intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Chính sách tiền tệ với phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam - bằng chứng từ mô hình DSGE

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

10
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Chính sách tiền tệ với phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam - bằng chứng từ mô hình DSGE" tập trung đánh giá chính sách tiền tệ tác động đến kết quả phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam giai đoạn 1996-2021 thông qua thu nhập, chi tiêu và bất bình đẳng thu nhập, từ đó đưa ra những bằng chứng khoa học về lý thuyết và thực nghiệm nhằm hàm ý điều hành chính sách tiền tệ hướng tới giảm bất bình đẳng thu nhập khu vực hộ gia đình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Chính sách tiền tệ với phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam - bằng chứng từ mô hình DSGE

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH TRIỆU KIM LANH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VỚI PHÂN PHỐI THU NHẬP KHU VỰC HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM: BẰNG CHỨNG TỪ MÔ HÌNH DSGE LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH TRIỆU KIM LANH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VỚI PHÂN PHỐI THU NHẬP KHU VỰC HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM: BẰNG CHỨNG TỪ MÔ HÌNH DSGE LUẬN ÁN TIẾN SĨ (BẢO VỆ CẤP TRƯỜNG) Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng MÃ SỐ: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC TRUNG TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là TRIỆU KIM LANH, nghiên cứu sinh khóa 24 của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, sinh ngày 02 tháng 7 năm 1982 tại Phường Bình Thủy - Thành phố Cần Thơ - Cần Thơ, quê quán Bạc Liêu, hiện đang công tác tại Khoa Tài chính, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Tôi xin cam đoan, luận án“Chính sách tiền tệ với phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam: Bằng chứng từ mô hình DSGE” chưa từng được trình nộp để lấy học vị Tiến sĩ tại bất cứ một cơ sở đào tạo nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Đức Trung, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án. TP.HCM, ngày …. tháng …. năm 2023 TRIỆU KIM LANH
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin được phép gửi lời cảm ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa học PGS. TS. Nguyễn Đức Trung, đã tận tình chỉ dẫn, động viên, hỗ trợ tôi từ lúc tôi có ý tưởng nghiên cứu cho đến lúc thực hiện và hoàn thành luận án. Ngoài ra, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS Đoàn Thanh Hà, PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao, TS. Nguyễn Thị Tuyết Trinh, TS. Lê Hoàng Anh, PGS. TS. Nguyễn Thanh Hiên, TS. Nguyễn Minh Tuấn là những người đã truyền thụ kiến thức, tiếp thêm động lực và quyết tâm cho tôi để có thể hoàn thành luận án này thông qua những buổi học các chuyên đề của lớp Nghiên cứu sinh. