intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:219

33
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với các nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thuơng mại; thực trạng quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thuơng mại Việt Nam; đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. i MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH VẼ ..........................................................................................vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 5 4. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án ........................................................................ 5 5. Các kết quả nghiên cứu của luận án ........................................................................ 5 6. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 7 1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ........................ 7 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động của ngân hàng thương mại .................................................................................................................. 8 1.1.3. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với nợ xấu của ngân hàng thương mại ............................................................................................................................. 11 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề luận án kế thừa, phát triển .......... 13 1.1.5. Góc tiếp cận của luận án ................................................................................ 15 1.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 15 1.2.1. Phương pháp luận nghiên cứu ........................................................................ 15 1.2.2. Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp ................................................................... 18 1.2.3. Thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp phỏng vấn chuyên gia ................................. 19 1.2.4. Thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp từ khảo sát điều tra ..................................... 20 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........... 23
  2. ii 2.1. Tổng quan về nợ xấu của ngân hàng thương mại .............................................. 23 2.1.1. Khái niệm, nguyên nhân và phân loại nợ xấu................................................. 23 2.1.2. Các chỉ tiêu phản ảnh nợ xấu của ngân hàng thương mại ............................. 26 2.1.3. Ảnh hưởng nợ xấu đến an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại .......... 27 2.2. Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại ............ 28 2.2.1. Khái niệm và hoạt động quản lý nhà nước đối với nợ xấu của ngân hàng thương mại ................................................................................................................ 28 2.2.2. Phương pháp, công cụ và mục tiêu quản lý nhà nước đối với nợ xấu của ngân hàng thương mại ....................................................................................................... 30 2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với nợ xấu của ngân hàng thương mại ........ 32 2.2.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với nợ xấu của các ngân hàng thương mại ....................................................................................................... 40 2.3. Đề xuất mô hình, giả thuyết và thang đo nghiên cứu ........................................ 43 2.3.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu lý thuyết ............................................. 43 2.3.2. Thang đo nghiên cứu ....................................................................................... 44 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước đối với nợ xấu của ngân hàng thương mại ........................................................................................................ 45 2.4.1. Các yếu tố thuộc về môi trường ...................................................................... 45 2.4.2. Các yếu tố thuộc về ngân hàng trung ương .................................................... 48 2.4.3. Các yếu tố thuộc về ngân hàng thương mại .................................................... 49 2.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại một số quốc gia và bài học cho Việt Nam ......................................................... 51 2.5.1. Kinh nghiệm quản lý của một số quốc gia ...................................................... 51 2.5.2. Bài học cho Việt Nam ...................................................................................... 60 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 64 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI việt nam........................................... 65 3.1. Khái quát về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................................................................................ 65 3.1.1. Khái quát về ngân hàng Nhà nước Việt Nam ................................................. 65
  3. iii 3.1.2. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam .................................................... 66 3.1.3. Tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam .................. 69 3.1.4. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại .................................................................. 73 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................................................................................ 74 3.2.1. Thực trạng môi trường pháp lý về hoạt động tín dụng và quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại .............................................................................................. 74 3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam .............................................................................. 79 3.2.3. Thực trạng kiểm tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với nợ xấu của các ngân hàng thương mại ........................................................................................ 82 3.2.4. Thực trạng xử lý vi phạm của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng thương mại khi có nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng........................................ 87 3.3. Phân tích định lượng kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................. 