intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này mong muốn xây dựng bức tranh tổng thể về các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến NLCT của Đà Nẵng, đồng thời định vị Đà Nẵng so với một số địa phương có thể coi là đối thủ cạnh tranh, một số địa phương trong Vùng là đối tượng cần liên kết. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp làm cơ sở cho các nhà thực hiện chính sách tham khảo trong việc hoạch định và thực thi chính sách của Đà Nẵng tại thời điểm đưa ra kế hoạch cho giai đoạn phát triển đến 2020 và định hướng 2035.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh thành phố Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------ NGUYỄN VĂN HÙNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------ NGUYỄN VĂN HÙNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HUỲNH THẾ DU TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 3 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hùng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Nhân dịp này cho tôi đƣợc phép gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến tất cả các thầy cô tại Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright – Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã đem hết lòng nhiệt tình cũng nhƣ kiến thức của mình để truyền đạt cho chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Nhờ sự hƣớng dẫn và dìu dắt của thầy cô, tôi đã tích lũy đƣợc những kiến thức cơ bản đáng quý, đồng thời qua thời gian làm luận văn tôi có điều kiện ứng dụng những kiến thức của mình vào thực tiễn, qua đó giúp tôi đúc kết đƣợc những kinh nghiệm quý báu để tiếp tục bƣớc chân trên con đƣờng sự nghiệp sau này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy Huỳnh Thế Du là ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ Sở ngành thành phố Đà Nẵng đặc biệt: UBND Thành phố, Sở Kế hoạch & Đầu tƣ, Ban XTHTĐT, Sở KHCN, Sở Du lịch đã nhiệt tình cho ý kiến, cung cấp thông tin để tôi hoàn thành bài luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến các cô chú và anh chị hiện đang công tác tại Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã hỗ trợ và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Tôi xin cảm ơn đến gia đình, các anh chị lớp MPP8, bạn bè đã giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Sau cùng, tôi xin kính chúc thầy cô, các cô chú và anh chị đƣợc dồi dào sức khỏe, thành công trong sự nghiệp và luôn hạnh phúc. Xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Văn Hùng
  5. iii TÓM TẮT Với vị trí địa lý chiến lƣợc là cửa ngõ ra biển lớn của hành lang kinh tế Đông Tây và vai trò là trung tâm của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định sau 15 năm phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của Đà Nẵng không bền vững, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, khó đạt đƣợc các định hƣớng phát triển, chƣa đóng góp cho sự phát triển chung của khu vực và thiếu tính liên kết vùng. Dựa vào Ma trận BCG (Boston Consulting Group) phân tích hai chỉ tiêu việc làm và nguồn thu ngân sách. Tác giả nhận dạng hai trục trặc (i) hoạt động của nền kinh tế vẫn chƣa tạo ra nhiều việc làm cho các ngành mang tính năng suất và sáng tạo cao; (ii) Thứ hai, nguồn thu NSNN tăng không tƣơng xứng với tiềm năng và thiếu bền vững. Sử dụng khung phân tích ba lớp để phân tích thuận lợi, bất lợi và những trục trặc hiện hữu cần cải thiện để nâng cao NLCT. Cụ thể, Đà Nẵng có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch, dịch vụ, logistics; nhƣng vị trí địa lý và quy mô địa phƣơng là điểm bất lợi. Hạ tầng kỹ thuật bên ngoài của Đà Nẵng chƣa có các tuyến cao tốc liên kết các địa phƣơng xung quanh. Chính sách vĩ mô của Đà Nẵng còn hạn chế về quy mô vốn đầu tƣ, pháp chế về công khai và tham nhũng trong chính quyền. Phần lớn doanh nghiệp ở Đà Nẵng là vừa và nhỏ nên thiếu chiến lƣợc hoạt động và trình độ phát triển cụm ngành chƣa cao. Phân tích về rào cản thể chế, tác giả đƣa ra các nguyên nhân gây rào cản cho NLCT của Đà Nẵng. (i) Phân cấp, phân quyền chƣa rõ ràng và còn nhiều chồng chéo gây cản trở cho việc điều tiết các giá trị gia tăng hiệu quả trong thực thi. (i) Chính sách khuyến khích không hợp lý dẫn đến kém hiệu quả trong công việc. (iii) Chính sách liên kết vùng chƣa có chiến lƣợc và chƣơng trình hành động để nâng cao NLCT, thiếu sự hợp tác của Vùng và điều phối hiệu quả của chính quyền trung ƣơng. Để cải thiện năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng, tác giả khuyến nghị các nhóm chính sách sau: (i) Chính sách cải thiện môi trường sống và môi trường SXKD nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút doanh nghiệp, ngƣời giàu, ngƣời giỏi đến Đà Nẵng. (ii) Chính sách liên kết vùng về chuyên môn hoá các địa phƣơng vào các cụm ngành khác nhau tạo dựng vị thế đặc thù; đầu tƣ kết nối các địa phƣơng với Đà Nẵng. (iii) Chính sách trong đổi mới quản lý công nhằm thể chế hoá các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; tạo môi trƣờng SXKD; khuyến khích công chức dám nghĩ, dám làm.