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong các quy trình thủ tục để có thể hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh của mình. Xin cảm ơn quý thầy cô của các Hội đồng khoa học của các buổi bảo vệ từ lúc tôi bắt đầu dự tuyển đầu vào chương trình nghiên cứu sinh năm 2020 cho đến lúc bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở đào tạo, Hội đồng khoa học phản biện của các Tạp chí trong và ngoài nước, đã có những phản hồi, phản biện, lời khuyên hết sức chân tình và thiết thực, giúp ích cho tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thiện luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Khoa cùng quý thầy cô Khoa Tài chính - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, là đơn vị tôi đang công tác hiện nay, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác, động viên và hỗ trợ nhiệt tình để tôi có thể yên tâm vừa công tác vừa hoàn thành chương trình học của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, đặc biệt là chồng tôi, ông Hồ Ngọc Kỳ đã luôn động viên tôi trong quá trình tôi học tập và hoàn thành chương trình. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn tất cả! Nghiên cứu sinh: TRIỆU KIM LANH Khóa 24 (2020 - 2023) Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
  5. iii TÓM TẮT Nghiên cứu về tác động phân phối của chính sách tiền tệ (CSTT) đối với bất bình đẳng thu nhập và của cải được quan tâm nhiều hơn từ sau khủng hoảng tài chính. Trong khi đang còn nhiều tranh cãi ở các nền kinh tế phát triển liên quan đến mức độ tác động của nó thì tại các nền kinh tế mới nổi, vấn đề này cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Ở những thị trường tài chính chưa hoàn thiện cùng với việc không được tiếp cận đầy đủ với các tổ chức tài chính chính thức làm hạn chế khả năng của các hộ gia đình để bảo đảm chống lại trước các cú sốc và làm phóng đại hơn tác động phân bổ của các biến động kinh tế vĩ mô tổng thể. Về mặt lý thuyết, CSTT mở rộng có thể có những tác động không rõ ràng đối với phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình: (i) làm gia tăng bất bình đẳng (làm tăng giá tài sản, điều này có lợi cho hộ gia đình thu nhập cao nắm giữ tài sản tài chính lớn hơn; làm gia tăng lạm phát, điều này ảnh hưởng đến hộ gia đình thu nhập thấp nắm giữ tài sản tính lỏng nhiều hơn), (ii) làm giảm bất bình đẳng (có lợi cho những người đi vay và bất lợi đối những người gửi tiết kiệm; hoạt động kinh tế tác động nhiều hơn đến thu nhập của những người lao động ở nhóm thu nhập thấp nhất của phân phối). Luận án tập trung đánh giá tác động của CSTT với phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam thông qua thu nhập, chi tiêu và bất bình đẳng thu nhập từ đó đưa ra những bằng chứng khoa học về lý thuyết và thực nghiệm nhằm hàm ý điều hành CSTT hướng tới giảm bất bình đẳng thu nhập khu vực hộ gia đình. Khác với các nghiên cứu trước đây về chủ đề này đã thực hiện tại Việt Nam, luận án ứng dụng mô hình DSGE với 04 phương trình đã được Vụ Dự báo Thống kê (NHNN) xây dựng trong dự án nghiên cứu được hỗ trợ bởi các chuyên gia IMF và JICA (Nhật Bản), bổ sung phương trình hàm cung tiền và phương trình hàm tiêu dùng nhằm đo lường phản ứng khu vực hộ gia đình đối với các cú sốc CSTT phù hợp với thực tiễn điều hành CSTT của NHNN Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án sẽ thực nghiệm cùng bộ dữ liệu với mô hình VAR bổ sung thêm hệ số Gini, chỉ số bất ổn thương mại thế giới và chỉ số bất ổn thế giới, đo lường phản ứng hộ gia đình thông qua phân phối thu nhập có tính đến yếu tố bất ổn vĩ mô thế giới. Luận án kỳ vọng có thể đưa ra các ước lượng cụ thể và khoa học về đánh giá tác động của CSTT đến khu vực hộ gia đình và phân phối thu nhập tại Việt Nam. Sau cùng, luận án cũng có một đóng góp nhỏ khác là đưa ra một số dự báo về tác động của CSTT đến lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2022 – 2025 trên cơ sở kết quả ước lượng mô hình DSGE mà luận án đã đề xuất.
