intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích sự phù hợp của chiến lược phát triển kinh tế với lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế - Trường hợp tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài phân tích chiến lƣợc phát triển kinh tế và phân tích năng lực cạnh tranh (NLCT) cụm ngành nhằm đánh giá sự phù hợp của chiến lƣợc kinh tế với sức cạnh tranh, hoàn cảnh nền kinh tế của Tiền Giang. Từ đó, đề tài khuyến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn chung cho nền kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích sự phù hợp của chiến lược phát triển kinh tế với lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế - Trường hợp tỉnh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN QUỐC THỊNH PHÂN TÍCH SỰ PHÙ HỢP CỦA CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ: TRƢỜNG HỢP TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN QUỐC THỊNH PHÂN TÍCH SỰ PHÙ HỢP CỦA CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ: TRƢỜNG HỢP TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ THÀNH TỰ ANH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi, hoàn toàn do tự tôi viết. Các số liệu, thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ đáng tin cậy cao nhất trong khả năng thu thập của tôi. Luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hoặc Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2016. Tác giả Nguyễn Quốc Thịnh
  4. - ii - LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô cùng nhân viên Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy nhiều kiến thức quý báu, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập tại Chƣơng trình. Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh và Tiến sĩ Đinh Công Khải đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành đề tài luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công chức, đồng nghiệp Viện Cây ăn quả miền Nam, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài chính, Sở Công thƣơng, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ – Thƣơng mại – Du lịch tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong việc chia sẻ thông tin để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân, đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nguyễn Quốc Thịnh
  5. - iii - MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC HÌNH vi DANH MỤC BẢNG viii PHỤ LỤC ix TÓM TẮT x CHƢƠNG 1. DẪN NHẬP 1 1.1. Bối cảnh chính sách 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Câu hỏi chính sách 3 1.4. Phƣơng pháp, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3 1.5. Cơ sở lý thuyết phân tích 3 1.5.1 Lý thuyết năng lực cạnh tranh 3 1.5.2 Lý thuyết chiến lƣợc phát triển kinh tế 5 1.6. Kết cấu của đề tài 6 CHƢƠNG 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 7 2.1. Tổng quan năng lực cạnh tranh của Tiền Giang 7 2.2. Các ngành kinh tế chủ lực của Tiền Giang 8 2.3. Tổng quan về 2 ngành kinh tế chủ lực của Tiền Giang 10 2.3.1. Tổng quan ngành sản xuất trái cây Tiền Giang 10 2.3.2. Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến Tiền Giang 13
  6. - iv - 2.3.3. Phân tích lợi thế cạnh tranh của Tiền Giang trong sản xuất cây ăn trái 18 2.4. Chiến lƣợc phát triển kinh tế của Tiền Giang 31 2.4.1. Tổng quan chiến lƣợc kinh tế Tiền Giang qua các thời kỳ 31 2.4.2. Kết quả thực hiện chiến lƣợc kinh tế Tiền Giang 33 2.4.3. Nhận định sự phù hợp giữa chiến lƣợc phát triển kinh tế so với lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế Tiền Giang 38 CHƢƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 42 3.1. Kết luận 42 3.2. Khuyến nghị chính sách 43 3.3. Hạn chế của đề tài 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC 50