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN _________________________________________________________ i LỜI CẢM ƠN ___________________________________________________________ ii TÓM TẮT ______________________________________________________________iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT _____________________________________ vi DANH MỤC HÌNH ______________________________________________________ vii DANH MỤC PHỤ LỤC __________________________________________________viii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU _________________________________________________ 1 1.1 LÝ DO THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ____________________________________ 1 1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU _______________________________ 2 1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ______________________________ 2 1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN THÔNG TIN _________________ 2 1.5 KẾT CẤU NGHIÊN CỨU_____________________________________________ 3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT __________________________________________ 4 2.1 VIỆC LÀM VÀ NGUỒN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA MA TRẬN BCG _____________________________________________________________________ 4 2.2 KHUNG PHÂN TÍCH VỀ NLCT _______________________________________ 5 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KT-XH ĐÀ NẴNG 2005-2015 __________ 7 3.1 CƠ CẤU KINH TẾ __________________________________________________ 7 3.2 DOANH NGHIỆP ___________________________________________________ 7 3.3 NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ____________________________________________ 8 3.4 THƢƠNG MẠI VÀ THU HÚT FDI _____________________________________ 9 3.5 VIỆC LÀM_________________________________________________________ 9 3.6. NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC __________________________________________ 10 3.6.1 Thu NSNN _____________________________________________________ 10 3.6.2 Chi NSNN _____________________________________________________ 10 3.7 THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƢỜI________________________________ 11 3.8 CỤM NGÀNH _____________________________________________________ 11 CHƢƠNG 4. ĐỘNG LỰC NÂNG CAO NLCT ĐÀ NẴNG ______________________ 12 4.1. VIỆC LÀM VÀ NGUỒN THU NSNN NHÌN QUA MA TRẬN BCG _________ 12 4.1.1 Việc làm_______________________________________________________ 12 4.1.2 Nguồn thu Ngân Sách ____________________________________________ 13
  7. v 4.2. CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƢƠNG ___________________________ 15 4.2.1 Vị trí địa lý_____________________________________________________ 15 4.2.2 Tài nguyên thiên nhiên ___________________________________________ 16 4.2.3 Tài nguyên du lịch _______________________________________________ 16 4.2.4 Tài nguyên con ngƣời ____________________________________________ 17 4.2.5 Quy mô nền kinh tế địa phƣơng ____________________________________ 18 4.3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP ĐỘ ĐỊA PHƢƠNG ____________________ 19 4.3.1. Hạ tầng văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội_______________________________ 19 4.3.2 Tài nguyên vốn _________________________________________________ 20 4.3.3. Cơ sở hạ tầng __________________________________________________ 23 4.3.4. Chất lƣợng của chính sách vĩ mô ___________________________________ 24 4.4. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP _________________ 27 4.4.1 Chất lƣợng môi trƣờng kinh doanh __________________________________ 27 4.5.2 Độ tinh thông về hoạt động và chiến lƣợc công ty ______________________ 30 4.5.3 Cụm ngành du lịch_______________________________________________ 32 CHƢƠNG 5. TỔNG HỢP VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO ĐÀ NẴNG ____ 35 5.1. NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC TRỤC TRẶC _______________________ 35 5.1.1 Trục trặc từ hai mục tiêu cơ bản ____________________________________ 35 5.1.2 Tổng hợp trục trặc trong nền tảng ___________________________________ 35 5.1.3. Rào cản từ thể chế ______________________________________________ 37 5.1.3.1 Phân cấp, phân quyền ___________________________________________ 37 5.1.3.2 Cơ chế khuyến khích không hợp lý ________________________________ 38 5.1.4 Rào cản từ liên kết Vùng __________________________________________ 38 5.2 KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH_______________________________________ 39 5.2.1 Chính sách cải thiện môi trƣờng sống, làm việc và kinh doanh. ____________ 39 5.2.2 Chính sách liên kết vùng __________________________________________ 40 5.2.3 Chính sách trong đổi mới quản lý công. ______________________________ 40 5.3 KẾT LUẬN _______________________________________________________ 41 5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI. ____________________________________________ 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ______________________________________ 42 PHỤ LỤC _____________________________________________________________ 45