  6. iv Từ phân tích, đánh giá tổng quan về điều hành CSTT của NHNN và tổng quan về phân phối thu nhập hộ gia đình Việt Nam cho thấy giai đoạn 1996 – 2021 có sự bất bình đẳng thu nhập tương đối, khoảng cách giàu nghèo theo thời gian có cải thiện hơn đặc biệt trong giai đoạn Nhà nước có các chính sách an sinh xã hội, chương trình xoá đói giảm nghèo. Cùng với đó, CSTT phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, có tác động tới phân phối thu nhập hộ gia đình thông qua hệ số Gini và chi tiêu tiêu dùng. Các giai đoạn NHNN thực thi CSTT (thông qua tăng/giảm công cụ lãi suất và các biện pháp khác phối hợp) làm cho tiêu dùng hộ gia đình bị giảm/tăng trong ngắn hạn, bất bình đẳng thu nhập hộ gia đình được thu hẹp lại. Mô hình thực nghiệm ước lượng cho mẫu từ 1996Q1 đến hết 2021Q4 (104 quan sát) với số liệu được thu thập từ nguồn NHNN (SBV), Tổng cục Thống kê (GSO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Trung tâm hội nhập khu vực Châu Á - Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asia Regional Integration Center – ARIC, ADB), ST. Louis FED, Cơ sở dữ liệu về bất bình đẳng thu nhập thế giới được chuẩn hóa (SWIID) và Cơ sở dữ liệu về bất ổn vĩ mô thế giới (WUI). Với phương pháp ước lượng MLE, kết quả từ mô hình DSGE cho thấy phản ứng của khu vực hộ gia đình đúng như lý thuyết kỳ vọng, một cú sốc CSTT xảy ra làm tăng lãi suất chính sách 0,29% dẫn đến sụt giảm trong tiêu dùng 0,041%, cú sốc tắt dần sau 1 năm. Ước lượng từ mô hình VAR cho kết quả tương tự, cú sốc CSTT làm thu hẹp bất bình đẳng sau khoảng 2-3 quý và quá trình này có xu hướng tắt dần trong dài hạn. Lãi suất chính sách từ phân rã phương sai giải thích cho tiêu dùng hộ gia đình 2,5% (sau 8 quý) và bất bình đẳng thu nhập 4% (sau 9 quý). Các phát hiện của nghiên cứu có đóng góp về mặt lý thuyết và bằng chứng khoa học thực nghiệm cho thấy được hiệu quả thực tế từ điều hành CSTT của NHNN Việt Nam, đặc biệt trong một số giai đoạn có bất ổn vĩ mô, đó là: linh hoạt, thận trọng và có sự phối hợp các biện pháp khác nhau một cách kịp thời nhằm đạt được mục tiêu ổn định giá cả, góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam. Sau cùng, kết quả phân tích thực trạng thu nhập, chi tiêu và bất bình đẳng thu nhập hộ gia đình trong cùng diễn biến với hoạt động điều hành CSTT và kết quả định lượng từ 02 mô hình DSGE và mô hình VAR là cơ sở cho hàm ý chính sách của luận án trong việc đề xuất điều hành CSTT của NHNN Việt Nam bên cạnh mục tiêu cuối cùng là ổn định giá cả còn có thể xem xét hướng tới mục tiêu giảm bất bình đẳng thu nhập.
  7. v ABSTRACT Research on the distributional effects of monetary policy on income and wealth inequality has received more attention since the financial crisis. While there is much debate in developed economies regarding its impact, in emerging economies, this issue is also receiving more and more attention. In mature financial markets, coupled with inadequate access to formal financial institutions, it limits the ability of households to insure against shocks and exaggerates the distributive effects of overall macroeconomic fluctuations. In theory, expansionary monetary policy could have ambiguous effects on household income distribution: (i) increasing inequality (increasing asset prices, which is in favour of high- income households holding larger financial assets; increasing inflation, which affects low- income households holding more liquid assets), (ii) reducing inequality (to the advantage of borrowers and disadvantage of savers; economic activity impacts more on the incomes of workers in the lowest income quintile of the distribution). The thesis focuses on assessing the impact of monetary policy on income distribution in the Vietnamese household sector through income, expenditure and income inequality, thereby providing scientific evidence for the theory and experiments to imply monetary policy implementation towards reducing income inequality. Different from previous studies on this topic conducted in Vietnam, the thesis applies the DSGE model was developed by the State Bank of Vietnam's Statistical Forecasting Department in consultation with the appropriate IMF and JICA experts for Vietnam's small and open economy, supplements the money supply function and consumption function equation to measure the response of the household sector to monetary policy shocks in line with the practice of monetary policy of the State Bank of Vietnam. In addition, the thesis will experiment with the same data set with the VAR model adding the Gini coefficient, world trade uncertainty index and world uncertainty index, measuring household response through income distribution taking into account global macroeconomic instability. The thesis is expected to be able to make specific and scientific estimates of the impact of monetary policy on the household sector and income distribution in Vietnam. Finally, the thesis also has another small contribution which is to make some forecasts on the impact of monetary policy on inflation in Vietnam in the period of 2022 - 2025 based on the DSGE model estimation results proposed by the thesis. The analysis and assessment of the overview of monetary policy management of the
  8. vi State Bank of Vietnam and an overview of the distribution of household income in Vietnam shows that in the period 1996 - 2021, there is relative income inequality (in medium), the gap between rich and poor over time has improved, especially in the period when the State has social security policies and poverty reduction programs. Along with that, monetary policy coordinates with the State's macroeconomic policies, affecting the distribution of household income through the Gini coefficient and consumer spending. The stages of monetary policy implementation by the State Bank of Vietnam (through increasing/decreasing interest rate instruments and other combined measures) cause household consumption to decrease/increase in the short term, household income inequality is narrow.