  7. -v- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TỪ TIẾNG VIỆT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long Ban QLCKCN Ban Quản lý các khu công nghiệp FDI Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GDP Tổng sản phẩm trên địa bàn GSO Trang thông tin điện tử Tổng cục Thống kê GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất HĐND Hội đồng nhân dân KCN Khu công nghiệp KV 1 Khu vực 1 (Nông nghiệp) KV 2 Khu vực 2 (Công nghiệp và xây dựng) KV 3 Khu vực 3 (Thƣơng mại và dịch vụ) NGTK Niên giám thống kê NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân USD Đồng Đô la Mỹ VND Đồng Việt Nam
  8. - vi - DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bình quân tốc độ tăng trƣởng GDP của Tiền Giang và ĐBSCL giai đoạn 2004 - 2015 2 Hình 1.2. Tốc độ tăng trƣởng GDP/ngƣời của Tiền Giang và ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 2 Hình 1.3. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 4 Hình 1.4. Mô hình kim cƣơng của Micheal Porter 4 Hình 2.1. Đánh giá NLCT của Tiền Giang 8 Hình 2.2. Cơ cấu các ngành trong GDP Tiền Giang, giai đoạn 2005 – 2014. 9 Hình 2.3. Tỷ trọng đóng góp các ngành trong tăng trƣởng GDP giai đoạn 2005 – 2014 9 Hình 2.4. Cơ cấu diện tích cây ăn trái cả nƣớc tính đến năm 2013 11 Hình 2.5. Biến đổi diện tích cây ăn trái Tiền Giang giai đoạn 2000 - 2013 11 Hình 2.6. Năng suất các loại cây ăn trái của Tiền Giang so sánh với các tỉnh khác 12 Hình 2.7. Cơ cấu, tốc độ phát triển và tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến vào tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2006 – 2014. 14 Hình 2.8. Cơ cấu vốn đầu tƣ vào các ngành chế biến của Tiền Giang tính đến 2015 14 Hình 2.9. Vốn đầu tƣ của các loại hình kinh tế giai đoạn 2005 – 2014 15 Hình 2.10. Tốc độ phát triển GTSX các ngành trong công nghiệp chế biến 15 Hình 2.11. Cơ cấu GTSX ngành chế biến chia theo loại hình kinh tế 16 Hình 2.12. Tỷ trọng đóng góp của các loại hình kinh tế vào tăng trƣởng ngành công nghiệp chế biến giai đoạn 2005 – 2014 16 Hình 2.13. So sánh ngành chế biến và ngành cây ăn trái giai đoạn 2005 – 2014 17 Hình 2.14. Dân số và lao động các tỉnh ĐBSCL năm 2013 19
  9. - vii - Hình 2.15. Tỷ lệ lao động qua đào tạo các tỉnh và khu vực năm 2014 20 Hình 2.16. Sơ đồ chuỗi giá trị trái cây Tiền Giang 21 Hình 2.17. Sơ đồ cụm ngành cây ăn trái Tiền Giang 30 Hình 2.18. Đánh giá NLCT của cụm ngành sản xuất trái cây Tiền Giang bằng mô hình kim cƣơng của Porter (2008) 31 Hình 2.19. Chỉ số phát triển các khu vực kinh tế giai đoạn 2005 – 2014 34 Hình 2.20. Cơ cấu các khu vực kinh tế giai đoạn 2005 - 2014 34 Hình 2.21. Tỷ trọng đóng góp tăng trƣởng GDP của các KV giai đoạn 2005 - 2014 35 Hình 2.22. Các hiệu ứng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2014 35 Hình 2.23. Đóng góp vào tăng trƣởng GTSX công nghiệp của các khu vực doanh nghiệp 37 Hình 2.24. Tổng vốn đầu tƣ FDI, GTSX công nghiệp các tỉnh ĐBSCL đến năm 2014 37 Hình 2.25. Cơ cấu vốn đầu tƣ toàn xã hội giai đoạn 2005 - 2014 40 Hình 2.26. Đánh giá hiệu quả chiến lƣợc kinh tế Tiền Giang theo lý thuyết cạnh tranh của Michael Porter 41
  10. - viii - DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mùa vụ thu hoạch trái cây của Tiền Giang so với các tỉnh 12 Bảng 2.2. Hiệu quả kinh tế một số loại cây ăn trái Tiền Giang 13 Bảng 2.3. Thị trƣờng xuất khẩu một số trái cây Tiền Giang 23 Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu trái cây Tiền Giang giai đoạn 2006 – 2013 23 Bảng 2.5. Các hợp tác xã sản xuất cây ăn trái có hiệu quả của Tiền Giang 26 Bảng 2.6. Các chỉ tiêu kinh tế của Tiền Giang đặt ra trong các giai đoạn 36 Bảng 2.7. Diện tích cho thuê và lao động tại các KCN Tiền Giang đến năm 2015 36 Bảng 2.8. Tỷ trọng chi đầu tƣ phát triển của Tiền Giang giai đoạn 2005 - 2014 39