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Tiếng Việt BR-VT: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu CSHT: Cơ sở hạ tầng Đà Nẵng: thành phố Đà Nẵng GTGT: Giá trị gia tăng KHCN: Khoa học và Công nghệ KT-XH: Kinh tế Xã hội NGTK: Niên giám thống kê NLCT: Năng lực cạnh tranh NSNN: Ngân sách nhà nƣớc NSLĐ: năng suất lao động Tỉnh: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt Vùng: Duyên hải Nam Trung Bộ; các tỉnh trong con đƣờng di sản miền Trung; các tỉnh Tây Nguyên. SXKD: sản xuất kinh doanh UBND: Ủy ban nhân dân XTHTĐT: Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tƣ Tiếng Anh BCG (Boston Consulting Group): Công ty tƣ vấn chiến lƣợc của Mỹ. GRDP (Gross Regional Domestic Product): Tổng sản phẩm trên địa bàn FDI (Foreign Direct Investment): khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. PAPI: Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh PCI (Consumer Price Index): Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
  9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1: Ma trận BCG......................................................................................................... 4 Hình 2. 2: Khung phân tích ba lớp các yếu tố nền tảng của NLCT. ...................................... 5 Hình 3. 1: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo khu vực kinh tế. .................................... 7 Hình 3. 2: Số lƣợng doanh nghiệp tại các địa phƣơng qua các năm...................................... 7 Hình 3. 3: Năng suất, tốc độ tăng năng suất, cơ cấu GDP 2014 ............................................ 8 Hình 3. 4: Cơ cấu lao động phân theo một số chỉ tiêu ........................................................... 9 Hình 3. 5: Thu NSNN và thu NSNN bình quân ngƣời ........................................................ 10 Hình 3. 6: Chi NSNN và Chi NSNN bình quân .................................................................. 10 Hình 4. 1: Số lao động, tăng trƣởng lao động và cơ cấu lao động. ...................................... 12 Hình 4. 2: Ma trận BCG Việc làm ....................................................................................... 13 Hình 4. 3: Một số chỉ tiêu về nguồn thu NSNN .................................................................. 13 Hình 4. 4: Một số nguồn thu của Đà Nẵng năm 2015 (triệu đồng) ..................................... 14 Hình 4. 5: Ma trận BCG – Thu NSNN ................................................................................ 15 Hình 4. 6: Dân số, tỷ lệ dân số đô thị và tăng trƣởng dân số giai đoạn 2007-2015 ............. 17 Hình 4. 7: Xuất cƣ và nhập cƣ vào Đà Nẵng từ 01/04/2013 đến 01/04/2014 ..................... 17 Hình 4. 8: Diện tích, dân số và GRDP năm 2015 ................................................................ 18 Hình 4. 9: Quy mô vốn đầu tƣ của các địa phƣơng ............................................................. 21 Hình 4. 10: Cơ cấu vốn của Đà Nẵng qua các năm ............................................................. 21 Hình 4. 11: Quy mô vốn đầu tƣ của các địa phƣơng năm 2015 .......................................... 22 Hình 4. 12: Tƣơng quan giữa tăng trƣởng kinh tế Đà Nẵng với cả nƣớc ............................ 24 Hình 4. 13: Chỉ số xếp hạng công khai minh bạch của các địa phƣơng .............................. 25 Hình 4. 14: Xu hƣớng xếp hạng kiểm soát tham nhũng trong khu vực công 2011-2015 .... 26 Hình 4. 15: Xu hƣớng chỉ số năng động của chính quyền địa phƣơng................................ 26 Hình 4. 16: So sánh các chỉ số của PCI ............................................................................... 27 Hình 4. 17: Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của các địa phƣơng .................................. 29 Hình 4. 18: Dự báo dân số Đà Nẵng đến năm 2034 (nghìn ngƣời) ..................................... 29 Hình 4. 19: Xếp hạng chỉ số cạnh tranh bình đẳng của các địa phƣơng năm 2015 ............. 30 Hình 4. 20: Đặc quyền tiếp cận nguồn lực dành cho DNNN .............................................. 31 Hình 4. 21: Tình trạng ƣu ái dành cho doanh nghiệp FDI ................................................... 31 Hình 4. 22: Một số tham khảo về “độ tinh thông” của doanh nghiệp ................................. 32 Hinh 5. 1: Kết quả phân tích NLCT Đà Nẵng ..................................................................... 35