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt CSTT Chính sách tiền tệ DBTK Dự báo thống kê KSMS Khảo sát mức sống LTTP Lương thực thực phẩm NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương TCTD Tổ chức tín dụng TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TSTC Tài sản tài chính DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt ASEAN Association of South East Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations BIS Bank for International Settlements Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BOC Bank of Canada Ngân hàng Trung ương Canada BOE Bank of England Ngân hàng Trung ương Anh BOJ Bank of Japan Ngân hàng Trung ương Nhật Bản CE Credit easing Nới lỏng tín dụng CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng DSGE Dynamic Stochastic General Cân bằng động ngẫu nhiên tổng quát Equilibrium ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECON European Parliament’s Committee on Uỷ ban Kinh tế và Tiền tệ của Nghị Committee Economic and Monetary Affairs viện Châu Âu ELB Effective Lower Bound Giới hạn dưới hiệu quả Fed Federel Reserve System Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FL Forward-Looking Kỳ vọng
  10. viii Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc dân HANK Heterogeneous Agent New Mô hình Tân cổ điển tác nhân không Keynesian đồng nhất IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế IRP Interest Rate Parity Ngang giá lãi suất IS Investment and Saving Đường IS / Phương trình IS JICA Japan International Cooperation Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản Agency LSAP Large-scale asset purchases Nghiệp vụ mua tài sản quy mô lớn MBS Mortgage Backed Securities Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp NEU National Economics University Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân NFA Net Foreign Asset Tài sản nước ngoài ròng NIEA National Income and Expenditure Tài khoản Thu nhập và Chi tiêu Accounts Quốc gia NK-DSGE New Keynesian Dynamic Stochastic Cân bằng động ngẫu nhiên tổng quát General Equilibrium theo Lý thuyết Tân cổ điển NOE Non-Observed Economy Kinh tế chưa được quan sát OECD Organisation for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh Co-operation and Development tế PPP Purchasing Power Parity Ngang giá sức mua QE Quantitative Easing Nới lỏng định lượng RBC Real Business Cycle Chu kỳ kinh doanh thực REER Real Effective Exchange Rate Tỷ giá thực hiệu dụng RT Rule-of-Thumb Quy tắc kinh nghiệm SBV The State Bank of Vietnam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam SVAR Structural Vector Autoregressions Mô hình cấu trúc tự hồi quy SWIID Standardized World Income Cơ sở dữ liệu bất bình đẳng thu nhập Inequality Database thế giới tiêu chuẩn hoá ToTEM Terms-of-Trade Economic Model Mô hình Kinh tế Thương mại UIP Uncovered Interest Rate Parity Ngang giá lãi suất không được bảo đảm VAR Vector Autoregressions Mô hình tự hồi quy VECM Vector Error Correction Methodology Phương pháp sửa lỗi vectơ VHLSS Vietnam Household Living Standard Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam
  11. ix Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt Survey WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO Wolrd Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới WUI World Uncertaincy Index Chỉ số bất ổn thế giới WTUI World Trade Uncertaincy Index Chỉ số bất ổn thương mại thế giới
  12. x MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii ABSTRACT ....................................................................................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ vii MỤC LỤC ....................................................................................................................... x DANH MỤC BẢNG, HÌNH............................................................................................. xiv LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ................................................. 3 1.1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................... 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 5 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 5 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 5 1.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................. 6 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 6 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 6 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 6 1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 7 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .......................................................... 7 1.7. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 9 1.8. Kết cấu của luận án .............................................................................................. 10 1.9. Tóm tắt chương 1.................................................................................................. 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, PHÂN PHỐI THU NHẬP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 11