  11. - ix - PHỤ LỤC Phụ lục 1.1. Tốc độ tăng trƣởng GDP các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2005 - 2014 50 Phụ lục 1.2. Tốc độ tăng trƣởng thu, chi ngân sách của Tiền Giang so với ĐBSCL bình quân giai đoạn 2005 – 2014 51 Phụ lục 1.3. Thâm hụt ngân sách của Tiền Giang so với bình quân ĐBSCL 51 Phụ lục 1.4. Điểm số PCI các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2006 - 2014 52 Phụ lục 2.1. Cơ cấu, tốc độ phát triển và tỷ trọng đóng góp vào tăng trƣởng GDP của các ngành kinh tế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2014 53 Phụ lục 2.2. Tỷ trọng diện tích và sản lƣợng vùng cây ăn trái của Tiền Giang so với khu vực ĐBSCL 54 Phụ lục 2.3. Tỷ trọng các mặt hàng chủ lực trong kim ngạch xuất khẩu của Tiền Giang 54 Phụ lục 2.4. Quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 55 Phụ lục 2.5. Vốn đầu tƣ FDI giai đoạn 2005 – 2015 55 Phụ lục 2.6. Tốc độ tăng trƣởng GTSX công nghiệp của các loại hình kinh tế 56 Phụ lục 2.7. Các ngành công nghiệp có tỷ trọng GTSX cao nhất của Tiền Giang 56 Phụ lục 2.8. Danh sách các cơ quan nhà nƣớc đƣợc phỏng vấn 57 Phụ lục 2.9. Danh sách các doanh nghiệp chế biến cây ăn trái đƣợc phỏng vấn 57 Phụ lục 2.10. Danh sách các hộ nông dân trồng cây ăn trái đƣợc phỏng vấn 58 Phụ lục 2.11. Danh sách các thƣơng lái, vựa, doanh nghiệp kinh doanh trái cây đƣợc phỏng vấn 59
  12. -x- TÓM TẮT Tiền Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhƣ: lợi thế về điều kiện tự nhiên, lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông và nguồn lao động dồi dào. Nhờ vào các điều kiện này, Tiền Giang đã phát triển mạnh nhiều ngành kinh tế, trong đó có 2 ngành quan trọng nhất là ngành sản xuất cây ăn trái và ngành công nghiệp chế biến. Nghiên cứu đã tìm ra rằng, chiến lƣợc phát triển kinh tế của Tiền Giang là phù hợp với lợi thế, hoàn cảnh của nền kinh tế địa phƣơng. Tuy nhiên, do cách thức tổ chức thực hiện chƣa phù hợp dẫn đến kết quả thực hiện chiến lƣợc chƣa đạt nhƣ kỳ vọng, thể hiện qua tốc độ phát triển kinh tế còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Đặc biệt là, việc phát triển công nghiệp là khá dàn trải, chƣa chú trọng nâng cao chất lƣợng các ngành nghề thu hút đầu tƣ nên việc tăng trƣởng kinh tế chủ yếu dựa vào các nhóm ngành sử dụng lợi thế về lao động giá rẻ hơn là các ngành tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Công nghiệp chế biến đã không gắn kết đƣợc với sở trƣờng của đa số ngƣời dân, đó là sản xuất cây ăn trái. Ngành cây ăn trái có lợi thế so sánh gần nhƣ tuyệt đối với các khu vực khác và cả nƣớc, dựa vào các thế mạnh về quy mô diện tích, sản lƣợng, năng suất thu hoạch lớn. Nhƣng do ngành này chƣa đƣợc sự quan tâm đúng mức, chƣa đƣợc sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến nên chuỗi giá trị sản phẩm còn thấp, phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và năng lực cạnh tranh của cụm ngành còn kém. Để đảm bảo nền kinh tế đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững, việc thực hiện chiến lƣợc kinh tế trong thời gian tới phải có những điều chỉnh tập trung vào các giải pháp trọng tâm: i) Hỗ trợ, đầu tƣ trực tiếp cho cụm ngành cây ăn trái để nâng cao sức cạnh tranh của cụm ngành này; ii) phát triển công nghiệp chế biến chuyên về sản phẩm trái cây để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao; iii) Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ trong hoạt động sản xuất và chế biến, tiếp thị xuất khẩu sản phẩm trái cây; iv) Trong thực thi chiến lƣợc kinh tế phải có cơ chế đánh giá thƣờng xuyên nhằm điều chỉnh các giải pháp kịp thời.