  10. viii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các chỉ tiêu kinh tế ............................................................................................. 45 Phụ lục 2: Tổng lao động trên 15 tuổi phân theo giới tính và thành thị (ngƣời) ................. 45 Phụ lục 3: Thu NSNN từ 2010 đến 2015 (Đơn vị tính: triệu đồng) .................................... 45 Phụ lục 4: Chi NSNN từ 2010 đền 2015 (Đơn vị tính: triệu đồng) ..................................... 46 Phụ lục 5: Các chỉ tiêu thiên niên kỷ năm 2015 .................................................................. 47 Phụ lục 6: Công suất sử dụng giƣờng bệnh năm 2015 so với kế hoạch .............................. 48 Phụ lục 7: Quy mô vốn đầu tƣ của Đà Nẵng qua các năm .................................................. 49 Phụ lục 8: Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2014 phân theo quy mô lao động và phân theo loại hình doanh nghiệp .................................................................... 49 Phụ lục 9: Tỷ lệ phân chia ngân sách trung ƣơng và địa phƣơng (%) ................................. 50 Phụ lục 10: Di cƣ, nhập cƣ, di cƣ thuần 5 năm trƣớc thời điểm điều tra (2009-2014) ........ 50 Phụ lục 11: Dân số trẻ trong độ tuổi lao động (15-29) năm 01/04/2014 (ngƣời) ................ 50 Phụ lục 12: So sánh lao động trong các khu vực của các tỉnh năm 2015 ............................ 51 Phụ lục 13: So sánh các chỉ tiêu về học sinh (HS), giáo viên (GV) của các tỉnh năm 201551 Phụ lục 14: Số lƣợng giáo viên và sinh viên đại học, cao đẳng của các địa phƣơng .......... 52 Phụ lục 15: Dữ liệu về hạ tầng y tế năm 2015 ..................................................................... 52 Phụ lục 16: Các chỉ tiêu khác năm 2015 .............................................................................. 52 Phụ lục 17: Hệ số sử dụng vốn - ICOR của Tp.Đà Nẵng .................................................... 53 Phụ lục 18: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu (ngàn USD) ........................................................ 53 Phụ lục 19: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu (ngàn USD) ................................................. 53 Phụ lục 20: Top 20 địa phƣơng thu hút FDI nhiều nhất tính đến 31/12/2015 ..................... 54 Phụ lục 21: Số lƣợng khách và doanh thu ........................................................................... 54 Phụ lục 22: Số lƣợng khách sạn và số phòng ...................................................................... 55 Phụ lục 23: doanh nghiệp theo quy mô lao động, và doanh nghiệp có vốn trên 500 tỷ đồng ............................................................................................................................................. 55 Phụ lục 24: Số lƣợng doanh nghiệp theo quy mô vốn (tỷ đồng) ......................................... 56 Phụ lục 25: Một số chỉ tiêu cơ bản về doanh nghiệp (tỷ đồng) ........................................... 56 Phụ lục 26: Thu NSNN của các khu vực doanh nghiệp ...................................................... 57 Phụ lục 27: Thu nhập bình quân đầu ngƣời chia theo nhóm thu nhập (ngàn đồng) ............ 58 Phụ lục 28: Cơ cấu GDP (giá thực tế) theo lĩnh vực doanh nghiệp (tỷ đồng) ..................... 58 Phụ lục 29: Số lƣợng doanh nghiệp đang hoạt động cuối năm 2014 .................................. 59
  11. ix Phụ lục 30: Tình hình sử dụng đất khu công nghiệp 8/2016 (ha) ........................................ 59 Phụ lục 31: Tƣơng quan chỉ số giá tiêu dùng CPI của Đà Nẵng và cả nƣớc ....................... 60 Phụ lục 32: So sánh chi phí thời gian của Đà Nẵng so với các địa phƣơng ........................ 60 Phụ lục 33: Chi phí không chính thức của các đia phƣơng. ................................................ 61 Phụ lục 34: Một số chỉ số về thiết chế pháp lý năm 2015 ................................................... 61 Phụ lục 35: Một số chỉ số về trợ giúp pháp lý năm 2015 .................................................... 62 Phụ lục 36: Một số kết quả khảo sát chỉ tiêu gia nhập thị trƣờng ........................................ 62 Phụ lục 37: So sánh chỉ số cung ứng dịch vụ của các địa phƣơng ...................................... 63 Phụ lục 38: Kết quả khảo sát chỉ số năng động của chính quyền địa phƣơng ..................... 63 Phụ lục 39: Đánh giá về chất lƣợng lao động của Đà Nẵng so với các tỉnh ........................ 64 Phụ lục 40: Chỉ số tiếp cận đất đai của các địa phƣơng...................................................... 64 Phụ lục 41: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ........................................................................... 65 Phụ lục 42: Chi thƣờng xuyên KHCN của các địa phƣơng. ................................................ 65
