intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue ở người dân huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, năm 2012

Chia sẻ: ViJijen ViJijen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định tỉ lệ người dân có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng chống chống SXHD trước và sau can thiệp tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An; Đánh giá các chỉ số côn trùng gây bệnh SXHD trước và sau can thiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue ở người dân huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, năm 2012

  1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở NGƯỜI DÂN HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN, NĂM 2012 Huỳnh Hữu Dũng Trung tâm Truyền thông GDSK Long An Tóm tắt nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành từ tháng 7/2012 đến tháng 3/2013 tại 04 xã của huyện Thủ Thừa, Long An với 2 xã thuộc nhóm can thiệp và 2 xã thuộc nhóm chứng. Kết quả như sau: Kiến thức đúng về phòng, chống sốt xuất huyết Dengue của nhóm can thiệp trước can thiệp là 58%, sau can thiệp là 77%; của nhóm chứng trước can thiệp là 58,2%, sau can thiệp là 60,5%. Thái độ đúng về phòng, chống sốt xuất huyết Dengue của nhóm can thiệp trước can thiệp là 79,2%, sau can thiệp là 93,3%; của nhóm chứng trước can thiệp là 86,5%, sau can thiệp là 89%. Thực hàng đúng về phòng, chống sốt xuất huyết Dengue của nhóm can thiệp trước can thiệp là 54,5%, sau can thiệp là 74%; của nhóm chứng trước can thiệp là 57,3%, sau can thiệp là 58,3%. Chỉ số Breteau của nhóm can thiệp trước can thiệp là 98, sau can thiệp là 44; của nhóm chứng trước can thiệp là 86, sau can thiệp là 68. Mật độ muỗi của nhóm can thiệp trước can thiệp là 1,6 con/nhà, sau can thiệp là 0,8 con/nhà; của nhóm chứng trước can thiệp là 1,8 con/nhà, sau can thiệp là 1,1 con/nhà. Yếu tố liên quan đến thái độ là trình độ học vấn, yếu tố liên quan đến thực hành là kinh tế gia đình. Hiệu quả can thiệp từ 11,1% đến 34,9% 1. Đặt vấn đề Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nguy hiểm, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm lây truyền do vectơ. Hiện nay bệnh SXHD vẫn chưa có vaccin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị SXHD chỉ đơn thuần là điều trị triệu chứng và chăm sóc y tế tốt. Do đó chỉ có thể làm giảm mắc bệnh bằng cách phòng chống vectơ truyền bệnh mà chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng. Việt Nam đứng đầu trong số các nước trong khu vực về tỷ lệ mắc SXHD. Huyện Thủ Thừa nằm ở phía Bắc của tỉnh Long An, từ năm 2005 đến nay, tình hình mắc SXHD gia tăng... Do nhận thức được SXHD là vấn đề sức khỏe, ngành y tế huyện Thủ Thừa cũng đã cố gắng trong việc vận động tuyên truyền người dân tham gia các chiến dịch truyền thông, hướng dẫn thông qua nhiều kênh truyền thông khác nhau để nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của người dân nhằm giúp người dân tự bảo vệ mình, gia đình và cộng đồng phòng tránh bệnh SXHD. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một đánh giá nào về kiến thức, thái độ, thực hành và các chỉ số côn trùng về phòng, chống sốt xuất huyết tại địa phương này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành “Đánh giá kết quả can thiệp phòng, chống sốt xuất huyết Dengue ở người dân huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An năm 2012”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định tỉ lệ người dân có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng chống 125
  2. chống SXHD trước và sau can thiệp tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. 2. Đánh giá các chỉ số côn trùng gây bệnh SXHD trước và sau can thiệp. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 7/2012 đến tháng 3/2013 - Địa điểm: 4 xã của huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. 3.3. Đối tượng nghiên cứu - Người dân ≥ 18 tuổi đang sinh sống tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. - Dụng cụ chứa nước, chăn, màn, quần áo treo trong gia đình. 3.4. Chọn mẫu - Cỡ mẫu: Tính theo công thức so sánh 2 tỉ lệ. Có 600 hộ gia đình can thiệp và 600 hộ gia đình nhóm đối chứng. - Phương pháp chọn mẫu: Kỹ thuật chọn mẫu nhiều giai đoạn với đơn vị mẫu là hộ gia đình và áp dụng phân bố ngẫu nhiên cho hai nhóm can thiệp và đối chứng. 3.5. Xử lý và phân tích số liệu: Nhập số liệu và phân tích bằng phần mềm STATA 11.0. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Nhóm can thiệp Nhóm chứng Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Giới Nam 226 37,7 246 41 Nữ 374 62,3 354 59 Tuổi Tiểu học 496 82,7 482 80,3 Kinh tế Nghèo 56 9,4 52 8,7 Không 544 90,6 548 91,3 Nghề Làm ruộng 461 76,8 476 79,3 nghiệp Khác 139 23,2 124 20,7 126