  13. -1- CHƢƠNG 1. DẪN NHẬP 1.1 Bối cảnh chính sách Tiền Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế. Trƣớc hết phải kể đến lợi thế về điều kiện tự nhiên với tài nguyên nƣớc mặt dồi dào và đất đai phù sa màu mỡ, tiểu vùng khí hậu ổn định. Hạ tầng giao thông của tỉnh thuộc nhóm tốt nhất trong khu vực nhờ vào các tuyến đƣờng trọng yếu của quốc gia đi qua địa bàn nhƣ: quốc lộ (QL) 1, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) – Cần Thơ, QL 50, QL60. Đồng thời, Tiền Giang cũng là miền chuyển tiếp của hai vùng kinh tế quan trọng là Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng Kinh tế ĐBSCL, tiếp giáp với vùng kinh tế sôi động của cả nƣớc là TP.HCM. Mặc dù, Tiền Giang có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với các tỉnh còn lại trong khu vực ĐBSCL nhƣng tốc độ tăng trƣởng kinh tế lại ở mức trung bình của khu vực (Hình 1.1, Hình 1.2). Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác, Tiền Giang đặt mục tiêu tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ và chất lƣợng phát triển kinh tế của tỉnh thời gian qua không đạt nhƣ mong đợi. Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2005 – 2010, Tiền Giang có tốc độ tăng trƣởng kinh tế gần 12%/năm nhƣng đến giai đoạn 2011 – 2014 chỉ số này chỉ còn 9,1%/năm. Xét cả giai đoạn 2005 – 2014 chỉ số phát triển kinh tế của Tiền Giang đang giảm dần (Phụ lục 1.1). Tuy tỉnh có số lƣợng khu công nghiệp (KCN) nhiều cũng nhƣ số lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và chỉ số phát triển công nghiệp cao thứ 3 khu vực, nhƣng tốc độ chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế rất chậm, thấp hơn bình quân của khu vực. Tính đến cuối năm 2014, GDP của Tiền Giang còn phụ thuộc vào kinh tế nông nghiệp với tỷ lệ 39,6%, rất cao so với bình quân của khu vực ĐBSCL (36,6%). Bên cạnh đó, nền kinh tế của Tiền Giang chứa đựng nhiều yếu tố thiếu bền vững thể hiện qua các số liệu về tài chính công nhƣ: thu ngân sách/GDP thấp, thâm hụt ngân sách ngày càng cao so với mặt bằng chung của khu vực. “Hạ tầng mềm” của nền kinh tế phản ánh qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Tiền Giang cũng ngày càng bất ổn khi chỉ số này những năm vừa qua luôn tuột dốc và tiến dần xuống đáy khu vực. Năm 2014,
  14. -2- Tiền Giang đứng 52/63 tỉnh, thành phố cả nƣớc và xếp thứ 12/13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL về chỉ số PCI (Phụ lục 1.2, Phụ lục 1.3, Phụ lục 1.4). H n 1.1 Bình quân tốc độ tăng trƣởng GDP của Tiền Giang và ĐBSCL giai đoạn 2004 - 2015 15.0 Tăng trƣởng GDP (%) 10.8 10.5 10.0 12.4 11.8 11.5 11.2 11.1 10.3 5.0 9.8 8.3 8.2 8.1 0.0 ĐỒNG BẠC HẬU KIÊN LONG TIỀN Bình TRÀ VĨNH AN CÀ BẾN THÁP LIÊU GIANG GIANG AN GIANG quân VINH LONG GIANG MAU TRE ĐBSCL Nguồn: NGTK các tỉnh ĐBSCL (2010, 2014). H n 1.2 Tốc độ tăng trƣởng GDP/ngƣời Tiền Giang và ĐBSCL giai đoạn 2005 - 2014 40% Tăng trƣởng GDP/ngƣời 35% Tiền 30% Giang 25% 20% Bình quân 15% ĐBSCL 10% 5% 0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nguồn: NGTK các tỉnh ĐBSCL (2010, 2014) Thực tiễn cho thấy tốc độ phát triển của Tiền Giang chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của nền kinh tế. Làm thế nào để phát huy lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất của nền kinh tế địa phƣơng là những trọng tâm chiến lƣợc mà chính quyền Tiền Giang đặt ra trong các giai đoạn qua. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài phân tích chiến lƣợc phát triển kinh tế và phân tích năng lực cạnh tranh (NLCT) cụm ngành nhằm đánh giá sự phù hợp của chiến lƣợc kinh tế với sức cạnh tranh, hoàn