  12. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU Với vị trí địa lý chiến lƣợc là cửa ngõ ra biển lớn của hành lang kinh tế Đông Tây và vai trò là trung tâm của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng) đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định cho thấy đƣợc sự thay da đổi thịt của mình sau hai thập kỷ đƣợc tách ra từ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong giai đoạn 2007-2015 duy trì ở mức cao, trung bình đạt 9,68%, cao hơn tốc độ tăng trƣởng trung bình cả nƣớc (6%). Quy mô dân số hơn 1 triệu ngƣời, tăng trƣởng dân số 21%, tăng trƣởng lao động 43%, chỉ số tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Đà Nẵng tăng gấp 4 lần, cơ cấu kinh tế tập trung vào dịch vụ và công nghiệp chế tạo, số lƣợng doanh nghiệp tăng đều qua các năm1. Đà Nẵng luôn đi đầu trong việc cải cách hành chính, cải thiện hoạt động của khu vực công, thuộc nhóm các địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) từ năm 2005-2015. Đây là bức tranh tích cực của Đà Nẵng trong phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), thể hiện khả năng phát triển kinh tế, thu hút đầu tƣ, thu hút việc làm. Từ một thành phố non trẻ, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Đến nay, Đà Nẵng đƣợc ngƣời dân trong và ngoài nƣớc biết đến nhƣ là “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”. Tuy nhiên, sự phát triển của Đà Nẵng đang bộc lộ những dấu hiệu chững lại. Nguồn thu ngân sách nhà nƣớc (NSNN) không ổn định do chủ yếu dựa vào nguồn thu từ đất và các loại thuế gián thu. Tiềm năng khu công nghiệp hạn chế về không gian nên khó hình thành một cụm ngành công nghiệp. Doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là vừa và nhỏ. Những ngành kỳ vọng có năng suất cao đang giảm năng suất lao động (NSLĐ). Mức thu nhập của ngƣời lao động vẫn còn thấp hơn nhiều địa phƣơng gây ra rào cản trong thu hút nhân tài. Đà Nẵng là động lực của khu vực, nhƣng sự đóng góp cho sự phát triển chung là chƣa cao và thiếu tính liên kết Vùng. Tiềm năng và lợi thế cạnh tranh là vấn đề mà mỗi địa phƣơng luôn nghiên cứu qua các giai đoạn để hiểu đƣợc những hạn chế, tìm nguyên nhân nhằm điều chỉnh định hƣớng phát triển. Mục tiêu then chốt của các địa phƣơng là tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, môi trƣờng sống và phát triển nguồn thu NSNN cho chính quyền địa phƣơng. Để thực hiện 1 Giai đoạn 2007-2015
  13. 2 điều này, các địa phƣơng cần cùng lúc thu hút ba đối tƣợng: (i) các doanh nghiệp đến sản xuất kinh doanh (SXKD), (ii) lao động giỏi/có khả năng làm việc, (iii) những ngƣời khá giả đến lƣu trú. Nói cách khác, mục tiêu trọng yếu của địa phƣơng để hƣớng đến sự thịnh vƣợng là thu hút và giữ chân đƣợc DOANH NGHIỆP, NGƢỜI GIỎI VÀ NGƢỜI GIÀU. Vấn đề cần nghiên cứu là chính sách phát triển để có thể thực hiện mục tiêu trên phù hợp cho từng địa phƣơng khác nhau. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá lại tình hình phát triển của Đà Nẵng, phân tích một cách thấu đáo những tiềm năng, lợi thế so sánh, cũng nhƣ những khó khăn và thách thức vốn có nhằm xác định động lực phát triển năng lực cạnh tranh (NLCT) cho giai đoạn tiếp theo là cần thiết. Từ đó, đƣa ra những hƣớng tiếp cận và khuyến nghị chính sách phù hợp, hƣớng đến phát triển trong tƣơng lai cho Đà Nẵng. 1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này mong muốn xây dựng bức tranh tổng thể về các yếu tố cốt lõi ảnh hƣởng đến NLCT của Đà Nẵng, đồng thời định vị Đà Nẵng so với một số địa phƣơng có thể coi là đối thủ cạnh tranh, một số địa phƣơng trong Vùng là đối tƣợng cần liên kết. Từ đó, đƣa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp làm cơ sở cho các nhà thực hiện chính sách tham khảo trong việc hoạch định và thực thi chính sách của Đà Nẵng tại thời điểm đƣa ra kế hoạch cho giai đoạn phát triển đến 2020 và định hƣớng 2035. Để thực hiện mục tiêu này, tác giả đƣa ra ba câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Xác định động lực phát triển của Đà Nẵng trong các năm qua là gì? 2. Động lực này có ổn định và bền vững không? Nếu không, xác định động lực nào cho Đà Nẵng trong giai đoạn mới? 3. Qua đó, chính sách nào cần thực hiện để nâng cao NLCT cho Đà Nẵng? 1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, đề tài tiến hành nghiên cứu, phân tích tiềm năng, lợi thế so sánh, những khó khăn, thách thức và tình hình KT-XH trong giai đoạn 2005-2015 của Đà Nẵng (đặc biệt là chỉ tiêu việc làm và ngân sách) trong tƣơng quan với các tỉnh khác. 1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN THÔNG TIN Luận văn này sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính dựa trên khung lý thuyết đƣợc trình bày ở phần tiếp theo và các bộ dữ liệu (thứ cấp và sơ cấp), kết hợp với phỏng vấn sâu các đối tƣợng liên quan, từ đó đƣa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp.
