intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số yếu tố liên quan đến bệnh sỏi thận của người dân tại 16 xã thuộc 8 vùng sinh thái của Việt Nam năm 2013 - 2014

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

140
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến bệnh sỏi thận có ý nghĩa quan trọng giúp người dân phòng tránh bệnh sỏi thận. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh sỏi thận của người dân tại 16 xã thuộc 8 vùng sinh thái của Việt Nam năm 2013 - 2014. Phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang với 6.167 đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn. Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận trong cộng đồng là 7%.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số yếu tố liên quan đến bệnh sỏi thận của người dân tại 16 xã thuộc 8 vùng sinh thái của Việt Nam năm 2013 - 2014

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH SỎI THẬN<br /> CỦA NGƯỜI DÂN TẠI 16 XÃ THUỘC 8 VÙNG SINH THÁI<br /> CỦA VIỆT NAM NĂM 2013 - 2014<br /> Lê Thị Hương1, Phạm Thị Duyên2,<br /> Lê Thị Tài , Lê Nhân Tuấn2 , Dương Thị Phượng1<br /> 1<br /> <br /> 1<br /> <br /> Viện đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội<br /> 2<br /> Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội<br /> <br /> Nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến bệnh sỏi thận có ý nghĩa quan trọng giúp người dân phòng<br /> tránh bệnh sỏi thận. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh sỏi<br /> thận của người dân tại 16 xã thuộc 8 vùng sinh thái của Việt Nam năm 2013 - 2014. Phương pháp nghiên<br /> cứu là mô tả cắt ngang với 6.167 đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn. Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận trong<br /> cộng đồng là 7%. Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn 1,5 lần so với nam giới. Kiến thức, thực<br /> hành của đối tượng về phòng chống bệnh sỏi thận còn chưa tốt. Về thực hành: có 21,4% đối tượng hút<br /> thuốc lá; 13,3% ăn mặn; 49,8% không tập thể dục. Các yếu tố về tuổi, giới, kiến thức, thực hành, lối sống<br /> sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá và rèn luyện thể lực có mối liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận<br /> của đối tượng nghiên cứu.<br /> <br /> Từ khóa: Sỏi thận, yếu tố liên quan, vùng sinh thái, Việt Nam<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> giới [4]. Số liệu Niên giám Thống kê y tế từ<br /> Sỏi thận tiết niệu là tình trạng bệnh lý<br /> <br /> năm 2002 đến năm 2011 cho thấy tỷ lệ mắc<br /> <br /> thường gặp nhất trong số các bệnh tiết niệu,<br /> <br /> bệnh sỏi thận có sự biến động giữa các năm<br /> <br /> dễ gây biến chứng như nhiễm trùng, suy thận<br /> <br /> và tăng lên theo thời gian. Từ năm 2002 đến<br /> <br /> cấp hoặc mạn tính. Tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ<br /> <br /> năm 2011, số lượng bệnh nhân mắc bệnh sỏi<br /> <br /> hiện mắc sỏi thận đang có xu hướng tăng lên<br /> <br /> thận tăng lên nhanh chóng từ 43.318 trường<br /> <br /> trên phạm vi toàn cầu [1]. Theo báo cáo của<br /> <br /> hợp lên 69.808 trường hợp. Số lượng ca mắc<br /> <br /> Tổ chức Y tế Thế giới năm 2008, tỷ lệ mắc<br /> <br /> bệnh này mới chỉ phản ánh được phần nào<br /> <br /> bệnh sỏi thận thay đổi về mặt địa lý: tỷ lệ sỏi<br /> <br /> các bệnh nhân được điều trị tại các cơ sở y tế<br /> <br /> thận cao nhất ở khu vực liên minh châu Âu,<br /> <br /> theo số liệu thống kê từ Niêm giám thống kê<br /> <br /> Bắc Mỹ và Úc. Trong khi tỷ lệ thấp ở Ấn Độ,<br /> <br /> [5].