  15. -3- cảnh nền kinh tế của Tiền Giang. Từ đó, đề tài khuyến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn chung cho nền kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững hơn. 1.3. Câu hỏi chính sách Đề tài nghiên cứu tập trung trả lời 3 câu hỏi sau: 1) Thực trạng NLCT của Tiền Giang nhƣ thế nào, cụm ngành nào có sức cạnh tranh? 2) Chiến lƣợc phát triển kinh tế của Tiền Giang nhƣ thế nào, có phù hợp với lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế Tiền Giang không? 3) Để phát huy lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển bền vững, Tiền Giang cần thay đổi chiến lƣợc kinh tế nhƣ thế nào? 1.4. P ƣơng p áp, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả. Dựa trên các số liệu thống kê, tác giả sử dụng các bảng biểu, đồ thị để phân tích, so sánh lợi thế cạnh tranh của các ngành kinh tế của Tiền Giang so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, phân tích chiến lƣợc phát triển kinh tế của Tiền Giang trong giai đoạn 2005 – 2014 nhƣ thế nào. Kết hợp với phƣơng pháp chuyên gia, tác giả sẽ phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia và các đối tƣợng liên quan trong lĩnh vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đƣa ra nhận định về sự phù hợp của chiến lƣợc phát triển kinh tế so với lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Do hạn chế về số liệu năm 2015, đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi giai đoạn 2005 – 2014. Nguồn thông tin dự kiến: thu thập thông tin từ các báo cáo của các sở, ngành, Ủy ban nhân (UBND) tỉnh, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Tiền Giang, Viện Cây ăn quả miền Nam, niên giám thống kê (NGTK) các tỉnh, các website: Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ báo chí, chuyên gia, v.v... 1.5. Cơ sở lý thuyết phân tích Đề tài sử dụng 2 cơ sở lý thuyết: 1.5.1 Lý thuyết năng lực cạnh tranh Theo Porter (2008), NLCT đƣợc hiểu là năng suất. NLCT của một quốc gia/vùng đƣợc đo lƣờng bằng năng suất sử dụng các nguồn lực nhƣ: lao động, vốn, đất đai và các tài nguyên thiên nhiên. Năng suất cao sẽ quyết định mức sống bền vững cho
  16. -4- quốc gia/vùng. Năng suất trong khuôn khổ này bao gồm năng suất của các thành phần kinh tế trên các lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp nƣớc ngoài nằm trên lãnh thổ quốc gia/vùng đó. H n 1.3 Năng lực cạn tran cấp tỉn Nguồn: Porter (2008), trích từ Vũ Thành Tự Anh (2011). H n 1.4 Mô hình kim cƣơng của Mic eal Porter Nguồn: Porter (2008), trích từ Vũ Thành Tự Anh (2011).
  17. -5- Theo khung phân tích này có 3 nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến NLCT của một tỉnh: các yếu tố sẵn có của địa phƣơng; NLCT ở cấp độ địa phƣơng; NLCT ở cấp độ doanh nghiệp (Hình 1.3). Việc đánh giá chất lƣợng của môi trƣờng kinh doanh giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và đạt năng suất cao đƣợc Porter (2008) khái quát bằng mô hình kim cƣơng với 4 đỉnh là 4 nhóm yếu tố: các điều kiện về nhân tố đầu vào; điều kiện cầu; các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan; bối cảnh cho chiến lƣợc và cạnh tranh (Hình 1.4). 