  14. 3 Nguồn thông tin thứ cấp sử dụng gồm Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số PCI, Niên giám thống kê (NGTK) các tỉnh qua các năm và các số liệu từ Tổng Cục Thống kê Việt Nam, Uỷ ban Nhân dân (UBND) Đà Nẵng, Sở Du lịch Đà Nẵng, Sở Khoa học công nghệ (KHCN) Đà Nẵng, Ban Xúc tiến Hỗ trợ Đầu tƣ (XTHTĐT) Đà Nẵng. Nguồn thông tin sơ cấp: Phỏng vấn mở các cơ quan có liên quan của Đà Nẵng nhƣ UBND, Sở Kế hoạch & Đầu tƣ, Ban XTHTĐT, Sở KHCN. Nghiên cứu cố gắng gạn lọc từ những nguồn số liệu thu thập đƣợc để xây dựng một bộ số liệu đảm bảo tính nhất quán và tƣơng thích. Với mong muốn, qua những con số hiện lên, nghiên cứu sẽ đƣa ra một bức tranh khách quan nhất để phản ánh một cách tƣơng đối chân thực và rõ nét về Đà Nẵng. Qua đó, tác giả có thể giải quyết đƣợc các câu hỏi nghiên cứu nêu trên và đƣa ra đƣợc một số khuyến nghị chính sách khả thi. 1.5 KẾT CẤU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đƣợc cấu trúc thành năm chƣơng chính. Chƣơng I giới thiệu về nghiên cứu Chƣơng II trình bày cơ sở lý luận, gồm khung phân tích NLCT của Michael E.Porter (đƣợc hiệu chỉnh bởi Thầy Vũ Thành Tự Anh) và Ma trận Boston Consulting Group (BCG) của Tập đoàn Tƣ vấn Boston. Chƣơng III trình bày thực trạng về KT-XH của Đà Nẵng. Chƣơng IV phân tích NLCT của Đà Nẵng. Chƣơng V phân tích những nguyên nhân cơ bản ảnh hƣởng đến NLCT và đƣa ra khuyến nghị chính sách.
  15. 4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 VIỆC LÀM VÀ NGUỒN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA MA TRẬN BCG2 Hình 2. 1: Ma trận BCG Thị phần tƣơng đối Cao ------Trung Bình----------Thấp Thấp ------Trung Bình----------Cao Khả năng tăng trƣởng thị phần3 Ngôi Sao Dấu hỏi Bò Sữa Chó Mực Nguồn: Tham khảo bài phân tích của Huỳnh Thế Du và đồng tác giả. Ma trận BCG là một mô hình kinh doanh kinh điển do Tập đoàn Tƣ vấn Boston đƣa ra nhằm xác định chu trình sống của sản phẩm. Ma trận này đƣợc đƣa ra lần đầu bởi Bruce Henderson của BCG vào năm 1970 nhằm mục đích giúp các công ty phân tích mô hình kinh doanh cũng nhƣ dòng sản phẩm trên thị trƣờng. Tác giả sử dụng mô hình và áp dụng cho việc phân tích các ngành hay cụm ngành của địa phƣơng với hai chỉ tiêu cơ bản là việc làm và tạo nguồn thu NSNN. Dấu hỏi: Thể hiện một ngành mới xuất hiện hoặc có tiềm năng, đƣợc hứa hẹn nhiều triển vọng; song đây là tƣơng lai với nhiều rủi ro nên biểu tƣợng là dấu hỏi. Các ngành đƣợc đƣa vào ô này thƣờng dựa trên chính sách phát triển của chính quyền nên có tăng trƣởng nhanh nhƣng hứa hẹn việc làm và thu NSNN thì không nhiều, do đó có thể trở thành Ngôi sao, cũng có thể là Chó mực. Ngôi sao: nằm ở vị trí cao trên trục Tăng trƣởng thị phần của ma trận, chiếm thị