<br /> <br /> Nhật Bản, châu Phi và Trung Quốc [2; 3].<br /> Trong năm 2010, có khoảng 116.000 trường<br /> hợp tử vong do bệnh sỏi thận trên toàn cầu và<br /> nam giới mắc bệnh cao gấp hai lần so với nữ<br /> <br /> Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy<br /> sỏi thận là một bệnh gắn liền với nhiều yếu tố<br /> nguy cơ như thói quen sinh hoạt, hành vi ăn<br /> uống, lối sống, tuổi, giới [6; 7]. Một nghiên cứu<br /> ở Armenia đã cho thấy sỏi thận có liên quan<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Lê Thị Hương, Viện Đào tạo Y học Dự<br /> phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Email: lethihuong@hmu.edu.vn<br /> Ngày nhận: 04/8/2016<br /> Ngày được chấp thuận: 28/12/2016<br /> <br /> TCNCYH 104 (6) - 2016<br /> <br /> chặt chẽ tới thói quen ăn uống không lành<br /> mạnh, chế độ sinh hoạt ít hoạt động thể lực và<br /> hút thuốc lá [8]. Nhưng ở Việt Nam hiện nay,<br /> các nghiên cứu về sỏi thận chủ yếu về lĩnh<br /> <br /> 69<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> vực lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả của<br /> <br /> Theo công thức trên cỡ mẫu cần lấy vào<br /> <br /> các biện pháp can thiệp điều trị sỏi thận, các<br /> <br /> nghiên cứu là 768 người cho mỗi tỉnh tham<br /> <br /> nghiên cứu về các yếu tố liên quan và kiến<br /> <br /> gia vào nghiên cứu.<br /> <br /> thức, thực hành liên quan đến bệnh sỏi thận<br /> chưa được đề cập đến nhiều. Nghiên cứu<br /> được thực hiện nhằm mục tiêu: mô tả một số<br /> yếu tố liên quan đến bệnh sỏi thận của người<br /> dân tại 16 xã, thuộc 8 vùng sinh thái năm<br /> 2013 - 2014.<br /> <br /> Chọn mẫu<br /> Phương pháp chọn mẫu phân tầng theo<br /> nhiều giai đoạn:<br /> - Giai đoạn 1: chọn tỉnh/thành phố. Mỗi<br /> vùng sinh thái chọn một tỉnh đại diện.<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> - Giai đoạn 2: chọn quận/huyện vào nghiên<br /> cứu, dựa vào danh sách các quận/huyện của<br /> <br /> 1. Đối tượng<br /> Người dân từ 18 tuổi trở lên, đang sinh<br /> sống tại 8 tỉnh, thành phố đại dện cho 8 vùng<br /> <br /> tỉnh, chọn ngẫu nhiên 01 quận/huyện vào<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> sinh thái Việt Nam, bao gồm: Thái Nguyên,<br /> <br /> - Giai đoạn 3: chọn xã/ phường vào nghiên<br /> <br /> Yên Bái, Hà Nam, Quảng Bình, Bình Thuận,<br /> <br /> cứu, từ danh sách tất cả các xã/phường của<br /> <br /> Gia Lai, Bình Dương và Cấn Thơ có khả năng<br /> <br /> quận/huyện đó, 02 xã/phường được chọn vào<br /> <br /> cung cấp thông tin theo yêu cầu của nghiên<br /> <br /> nghiên cứu theo phương pháp chọn ngẫu<br /> <br /> cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6<br /> <br /> nhiên đơn.<br /> <br /> năm 2013 đến tháng 6 năm 2014.<br /> - Giai đoạn 4: chọn hộ gia đình phỏng vấn.