intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động góp phần nâng cao hiệu quả bắn súng Tiểu liên AK và súng Trường CKC trong dạy học GDQP - AN cho học sinh THPT khối 11

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu lý luận và thực trạng giảng dạy, ôn luyện học sinh tham dự hội thao GDQP-AN các cấp chúng tôi khẳng định vai trò, ý nghĩa của Thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh tham gia hội thao các cấp nội dung thực hành trong dạy học GDQP-AN. Từ đó xác định ngoài việc sử dụng, bảo quản, bảo trì thiết bị dạy học tốt, phù hợp với từng nội dung huấn luyện thì để có kết quả cao nhất cũng rất cần có những thiết bị sáng tạo, tự làm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động góp phần nâng cao hiệu quả bắn súng Tiểu liên AK và súng Trường CKC trong dạy học GDQP - AN cho học sinh THPT khối 11

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN ĐỀ TÀI: Thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động góp phần nâng cao hiệu quả bắn súng Tiểu liên AK và súng Trường CKC trong dạy học GDQP - AN cho học sinh THPT khối 11 Lĩnh vực: GDQP-AN Năm thực hiện: 2022 – 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: Thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động góp phần nâng cao hiệu quả bắn súng Tiểu liên AK và súng Trường CKC trong dạy học GDQP-AN cho học sinh THPT khối 11 Lĩnh vực: GDQP-AN Người thực hiện: Hồ Văn Hổ Nguyễn Văn Tâm Nguyễn Hoài Nam Năm thực hiện: 2022-2023 Đơn vị: Trường THPT Phan Đăng Lưu Số điện thoại: 0968555727 Email: bruceleeho@gmail.com Có đính kèm: x Mô hình x Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Nghệ An, tháng 04 năm 2022
  3. MỤC LỤC Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài. ..................................................................................... 3 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. .............................................................. 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài. ...................................... 4 4. Giả thiết khoa học. ................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. .......................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................ 4 7. Đóng góp của đề tài. ................................................................................. 5 7.1. Tính mới của đề tài. ................................................................................ 5 7.2. Tính khoa học .......................................................................................... 5 7.3. Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn ........................................................ 5 Phần II: NỘI DUNG. ........................................................................................... 6 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển trong việc thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học ở trong trường THPT. ............................................................................ 6 1. Cơ sở lý luận. ................................................................................................ 6 1.1. Vị trí, vai trò của môn học GDQP-AN. ................................................... 6 1.2. Thiết bị đồ dùng dạy học môn học GDQP-AN. ....................................... 6 1.3. Khái niệm bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động. ........................................... 7 2. Cơ sở thực tiển. ............................................................................................. 7 2.1. Thực trạng chung của vấn đề thiết bị dạy học. ....................................... 7 2.2. Thực trạng thiết bị dạy học môn GDQP-AN. .......................................... 7 Chương 2: Các biện pháp tiến hành thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động góp phần nâng cao hiệu quả bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC trong dạy học GDQP-AN cho học sinh THPT khối 11 ................ 7 1. Thiết kế bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động. ................................................... 