 16 20 1 1 2006 51 0 0 2 1 19 27 1 1 Tổ ng 294 0 0 14 13 113 143 5 6 Tỷ 100,00 0 0 4,76 4,42 38,43 48,53 1,7 2,04
  20. 27 lệ% (Nguồn: số liệu thống kê của TAND tỉnh Nghệ An) Q ua bảng số liệu trên cho thấy, trong những năm gần đây trên địa b àn tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến năm 2006, tội giết người được hiện qua các hình phạt mà Toà án đã áp dụng đối với người phạm tội. Cụ thể như sau: Số người phạm tội m à Toà án áp dụng án treo chiếm tỷ lệ 4,76%; tù có thời hạn chiếm tỷ lệ 91,48% trong đó từ dưới 7 năm chiếm tỷ lệ 4,42%, tù từ 7 năm đến 10 năm chiếm tỷ lệ 38,43%; tù từ 10 năm đến 20 năm chiếm tỷ lệ 48,63%. Còn tù chung thân chiếm tỷ lệ 1,7%; tử hình chiếm tỷ lệ 2,04%. Điều đó cho thấy số người phạm tội giết người bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ cao, trong đó tù từ 10 năm đến 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất đến 48,63% đã thể hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội cao do hành vi phạm tội gây ra; 1,7% bị áp dụng hình phạt chung thân, 2,04% bị áp dụng hình phạt tử hình cho thấy mức độ phạm tội giết người của tội phạm đặc biệt nguy hiểm. - Xác định theo tiêu chí đặc điểm của nhân thân của tội phạm giết người. + Giới tính của tội phạm giết người: Theo thống kê của TAND tỉnh Nghệ An, từ năm 2001 đến 2006 trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã x ảy ra 256 vụ giết người, với 294 bị cáo. Trong 294 bị cáo phạm tội giết người, số bị cáo là nam giới 285 người, số bị cáo là nữ giới chỉ có 9 người. Có thể thấy rõ hơn tỉ lệ nam, nữ phạm tội giết người từ năm 2001 đ ến năm 2006 qua bảng 1.7 sau: Bảng 1.7. Giới tính của bị cáo phạm tội giết người. Nam Nữ Tổng số Năm Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % (Người) Tổng số (người) Tổng số (người) 2001 40 38 95% 2 5% 2002 57 56 98,2% 1 1,8% 2003 58 57 98,2% 1 1,7% 2004 46 43 93,5% 3 6.5% 2005 42 41 97,6% 1 2.4%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2