  13. xi 2.1. Cơ sở lý thuyết về chính sách tiền tệ truyền thống............................................ 11 2.1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ truyền thống .................................................. 11 2.1.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ truyền thống ........................................ 11 2.1.3. Truyền dẫn của chính sách tiền tệ truyền thống......................................... 12 2.2. Cơ sở lý thuyết về chính sách tiền tệ phi truyền thống ..................................... 15 2.2.1. Khái niệm chính sách tiền tệ phi truyền thống ........................................... 15 2.2.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ phi truyền thống ................................. 16 2.2.3. Truyền dẫn của chính sách tiền tệ phi truyền thống .................................. 20 2.3. Cơ sở lý thuyết về phân phối thu nhập ............................................................... 24 2.3.1. Các thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ............................. 24 2.3.2. Lý thuyết về phân phối thu nhập ................................................................. 27 2.4. Tác động của chính sách tiền tệ đến phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình.. ................................................................................................................................ 31 2.5. Các cơ sở lý thuyết về mô hình nghiên cứu ........................................................ 33 2.5.1. Mô hình cân bằng tổng quát theo Lý thuyết chu kỳ kinh doanh .............. 33 2.5.2. Mô hình cân bằng tổng quát theo Lý thuyết Tân cổ điển .......................... 35 2.5.3. Mô hình tự hồi quy theo véc tơ ..................................................................... 42 2.6. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan về chính sách tiền tệ với phân phối thu nhập hộ gia đình và mô hình DSGE áp dụng tại Việt Nam ........... 43 2.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................... 43 2.6.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................... 45 2.6.3. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu ..... 50 2.7. Tóm tắt chương 2.................................................................................................. 62 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 63 3.1. Mô hình DSGE đề xuất ........................................................................................ 63 3.2. Mô hình thực nghiệm VAR ................................................................................. 67
  14. xii 3.3. Dữ liệu nghiên cứu................................................................................................ 68 3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 70 3.5. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 74 3.6. Tóm tắt chương 3.................................................................................................. 75 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 76 4.1. Tổng quan về điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1996 – 2021 ..................................................................................................... 76 4.1.1. Điều hành chính sách tiền tệ truyền thống .................................................. 76 4.1.2. Điều hành chính sách tiền tệ phi truyền thống ........................................... 91 4.2. Tổng quan về phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam giai đoạn 1996 – 2021 ............................................................................................................................... 97 4.3. Phân tích và thảo luận kết quả từ các mô hình thực nghiệm ......................... 