8 1.1. Cấu tạo của bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động. ........................................ 8 1.2. Chuẩn bị vật liệu. .................................................................................... 8 1.3. Các bước tiến hành làm bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động. ..................... 8 2. Cách sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động......................................... 11 2.1. Các bước sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động. ............................ 11 2.2.Kế hoạch bài dạy sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động. ................. 11 1
  4. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm về việc thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động góp phần nâng cao hiệu quả bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC trong dạy học GDQP-AN cho học sinh THPT khối 11. ............. 14 1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 14 2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................... 14 3. Phương pháp thực nghiệm ......................................................................... 14 3.1. Chọn lớp thực nghiệm. .......................................................................... 14 3.2. Phương pháp tiến hành. ........................................................................ 14 4. Kết quả thực nghiệm. ................................................................................. 14 4.1. Hiệu quả và khả năng ứng dụng ........................................................... 15 4.2. Kết quả đạt được khi sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động ........... 15 5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực nghiệm. ............................ 16 6. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp đề xuất..................... 16 6.1. Mục đích khảo sát ................................................................................ 16 6.2 Nội dung và phương pháp khảo sát. ...................................................... 16 6.3. Đối tượng khảo sát............................................................................... 17 6.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các nội dung ....... 17 đã đề xuất .................................................................................................... 17 7. Phụ lục (sản phẩm, USB chứa video hướng dẫn sử dụng và video hướng dẫn tập bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động ). ....................................................... 18 PHẦN III: KẾT LUẬN ...................................................................................... 18 1. Kết luận sau khi thực nghiệm sư phạm. ............................................... 18 1.1. Kết luận chung ..................................................................................... 18 1.2. Một số kết quả đạt được ........................................................................ 18 2. Một số đề xuất. ............................................................................................ 18 2.1. Đối với trường....................................................................................... 18 2.2. Với giáo viên và học sinh. ..................................................................... 19 2
  5. Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lý do chọn đề tài. Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa (XHCN), xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP-AN) là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con người mới XHCN có sự phát triển toàn diện. Dạy học GDQP-AN là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục. Mặt khác, đối với giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh, công việc giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu khoa học. Đây là con đường để không ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, góp phần tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp để truyền đạt tri thức tới người