91 3.3.1. Kiểm định thang đo ......................................................................................... 91 3.3.2. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu.................................................. 94 3.3.3. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 97 3.4. Thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nước đối với nợ xấu của các ngân hàng thương mại .................................................................................. 99 3.4.1. Các yếu tố thuộc về môi trường ...................................................................... 99 3.4.2. Các yếu tố thuộc về ngân hàng nhà nước ..................................................... 103 3.4.3. Các yếu tố thuộc về ngân hàng thương mại .................................................. 106 3.5. Đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước Việt Nam đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại ................................................................................... 109 3.5.1. Các thành tựu đã đạt được ............................................................................ 110 3.5.2. Một số hạn chế .............................................................................................. 111 3.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế....................................................................... 113 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 115
  4. iv CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT một số GIải pháp hoàn thiện hoạt động QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ................................................................................................... 116 4.1. Dự báo bối cảnh và diễn biến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ......................................................................................................................... 116 4.1.1. Bối cảnh tín dụng trong nước và quốc tế ...................................................... 116 4.1.2. Dự báo nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ................... 117 4.2. Định hướng và quan điểm quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ..................................................................................... 118 4.2.1. Định hướng quản lý của nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại .............................................................................................................. 119 4.2.2. Quan điểm quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại ........................................................................................................................... 121 4.3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam....................................................... 123 4.3.1. Nhóm giải pháp môi trường pháp lý về quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ........................................................................................................................... 123 4.3.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam .................................................................. 129 4.3.3. Nhóm giải pháp về kiểm tra giám sát nợ xấu và xử lý vi phạm của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................................................ 138 4.3.4. Nhóm giải pháp về xử lý vi phạm của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ......................................................................................................................... 144 4.4. Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan hữu quan ................................... 152 Kết luận chương 4 ................................................................................................... 158 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BIS : Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (Bank for International Settlements) BTA : Hiệp Định Thương Mại Việt Nam - Hoa kỳ CAR : Tỷ lệ an toàn vốn CNH – HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CSTT : Chính sách tiền tệ DPRR : Dự phòng rủi ro ECB : Ngân hàng Trung ương Châu Âu (European Central Bank) IMF : Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) KTTT : Kinh tế thị trường NHLD : Ngân hàng liên doanh NHNN : Ngân hàng nhà nước NHNNg : Ngân hàng nước ngoài NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước NHTW : Ngân hàng Trung ương NPL : Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ QLNN : Quản lý nhà nước TCTD : Tổ chức tín dụng TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên TSĐB : Tài sản đảm bảo VAMC : Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD Việt Nam WTO : Tổ chức thương mại Thế giới
  6. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mẫu khảo sát điều tra................................................................................ 21 Bảng 2.1: Bộ thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu ...................................... 44 Bảng 3.1: 10 NHTM Việt Nam lớn nhất (năm 2019) ............................................... 68 Bảng 3.2: Bảng tỷ lệ an toàn vốn của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II ....... 72 Bảng 3.3: Tình hình xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD từ năm 2012-2018 ....... 73 Bảng 3.4.: Kết quả khảo sát thực trạng môi trường pháp lý về hoạt động tín dụng và quản lý nợ xấu của NHTM ........................................................................................ 75 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam ....................................................................................... 79 Bảng 3.6: Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, giám sát của NHNN đối với nợ xấu của các NHTM .......................................................................................................... 84 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát thực trạng xử lý vi phạm của NHNN đối với các NHTM khi có nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng ............................................... 88 Bảng 3.8: Kết quả phân tích thành tố khám phá (EFA) đối với 4 biến độc lập ........ 92 Bảng 3.9: Kết quả phân tích thành tố khám phá (EFA) đối với biến phụ thuộc ....... 93 Bảng 3.10: Kết quả phân tích thành tố khẳng định CFA .......................................... 94 Bảng 3.11: Phân tích tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu95 Bảng 3.12: Kết quả phân tích hồi quy bội................................................................. 95 Bảng 3.13: Kết quả khảo sát tác động các yếu tố môi trường .................................. 99 Bảng 3.14: Kết quả khảo sát tác động các yếu tố thuộc về NHNN ........................ 104 Bảng 3.15: Kết quả khảo sát tác động các yếu tố thuộc về NHTM ........................ 106 Bảng 3.16: Kết quả khảo sát thực trạng hiệu quả QLNN đối với nợ xấu của các NHTM ..................................................................................................................... 109
