intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" nghiên cứu về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

  1. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Cẩm Tú, Trần Thị Thủy Hằng, Trần Lâm Bảo Vy, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Nguyễn Thị Hồng Phúc Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Ngô Ngọc Nguyên Thảo TÓM TẮT Nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều biến động trong những năm gần đây. Tỷ lệ lạm phát vẫn đang duy trì ở mức khá do có được sự can thiệp và kiểm soát gắt gao. Nhưng hệ lụy tất yếu là giá cả nhu yếu phẩm tăng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân nói chung và sinh viên nói riêng. Với sinh viên phần lớn thu nhập của họ là từ sự trợ cấp của gia đình, lại phải sinh sống và học tập tại những thành phố có mức chi tiêu cao. Việc các giá cả trở nên tăng cao cũng khiến không ít sinh viên gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, việc nghiên cứu về thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm của sinh viên đã trở thành một trong những vấn đề đáng quan tâm, chú ý của các viện nghiên cứu. Quản lý tài chính là yếu tố quan trọng để duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học. Bài viết này nghiên cứu về thực trạng: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM”. Từ khóa: Tài chính cá nhân, sử dụng, sinh viên Hutech, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng trưởng kinh tế và hiệu quả của giáo dục đại học phụ thuộc vào công tác quản lý tài chính của từng trường đại học. Quản lý tài chính là một cách tiếp cận trách nhiệm đối với kiểm soát tài chính có ảnh hưởng đến các lựa chọn của tổ chức liên quan đến việc sử dụng và phân bổ lại các nguồn tài chính và quản lý tài chính. Sử dụng tiền sao cho hợp lý theo nhu cầu cần thiết, mục tiêu cá nhân, dự định tương lai... Nó sẽ giúp bạn hiểu về dòng tiền và nhận thức rõ về tình hình tài chính của mình hơn. Nhờ đó, bạn sẽ biết được mình có cần thêm nguồn thu nhập hoặc phải giảm chi tiêu hay không, hoặc khoản đầu tư tài chính cá nhân nào phù hợp… Bạn sẽ kiểm soát được cách thức hoạt động của đồng tiền của mình. Để thuận tiện và dễ dàng trong việc quản lý chi tiêu của các bạn sinh viên. Mỗi sinh viên đều có các nguồn thu nhập khác nhau, không chỉ sự trợ cấp của gia đình, nhiều bạn còn có các nguồn thu nhập từ việc đi làm thêm hay các bạn có điều kiện kinh tế cao hơn. Vì thế tư duy sử dụng tài chính của các bạn sẽ khác nhau, do đó Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM là điều vô cùng thiết thực trong tình hình hiện nay. 220
  2. 2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Tại Việt Nam, đa số các hộ gia đình luôn được sắp xếp và chi tiêu vô cùng hợp lí. Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn từ đại dịch COVID-19 thì nền kinh tế quốc gia cũng gặp không ít sóng gió, thậm chí rất nhiều đất nước ngoài Việt Nam, người dân lâm vào cảnh khốn cùng, việc chi tiêu cũng trở nên hà khắc hơn. So với các quốc gia khác, hiện nay Việt Nam đang thuộc những top quốc gia có GDP dương. Theo số liệu từ cục Tổng thống kê, thu nhập bình quân của người lao động Việt Nam hàng tháng rơi vào khoảng 5,5 triệu đồng năm 2020, giảm 128,000 đồng so với chu kỳ năm 2019. COVID- 19 khiến cho thị trường lao động Việt Nam trải qua nhiều biến động do nhiều người lao động mất việc làm, giảm giờ làm, giảm thu nhập, … Lần đầu tiên trong suốt thập kỷ qua, người Việt Nam chứng kiến sự tụt giảm khốc liệt trong thị trường lao động, từ số người có việc làm cho đến số người tham gia lao động đều giảm sút trầm trọng. Đứng từ góc nhìn của một sinh viên thì khó mà cảm nhận được hết những khó khăn thách thức đang đè nặng rất nhiều trên xã hội và gia đình hiện nay. Vì những lý do đó, không thể tránh khỏi việc rất nhiều bạn sinh viên còn phung phí và sử dụng tiền vào những sản phẩm thứ yếu trên thị trường hiện nay. Việc chi tiêu trở nên đặc biệt khó khăn hơn trong mùa dịch, mặc dù Việt Nam vẫn đang cố giữ vững phong độ phòng chống dịch bệnh hoành hành nhưng các nước bạn xung quanh thì đã thất thế nhiều lần trước khủng hoảng đại dịch gây ra. Công nghệ thông tin dần phát