học. Môn học GDQP-AN phải chú trọng tất cả các nội dung lý thuyết và thực hành một cách hợp lí, phù hợp với nguồn lực học sinh để nhằm đạt được hiệu quả về cả số lượng và chất lượng. Và nội dung thực hành là một nội dung gây nhiều trở ngại nhất đối với người học vì ngoài kiến thức và phương pháp của giáo viên đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các phương tiện dạy học : như sân bãi, thiết bị, đồ dùng dạy học ... Do đó đòi hỏi người giáo viên ngoài việc có phương pháp sư phạm tốt, khoa học, vận dụng trang thiết bị hiện có của nhà trường còn phải thiết kế đồ dùng dạy học để giờ dạy thêm phong phú và công tác hướng dẫn học sinh tự học đạt hiệu quả tốt nhất. Qua thực tế dạy học, Bài 5: Kỷ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC (SGK-GDQP-AN K11) phần thực hành bắn súng bài tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK với điều kiện: Bia số 4, cự ly 100m, thước ngắm số 3, tư thế nằm bắn có bệ tỳ, chúng tôi nhận thấy một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bắn là tư thế của người bắn súng với bệ tỳ. Khi người tập bắn súng sử dụng bệ tỳ bằng bao cát thì việc điều chỉnh được chiều cao của bao cát cho phù hợp với từng người là rất khó. Trong lúc đó, chiều cao của học sinh nói riêng và người tập nói chung là không đồng đều, nên tạo ra cảm giác không thoải mái dẫn đến tâm lý người bắn bị ảnh hưởng, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả bắn súng. Qua thực tiễn đó, chúng tôi thiết nghĩ nếu làm ra một sản phẩm bệ tỳ thay đổi được chiều cao tự động thì sẽ khắc phục được nhược điểm của bệ tỳ bằng bao cát, tạo tâm lí thoải mái cho học sinh nói riêng và người tập bắn nói chung nhờ đó kết quả bắn súng sẽ tốt hơn. 3
  6. Từ những lý do nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động góp phần nâng cao hiệu quả bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC trong dạy học GDQP-AN cho học sinh THPT khối 11” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Thông qua nghiên cứu lý luận và thực trạng giảng dạy, ôn luyện học sinh tham dự hội thao GDQP-AN các cấp chúng tôi khẳng định vai trò, ý nghĩa của Thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh tham gia hội thao các cấp nội dung thực hành trong dạy học GDQP-AN. Từ đó xác định ngoài việc sử dụng, bảo quản, bảo trì thiết bị dạy học tốt, phù hợp với từng nội dung huấn luyện thì để có kết quả cao nhất cũng rất cần có những thiết bị sáng tạo, tự làm. Vì vậy việc chúng tôi thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động nhằm mục đích nâng cao hiệu quả bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC cho học sinh THPT khối 11. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài. - Khách thể là học sinh khối 11 trường THPT Phan Đăng Lưu. - Chủ thể là nghiên cứu cách thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động. 4. Giả thiết khoa học. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ giải pháp “Thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động” có cơ sở khoa học, có tính khả thi này thì có thể nâng cao hiệu quả bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC cho học sinh THPT khối 11 nói riêng và người học nói chung. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng liên quan đến vấn đề. - Tham khảo các tài liệu về tự làm thiết bị dạy học. - Tập hợp, thống kê, lựa chọn các vật liệu cần thiết. - Kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của việc sử dụng thiết bị dạy học. 5.2. Phạm vi nghiên cứu. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp “Thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động” dựa trên cơ sở thực tiển của việc sử dụng bệ tỳ bằng bao cát gặp khó khăn khi người tập muốn thay đổi chiều cao cho phù hợp với thể hình thì bệ tỳ bằng bao cát khó và không thay đổi được chiều cao. - Về thời gian: Thực hiện đề tài trong năm học 2022 - 2023. 6. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. 4