  3. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu như giới tính, tuổi, học vấn, nghề nghiệp, kinh tế giữa hai nhóm can thiệp và nhóm chứng khá tương đồng nhau. 4.2. Mối liên quan và hiệu quả can thiệp phòng, chống sốt xuất huyết Dengue trước can thiệp và sau can thiệp Bảng 2: Kiến thức phòng, chống SXHD mức đạt Nhóm can thiệp Nhóm chứng p Thời gian Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Trước 348 58 349 58,2 p
  4. Tỷ lệ đối tượng thực hành đúng về phòng,chống SXHD ở mức đạt sau can thiệp ở nhóm can thiệp (74%) cao hơn nhóm không can thiệp (58,3%) có ý nghĩa thống kê, p
  5. 5.2. Các yếu tố liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành với các đặc tính của đối tượng - Không có liên quan giữa kiến thức với các yếu tố giới, tuổi, nghề nghiệp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Lê Thành Tài, Nguyễn Công Cừu. - Nghiên cứu tìm thấy liên qua giữa thái độ và học vấn, còn các yếu tố giới, kinh tế, tuổi, nghề nghiệp không có liên quan, phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thành Tài, Nguyễn Công Cừu. - Có mối liên qua giữa kinh tế và thực hành, còn các yếu tố như: giới, tuổi, học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu chưa tìm thấy sự liên quan có ý nghĩa thống kê với thực hành đúng về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, phù hợp với kết quả nghiên cứu với kết quả của tác giả Lê Thành Tài, Nguyễn Công Cừu. 5.3. Hiệu quả can thiệp kiến thức, thái độ, thực hành trước và sau ở nhóm can thiệp so với nhóm không can thiệp - Chỉ số hiệu quả can thiệp về kiến thức, thái độ, thực hành tương ứng là 28,8%, 14,9%, 34,1%. Thấp hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Cừu. - Chỉ số hiệu quả can thiệp chỉ số Breteau, mật độ muỗi tương ứng là 34,2%; 11,1%. Thấp hơn nghiên cứu của tác giả khác như Espinoza Gomez, Mêxicô 73,1%. 6. Kết luận - Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống SXHD + Kiến thức đúng về phòng chống SXHD ở nhóm can thiệp trước can thiệp và sau can thiệp là (58% - 77%); của nhóm chứng là (58,2% - 60,5%). + Thái độ đúng ở nhóm can thiệp trước-sau can thiệp là (79,2% - 93,3%); của nhóm chứng trước và sau can thiệp là (86,5% - 89%). + Thực hành đúng là (54,5% - 74%); của nhóm chứng là (57,3% - 58,3%). Tỷ lệ đối tượng có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng chống SXHD sau can thiệp ở nhóm can thiệp lớn hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. - Yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống SXHD + Học vấn liên quan đến thái độ có ý nghĩa thống kê + Kinh tế liên quan đến thực hành có ý nghĩa thống kê. - Hiệu quả can thiệp kiến thức, thái độ, thực hành trước và sau ở nhóm can thiệp so với nhóm không can thiệp + Hiệu quả can thiệp tăng từ 11,1% đến 34,1%. + Hiệu quả can thiệp của kiến thức là 28,8%, thái độ là 14,9%, thực hành là 34,1%, chỉ số Breteau là 34,2%, mật độ muỗi là 11,1% 129
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Công Cừu (2013), Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết Dengue của người dân huyện Thanh Bình, Đồng Tháp trước và sau can thiệp năm 2011, Tạp chí Y học thực hành (859), số 2/2013. Tr 125-129. 2. Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Công Cừu, Đoàn Văn Phỉ, Trần Văn Hai (2007), Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống SXH tại xã Bình Thành, Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Y tế Công cộng, 12/2007 số 9 (9), tr 24 – 30. 3. Lê Thành Tài, Nguyễn Thị Kim Yến (2008), Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng chống sốt xuất huyết Dengue của người dân xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền Thành phố Cần thơ năm 2007. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh tập 12 số 04/200; tr 45 – 49. 4. Lê Thành Tài, Trần Văn Hai (2008), Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết Dengue của người dân xã Bình Thành Huyện Thanh Bình Tỉnh Đồng Tháp năm 2006. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh tập 12 số 04/2008, tr 39 – 44. 5. Kara K. Ballenger-Browning và John P. Elder (2009), Các biện pháp can thiệp đa phương làm giảm mật độ muỗi Aedes Aegypty và công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Volume 14, Issue 12, pages 1542–1551, December 2009. 130
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2