phần nhiều nhƣng có tạo ra nhiều việc làm/nguồn thu NSNN hay không vẫn có nhiều ẩn số bởi cần phải xem xét giá trị mang lại cho nền kinh tế. Nhƣ du lịch có thị phần tốt, có thể tạo ra 2 Ma trận này đƣợc hiệu chỉnh từ Ma trận BCG sử dụng cho doanh nghiệp và đƣợc mô tả trên Wikipedia; tham khảo từ bài phân tích Tây Ninh của nhóm tác giả Huỳnh Thế Du, Nguyễn Văn Giáp, Phan Chánh Dƣỡng, Đỗ Thiên Anh Tuấn, Hoàng Ngọc Lan. 3 Thị phần đƣợc hiểu là thị phần trong việc tạo ra việc làm và ngân sách cho địa phƣơng
  16. 5 nhiều việc làm nhƣng chƣa chắc tạo ra nguồn thu NSNN nhƣ mong muốn. Song các ngành nằm ở ô này cũng đang trở nên nổi bật hơn và có nhiều hứa hẹn. Bò Sữa: nằm ở phần chiếm thị phần cao nhƣng có tốc độ tăng trƣởng chậm lại về thị phần, song tạo việc làm/tăng thu NSNN mang tính đơn thuần về hiệu quả theo mục tiêu đề ra, tƣơng ứng nhƣ một con bò sữa tạo ra sản phẩm tốt theo đúng định mức. Chó Mực: Ngành hoặc không tiến lên nổi, hoặc suy thoái. Hay, việc làm/NSNN đạt đƣợc không tƣơng xứng với nguồn lực bỏ ra để duy trì hoạt động. Địa phƣơng nên từ bỏ hoặc không dành nguồn lực cho những ngành trong ô này. 2.2 KHUNG PHÂN TÍCH VỀ NLCT4 Khung phân tích ba lớp sử dụng cho quy mô địa phƣơng đƣợc Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright hiệu chỉnh từ khung lý thuyết về NLCT của Michael E.Porter. Đây là khung phân tích chính đƣợc sử dụng cho nghiên cứu này. Hình 2. 2: Khung phân tích ba lớp các yếu tố nền tảng của NLCT. Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2010) Khung phân tích về NLCT của địa phƣơng với ba yếu tố nền tảng gồm: (1) Các yếu tố sẵn có của địa phƣơng; (2) NLCT ở cấp độ địa phƣơng; (3) NLCT ở cấp độ doanh nghiệp. 4 Tham khảo tác phẩm “Cạnh tranh” của Michael Porter (2008) và sử dụng khung phân tích hiệu chỉnh của Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
  17. 6 Lớp đầu tiên là các yếu tố sẵn có của địa phƣơng, là các yếu tố tự nhiên gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và quy mô địa phƣơng. Các yếu tố đặc thù này là đầu vào cần thiết cho việc cạnh tranh của địa phƣơng và thu hút doanh nghiệp. Lớp thứ hai là NLCT ở cấp độ địa phƣơng, là nơi tạo ra môi trƣờng kinh doanh. Nhóm yếu tố này bao gồm hạ tầng về văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội; hạ tầng kỹ thuật; các chính sách tài khoá, đầu tƣ, cơ cấu kinh tế. Nhóm yếu tố này tạo nên môi trƣờng để doanh nghiệp hoạt động, đóng vai trò thúc đẩy hay cản trở đến năng suất của doanh nghiệp. Lớp trên cùng là NLCT ở cấp độ doanh nghiệp, cấu thành từ chất lƣợng môi trƣờng kinh doanh, trình độ phát triển cụm ngành và độ tinh thông của doanh nghiệp. Đây là nhóm yếu tố tác động trực tiếp đến doanh nghiệp.