  7. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 7. Đóng góp của đề tài. 7.1. Tính mới của đề tài. - Đề tài đề xuất biện thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động góp phần nâng cao hiệu quả bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC trong dạy học GDQP-AN cho học sinh THPT khối 11. - Sản phẩm bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động điều chỉnh được chiều cao bệ tỳ phù hợp tư thế của từng người dẫn đến tậm lý người tập thoải mái nên khắc phục được nhược điểm của việc sử dụng bao cát làm bệ tỳ và cho kết quả khả quan. - Sản phẩm được áp dụng tại đơn vị đã tạo được sự hào hướng học tập của học sinh và khích lệ được học sinh và giáo viên nghiên cứu, thiết kế các thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học môn học GDQP-AN. - Đề xuất đưa sản phẩm sử dụng rộng rãi trong các nhà trường, chia sẻ một số kinh nghiệm thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học. 7.2. Tính khoa học - Đề tài đã phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể, xác thực. Các giải pháp đề tài đưa ra có tính khoa học, khả thi cao. - Đề tài xây dựng được cách thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học khoa học, hệ thống, logic phù hợp với đặc thù bộ môn GDQP-AN. - Từ việc thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học, đề tài vận dụng được vào quá trình dạy học và bồi dưỡng học sinh tham gia hội thao GDQP-AN các cấp. - Đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm bằng các phương pháp khoa học, số liệu thống kê khách quan, chính xác, trung thực. - Nội dung đề tài được trình bày, lý giải theo từng phần, chương, mục rõ ràng, mạch lạc. Các luận điểm, luận cứ nêu ra đều có cơ sở. 7.3. Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn - Đề tài có giá trị thực tiễn cao, dễ dàng áp dụng vào quá trình dạy học, ôn thi học sinh tham gia hội thao GDQP-AN các cấp. - Đề tài đã được áp dụng vào thực tiễn dạy học, ôn thi học sinh tham gia hội thao GDQP-AN tại trường THPT Phan Đăng Lưu cho kết quả khả quan. - Đề tài có thể nhân rộng, dễ dàng sử dụng cho giáo viên và học sinh trong thực tiễn dạy học và ôn thi học sinh tham gia hội thao GDQP-AN. - Đề tài có khả năng mở rộng để hướng tới xây dựng, khích lệ học sinh vào giáo viên thiết kế sử dụng thiết bị dạy học. 5
  8. - Đề tài có thể sử dụng trong các buổi trao đổi chuyên môn, các diễn đàn đổi mới phương pháp dạy học và ôn thi học sinh tham gia hội thao GDQP-AN. Phần II: NỘI DUNG. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển trong việc thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học ở trong trường THPT. 1. Cơ sở lý luận. 1.1. Vị trí, vai trò của môn học GDQP-AN. a. Vị trí. - Giáo dục Quốc phòng - An ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, là môn học chính khóa trong trương trình giáo dục của cấp THPT. - Môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và niềm tự hào dân tộc của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân. b. Vai trò. Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, góp phần giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng niềm tự hào tự tôn dân tộc. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành ở học sinh các phẩm chất, năng lực chung được quy định trong chương trình tổng thể, thông qua nội dung môn học hình thành năng lực nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh và vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống. 1.2. Thiết bị đồ dùng dạy học môn học GDQP-AN. Thiết bị đồ dùng dạy học môn học GDQP-AN là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức hợp lý có hiệu quả, quá trình giáo dục, giảng dạy đối với môn học trong nhà trường nhằm thực hiện chương trình dạy học. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học môn học GDQP-AN là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện mục tiêu dạy học. Hơn nữa thiết bị đồ dùng dạy học môn học GDQP-AN tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành. 6