  7. vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM ....................................................................................................................... 43 Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước ....................................................... 66 Hình 3.2: Hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam ............................................. 67 Hình 3.3: Cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam theo quy mô vốn điều lệ và nhân sự . 69 Hình 3.4: Tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010-2018 .... 70 Hình 3.5: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2010- 2019 ........................................................................................................................... 70 Hình 3.6: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010-2019 ............................................................................... 102 Hình 3.7: Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất cho vay và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010-2019 ...................................................................... 104 Hình 3.8: Mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng (tổng tài sản) và tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng Việt Nam năm 2019 ................................................................... 108
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nổ ra làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đáng chú ý, cuộc khủng hoảng tài chính đã làm cho tăng trưởng toàn cầu giảm xuống còn 1,8% vào năm 2008 (năm 2007 đạt 4,2%), sau đó bị giảm thêm vào năm 2009 (Tuyết Minh, 2018). Những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng này cho thấy sự cần thiết và vai trò quan trọng của chính sách quản lý nhà nước (QLNN) đối với hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) của một quốc gia. Trong những năm gần đây, các nước trên thế giới và các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) hay Uỷ ban Basel đã quan tâm rất nhiều đến chính sách quản lý nợ xấu khi xây dựng chiến lược kiểm soát rủi ro tín dụng của các NHTM. Hiện nay, các cơ quan quản lý ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề quản lý nợ xấu do tình trạng phát sinh nhiều khoản thiệt hại đáng kể xuất phát từ các khoản tín dụng kém hiệu quả. Quản lý nợ xấu có hệ thống cho phép nhận biết các khoản nợ xấu, từ đó có thể phòng ngừa hay xử lý chúng hiệu quả hơn (Klingelhöfer và Sun, 2018). Tại Việt Nam, nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại vẫn luôn tồn tại từ nhiều năm trước và có xu hướng tăng mạnh từ sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Trong giai đoạn 2008-2010, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng ở mức kiểm soát tốt thông qua trích lập dự ph ng rủi ro tín dụng ho c phát mãi tài sản bảo đảm, tái cơ cấu khoản nợ vay. Đứng trước xu hướng hội nhập phát triển, tự do hóa tài chính, các ngân hàng thương mại đã tăng cường phát triển mở rộng chi nhánh, ph ng giao dịch ho c mạnh dạn thành lập mới ngân hàng thương mại, đồng thời thúc đẩy mọi tiềm lực để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài (NHNNg) hoạt động tại Việt Nam. Với mục tiêu chính là lợi nhuận nên việc đẩy mạnh tín dụng là điều tất yếu trong định hướng chiến lược kinh doanh tại các ngân hàng này. Thị trường hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng ngày càng cạnh tranh khốc liệt, chính
  9. 2 điều này đã tạo nên bức tranh tổng thể về xu thế tăng trưởng tín dụng mạnh trong khi nợ xấu tích l y qua các năm vẫn chưa được giải quyết triệt để, từ đó dẫn đến nguy cơ nợ xấu tồn đọng, gia tăng những quan ngại về chất lượng tín dụng, đ c biệt sau hệ quả từ cuộc khủng hoảng tài chính (Nguyễn Lê Nguyên Dung, 2019). Đáng chú ý, năm 2011, nợ xấu b t đầu gia tăng, chiếm 3,3% tổng dự nợ. Thực trạng này khiến một số ngân hàng thương mại b t đầu xuất hiện dấu hiệu không khả quan về khả năng thanh khoản và có xu hướng gia tăng nguy cơ rủi ro nhanh chóng. Nợ xấu đã và đang dần tích tụ đến mức cần được Ngân hàng Nhà nước quan tâm đ c biệt, tỷ lệ nợ xấu có tốc độ tăng trưởng và tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống trong giai đoạn 2008-2011. Tỷ lệ nợ xấu đạt mức đáng báo động và chiếm sự chú ý, quan tâm của toàn ngành, của các cấp quản lý từ Ngân hàng Nhà nước đến Quốc hội. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu theo công bố từ Cơ quan giám sát ngân hàng đạt mức 8,6%, trong khi đó theo số liệu của Fitch Rating, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam đạt 13% trên tổng dư nợ. Thực tế này cho thấy toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang g p nhiều trở ngại và khó khăn. K o dài đến hết năm 2013, nợ xấu của Việt Nam tăng mạnh báo động, có thời điểm tăng 23,73% so với năm 2012. Thực tế, tại thời điểm đó cho thấy, nợ xấu đang là mối đe dọa của toàn ngành và ngày càng vượt tầm kiểm soát của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014 trở lại đây, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước tiến mạnh m trong việc lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng và tăng sức bền trong cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng. Kết quả này là sự nỗ lực chủ động thực hiện các biện pháp quản lý từ Ngân hàng Nhà nước trong việc triển khai các giải pháp nh m hạn chế và đưa mức nợ xấu về mức kiểm soát. Kết quả là, năm 2014, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã giảm dần. Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống là 1,89% (giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và 1,99% cuối năm 2017). Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2012 đến nay và đã về dưới ngưỡng mục tiêu 2% theo Nghị quyết 01/NĐ-CP 2019. Điều này cho thấy tầm quan trọng của quản lý ngân hàng Nhà nước đối với nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại nh m đảm bảo an toàn hệ thống.