  18. 7 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KT-XH ĐÀ NẴNG 2005-2015 3.1 CƠ CẤU KINH TẾ Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản. Những ngành dịch vụ chủ yếu đóng góp cho sự tăng trƣởng kinh tế trong thời gian qua là vận tải, kho bãi; lƣu trú, ăn uống; kinh doanh bất động sản, KHCN; bán lẻ, sửa chữa; thông tin truyền thông; y tế, giáo dục. Cơ cấu kinh tế thể hiện hƣớng đi của Đà Nẵng chú trọng thành trung tâm dịch vụ của Vùng. Hình 3. 1: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo khu vực kinh tế. 100% 70 GRDP (ngàn tỷ đồng) 63 60 Cơ cấu GRDP (%) 80% 50 60% 40 33 30 40% 20 20% 12 10 0% 0 2005 2010 2015 Nông, lâm, thuỷ sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm Tổng GRDP Nguồn: Tổng hợp theo NGTK 3.2 DOANH NGHIỆP Hình 3. 2: Số lƣợng doanh nghiệp tại các địa phƣơng qua các năm 12000 10000 10.028 Đà Nẵng 9.521 8.747 Hải Phòng 8000 8.111 7.148 Bình Dƣơng 6000 6.010 Đồng Nai BRVT 4000 4.032 4.361 3.273 Quảng Nam 2.468 2000 TT-Huế 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
  19. 8 Nguồn: Tổng hợp từ NGTK Số doanh nghiệp đang hoạt động đến cuối năm 2014 là hơn 10 ngàn, trong đó có 9,7 ngàn doanh nghiệp ở khu vực ngoài nhà nƣớc. Đến nay, số doanh nghiệp của Đà Nẵng tăng gấp 4 lần so với 2005; tăng đều qua các năm thể hiện sự phát triển trong thu hút doanh nghiệp. Nhƣng, doanh nghiệp Đà Nẵng phần lớn là vừa và nhỏ; có lao động bình quân, nguồn vốn bình quân thấp; khả năng tạo ra lợi nhuận trƣớc thuế và thuế nộp NSNN thấp (phụ lục 25). Cơ cấu doanh nghiệp FDI của Đà Nẵng còn quá thấp so với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dƣơng, BR-VT, Hải Phòng. Số lƣợng doanh nghiệp FDI không nhiều có thể cho thấy tính cạnh tranh không thực sự cao với khu vực FDI. 3.3 NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Hình 3. 3: Năng suất, tốc độ tăng năng suất, cơ cấu GDP 2014 25,0% Số sau là năng suất lao động (triệu đồng/ngƣời) 20,0% CN Khai thác mỏ Cơ cấu GDP 2014 (%) 470 15,0% Xây dựng 137 10,0% Bán lẻ, sửa chữa 76 TC,NH, BH 235 Thông tin truyền Vận tải, kho bãi 148 5,0% thông 190 BĐSản 1.253 Lƣu trú và ăn uống 63 KHCN 415 Chế biến, chế tạo 0,0%Nông, lâm, thủy sản 124 -40% -20% 0% 31 20% 40% 60% 80% 100% 120% Tăng năng suất 2011 - 2014 Nguồn: NGTK Giai đoạn 2011-2014, NSLĐ tăng trƣởng 24%, từ 90 triệu đồng/ngƣời lên 111,5 triệu đồng/ngƣời; tuy nhiên, ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm giảm năng NSLĐ. Chủ trƣơng “đổi đất lấy hạ tầng” của Đà Nẵng đã tạo ra NSLĐ ngành bất động sản lớn, nguồn thu NSNN lớn nhƣng khả năng đóng góp vào cơ cấu GRDP thấp. Năng suất của ngành
  20. 9 khai thác mỏ cao, đóng góp vào GRDP lớn nhƣng cũng kém bền vững vì trữ lƣợng tài nguyên khoáng sản của Đà Nẵng thấp. Nhìn vào hình 3.3, chúng ta có thể chọn ra các ngành ở nhóm tăng trƣởng về năng suất làm nhóm trọng tâm phát triển. Và, các ngành KHCN, tài chính-ngân hàng-bảo hiểm, thông tin truyền thông cần đặt dấu hỏi khi năng suất giảm trái với kỳ vọng. 3.4 THƢƠNG MẠI VÀ THU HÚT FDI Tính đến cuối năm 2015, Đà Nẵng thu hút đƣợc 373 dự án với tổng vốn đăng ký là 4.023 triệu USD, xếp thứ 17/20 địa phƣơng thu hút FDI nhiều nhất. Tỷ trọng vốn đầu tƣ của FDI chiếm không đến 10% tổng vốn đầu tƣ của Đà Nẵng, cho thấy khả năng thu hút nguồn vốn FDI của Đà Nẵng thấp. (Phụ lục 20) Thƣơng mại của Đà Nẵng năm 2015 cân bằng, xuất khẩu đạt 1,18 tỷ USD và nhập khẩu 1,08 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thuỷ sản và dệt may. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, sắt thép, phụ liệu may mặc và thuốc tân dƣợc. 3.5 VIỆC LÀM Hình 3. 4: Cơ cấu lao động phân theo một số chỉ tiêu Nam Nữ Thành Thị Nông Thôn NN Công Nghiệp Dịch Vụ Nhà Nước Ngoài Nhà nước FDI 0% 20% 40% 60% 80% 100% Nguồn: NGTK 2015 Tổng lao động của Đà Nẵng khoảng 547 ngàn ngƣời5, trong đó có 97,9% là lao động biết chữ. Lực lƣợng lao động khu vực thành thị cao nhất cả nƣớc chiếm 85,77% thể hiện lợi thế trong đô thị hoá, chuyển dịch kinh tế sang dịch vụ và công nghiệp một cách rõ nét. Lao 5 NGTK 2015
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2