105 4.3.1. Thống kê mô tả ............................................................................................. 105 4.3.2. Kiểm định tính dừng của dữ liệu ................................................................ 110 4.3.3. Phản ứng khu vực hộ gia đình Việt Nam đối với cú sốc chính sách tiền tệ: Tiếp cận từ mô hình DSGE ......................................................................... 111 4.3.4. Tác động của chính sách tiền tệ đến phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam: Mô hình thực nghiệm VAR ...................................................... 115 4.3.5. Dự báo các biến số vĩ mô giai đoạn 2022 – 2025 ....................................... 120 4.4. Tóm tắt chương 4................................................................................................ 124 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................................... 125 5.1. Tóm tắt các kết quả chính của luận án ............................................................. 125 5.2. Hàm ý chính sách và khuyến nghị .................................................................... 127 5.3. Hạn chế nghiên cứu ............................................................................................ 129 5.4. Tóm tắt chương 5................................................................................................ 130 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 131
  15. xiii PHỤ LỤC ................................................................................................................... 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .............................. 153
  16. xiv DANH MỤC BẢNG, HÌNH DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chính sách tiền tệ đối với phân phối thu nhập ......................................................................................................................... 52 Bảng 3.1: Hệ thống biến số trong mô hình DSGE và mô hình VAR .................................... 69 Bảng 4.1: Kết quả thực hiện chỉ tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế hàng năm ................. 77 Bảng 4.2: Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc (%) ....................................................................... 88 Bảng 4.3: Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ...................................................................... 90 Bảng 4.4: Các công cụ CSTT phi truyền thống NHTW Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Anh và Việt Nam đã áp dụng ..................................................................................................................... 92 Bảng 4.5: Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa của Ngân hàng Nhà nước .................. 95 Bảng 4.6: Các cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam ...................................................... 97 Bảng 4.7: Thu nhập bình quân đầu người / tháng giai đoạn 1996 – 2021 (Nghìn đồng) .... 100 Bảng 4.8: Hệ số Gini giai đoạn 1996 – 2021 ...................................................................... 100 Bảng 4.9: Chênh lệch giữa nhóm thu nhập thấp nhất và nhóm thu nhập cao nhất giai đoạn 1996 – 2021 ......................................................................................................................... 101 Bảng 4.10: Chi tiêu bình quân đầu người / tháng ................................................................ 103 Bảng 4.11: Chênh lệch giữa nhóm chi tiêu đời sống thấp nhất và nhóm chi tiêu đời sống cao nhất ...................................................................................................................................... 103 Bảng 4.12: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ........................................................... 105 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định tính dừng Dickey-Fuller ..................................................... 110 Bảng 4.14: Ước lượng mô hình DSGE................................................................................ 112 Bảng 4.15: Kiểm định độ trễ tối ưu ..................................................................................... 116 Bảng 4.16: Kiểm định tự tương quan của phần dư .............................................................. 118 Bảng 4.17: Kết quả dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong giai đoạn 2022-2025 . 122 Bảng 5.1: Tác động của các biến kiểm soát ........................................................................ 143