  10. 3 Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng các biện pháp vĩ mô để bảo vệ sự ổn định tài chính quốc gia (Ozge và Jane, 2018). Tại Việt Nam, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại được đ t dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Vai tr điều tiết và quản lý của Ngân hàng Nhà nước nh m ổn định giá trị đồng tiền, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống ngân hàng thương mại, đảm bảo an toàn hiệu quả thanh toán quốc gia. Vì vậy, đối với các ngân hàng thương mại, khi mức dư nợ xấu tín dụng càng cao thì Ngân hàng Nhà nước thường đóng vai tr người cứu cánh cuối c ng . Bởi khi rủi ro tín dụng xảy ra, nợ xấu của một ngân hàng thương mại bất kỳ trong hệ thống tăng cao báo động s gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động, khả năng cạnh tranh của ngân hàng và cả uy tín ngân hàng, niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng trong nước. Do tính chất lây lan của hiệu ứng đám đông, rủi ro tín dụng vượt kiểm soát s trở thành một trong những nguyên nhân hình thành nên cuộc khủng hoảng tài chính cho nền kinh tế của quốc gia. Vì vậy, Ngân hàng Nhà Nước luôn chú trọng quan tâm đến quản lý hoạt động của các ngân hàng thương mại, cụ thể là trong kiểm soát chất lượng tín dụng, đ c biệt là kiểm soát nợ xấu của các ngân hàng thương mại (Lê Ngọc Lân, 2011). Trong bối cảnh thị trường tài chính mở rộng như hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang chuyển mình trong xu thế toàn cầu hóa. Giữa áp lực cạnh tranh trên con đường hội nhập, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại luôn được mở rộng và phát triển, tuy nhiên vấn đề rủi ro tín dụng, nợ xấu vẫn chưa thực sự được kiểm soát và xử lý hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng này, hoạt động quản lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước được chú trọng hàng đầu. Từ năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã có những định hướng và giải pháp cụ thể theo lộ trình cho hoạt động quản lý nợ xấu. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các chính sách hỗ trợ và khôi phục thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, mạnh dạn thực hiện việc sáp nhập hay xóa sổ các ngân hàng hoạt động yếu k m trong hệ thống ngân hàng thương mại. Giai đoạn 2015 đến nay, đ nh điểm của việc quản lý nợ xấu của Ngân hàng nhà nước là thực hiện thành công việc tái cơ cấu hệ
  11. 4 thống ngân hàng thương mại và thành lập thành công mô hình VAMC tập trung xử lý, mua lại các khoản nợ xấu trong hệ thống (Tô Ngọc Hưng, 2013). Chính những giải pháp được thực hiện giai đoạn qua đã giúp cho nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam dần đi vào quỹ đạo kiểm soát. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là hoạt động thường nhật của các ngân hàng thương mại, do đó nợ xấu luôn tất yếu tồn tại và có xu hướng tăng mạnh gây ảnh hưởng đến toàn ngành. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, Ngân hàng Nhà nước đã xử lý khá thành công đối với nợ xấu của các NHTM; tuy nhiên, khả năng quản lý nợ xấu (đ c biệt là việc nhận dạng, xác định nguy cơ và ngăn ngừa trước nguy cơ) của Ngân hàng Nhà nước vẫn c n hạn chế. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát quản lý nợ xấu trước, trong và sau khi nợ xấu phát sinh chứ không ch tập trung giải quyết ở khâu cuối c ng xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại, nh m giảm tác động xấu đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hệ thống NHTM nói riêng. Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: Quản lý nhà nƣớc đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam để nghiên cứu. Đề tài hệ thống hóa và mở rộng thêm cơ sở lý luận và thực trạng về QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu Luận án nh m mục đích đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam; cụ thể, luận án hướng đến việc nghiên cứu giải pháp trong suốt quá trình kiểm soát quản lý nợ xấu trước, trong và sau khi phát sinh nợ xấu.  Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận án hướng đến nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa, phân tích, làm rõ cở sở lý luận về QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM;
