intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yếu tố liên quan đến tử vong của bệnh nhiễm trùng huyết ở người nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiễm trùng huyết là bệnh lý thường gặp, khiến bệnh nhân HIV/AIDS nhập hồi sức tích cực, có tiên lượng xấu. Việc khảo sát các yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS sẽ nâng cao hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh. Bài viết trình bày mô tả kết cục điều trị và các yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS bị nhiễm trùng huyết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yếu tố liên quan đến tử vong của bệnh nhiễm trùng huyết ở người nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

  1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022 YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỬ VONG CỦA BỆNH NHIỄM TRÙNG HUYẾT Ở NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI Hồ Quang Minh1, Võ Triều Lý1, Trần Minh Hoàng1, Trần Đăng Khoa1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm trùng huyết là bệnh lý thường gặp, khiến bệnh nhân HIV/AIDS nhập hồi sức tích cực, có tiên lượng xấu. Việc khảo sát các yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân nhiễm HIVAIDS sẽ nâng cao hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh. Mục tiêu: Mô tả kết cục điều trị và các yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS bị nhiễm trùng huyết. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, các bệnh nhân nhập viện khoa Nhiễm E bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, từ tháng 06/2020 đến tháng 5/2021. Kết quả : Trong 184 bệnh nhân HIV/AIDS bị nhiễm trùng huyết, bệnh nhân giai đoạn AIDS chiếm 87,2%. Tác nhân gây bệnh thường gặp là vi nấm (51,6%), vi trùng (48,4%), đa tác nhân (6%). Tỉ lệ tử vong chung là 35,3%, nhóm vi trùng: 39%, vi nấm: 29,2%, nhiễm đa tác nhân: 63,6%. Yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân HIV/AIDS nhiễm trùng huyết là suy hô hấp, rối loạn tri giác, tổn thương thận cấp, nhiễm đa tác nhân. Kết luận:. Để giảm tử vong ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết cơ địa nhiễm HIV/AIDS, cần can thiệp chăm sóc tích cực, điều trị các tổn thương cơ quan, điều trị kháng sinh sớm; dự đoán đúng và tối ưu hóa khả năng phân lập tác nhân gây bệnh. Từ khóa: nhiễm trùng huyết, HIV/AIDS ABSTRACT FACTORS RELATED TO MORTALITY AMONG HIV/AIDS PATIENTS SUFFERING BLOODSTREAM INFECTION Ho Quang Minh, Vo Trieu Ly, Tran Minh Hoang, Tran Dang Khoa * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 26 - No 1 - 2022: 247-253 Background: Bloodstream infection (BSI) is a common disease causing HIV/AIDS patients to admission intensive care unit with the poor prognosis. The investigation of factors related to mortality in this diease will improve the treatment effectiveness and prognosis. Objectives: Description of the outcomes and factors associated with mortality in HIV/AIDS patients diagnosised BSI. Methods. A descriptive cross-sectional study, at Hospital for Tropical Diease, from June 2020 to May 2021. Results: From 184 patients in research, AIDS patients accounted for 87.2%. Common pathogens are fungi (51.6%), bacteria (48.4%), polimicrobic (6%). The overall mortality rate was 35.3%, bacterial group: 39%, fungal: 29.2%, polimicrobic: 63.6%. Factors associated with death in septic HIV/AIDS patients are respiratory failure, mental disturbances, acute kidney injury, polimicrobic BSI. Conclusion: To reduce mortality in HIV/AIDS-infected patients suffering BSI, it is necessary to intensive care, control organs’s failure, give early antibiotic treatment, correct prediction and optimization of pathogen isolation. Keywords: bacteremia, HIV/AIDS BM Nhiễm- ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh 1 Tác giả liên lạc: BS. Hồ Quang Minh ĐT: 0979323045 Email: minhquangho4@gmail.com Chuyên Đề Nội Khoa 247