1.5.2 Lý thuyết chiến lƣợc phát triển kinh tế Theo Porter (1998), Chiến lƣợc kinh tế của một một địa phƣơng là làm sao tạo dựng đƣợc giá trị đặc thù của nền kinh tế địa phƣơng. Chiến lƣợc kinh tế phải dựa trên các thế mạnh độc đáo mà địa phƣơng thực sự sở hữu để giúp các doanh nghiệp tạo lập nên vị thế cạnh tranh độc đáo cho địa phƣơng đó. Trong giới hạn nguồn lực hữu hạn, cần xác định ngành (hiện tại hoặc mới nổi) có sức cạnh tranh thực sự để ƣu tiên đầu tƣ, lấy đó làm cụm ngành trung tâm của nền kinh tế để tạo ra sự tác động lan tỏa, kích thích các cụm ngành khác phát triển. Chiến lƣợc kinh tế cho địa phƣơng phải linh hoạt cho từng thời kỳ, đảm bảo sự phù hợp với hoàn cảnh, thực trạng nền kinh tế trong mỗi giai đoạn phát triển. Đối với các nền kinh tế đang phát triển, các yếu tố đầu vào với chi phí thấp sẽ là lợi thế cạnh tranh cơ bản, chiến lƣợc kinh tế trong giai đoạn này cần tập trung vào việc ổn định vĩ mô, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, phát triển hạ tầng cơ bản, giảm chi phí hành chính cho doanh nghiệp. Ở giai đoạn tiếp theo, nền kinh tế chuyển sang dựa vào việc đầu tƣ để tăng năng suất. Giai đoạn này năng suất là sức cạnh tranh chủ yếu, do đó chính sách cần tập trung vào việc tiếp thị, mở rộng thị trƣờng, kích thích cạnh tranh nội địa tạo động lực gia tăng năng suất, đẩy mạnh đầu tƣ vào các cụm ngành. Ở giai đoạn nền kinh tế phát triển mạnh, lợi thế cạnh tranh là việc tạo ra đƣợc các giá trị độc đáo dựa trên khoa học công nghệ, kỹ năng sản xuất trình độ cao. Ở giai đoạn này, chính sách cần đầu tƣ nâng cấp các cụm ngành tạo động lực cho việc đổi mới sáng tạo trong sản xuất. Chiến lƣợc kinh tế phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản: phát triển bền vững; phù hợp với khả năng cung ứng ngân sách; hiểu biết thị trƣờng và đƣa ra các kế hoạch, dự án công đáng tin cậy; thu hút đƣợc sự tham gia các thành phần liên quan, và vì ngƣời
  18. -6- nghèo; giải pháp chiến lƣợc khả thi, phù hợp với hoàn cảnh, nhằm quản lý đất đai hiệu quả; hoạch định chiến lƣợc phải tạo điều kiện có thể bổ sung các ý tƣởng, cách tiếp cận mới; có hệ thống giám sát và đánh giá kết quả. Việc đánh giá hiệu quả của chiến lƣợc kinh tế đƣợc thông qua các phép thử: Chiến lƣợc có đƣợc xây dựng trên các điểm mạnh của địa phƣơng? Chiến lƣợc nhằm tạo ra vị thế độc đáo của địa phƣơng có phù hợp với bối cảnh nền kinh tế? Chiến lƣợc có phù hợp với xu thế phát triển? Có mang tính khả thi? Sự đồng thuận chính trị? Ƣu tiên chính sách có phù hợp với chiến lƣợc? Chiến lƣợc có triển khai đến các đối tƣợng liên quan? Có cơ chế phối hợp tổng thể cho chiến lƣợc? Năng lực, chất lƣợng cơ quan nhà nƣớc và thể chế có đủ thực thi chiến lƣợc hiệu quả? Có cơ chế đo lƣờng và đánh giá, điều chỉnh chiến lƣợc? 1.6. Kết cấu của đề tài Chƣơng 1: là phần dẫn nhập, trình bày các vấn đề chung. Chƣơng 2: trình bày kết quả phân tích, với 4 phần sau: i) Khái quát NLCT của nền kinh tế Tiền Giang, phân tích tìm ra ngành có lợi thế cạnh tranh của Tiền Giang. ii) Phân tích chiến lƣợc phát triển kinh tế của tỉnh Tiền Giang các giai đoạn. iii) Nhận định sự phù hợp của chiến lƣợc kinh tế so với lợi thế cạnh tranh, hoàn cảnh của nền kinh tế Tiền Giang. Chƣơng 3: trình bày kết luận của nghiên cứu, khuyến nghị chiến lƣợc phát triển kinh tế phù hợp đối với Tiền Giang; hạn chế của nghiên cứu.