  9. 1.3. Khái niệm bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động. Bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động là loại bệ tỳ thay đổi độ cao hoặc thấp của bệ một các tự động thông qua các nút bấm lên, xuống trên bệ tỳ 2. Cơ sở thực tiển. 2.1. Thực trạng chung của vấn đề thiết bị dạy học. a. Khó khăn TBDH được coi là một trong sáu thành tố quan trọng của quá trình dạy học và ngày càng ảnh hưởng lớn tới chất lượng dạy học, trong thực tế công tác thiết bị dạy học vẫn còn nhiều bất cập: chất lượng TBDH chưa đảm bảo, việc sử dụng TBDH ở các trường hiệu quả chưa cao. Vì vậy việc phát hiện những nguyên nhân và có biện pháp sửa chữa, nâng cấp, chế tạo ra thiết bị, quản lý thiết bị, sử dụng thiết bị vào dạy học ở các trường hiện nay là cấp thiết. b. Thuận lợi Được sự quan tâm tạo điều kiện của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, Ban Giám Hiệu nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học thiết yếu của bộ môn GDQP-AN đã giúp cho bộ môn GDQP-AN hoạt động hiệu quả và nâng cao chất lượng dạy và học. 2.2. Thực trạng thiết bị dạy học môn GDQP-AN. a. Thực trạng thiết bị GDQP-AN nhà trường Theo thông tư 01/2018/TT-BGDĐT Danh mục thiết bị dạy giáo dục quốc phòng và an ninh của nha trường cơ bản đã được trang bị đầy đủ như: Đĩa hình GDQP-AN, tranh in, tranh điện tử, mô hình sung AK-47, mô hình sung CKC, mô hình lựu đạn, bia số 4, dụng cụ băng bó cứu thương…tuy nhiên một số trang thiết bị khác còn ít và thiếu. b. Thực trạng thiết bị giảng dạy “Bài 5: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC” (SGK- GDQP,AN – K11) Các thiết bị đã được trang bị đầy đủ, tuy nhiên với bài tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK theo điều kiện bài tập: Mục tiêu bia số 4, tư thế nằm bắn có bệ tỳ, thước ngắm số 3, cự ly 100m, bắn phát một. Trong các thiết bị đã có thì bệ tỳ là thiết bị mà các giáo viên đã vận dụng bao cát để làm, khi sử dụng loại bệ tỳ này nó không thay đổi được chiều cao do vậy các em học sinh khi sử dụng thường thấy không phù hợp với tư thế ngắm bắn của mình vì vậy chúng tôi đã “Thiết kế và sử dụng loại bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động” Chương 2: Các biện pháp tiến hành thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động góp phần nâng cao hiệu quả bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC trong dạy học GDQP-AN cho học sinh THPT khối 11. 7
  10. 1. Thiết kế bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động. 1.1. Cấu tạo của bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động. Gồm 2 phần chính: - Phần cơ: gồm mặt bệ tỳ, thân bệ tỳ và cơ cấu nâng. - Phần điện. 1.2. Chuẩn bị vật liệu. - Thép hộp 16x16, 20x20, 20x40 - Motor xoay chiều 775-12VDC - Bộ điều khiển tốc độ động cơ DC 6V 12V 24V PWM DC đảo chiều - Trục vít me T8 300mm, bộ bánh xe đồng bộ 60 răng. - Hộp đế pin 18650, 3 viên pin 18650, jack 12VDC, modul sạc pin li-ion 3s 20a 18650 12.6V - Tôn tấm dày 1mm 1.3. Các bước tiến hành làm bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động. Bước 1: Làm phần cơ - Làm mặt bệ tỳ: Kích thước cao 20cm, rộng 15cm, dài 31cm (Hình 1a,b,c) a b c Hình 1 - Làm thân bệ tỳ: Kích thước cao 20cm, mặt đế 25cmx31cm, mặt trên 15cmx31cm (Hình 2a,b,c) a b c Hình 2 8
  11. - Làm phần nâng: Cấu tạo theo kiểu kích chữ A (Hình 3a,b,c) a b c Hình 3 Bước 2: Làm phần điện - Sơ đồ thiết kế chung (Hình 4) Hình 4 - Phần nguồn và sơ đồ sạc nguồn (Hình 5 a,b,c) a b c Hình 5 9
  12. - Bộ điều tốc và đảo chiều động cơ (Hình 6a,b) a b Hình 6 - Đấu nối bộ điều tốc với động cơ 775-12VDC (Hình 7) Hình 7 Bước 3: Lắp ráp và hoàn thiện bệ tỳ (Hình 8a,b,c,d,e,f) a b c Hình 8 d e f Hình 8 10
  13. 2. Cách sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động. 2.1. Các bước sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động. Bước 1: Thực hiện động tác nằm chuẩn bị bắn. Điều chỉnh chiều cao bệ tỳ cho phù hợp với người bắn: - Bật công tắc nguồn. - Vặn chiết áp để điều chỉnh tốc độ động cơ nhanh hay chậm. - Nếu bệ tỳ thấp thì người tập bấm nút lên khi bệ tỳ có chiều cao phù hợp với người tập thì bỏ bấm. - Nếu bệ tỳ cao thì người tập bấm nút xuống khi bệ tỳ có chiều cao phù hợp với người tập thì bỏ bấm. Bước 2: Thực hiện ngắm bắn và bắn vào mục tiêu. Bước 3: Thực hiện thôi bắn, tháo đạn, khám súng và đứng dậy. 2.2.Kế hoạch bài dạy sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động. BÀI 5: KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC Tiết 23, 24, 25: Tập bắn mục tiêu cố định theo điều kiện bài tập I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giúp học sinh (HS) hiểu biết ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu và thực hiện được động tác ngắm bắn mục tiêu cố định ban ngày để áp dụng cho huấn luyện sau này 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp Năng lực chuyên biệt: - Biết vận dụng kiến thức vào trong học tập và sinh hoạt, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Nâng cao trình độ kỹ thuật, sử dụng vũ khí để vận dụng vào trong chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc 3. Phẩm chất - Tập trung chú ý nghe, ghi chép nội dung bài theo ý hiểu của mình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: 11
  14. -Chuẩn bị súng tiểu liên AK, máy bắn tập MBT-03, bia số 4, bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động, chiếu, trang phục của giáo viên (GV) và HS đúng theo yêu cầu của buổi tập đội ngũ. -Nghiên cứu bài 5 trong SGK 2. Học sinh: -Đọc trước bài 5 trong SGK - Trang phục quy định III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Làm thủ tục lên lớp, kiểm tra bài cũ c. Sản phẩm: HS lắng nghe GV, trả lời câu hỏi d. Tổ chức thực hiện: - Làm thủ tục lên lớp: tên bài, mục đích yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức phương pháp. - Kiểm ta bài cũ: Em hãy cho biết ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu bắn mục tiêu cố định ban ngày? B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Luyện tập ngắm mục tiêu cố định a. Mục tiêu: HS thực hiện luyện tập ngắm mục tiêu cố định b. Nội dung: GV phổ biến kế hoạch luyện tập c. Sản phẩm: HS lắng nghe d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN GV Bước 1: Chuyển giao Kế hoạch tập luyện: nhiệm vụ: - Nội dung: tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng Giáo viên phổ biến kế súng tiểu liên AK. hoạch tập luyện + Tại vị trí chờ đợi, người tập nghe thấy chỉ huy gọi + Tổ chức: Lớp tập trung tên mình thì hô “Có”. Khi có lệnh vào vị trí thì hô thành 4 hàng ngang, mỗi “Rõ”, sau đó đi đều vào vị trí tập bắn cách bệ tì lượt 3 học sinh lên thực khoảng 1,5m thì dừng lại. hiện. + Nghe lệnh “Nằm bắn”, người tập vào làm động tác Bước 2: Thực hiện nhiệm chuẩn bị bắn, điều chỉnh bệ tỳ cho phù hợp với tư thế 12
  15. vụ: của mình (Cách sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự Học sinh lắng nghe, quan động: Vặn nút chiết áp để điều chỉnh tốc độ động cơ sát. nhanh hay chậm, tiếp theo để điều chỉnh bệ tỳ cao thì nhấn giữ công tắc nhấn phía trên khi độ cao phù hợp Bước 3: Báo cáo, thảo thì bỏ nhấn và ngược lại, để điều chỉnh bệ tỳ thấp thì luận: nhấn giữ công tắc nhấn phía dưới, khi phù hợp thì bỏ Giáo viên hô khẩu lệnh cho nhấn). Sau đó thực hành ngắm bắn vào mục tiêu. Cứ học sinh thực hiện và tiến như vậy, người tập làm động tác ngắm bắn vào mục hành sửa sai trong quá trình tiêu 4 – 5 phát bắn hoặc hết thời gian quy định. tập luyện. + Nghe lệnh “Thôi bắn, tháo đạn, khám súng – đứng Bước 4: Kết luận, nhận dậy”, người tập làm động tác tháo đạn, khám súng, định: sau đó làm động tác đứng dậy. GV đánh giá kết quả của + Nghe lệnh “về trị trí”, người tập làm động tác quay HS đằng sau, đi đều về vị trí quy định. Hoạt động 2:Kiểm tra đánh giá và kết thúc luyên tập a. Mục tiêu:GV kiểm tra đánh giá kết quả luện tập của HS b. Nội dung: GV kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập. c. Sản phẩm: HS lắng nghe d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Tập hợp đội hình 4 -Hết thời gian luyện tập GV tập trung lớp. hàng ngang. - Kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập. - Củng cố nội dung tiết học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Dặn dò học sinh tìm Các tổ tập trung theo lớp. hiểu thêm trong sách giáo Bước 3: Báo cáo, thảo luận: khoa. - HS lên thực hiện động tác. -GV giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung trọng tâm. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét buổi học. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG a. Mục tiêu:Củng cố kiến thức, giúp HS luyện tập các kiến thức đã học b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã hướng dẫn để hoàn thành các bài tập c. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập 13