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022 Nghiên cứu Y học ĐẶT VẤN ĐỀ (≥15 tuổi), được chẩn đoán xác định nhiễm HIV/AIDS theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, có kết Nhiễm trùng huyết trên cơ địa nhiễm quả cấy máu dương tính. HIV/AIDS chiếm tỉ lệ 12 – 31% trong các nguyên nhân khiến bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nhập Tiêu chuẩn loại trừ khoa hồi sức cấp cứu tích cực và đi kèm tiên Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào NC, lượng xấu. Theo nghiên cứu của Nguyễn Lê cấy máu ngoại nhiễm, không theo dõi được đến Như Tùng (2008), tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng lúc xuất viện. huyết còn cao, tỉ lệ tử vong chung là 33,2%(1). Phƣơng pháp nghiên cứu Theo nghiên cứu của Aluisio AR, tỉ lệ tử vong Thiết kế nghiên cứu của bệnh nhân nhiễm trùng huyết trên cơ địa Nghiên cứu cắt ngang mô tả. nhiễm HIV/AIDS là 33,5%, cao hơn có ý nghĩa so với người không nhiễm HIV/AIDS và có thời Cỡ mẫu gian nằm viện kéo dài hơn(2). Theo một nghiên Ước tính cỡ mẫu (số bệnh nhân nhiễm trùng cứu hồi cứu của Medrano J từ năm 2006 đến huyết có cấy máu dương tính) theo công thức: 2010 tại khoa ICU tại các bệnh viện ở Tây Ban . Nha, tỉ lệ tử vong nội viện vào ngày thứ 30 và ngày thứ 90 ở nhóm bệnh nhân nhiễm trùng Chọn p=33,2% (tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân huyết trên cơ địa nhiễm HIV đều cao hơn so với HIV/AIDS bị nhiễm trùng huyết của Nguyễn Lê nhóm chứng, với tỉ lệ tử vong chung là 57,7% so Như Tùng 2008), sai số: 10%, độ tin cậy 95%. Vậy với 39,4% (p
  3. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022 PaO2/FiO2 45 mmHg. Rối loạn tri nhóm được so sánh bằng phép kiểm chi bình giác: khi GCS dưới 15 điểm. Tổn thương thận phương. Các giá trị liên tục không có phân phối cấp: Creatinin huyết thanh tăng hơn giá trị nền chuẩn được so sánh bằng phép kiểm Mann- 0,5 mg/dL (44 umol/L), hoặc có CrCl giảm dưới Whitney U (2 nhóm) hay phép kiểm Kruskal 60 ml/phút (với những bệnh nhân không biết giá Wallis (≥3 nhóm). Chọn độ tin cậy 95% trong các trị creatinine nền) hoặc khi nước tiểu < 500 phép kiểm. ml/ngày. Giảm tiểu cầu: tiểu cầu máu ngoại biên Y đức
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022 Nghiên cứu Y học Các yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân nhân tử vong cao hơn có ý nghĩa so với nhóm HIV/AIDS bị nhiễm trùng huyết bệnh nhân sống còn. Điểm SOFA trung vị ở Tỉ lệ bệnh nhân có sốc, suy hô hấp, tổn nhóm bệnh nhân tử vong là 9 (5 – 18), cao hơn so thương thận cấp và rối loạn tri giác ở nhóm bệnh với nhóm bệnh nhân sống (Bảng 2). Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tử vong và không tử vong Chung (n = 184) Tử vong (n=65) Sống (n=119) p Nhóm Tuổi 16 – 25 tuổi 35 (19%) 15 (23,1%) 20 (16,8%) * 0,459 26 – 59 tuổi 145 (78,8%) 48 (73,8%) 97 (81,5%) ≥ 60 tuổi 4 (2,2%) 2 (3,1%) 2 (1,7%) * Có điều trị ARV (n=93) 64 (68,8%) 26 (40%) 38 (31,9%) 0,272 * Giai đoạn AIDS 156 (87,2%) 56 (90,3%) 100 (85,5%) 0,356 * Suy dinh dưỡng 85 (46,2%) 31 (47,7%) 54 (45,4%) 0,763 * Sốc 46 (25%) 37 (56,9%) 9 (7,6%) < 0,001 * Suy hô hấp 72 (39,1%) 51 (78,5%) 21 (17,6%) < 0,001 * Rối loạn tri giác 50 (27,2%) 31 (47,7%) 19 (16%) < 0,001 * Giảm tiểu cầu 63 (34,2%) 23 (35,4%) 40 (33,6%) 0,809 * Tổn thương thận cấp 48 (26,1%) 32 (49,2%) 16 (13,4%) < 0,001 * Vàng da (n = 52) 27 (51,9%) 13 (59,1%) 14 (46,7%) 0,376 * Nhiễm trùng cơ hội đồng mắc 75 (40,8%) 27 (41,5%) 48 (40,3%) 0,874 ** SOFA (n=46) 6 (0 - 18) 9 (5 – 18) 4 (0 – 10) 0,011 ** T CD4 (n=65) 17 (3 – 572) 17 (5 – 572) 18 (3 – 400) 0,694 b ** Thời gian cấy máu dương tính (n=167) 38 (4– 377) 42 (9,5 – 215) 0,108 *: Phép kiểm chi bình phương, độ tin cậy 95% : Phép kiểm Mann – Whitney, độ tin cậy 95% ** b Loại trừ những trường hợp cấy máu đa tác nhân, có 6 TH không ghi nhận được thời gian cấy máu dương tính Phân tích đặc điểm tác nhân gây bệnh liên tử vong cao hơn so với nhóm chỉ nhiễm 1 tác quan đến tử vong nhân (Bảng 4). Bảng 3. So sánh tỉ lệ tử vong giữa vi khuẩn và vi Bảng 4. So sánh tỉ lệ tử vong giữa các tác nhân trong nấm nhóm Tác nhân gây bệnh Tử vong (n=58) Sống (n=115) p Tác nhân Tử vong (n=29) Sống (n=47) p Vi khuẩn 30 (51,7%) 47 (40,9%) So sánh trong nhóm vi khuẩn 0,175 Gram dương 11 (37,9%) 16 (34%) Vi nấm 28 (48,3%) 68 (59,1%) 0,731 Gram âm 18 (62,1%) 31 (66%) (Phép kiểm chi bình phương) So sánh trong nhóm vi nấm Không có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong của Nấm men 21 (75%) 35 (51,5%) 0,034 bệnh nhân nhiễm trùng huyết do vi khuẩn và vi Nấm sợi 7 (25%) 33 (48,5%) nấm (Bảng 3). So sánh giữa đa tác nhân và 1 tác nhân Đa tác nhân 7 (10,8%) 4 (3,4%) Không có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong giữa 0,043 1 tác nhân 58 (89,2%) 115 (96,6%) nhóm nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram (phép kiểm chi bình phương) dương và gram âm. Tác nhân nấm men trong nghiên cứu phân lập được là C. neoformans và Phân tích đa biến các yếu tố liên quan độc lập Candida spp (chỉ có 2 ca, đều ở nhóm tử vong). với tiên lƣợng tử vong Tác nhân nấm sợi phân lập được là T. marneffei. Chúng tôi sử dụng 5 yếu tố có mức ý nghĩa Bệnh nhân nhiễm trùng huyết do tác nhân nấm p
  5. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022 Bảng 5. Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ tử vong – phân Bệnh nhân có xuất hiện tổn thương thận cấp có tỉ tích đa biến (n=184) số chênh gấp 5,3 lần so với bệnh nhân có chức OR KTC 95% P năng thận bình thường (KTC 95% 1,98 – 12,22; Sốc 2,7 0,91 - 8,02 0,073 p=0,001). OR của yếu tố nhiễm trùng huyết đa Suy hô hấp 8,5 3,21 – 22,59 < 0,001 tác nhân là 5,5 (KTC 95% 1,03 – 28,8; p=0,046) Rối loạn tri giác 5,3 2,02 – 13,69 0,001 Tổn thương thận cấp 5,3 1,98 – 12,22 0,001 BÀN LUẬN Đa tác nhân 5,5 1,03 – 28,88 0,046 Có 51,6% bệnh nhân trong nghiên cứu nhập Kết quả Bảng 5 cho thấy, 4 yếu tố có liên ICU; 35,3% bệnh nhân tử vong. Qua kết quả quan độc lập đến tiên lượng tử vong là suy hô nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nhiễm trùng hấp, rối loạn tri giác, tổn thương thận cấp và huyết trên bệnh nhân HIV/AIDS là một bệnh nhiễm trùng huyết đa tác nhân. Trong số phân nặng, nguy cơ tử vong cao. Gánh nặng bệnh tật tích mức độ tiên lượng tử vong, bệnh nhân có của nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân nhiễm HIV suy hô hấp có tỉ số số chênh 7,9 lần so với bệnh còn rất lớn, 45,1% bệnh nhân cần can thiệp oxy nhân không có suy hô hấp (KTC 95% 3,21 – liệu pháp lưu lượng thấp (oxy mũi, oxy mask); 22,59; p
  6. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022 Nghiên cứu Y học p=0,376) và giảm tiểu cầu (35,4% so với 33,6%, gram dương và vi khuẩn gram âm. So sánh p=0,809) thì không có sự khác biệt có ý nghĩa trong nhóm vi nấm, tử vong do nhóm nhiễm thống kê giữa nhóm tử vong và không tử vong. trùng huyết do nấm hạt men cao hơn so với Ở đặc điểm vàng da, chỉ những bệnh nhân nào nhóm nhiễm trùng huyết do nấm sợi (T. có triệu chứng vàng da trên lâm sàng thì mới marneffei). Cả 2 bệnh nhân nhiễm nấm Candida được bác sĩ lâm sàng cho làm xét nghiệm máu đều tử vong. C. neoformans thường đi kèm bilirubin để khẳng định, chứ xét nghiệm này với viêm màng não, đây là một tình trạng bệnh không phải là xét nghiệm thường quy thực hiện lý nặng nên có thể đi