  19. -7- CHƢƠNG 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 2.1. Tổng quan năng lực cạnh tranh của Tiền Giang Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính, bao gồm: 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện. Trong đó, thành phố Mỹ Tho trƣớc đây là tỉnh Mỹ Tho có lịch sử hình thành lâu đời, cùng với Biên Hòa, Sài Gòn - Gia Định là các đô thị đầu tiên của miền Nam. Phía đông Tiền Giang giáp biển Đông với đƣờng bờ biển dài 32 km, chạy qua 3 cửa sông lớn là cửa Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại; phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp; phía nam giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long; phía bắc giáp tỉnh Long An và TP.HCM. Tiền Giang có diện tích tự nhiên 2.367 km2, dân số trên 1,7 triệu ngƣời, là tỉnh có số dân và mật độ dân cƣ cao thứ 3 khu vực ĐBSCL. Tính đến năm 2014, lực lƣợng lao động gần 1,1 triệu ngƣời, chiếm 62% dân số toàn tỉnh. Về tài nguyên thiên nhiên, Tiền Giang có nguồn nƣớc ngọt dồi dào đƣợc cung cấp từ Sông Tiền và Sông Vàm Cỏ Tây, có diện tích đất phù sa mới màu mỡ (58.000 ha) chạy dọc bờ bắc sông Tiền từ đông sang tây trên 120 km. Với 2 nguồn tài nguyên thiên phú này kết hợp với tiểu vùng khí hậu nhiệt đới ổn định, tỉnh có vùng sinh thái đa dạng với hệ thực vật, động vật phong phú. Trong đó, có gần 70.000 ha vƣờn cây ăn trái với nhiều vùng chuyên canh trái cây đặc sản và trên 200 ha đất lúa cả năm. Về giao thông, Tiền Giang có hệ thống giao thông đƣờng bộ khá phát triển. Ngoài hệ thống các tỉnh lộ, huyện lộ rộng khắp, trên địa bàn còn có 4 tuyến quốc lộ (QL 1, QL 50, QL 60 và đƣờng cao tốc TP.HCM – Cần Thơ) khá hoàn chỉnh kết nối đến các tỉnh đảm bảo quá trình luân chuyển hàng hóa thông suốt. Bên cạnh đó, Tiền Giang còn có kênh Chợ Gạo là một trong hai tuyến giao thông thủy huyết mạch nối các tỉnh ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh. Là một tỉnh có lịch sử phát triển lâu đời, nền kinh tế Tiền Giang có sự phát triển đi trƣớc các tỉnh trong khu vực. Đến cuối thập niên 1990, khi chƣa có 2 cầu dây văng Mỹ Thuận và Rạch Miễu, trục quốc lộ 1 là tuyến độc đạo nối khu vực ĐBSCL đến TP.HCM. Khi đó Tiền Giang ví nhƣ là “cửa ngõ”, là tỉnh “mặt tiền” của khu vực ĐBSCL. Nhờ vào các lợi thế này, Tiền Giang đã phát triển mạnh các ngành chế biến lúa gạo, dịch vụ vận tải hàng hóa và hệ thống chợ đầu mối nông sản lớn bên cạnh thế mạnh về sản xuất về cây lúa và cây ăn trái. Khi quá trình công nghiệp hóa đất nƣớc diễn ra, Tiền Giang cũng có chính sách đẩy mạnh
  20. -8- công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phi nông nghiệp. Từ đó, nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ ra đời và phát triển. Tuy nhiên cho đến nay, nền kinh tế Tiền Giang vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế chỉ ở tầm trung bình và dựa trên các lợi thế về yếu tố sẵn có. Huỳnh Thị Kim Dung (2013) đã đánh giá tỉnh Tiền Giang có lợi thế lớn về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý, trình độ phát triển của cụm ngành chỉ ở mức vừa phải và môi trƣờng kinh doanh còn nhiều bất lợi (Hình 2.1). H n 2.1 Đán giá NLCT của Tiền Giang NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP Hoạt động và chiến Môi trƣờng kinh Trình độ phát triển lƣợc của doanh doanh cụm ngành nghiệp NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƢƠNG Hạ tầng kỹ thuật Hạ tầng văn hóa,giáo Chính sách tài khóa, (điện, nƣớc, giao dục, y tế và xã hội đầu tƣ, tín dụng thông) CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƢƠNG Tài nguyên thiên Vị trí địa lý Quy mô địa phƣơng nhiên LỢI THẾ LỢI THẾ TRUNG BẤT LỢI BẤT LỢI LỚN VỪA PHẢI BÌNH VỪA PHẢI LỚN Nguồn: Trích từ Huỳnh Thị Kim Dung (2013). 2.2. Các ngành kinh tế chủ lực của Tiền Giang Hiện nay, nền kinh tế Tiền Giang phát triển chủ yếu các ngành nhƣ: sản xuất lúa gạo, khai thác và chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất trái cây, chế biến thực phẩm, đồ uống, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản (gọi tắt là chế biến), du lịch, thƣơng mại. Xét về cơ cấu trong GDP, các ngành chiếm tỷ trọng cao bao gồm: ngành chế biến (17%), ngành sản xuất trái cây (12%), ngành cây lƣơng thực (9%), ngành khai thác và chế biến thủy sản (9%) (Hình 2.2).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2