  17. xv Bảng 5.2: Quá trình động của các biến trạng thái ............................................................... 145 Bảng 5.3: Phân rã phương sai Cholesky hệ số Gini ............................................................ 151 Bảng 5.4: Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng đối với nền kinh tế ........ 152 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Truyền dẫn chính sách tiền tệ trong điều kiện bình thường .................................. 14 Hình 2.2: Truyền dẫn CSTT phi truyền thống đến nền kinh tế ............................................. 16 Hình 2.3: Truyền tải chính sách tiền tệ từ công cụ mua tài sản quy mô lớn ......................... 22 Hình 2.4: Truyền dẫn công cụ lãi suất âm ............................................................................. 23 Hình 2.5: Truyền dẫn công cụ khuyến khích cho vay ........................................................... 24 Hình 2.6: Đường cong Lorenz ............................................................................................... 25 Hình 2.7: Biểu diễn đường cong Lorenz và diện tích tính hệ số Gini ................................... 27 Hình 2.8: Phân phối thu nhập tối ưu có MUA = MUB .......................................................... 29 Hình 2.9: Sự phát triển của mô hình DSGE .......................................................................... 35 Hình 2.10: Mô hình DSGE biểu diễn mối quan hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế ........ 37 Hình 2.11: Mô hình DSGE biểu diễn sự tham gia của Ngân hàng Trung ương ................... 38 Hình 2.12: Cấu trúc cơ bản của mô hình DSGE ................................................................... 41 Hình 4.1: Tăng trưởng cung tiền M2 giai đoạn 1996 – 2021 (%) ......................................... 79 Hình 4.2: Tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế (%) ........ 80 Hình 4.3: Lãi suất điều hành của NHNN và lãi suất thị trường (%) ..................................... 82 Hình 4.4: Diễn biến chính sách lãi suất của NHNN .............................................................. 83 Hình 4.5: Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 1996 – 2021 .............................................. 84 Hình 4.6: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc các loại tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (trừ Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam) (%) ................................................................................................. 85 Hình 4.7: Số phiên giao dịch và doanh số trúng thầu bình quân trên thị trường mở ............ 86 Hình 4.8: Tỷ lệ thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thất nhất chiếm trong tổng thu nhập của tất cả các hộ dân cư................................................................................................................ 99
  18. xvi Hình 4.9: Phân phối thu nhập theo 5 nhóm thu nhập .......................................................... 102 Hình 4.10: Xu hướng của chi tiêu và thu nhập hộ gia đình ................................................. 104 Hình 4.11: Phân phối chi tiêu theo 5 nhóm chi tiêu (quintile) ............................................ 104 Hình 4.12: Diễn biến lãi suất điều hành NHNN và lạm phát giai đoạn 1996 – 2021 (%) .. 106 Hình 4.13: Tỷ trọng các thành phần của GDP giai đoạn 1996 – 2021 (%) ......................... 107 Hình 4.14: Hệ số Gini Việt Nam giai đoạn 1996 – 2021 .................................................... 108 Hình 4.15: Chỉ số bất ổn thế giới giai đoạn 1990Q1 – 2022Q3 .......................................... 109 Hình 4.16: Chỉ số bất ổn thương mại thế giới giai đoạn 1996Q1 – 2022Q3....................... 110 Hình 4.17: Hàm phản ứng đẩy phân tích cú sốc u (tác động của NHTW).......................... 114 Hình 4.18: Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình VAR ........................................... 117 Hình 4.19: Hàm phản ứng đẩy phân tích cú sốc CSTT của NHTW ................................... 118 Hình 4.20: Phân rã phương sai đối với hệ số Gini .............................................................. 120 Hình 4.21: Dự báo lạm phát giai đoạn 2022 – 2025............................................................ 121 Hình 4.22: Phản ứng của tiêu dùng hộ gia đình trước thay đổi của lãi suất chính sách (%) ............................................................................................................................................. 123