  16. d. Tổ chức thực hiện: - Giáo viên khái quát lại những nội dung chủ yếu của bài học, nhấn mạnh nội dung trọng tâm của bài. + Vận dụng các yếu lĩnh vào ngắm bắn - H/S tập luyện tập ngắm mục tiêu cố định * Hướng dẫn về nhà - Dặn dò HS học bài cũ và đọc trước bài mới Chương 3: Thực nghiệm sư phạm về việc thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động góp phần nâng cao hiệu quả bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC trong dạy học GDQP-AN cho học sinh THPT khối 11. 1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ giải pháp “Thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động” có cơ sở khoa học, có tính khả thi này thì có thể nâng cao hiệu quả bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC cho học sinh THPT khối 11 nói riêng và người học nói chung. 2. Đối tượng thực nghiệm Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 11 trường THPT Phan Đăng Lưu năm học 2022 - 2023 3. Phương pháp thực nghiệm 3.1. Chọn lớp thực nghiệm. Vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm là việc lựa chọn nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Do đó chúng tôi lựa chọn lớp thực nghiệm và đối chứng trên cùng 2 lớp là 11A1 và 11A9 tổng sĩ số 81 học sinh của trường THPT Phan Đăng Lưu. 3.2. Phương pháp tiến hành. - Xây dựng kế hoạch bài dạy. - Trao đổi với lãnh đạo nhà trường về mục đích thực nghiệm và xin phép triển khai kế hoạch thực nghiệm. - Lớp thực nghiệm chúng tôi cho tiến hành sử dụng đồng thời bệ tỳ bằng bao cát và bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động do chúng tôi thiết kế. - Tổ chức cho nhóm Giáo dục thể chất (GDTC), GDQP-AN dự giờ quá trình kiểm tra đánh giá. 4. Kết quả thực nghiệm. 14
  17. 4.1. Hiệu quả và khả năng ứng dụng Thiết bị bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động đã được phổ biến cho toàn thể giáo viên trong tổ sử dụng vào tiết dạy của “Bài 5: Kỷ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC (SGK GDQP&AN K11), qua đó công tác giảng dạy được tiện lợi, dễ dàng, học sinh học tập hào hứng đạt được hiệu quả cao. 4.2. Kết quả đạt được khi sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động Minh chứng: Kiểm tra kết quả bắn của học sinh 2 lớp 11A1 và 11A9 năm học: 2022-2023 qua 2 loại đồ dùng dạy học ( Bệ tỳ bằng bao cát và bệ tì thay đổi chiều cao tự động) cho kết quả như sau: Kiểm tra bằng máy bắn tập MBT_03 trên 81 học sinh HS đạt HS đạt HS Thiết bị sử Tỉ lệ HS đạt Tỉ lệ Tỉ lệ trên 8- từ 5- Tỉ lệ % không dụng % trên 7->8đ % % >10đ >7đ đạt Bệ tỳ bằng 4 4.94 53 65.43 12 14.81 12 14.81 bao cát Bệ tỳ thay đổi chiều 27 33.33 41 50.62 9 11.11 4 4.94 cao tự động Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra, đánh giá Kiểm tra bằng máy bắn tập MBT_03 trên 81 học sinh 70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 .000 HS đạt trên 8->10đ2 HS đạt trên 7->8đ2 HS đạt từ 5->7đ2 HS không đạt2 15
  18. 5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực nghiệm. - Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, tìm tòi, chủ động trong việc học - Xây dựng nội dung, chương trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh một cách khoa học, sáng tạo. - Lựa chọn phương pháp dạy học dễ hiểu, phù hợp yêu cầu đổi mới. - Hướng dẫn, theo dõi học sinh thực hành và giúp đỡ các em tự làm đồ dùng học tập. - Tạo hứng thú học tập tích cực trong học sinh nên hiệu quả học tập cao hơn. 6. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp đề xuất. 6.1. Mục đích khảo sát Nhằm mục đích đánh giá được tính khách quan về sự cần thiết cũng như tính khả thi của vệc Thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động góp phần nâng cao hiệu quả bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC trong dạy học GDQP-AN cho học sinh THPT khối 11nói riêng và việc sáng tạo thiết bị dạy học nói chung. 