<br /> <br /> 2. Phương pháp<br /> <br /> Hộ gia đình đầu tiên được chọn theo phương<br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu<br /> mô tả cắt ngang.<br /> <br /> pháp ngẫu nhiên đơn dựa trên danh sách do<br /> địa phương cung cấp. Các hộ gia đình tiếp<br /> <br /> Cỡ mẫu<br /> <br /> theo được chọn theo phương pháp cổng liền<br /> <br /> Cỡ mẫu cho mỗi tỉnh được tính toán theo<br /> <br /> cổng cho đến khi đủ số mẫu theo tính toán.<br /> <br /> công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ:<br /> - Giai đoạn 5: chọn đối tượng phỏng vấn.<br /> p (1 - p)<br /> n = Z21-α/2<br /> <br /> Đối tượng được chọn là tất cả các đối tượng<br /> de<br /> <br /> d2<br /> n: cỡ mẫu tối thiểu phải đạt được.<br /> Z1 – α/2 : mức độ chính xác của nghiên cứu<br /> cần đạt dự kiến 95% = 1,96.<br /> p: tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về<br /> bệnh sỏi thận, ước tính tỷ lệ này là 50%.<br /> d: sai số tuyệt đối trong nghiên cứu = 0,05.<br /> de: hệ số thiết kế nghiên cứu. de = 2.<br /> <br /> 70<br /> <br /> trong hộ gia đình từ 18 tuổi trở lên có mặt ở<br /> nhà tại thời điểm điều tra sẽ được phỏng vấn.<br /> Thực tế, chúng tôi nghiên cứu 6167 người<br /> trưởng thành tại 16 xã thuộc 8 vùng sinh thái.<br /> Công cụ, kỹ thuật thu thập thông tin<br /> Đo chiều cao bằng thước đo chiều cao<br /> Microtoise, cân nặng bằng cân sức khỏe theo<br /> tiêu chuẩn.<br /> Phỏng vấn trực tiếp đối tượng dựa vào bộ<br /> <br /> TCNCYH 104 (6) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> câu hỏi nghiên cứu gồm ba phần: phần thông<br /> <br /> việc, tập thể dục chưa đúng cách, ngồi nhiều,<br /> <br /> tin chung về đối tượng nghiên cứu và các chỉ<br /> <br /> chế độ ăn uống.<br /> <br /> số nhân trắc; phần thực trạng mắc bệnh sỏi<br /> thận và phần các yếu tố liên quan.<br /> Tiêu chuẩn đánh giá sỏi thận<br /> Người được coi là mắc bệnh sỏi thận là<br /> người đã được cơ sở y tế chẩn đoán đến thời<br /> điểm nghiên cứu. Tình trạng sỏi thận được<br /> xác định dựa trên khai báo của đối tượng<br /> nghiên cứu (có kiểm chứng thông qua hồ sơ<br /> bệnh án hoặc sổ khám bệnh nếu đối tượng<br /> có lưu giữ).<br /> <br /> Đánh giá kiến thức về các biện pháp<br /> phòng bệnh gồm: uống đủ nước, hoạt động<br /> làm việc, rèn luyện thể lực và chế độ ăn uống<br /> phù hợp. Người dân có kiến thức đúng khi trả<br /> lời được từ 75% trở lên tổng số ý đúng cho<br /> mỗi phần kiến thức<br /> 3. Đạo đức nghiên cứu<br /> Các đối tượng tham gia nghiên cứu là<br /> hoàn toàn tự nguyện, thông tin cá nhân về các<br /> đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn<br /> <br /> Đánh giá kiến thức về các thói quen dễ gây<br /> <br /> được giữ bí mật, không có bất kỳ điều gì ảnh<br /> <br /> nên bệnh sỏi thận gồm có: uống nước đúng<br /> <br /> hưởng đến cá nhân, gia đình hay cộng đồng<br /> <br /> tiêu chuẩn, thói quen đi tiểu, hoạt động làm<br /> <br /> của họ.