  19. 1 LỜI MỞ ĐẦU Điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) ở mỗi quốc gia có thể có những khung khổ (framework) và mục tiêu theo đuổi khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát và thất nghiệp. Điều hành CSTT trong bối cảnh có những bất ổn vĩ mô tạo ra (như tình hình dịch bệnh COVID-19, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị…) càng nhiều thách thức cho các nhà quản lý hơn nữa và bài học kinh nghiệm từ khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 trong quá khứ cũng cho thấy việc điều hành CSTT có thể được thực hiện linh hoạt, kết hợp với các biện pháp phi truyền thống, được nhận định là một trong những giải pháp phù hợp cho ngân hàng trung ương các nước bên cạnh sử dụng các công cụ CSTT truyền thống (Aguilar & cộng sự, 2020, 2021; Bhar & Malliaris, 2021; Đorđević & cộng sự, 2020; Phạm Đức Anh & Trần Thị Thúy An, 2018). Nghiên cứu về tác động của CSTT tại Việt Nam đã được thực hiện qua nhiều công trình khác nhau, từ đề tài nghiên cứu khoa học các cấp cho đến luận án tiến sĩ ở các trường đại học đào tạo về kinh tế và các công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước, đa phần tập trung nghiên cứu về: (i) cơ chế truyền dẫn của CSTT, (ii) tác động của CSTT đến tăng trưởng kinh tế, đến lạm phát, đến bất bình đẳng thu nhập, đến thị trường chứng khoán, (iii) những phản ứng của các biến số vĩ mô trước cú sốc CSTT nhằm nâng cao chất lượng dự báo kinh tế vĩ mô tại Việt Nam, (iv) sự phối hợp giữa CSTT và chính sách tài khóa. Trong khi các nghiên cứu thực hiện đánh giá tổng quan về điều hành CSTT và đánh giá tác động chung của CSTT được thực hiện khá nhiều thì những nghiên cứu về tác động phân phối của CSTT đến khu vực hộ gia đình tại Việt Nam còn khá hạn chế và đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệm. Tác động của CSTT ở mỗi nước có sự khác biệt về mức độ cũng như dấu kỳ vọng (Đorđević & cộng sự, 2020; Malata & Pinshi, 2020; Nguyễn Thị Hồng & Trần Quang Thanh, 2018; Phạm Đức Anh & Trần Thị Thúy An, 2018). Hiện nay, nghiên cứu về tác động của CSTT Việt Nam có thể tạm nhóm lại thành hai mảng như sau: nhóm thực hiện phân tích đánh giá dựa trên các dữ liệu khảo sát, các thông tin thu thập được, không thực nghiệm bằng các mô hình kinh tế lượng (Bùi Duy Hưng, 2020; NEU-JICA, 2020; Nguyễn Thị Hồng & Hồ Thị Diệu Linh, 2020) và nhóm thực hiện đánh giá thông qua phân tích các cú sốc bằng các mô hình định lượng (Dương Ngọc Mai Phương & cộng sự, 2015; Nguyễn Đức Trung, 2016; Nguyen Duc Trung & cộng sự, 2019; Nguyễn Đức Trung & Nguyễn Hoàng Chung, 2018a;
  20. 2 Nguyen & cộng sự, 2022; Tran Huu Tuyen & cộng sự, 2020). Ngoài ra, hiệu ứng tràn của CSTT phi truyền thống ở các NHTW lớn đến các nước có nền kinh tế nhỏ và mới nổi cũng đã bắt đầu được thảo luận, phân tích và đánh giá tác động nhiều hơn tại Việt Nam (Đào Minh Thắng, 2019; Huỳnh Công Danh, 2016). Trong số các nghiên cứu định lượng về mức độ tác động của CSTT, hầu hết đều sử dụng mô hình VAR hay DSGE, là những mô hình thực nghiệm được lựa chọn thích hợp (Dương Ngọc Mai Phương & cộng sự, 2015; Guerello, 2018; Malata & Pinshi, 2020; Nguyễn Đức Trung, 2016; Nguyen Duc Trung & cộng sự, 2019; Nguyễn Đức Trung & Nguyễn Hoàng Chung, 2018a; Nguyen & cộng sự, 2022; Pinshi, 2020; Punzi, 2020; Tran Huu Tuyen & cộng sự, 2020; Zhang, Zhang, & Zhu, 2021). Tại Việt Nam, khu vực hộ gia đình ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước theo từng thời kỳ. Bất bình đẳng thu nhập có thể là tiền đề tạo nên bất bình đẳng xã hội, có thể dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp tăng, năng suất lao động bình quân giảm, tỷ lệ tội phạm tăng… Nhu cầu về việc đánh giá tác động phân phối của CSTT đến thu nhập hộ gia đình tại Việt Nam là một trong những tất yếu, cho thấy kết quả của việc điều hành CSTT ảnh hưởng như thế nào đến khu vực hộ gia đình trong nền kinh tế, khu vực mà đến nay việc thống kê chính thức một cách đầy đủ các hoạt động kinh tế của nó là không hề dễ dàng. Như vậy, khu vực hộ gia đình sẽ phản ứng như thế nào từ các chính sách kinh tế vĩ mô, bao gồm CSTT? Cụ thể hơn, điều hành CSTT tác động như thế nào đến phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam đang trở thành vấn đề cấp thiết mà luận án sẽ thảo luận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2