6.2 Nội dung và phương pháp khảo sát. a. Nội dung khảo sát Khảo sát sự cấp thiết. Nội dung 1: Theo thầy, cô việc kết hợp dụng cụ học tập hiện có và dụng cụ dạy học tự làm để nâng cao hiệu quả học tập môn GDQP-AN là? Nội dung 2: Theo thầy, cô việc thiết kế và sử dụng các thiết bị dạy học tự làm để kích thích tính sáng tạo trong giáo viên và học sinh là? Nội dung 3: Theo thầy, cô thiết bị dạy học tự làm sử dụng thuận tiện để nhân rộng sử dụng trong các nhà trường là? Nội dung 4: Theo thầy, cô việc sáng tạo ra thiết bị dạy học để làm phong phú hơn thiêt bị dạy học cho các nhà trường qua đó vận dụng để nâng cao hiệu quả, hứng thú học tập của học sinh là? Nội dung 5: Theo thầy, cô việc thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động để phù hợp với từng người tập là? Khảo sát tính khả thi. Nội dung 1: Theo thầy, cô việc kết hợp dụng cụ học tập hiện có và dụng cụ dạy học tự làm để nâng cao hiệu quả học tập môn GDQP-AN là? Nội dung 2: Theo thầy, cô việc thiết kế và sử dụng các thiết bị dạy học tự làm để kích thích tính sáng tạo trong giáo viên và học sinh là? 16
  19. Nội dung 3: Theo thầy, cô thiết bị dạy học tự làm sử dụng thuận tiện để nhân rộng sử dụng trong các nhà trường là? Nội dung 4: Theo thầy, cô việc sáng tạo ra thiết bị dạy học để làm phong phú hơn thiêt bị dạy học cho các nhà trường qua đó vận dụng để nâng cao hiệu quả, hứng thú học tập của học sinh là? Nội dung 5: Theo thầy, cô việc thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động để phù hợp với từng người tập là? b. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá Phương pháp được sử dụng để khảo sát là trao đổi bằng bảng hỏi; với thang đánh giá 04 mức (tương ứng với điểm số từ 1 đến 4): Không cấp thiết; Ít cấp thiết; Cấp thiết và Rất cấp thiết. Không khả thi; Ít khả thi; Khả thi và Rất khả thi. Tính điểm trung bình X theo phần mềm excel Khảo sát trên google form link: https://docs.google.com/forms/d/1UYPYjPHhLaWTUy5cgUNxyjlPcwGCkdcQcizrBKibNJ0/edit 6.3. Đối tượng khảo sát Tổng hợp các đối tượng khảo sát TT Đối tượng Số lượng 1 Giáo viên 53 Tổng 53 6.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các nội dung đã đề xuất  Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất Đánh giá sự cấp thiết của các nội dung đề xuất Các thông số TT Các nội dung X Mức 1 Nội dung 1: 3,58 2 2 Nội dung 2: 3,45 4 3 Nội dung 3: 3,52 3 4 Nội dung 4: 3,60 1 5 Nội dung 5: 3,58 2 17
  20.  Tính khả thi của các nội dung đã đề xuất Đánh giá tính khả thi của các nội dung đề xuất Các thông số TT Các nội dung X Mức 1 Nội dung 1: 3.62 2 2 Nội dung 2: 3.49 4 3 Nội dung 3: 3.54 3 4 Nội dung 4: 3.47 5 5 Nội dung 5: 3.73 1 Từ số liệu thu được ở bảng trên có thể rút ra những nhận xét: Qua kết quả khảo sát 53 giáo viên ở các trường THPT khác nhau cho thấy các giáo viên đều đánh giá các nội dung của giải pháp ở mức độ cần thiết và rất cần thiết, khả thi và rất khả thi từ đó thấy được giải pháp thiết kế và sử dụng bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động có sự cấp thiết và tính khả thi cao cần thực hiện để sử dụng trong học tập và giảng dạy nhằm mang lại kết quả học tập cao. 7. Phụ lục (sản phẩm, USB chứa video hướng dẫn sử dụng và video hướng dẫn tập bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động ). PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận sau khi thực nghiệm sư phạm. 1.1. Kết luận chung Thiết kế và sử dụng đồ dung dạy học nói chung và bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học GDQP&AN. Bên cạnh đó học sinh thấy yêu thích môn học và giờ dạy GDQP&AN thêm sinh động, hấp dẫn. Ngoài ra còn thúc đẩy quá trình tìm tòi, sáng tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao trong học sinh và giáo viên. 1.2. Một số kết quả đạt được - Đề xuất để đưa sản phẩm sử dụng rộng rãi trong các nhà trường. - Chia sẻ một số kinh nghiệm thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học. - Thực nghiệm đề tài tại đơn vị công tác và bước đầu thu được một số tín hiệu khả quan. 2. Một số đề xuất. 2.1. Đối với trường. - Đưa sản phẩm bệ tỳ thay đổi chiều cao tự động vào quá trình dạy học. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2