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu<br /> Đặc điểm (n = 6167)<br /> <br /> Nam (TB ± SD)<br /> <br /> Nữ (TB ± SD)<br /> <br /> Tổng (TB ± SD)<br /> <br /> Tuổi<br /> <br /> 44,6 ± 14,5<br /> <br /> 44,2 ± 15,0<br /> <br /> 44,6 ± 14,8<br /> <br /> Cân nặng (kg)<br /> <br /> 56,9 ± 8,2<br /> <br /> 50,0 ± 7,3<br /> <br /> 53,0 ± 8,4<br /> <br /> Chiều cao<br /> <br /> 1,63 ± 0,06<br /> <br /> 1,54 ± 0,06<br /> <br /> 1,58 ± 0,08<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Tính trạng mắc bệnh<br /> <br /> Mắc bênh<br /> <br /> 431<br /> <br /> 7,0<br /> <br /> sỏi thận<br /> <br /> Không mắc bệnh<br /> <br /> 5736<br /> <br /> 93,0<br /> <br /> Bảng 1 cho thấy, trong số 6167 người được phỏng vấn, độ tuổi trung bình là khoảng 44,6 ±<br /> 14,8 tuổi và khá tương đồng ở hai giới. Cân nặng và chiều cao trung bình của đối tượng lần lượt<br /> là 53,0 ± 8,4 kg và 1,58 ± 0,08m. Tỷ lệ người dân mắc bệnh sỏi thận là 7,0% (431 người).<br /> <br /> TCNCYH 104 (6) - 2016<br /> <br /> 71<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Bảng 2. Liên quan giữa một số yếu tố tuổi, giới, BMI với tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận<br /> Các yếu tố<br /> <br /> Sỏi thận<br /> <br /> (n = 6167)<br /> <br /> Bệnh<br /> <br /> Không bệnh<br /> <br /> OR (95%CI)<br /> <br /> 431 (7%)<br /> <br /> 5,736 (93%)<br /> <br /> Nam (43,4%)<br /> <br /> 151 (5,6)<br /> <br /> 2,527 (94,4)<br /> <br /> 1<br /> <br /> Nữ (56,6%)<br /> <br /> 280 (8,0)<br /> <br /> 3,209 (92)<br /> <br /> 1,5 **(1,2 - 1,8)<br /> <br /> 18 - 24 (8%)<br /> <br /> 11 (2,2)<br /> <br /> 480 (97,8)<br /> <br /> 1<br /> <br /> 25 - 44 (46,3%)<br /> <br /> 138 (4,8)<br /> <br /> 2,717 (95,2)<br /> <br /> 2,2* (1,2 - 4,5)<br /> <br /> ≥ 45 tuổi (45,8%)<br /> <br /> 282 (10,5)<br /> <br /> 2,573 (89,5)<br /> <br /> 4,8*** (2,6 - 9,7)<br /> <br /> < 18,5 (14,2%)<br /> <br /> 62 (7,1)<br /> <br /> 813 (92,9)<br /> <br /> 1<br /> <br /> 18,5 – 24,9 (77,4%)<br /> <br /> 323 (6,8)<br /> <br /> 4,452 (93,2)<br /> <br /> 0,9 (0,7 - 1,3)<br /> <br /> ≥ 25 (8,4%)<br /> <br /> 46 (8,9)<br /> <br /> 471 (91,1)<br /> <br /> 1,3 (0,8 - 1,9)<br /> <br /> Giới tính<br /> <br /> Nhóm<br /> tuổi<br /> <br /> Nhóm<br /> BMI<br /> <br /> (*: p < 0,05; **: p < 0,01; ***: p < 0,001).<br /> Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn 1,5 lần so với nam giới và sự khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê. Có mối liên quan chặt chẽ giữa nhóm tuổi và nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Tuổi<br /> càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Chưa tìm thấy mối<br /> liên quan giữa chỉ số BMI với nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.<br /> Bảng 3. Liên quan giữa kiến thức với tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận trong cộng đồng năm 2013<br /> Sỏi thận<br /> Các yếu tố kiến thức (n = 6167)<br /> <br /> Các thói quen<br /> dễ gây nên bệnh<br /> sỏi thận<br /> <br /> Bệnh<br /> <br /> Không bệnh<br /> <br /> 431 (7%)<br /> <br /> 5736 (93%)<br /> <br /> Có kiến thức (54%)<br /> <br /> 164 (4,9)<br /> <br /> 3164 (95,1)<br /> <br /> 1<br /> <br /> Không kiến thức<br /> (46%)<br /> <br /> 267 (9,4)<br /> <br /> 2572 (90,6)<br /> <br /> 2,0***(1,6 – 2,4)<br /> <br /> 169 (4,8)<br /> <br /> 3309 (95,2)<br /> <br /> 1<br /> <br /> 262 (9,7)<br /> <br /> 2427 (90,3)<br /> <br /> 2,1**(1,7 – 2,6)<br /> <br /> Có kiến thức<br /> Biện pháp phòng<br /> bệnh sỏi thận<br /> <br /> (56,4%)<br /> Không kiến thức<br /> (43,6%)<br /> <br /> OR (95%CI)<br /> <br /> (*: p < 0,05; **: p < 0,01; *** p < 0,001)<br /> <br /> 72<br /> <br /> TCNCYH 104 (6) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Người dân không có kiến thức về các thói quen dễ gây nên bệnh sỏi thận, các biện pháp<br /> phòng chống bệnh sỏi thận thì có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn lần lượt là 2,0 và 2,1 lần<br /> so với những người có kiến thức. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.<br /> Bảng 4. Liên quan giữa thói quen sử dụng rượu bia và thuốc lá với tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận<br /> Sỏi thận<br /> Các yếu tố (n = 6,167)<br /> <br /> Bệnh<br /> 431 (7%)<br /> <br /> Không bệnh<br /> 5,736 (93%)<br /> <br /> OR (95% CI)<br /> <br /> Không (78,6%)<br /> <br /> 307 (6,3)<br /> <br /> 4,542 (93,7)<br /> <br /> 1<br /> <br /> Có (21,4%)<br /> <br /> 124 (9,4)<br /> <br /> 1,194 (90,6)<br /> <br /> 1,5***(1,2 – 1,9)<br /> <br /> < 5 điếu(37,7%)<br /> <br /> 24 (4,8)<br /> <br /> 473 (95,2)<br /> <br /> 1<br /> <br /> ≥ 5 điếu (62,3%)<br /> <br /> 64 (7,8)<br /> <br /> 757 (92,2)<br /> <br /> 1,6* (1,1 – 2,8)<br /> <br /> Không (71,9%)<br /> <br /> 192 (4,3)<br /> <br /> 4,242 (95,7)<br /> <br /> 1<br /> <br /> Có (28,1%)<br /> <br /> 239(13,8)<br /> <br /> 1,494 (85,8)<br /> <br /> 3,5***(2,9 – 4,3)<br /> <br /> Hút thuốc lá, thuốc lào<br /> <br /> Lượng hút thuốc/ ngày<br /> <br /> Uống rượu/ bia<br /> <br /> (*: p < 0,05; **: p < 0,01; ***: p < 0,001).<br /> Những người sử hút thuốc lá và uống rượu thì có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn lần lượt<br /> là 1,5 và 3,5 lần so với những người không có thói quen trên, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê<br /> (95% CI: 1,2 - 1,9 và 2,9 - 4,3). Người có thói quen hút thuốc trên 5 điếu một ngày có nguy cơ mắc<br /> bệnh sỏi thận cao hơn 1,6 lần so với người hút ít hơn và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.<br /> Bảng 5. Liên quan giữa thói quen ăn uống và luyện tập thể lực với tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận<br /> Sỏi thận<br /> Các yếu tố (n = 6167)<br /> <br /> Bệnh<br /> 431 (7%)<br /> <br /> Không bệnh<br /> 5,736 (93%)<br /> <br /> OR (95%CI)<br /> <br /> Không (86,7%)<br /> <br /> 340 (6,4)<br /> <br /> 5,007 (93,6)<br /> <br /> 1<br /> <br /> Có (13,3%)<br /> <br /> 91 (11,1)<br /> <br /> 729 (88,9)<br /> <br /> 1,8 (0,9 – 2,4)<br /> <br /> Sử dụng rau củ, quả/<br /> <br /> ≥ 300gr (61,1%)<br /> <br /> 218 (5,8)<br /> <br /> 3,547 (94,2)<br /> <br /> 1<br /> <br /> ngày<br /> <br /> < 300gr (38,9%)<br /> <br /> 213 (8,9)<br /> <br /> 2,189 (91,1)<br /> <br /> 1,6*** (1,3 – 1,9)<br /> <br /> Có (50,2%)<br /> <br /> 193 (6,2)<br /> <br /> 2,901 (93,8)<br /> <br /> 1<br /> <br /> Không (49,8%)<br /> <br /> 238 (7,7)<br /> <br /> 2,835 (92,3)<br /> <br /> 1,3* (1,1 – 1,5)<br /> <br /> Thói quen<br /> <br /> ≥ 1,5 lít (52,2%)<br /> <br /> 97 (6,1)<br /> <br /> 1,489 (93,9)<br /> <br /> 1<br /> <br /> uống nước<br /> <br /> < 1,5 lít (47,8%)<br /> <br /> 334 (7,3)<br /> <br /> 4,247 (92,7)<br /> <br /> 1,2 (0,9 – 1,1)<br /> <br /> Thói quen ăn mặn<br /> <br /> Luyện tập thể lực<br /> <br /> TCNCYH 104 (6) - 2016<br /> <br /> 73<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2