triển hơn nhưng nó cũng trở thành một bài toán khó. Nếu như nó phát triển mạnh mẽ nhưng chính phủ lại không có đủ ngân sách cho việc bảo vệ và xây dựng nền tảng cho nó thì liệu rằng con đường phát triển công nghệ thông tin sẽ đi được đúng hướng, phát triển được thuận lợi như người ta thường tưởng. Bản chất của chi tiêu vẫn là sự đánh đổi, chúng ta muốn đánh đổi những gì chúng ta muốn, nhưng không phải tất cả những gì chúng ta muốn đều có thể đánh đổi. Một nền kinh tế khỏe mạnh, không chỉ cần sự thấu đáo của chính phủ mà còn nhờ vào từng cá nhân chúng ta, cách chúng ta chi tiêu sẽ ảnh hưởng đến không chỉ mỗi chúng ta mà nó còn ảnh hưởng đến đất nước của chúng ta. Chúng ta có thể tạm gác lại Bảng 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. HCM STT Nội dung đánh giá Tỷ lệ % Không Các mức đánh giá Đồng ý đồng ý Thu nhập 1 Sinh viên tự đi làm tự chi trả 78,3 21,7 2 Sinh viên phụ thuộc tài chính từ gia đình 62,5 37,5 3 Sinh viên vừa đi làm vừa phụ thuộc tài chính từ gia đình 49,2 50,8 221
  3. Chi phí sinh hoạt 4 Sinh viên chi tiền chủ yếu trong việc đi lại, tiền ăn 11,1 88,9 5 Sinh viên chi tiền chủ yếu cho nhà trọ, điện nước 70,9 29,1 6 Sinh viên chi tiền chủ yếu mua sách, vở 75,4 24,6 7 Sinh viên chi tiền chủ yếu cho giải trí 23,7 76,3 Tình trạng tài chính 8 Sinh viên không đủ tiền chi tiêu 62.81 37.19 9 Sinh viên đủ tiền chi tiêu 18,7 81,3 10 Sinh viên dư tiền để đầu tư, tiết kiệm,... 78,7 21,3 Giáo dục tài chính 11 Sinh viên được giáo dục tốt về quản lý các khoản chi tiêu 17,8 82,2 12 Sinh viên có khoản tiết kiệm đều đặn 74,7 25,3 13 Sinh viên luôn cân nhắc kỹ càng khi sử dụng bất kỳ chi tiêu 31 69 nào Cảm xúc 14 Mọi chi tiêu đều làm sinh viên cảm thấy thoải mái 21,3 78,7 15 Sinh viên thường tiêu tiền nhiều hơn khi cảm xúc thay đổi 44,7 55,3 16 Sinh viên thường tiêu tiền vào mục đích theo xu hướng 51,2 49,8 Thông qua bảng thống kê trên, ta thấy chi tiêu của sinh viên Đại học Hutech có nhiều yếu tố ảnh hưởng, sinh viên vẫn chưa quản lí chi tiêu chặt chẽ, trong đó phần lớn sinh viên đã được giáo dục về tài chính. Về thu nhập, sinh viên đa số đã đi làm để chi trả các chi tiêu sinh hoạt trong cuộc sống cá nhân. Về chi phí sinh hoạt, chi phí ở không chiếm đa số nhưng về di chuyển và ăn uống được sinh viên quan tâm nhiều nhất. Bên cạnh đó, vấn đề giải trí cũng được sinh viên Đại học Hutech ưu tiên hàng đầu. Qua các buổi hội thảo cũng như trong đời sống, sinh viên Hutech đã học được cách quản lí chi tiêu nhưng về áp ụng thì chưa được tối ưu. Sinh viên còn tiêu tiên theo cảm xúc và xu hướng rất nhiều. Điều đó giúp sinh viên có thể cân bằng và phát triển tốt hơn, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều nhược điểm làm cho việc tiết kiệm và đầu tư của sinh viên bị ảnh hưởng. 222
  4. 3. GIẢI PHÁP GIÚP SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TÀI CHÍNH CÁ NHÂN Xác định khoản chi mỗi tháng: Để quyết định sử dụng tài chính cá nhân sinh viên phải xác định được khoản chi hàng tháng như: tiền trọ, điện nước, ăn uống, xăng xe, wifi, mua sắm, học phí,…Hãy liệt kê tất cả các khoản phải chi, sau đó lập kế hoạch tài chính chi tiêu dự trù vào đầu mỗi tháng. Từ đó đưa ra quyết định sử dụng tài chính hợp lý. Tìm kiếm nguồn thu nhập khác: Ngoài trợ cấp từ gia đình sinh viên có thể kiếm thêm nguồn thu nhập từ việc đi làm thêm, tham gia các chương trình thực tập hoặc tìm kiếm thông tin về học bổng và trợ giúp tài chính để giảm bớt chi phí học tập. Kiểm soát thói quen chi tiêu và sống thực tế: Sinh viên cần thay đổi thói quen chi tiêu và học cách kiềm chế bằng cách phân biệt được giữa nhu cầu và mong muốn. Hãy mua đồ thực sự cần thiết cho bản thân, ưu tiên lựa chọn chi tiêu cho việc học, tập chung vào những khoản chi tiêu quan trọng, cấp thiết nhất. Hãy thực tế, hiểu rõ về nguồn tài chính, thu nhập của mình không nên sống quá xa hoa khi mình không đủ điều kiện. Tìm hiều áp dụng các nguyên tắc quản lý tài chính: tìm các nguyên tắc phù hợp với với mình về quản lý tài chính. Ví dụ như nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân 50/20/30 được đề cập trong cuốn sách “All Your Worth: The Ultimate Lifetime Money Plan” xuất bản năm 2005 của Elizabeth Warren và Amelia Warren Tyagi với 50% chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu, 30% chi tiêu cho những mục cá nhân còn 20% chi tiêu cho việc đầu tư và tiết kiệm. Tham gia các buổi workshop về quản lý tài chính: Giúp sinh viên nâng cao hiểu biết về quản lý tài chính, có thêm kỹ năng quản lý tài chính để dễ dàng đưa ra quyết định tránh bị rơi vào khủng hoảng tài chính cá nhân. Rút ra được những kinh nghiệm, bài học và có những giải pháp cụ thể quản lý tài chính của mình. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Sau khi phân tích dữ liệu và kiểm định các giả thuyết, nghiên cứu đưa ra kết luận như sau: Trình độ hiểu biết về tài chính của sinh viên tại đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ở mức trung bình; trình độ học vấn và nghề nghiệp của bố mẹ có ảnh hưởng đến kiến thức về các sản phẩm, dịch vụ tài chính của sinh viên. Nghiên cứu này cũng gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu. Với phản hồi của 100 sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả không mang tính đại diện cho sinh viên trên cả nước. Nghiên cứu tiếp theo sẽ mở rộng cỡ mẫu và phạm vi khảo sát để khắc phục hạn chế này. Đồng thời, nâng cao chất lượng câu trả lời để tăng độ chính xác của kết quả nghiên cứu. 4.2 Khuyến nghị Về Sinh viên Để nâng cao hiểu biết về tài chính, sinh viên cần hiểu được tầm quan trọng của tài chính cá nhân không chỉ đối với bản thân mà đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sau khi hiểu được vai trò này, sinh viên 223
  5. sẽ có ý thức chủ động trong việc học các kiến thức và kỹ năng kinh tế, từ đó nâng cao hiểu biết về tài chính. - Đối với sinh viên chuyên ngành kinh tế: Ngoài việc nắm vững và hiểu các kiến thức trên lớp, sinh viên cũng cần tự giác tìm hiểu thêm các kiến thức thực tế và các hiện tượng tài chính thế giới. - Đối với sinh viên không chuyên kinh tế, mặc dù không được trực tiếp giáo dục kiến thức và kỹ năng về tài chính nhưng cũng không nên lơ là vì tài chính cá nhân là vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, ai cũng làm chủ. Để đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn, sinh viên cần có kiến thức, kỹ năng cơ bản về tài chính và biết cách hoạch định, tính toán và hoạch định cho tương lai. Về Nhà trường Hiện tại, kiến thức và kỹ năng tài chính cá nhân không được giảng dạy chính thức trong bất kỳ môn học nào ở các trường học Việt Nam. Vì vậy, giải pháp lúc này là đưa việc đào tạo các kiến thức và kỹ năng tài chính cá nhân cần thiết vào chương trình giáo dục để trang bị những kiến thức cơ bản cho sinh viên. Để làm được điều này, giáo viên cần phát huy kiến thức tài chính cá nhân và phương pháp giảng dạy. Cần có sự liên kết giữa nhiều trường để tạo khung chương trình phù hợp dạy bộ môn này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://123docz.net/document/1274276-khao-sat-tinh-hinh-chi-tieu-cua-sinh-vien-pdf.htm 2. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-thanh-pho-ho-chi-minh/thong- le/thong-ke-khao-sat-muc-chi-tieu-hang-thang-cua-sinh-vien-khi-vao-dai-hoc/18040704 3. https://123docz.net/document/3194657-tinh-hinh-chi-tieu-cua-sinh-vien-khoa-toan-truong- dhsp-hue.htm 4. https://xemtailieu.net/tai-lieu/nghien-cuu-cac-nhan-to-anh-huong-den-quyet-dinh-chi-tieu-cua- sinh-vien-truong-dai-hoc-thuong-mai-2655362.html 5. https://cafef.vn/nam-nhat-va-tinh-trang-thuong-xuyen-tieu-sach-tien-bai-hoc-tu-nhung-sai-lam- 20220920094320257.chn 6. https://cdn.duytan.edu.vn/upload/file/Bai-11.-%C4%90%C3%A1nh-gi%C3%A1- t%E1%BA%A7n-s%E1%BB%91,-m%E1%BB%A9c-%C4%91%E1%BB%99-chi-ti%C3%AAu- v%C3%A0-%C4%91%E1%BB%99ng-l%E1%BB%B1c-%C4%83n-ngo%C3%A0i- c%E1%BB%A7a-gi%E1%BB%9Bi-tr%E1%BA%BB-trong-tr%E1%BA%A1ng-th%C3%A1i- b%C3%ACnh-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-m%E1%BB%9Bi-Nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u- t%E1%BB%AB-nh%C3%B3m-sinh-vi%C3%AAn-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-Duy- T%C3%A2n-(Le-Dinh-An)-42.pdf 7. https://www.slideshare.net/NgNgcc/nghin-cu-thng-k-thu-nhpchi-tiu-v-tit-kim-ca-sinh-vin-h- ngoi-thng 224
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2