kèm với tỉ lệ tử vong cao. ở mọi bệnh nhân. Do đó có thể dẫn đến sai lệch Nấm C. neoformans đáp ứng chậm với điều trị, trong tỉ lệ vàng da giữa 2 nhóm nhiễm trùng nhiều trường hợp phải điều trị kháng nấm kéo huyết chúng tôi phân tích. Giảm tiểu cầu được dài hơn 2 tuần so với phác đồ Bộ Y tế. Loài nấm ghi nhận với tỉ lệ như nhau giữa nhóm bệnh này có khả năng tái phát cao. Do đó có thể khiến nhân tử vong và sống còn. Tổng điểm đánh giá cho tỉ lệ tử vong cao ở nhóm bệnh nhân nhiễm chức năng suy cơ quan SOFA của nhóm bệnh C. neoformans. nhân tử vong cao hơn so với bệnh nhân sống sót Bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết đa tác nhân (9 điểm so với 4 điểm, p
  7. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022 HIV/AIDS tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ tháng 1/2005 đến 9. Paquette K, Sweet D, Stenstrom R, Stabler SN, Lawandi A, et al tháng 12/2006. Luận Văn Thạc Sĩ Y Học, Đại Học Y Dược TP. Hồ (2021). Neither Blood Culture Positivity nor Time to Positivity Is Chí Minh. Associated With Mortality Among Patients Presenting With 2. Aluisio AR, Garbern S, Wiskel T, Mutabazi Z A, Umuhire O, et Severe Manifestations of Sepsis: The FABLED Cohort Study. al (2018). Mortality outcomes based on ED qSOFA score and Open Forum Infectious Diseases, HIV status in a developing low income country. Am J Emerg https://doi.org/10.1093/ofid/ofab321. Med, 36(11):2010-2019. 10. Ning Y, Hu R, Yao G, Bo S (2016). Time to positivity of blood 3. Medrano J, Álvaro-Meca A, Boyer A, Jiménez-Sousa MA, culture and its prognostic value in bloodstream infection. Eur J Resino S (2014). Mortality of patients infected with HIV in the Clin Microbiol Infect Dis, 35(4):619-24. intensive care unit (2005 through 2010): significant role of 11. Gary VD (2021). Detection of bacteremia: Blood cultures and chronic hepatitis C and severe sepsis. Crit Care, 18(4):475. other diagnostic tests. URL: 4. Bộ Y Tế (2019). Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, https://www.uptodate.com/contents/detection-of-bacteremia- 2019: Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019. blood-cultures-and-other-diagnostic- 5. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW, Shankar-Hari M, tests?search=Detection%20of%20bacteremia:%20Blood%20cultu Annane D, et al (2016). The Third International Consensus res%20and%20other%20diagnostic%20tests&source=search_res Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA, ult&selectedTitle=1~150&usage_type=default&display_rank=1. 315(8):801-10. 12. Arendrup MC, Boekhout T, Akova M, Meis JF, Cornely OA, et 6. Ortega M, Almela M, Soriano A, Marco F, Martínez JA, et al al (2014). ESCMID and ECMM joint clinical guidelines for the (2008). Bloodstream infections among human diagnosis and management of rare invasive yeast infections. immunodeficiency virus-infected adult patients: epidemiology Clin Microbiol Infect, 20:376-98. and risk factors for mortality. Eur J Clin Microbiol Infect Dis, 13. Ellen JB (2005). Cumitech #1c Blood Cultures IV, pp.1-32. 27(10):969-76. American Society for Microbiology. 7. Kiertiburanakul S, Watcharatipagorn S, Chongtrakool P, Santanirand P (2012). Epidemiology of bloodstream infections Ngày nhận bài báo: 30/11/2021 and predictive factors of mortality among HIV-infected adult patients in Thailand in the era of highly active antiretroviral Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 10/02/2022 therapy. Jpn J Infect Dis, 65(1):28-32. Ngày bài báo được đăng: 15/03/2022 8. Taramasso L, Tatarelli P, Di Biagio A (2016). Bloodstream infections in HIV-infected patients. Virulence, 7(3):320-8. Chuyên Đề Nội Khoa 253
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2