  12. 5 - Phân tích thực trạng QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam thông qua dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ phỏng vấn, khảo sát, nghiên cứu và phân tích thực tế; - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về nội dung nghiên cứu: những vấn đề liên quan đến QLNN đối với nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTM. - Về không gian nghiên cứu: tại 35 ngân hàng thương mại, chia làm 3 nhóm: NHTM có vốn nhà nước, NHTM không có vốn nhà nước, và NHTMNN. - Về thời gian nghiên cứu: trong giai đoạn từ 2010 cho đến 2019, các đề xuất giải pháp trong giai đoạn từ nay đến 2025, tầm nhìn 2030. 4. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án Trên cơ sở mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu đã đ t ra ở trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi sau: - Cơ sở lý luận về QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM? Các nội dung, phương pháp QLNN và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM? - Thực trạng hoạt động QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam? Những thành tựu và hạn chế trong QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam? - Các giải pháp hoàn thiện hoạt động QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam? 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án có những đóng góp mới chủ yếu cả về lý luận và thực tiễn như sau:
  13. 6 - Những đóng góp mới về học thuật, lý luận: Luận án hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM. - Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn: Qua phân tích thực trạng nợ xấu của hệ thống NHTM, luận án khảo sát thực trạng quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại, đánh giá hiệu quả QLNN đối với nợ xấu thông qua mô hình nghiên cứu định lượng, từ đó ch ra những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp. - Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp: Luận án đã đề xuất các giải pháp nh m tăng cường và nâng cao hiệu quả QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam trong bối cảnh hiện nay và trong thời gian tới. Trong đó nhấn mạnh các giải pháp về hoàn thiện môi trường pháp lý về quản lý nợ xấu của NHTM, về kiểm tra giám sát nợ xấu và xử lý vi phạm đối với NHTM Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có kết cấu gồm 04 chương, cụ thể:  Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu  Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại  Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam  Chương 4: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
  14. 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đên chủ đề luận án, tác giả tổng hợp và phân tích các nghiên cứu đã có. Cụ thể, nhóm các công trình theo các chủ đề sau đây: 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại  Elmira Partovi, Roman Matousek (2019), Bank efficiency and non- performing loans: Evidence from Turkey , Research in International Business and Finance, Volume 48, April 2019, Pages 287-309. Nghiên cứu phát triển mô hình lý thuyết để giải thích mối quan hệ giữa các nhà lập pháp và hoạt động cho vay c ng như cấu trúc vốn của ngân hàng. Trong đó, lượng vốn ngân hàng giữ được xem là cách để phân bổ quyền kiểm soát tài sản, sự lựa chọn giữa các cổ đông của ngân hàng và nhà lập pháp c ng như các cơ quan quản lý.  Anastasiou Dimitrios (2016), Management and Resolution Methods of Non- performing Loans: A Review of the Literature , SSRN Electronic Journal. Nợ xấu ngân hàng s dẫn đến những tác động tiêu cực đối với hoạt động cho vay của các ngân hàng và khiến cấp quản lý ngân hàng lo ngại hơn cho tương lai của toàn hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu nghiên cứu đã hệ thống một số phương pháp quản lý nợ xấu đã được đề cập từ các công trình nghiên cứu trước đây, đồng thời xây dựng cơ sở lý thuyết phân biệt rõ giữa quản lý nợ c và quản lý nợ xấu.  Phạm Dương Phương Thảo, Nguyễn Linh Đan (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam , Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, Số 194- Tháng 7. 2018. Tác giả phân tích số liệu của 27 NHTMCP hiện đang hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2016 để đánh giá và kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, đ c điểm các ngân hàng đến tỷ lệ nợ xấu của NHTMCP. Kết quả nghiên cứu ch ra r ng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở năm trước càng cao thì s làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện tại càng gia tăng.
  15. 8  Mazzu Sebastiano, Muriana Francesco (2018), A Strategic Approach to Non-Performing Loans Treatment in Banking: Options and Rules for Decision- Making , International Research Journal of Finance and Economics, Issue 166, March, 2018. Nghiên cứu tiến hành điều tra các lựa chọn chiến lược mà các ngân hàng khu vực Châu Âu. Cụ thể, ECB xác định bốn thành phần cơ bản là đánh giá môi trường hoạt động; phát triển chiến lược, thực hiện kế hoạch và đưa chiến lược áp dụng vào quy trình quản lý. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số quy t c hoạt động khả thi mà các ngân hàng nên xem x t khi họ thực hiện các thủ tục hoạch định chiến lược và đưa ra quyết định trong việc lựa chọn các phương án giảm nợ xấu.  Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Quản lý nợ ấu tại ngân hàng thương mại iệt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Tác giả đã hệ thống các vấn đề mang tính lý thuyết về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại các NHTM, nghiên cứu các kinh nghiệm về quản lý nợ xấu từ các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, qua việc phân tích dữ liệu thu thập được, tác giả làm rõ thực trạng về tình hình nợ xấu và quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam và xác định những hạn chế c n tồn tại trong hoạt động quản lý nợ xấu tại ngân hàng hiện nay.  Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu điển hình như nghiên cứu của Lin Huey-Yeh và các cộng sự (2016), nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Đoàn Phương Thảo và Tạ Nhật Linh (2016), Nguyễn Thi Thu Cúc (2015), Đoàn Phương Thảo, Tạ Nhật Linh (2014) …Tuy nhiên, để đi sâu nghiên cứu về vai tr và tác động của QLNN đối với nợ xấu của các NHTM hầu như chưa có nghiên cứu nào có thể thực hiện và đánh giá toàn diện. Vì vậy, việc phân tích và đánh giá vai trò QLNN đối với tình hình nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam là thực sự cần thiết. 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của ngân hàng thƣơng mại  Klingelhöfer Jan, Sun Rongrong (2019), Macroprudential policy, central banks and financial stability: Evidence from China , Journal of International Money and Finance, Volume 93, May 2019, Pages 19-41. Nghiên cứu tập trung thực hiện dựa trên những kinh nghiệm từ nền kinh tế của Trung Quốc và thu thập
  16. 9 các b ng chứng chứng minh các ngân hàng trung ương (NHTW) có thể đóng vai tr tích cực trong việc bảo vệ sự ổn định tài chính quốc gia. Các tác giả cho r ng các yêu cầu về dự trữ, khung hướng dẫn và áp lực về giám sát và các chính sách liên quan đến thị trường nhà ở có thể được sử dụng cho các mục đích vĩ mô.  Danisman Gamze Ozturk, Demirel Pelin (2019), Bank risk-taking in developed countries: The influence of market power and bank regulations , Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, Volume 59, March 2019, Pages 202-217. Nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu của 6.936 ngân hàng tại 25 quốc gia phát triển trong suốt giai đoạn từ 2007 đến năm 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại các quốc gia có sức mạnh thị trường lớn hơn có khả năng hạn chế rủi ro của các ngân hàng. Đáp ứng nhu cầu về vốn được xem là công cụ điều tiết có ảnh hưởng mạnh nhất để làm giảm rủi ro ngân hàng, đ c biệt tại các nền kinh tế có sức mạnh thị trường thấp hơn.  Nguyen Thi Thieu Quang, Gan Christopher, Li Zhaohua (2019), Bank capital regulation: How do Asian banks respond? , Pacific-Basin Finance Journal, Volume 57, October 2019, 101196. Nghiên cứu tiến hành xem x t vấn đề này đối với các ngân hàng Châu Á trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy định về vốn có tác động tiêu cực đến vốn của ngân hàng và không có ảnh hưởng nào đáng kể đến việc giảm rủi ro của ngân hàng.  Gambacorta Leonardo, Murcia Andr s (2019), The impact of macroprudential policies in Latin America: An empirical analysis using credit registry data , Journal of Financial Intermediation. B ng việc sử dụng kết hợp các kỹ thuật phân tích tổng hợp, nghiên ngứu đã đưa ra hai kết luận chính. Thứ nhất là các chính sách vĩ mô có hiệu quả trong việc ổn định chu kỳ tín dụng tại các ngân hàng. Thứ hai là các công cụ vĩ mô được thực hiện s có tác động nhanh hơn và lớn hơn đến tăng trưởng tín dụng khi được củng cố và kết hợp với các chính sách tiền tệ. Vì vậy, có thể nói, cơ quan quản lý c ng như NHTW có thể kết hợp hài hoà giữa những công cụ điều tiết vĩ mô và chính sách tiền tệ s thu được hiệu quả cao trong việc quản lý rủi ro tài chính ngân hàng và ổn định tài chính.
  17. 10  Yener Altunbas, Mahir Binici, Leonardo Gambacorta (2018), Macroprudential policy and bank risk , Journal of International Money and Finance, Volume 81, March 2018, Pages 203-220. Nghiên cứu cho thấy các công cụ vĩ mô có tác động đáng kể đến rủi ro ngân hàng và thu được kết quả cho thấy các ngân hàng có những phản ứng khác nhau đối với những thay đổi trong các công cụ vĩ mô, tuỳ thuộc vào đ c điểm tài sản, nguồn vốn của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu c ng ch ra r ng khi các đ c tính, đ c điểm của ngân hàng được kiểm soát, các chính sách vĩ mô th t ch t thường có hiệu quả hơn trong việc hạn chế các rủi ro ngân hàng hơn là các chính sách nới lỏng.  Trịnh Thị Thủy (2015), Quản lý nhà nước đối với các ngân hàng thương mại iệt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả tiến hành phân tích thực trạng QLNN đối với các NHTM tại Việt Nam. Từ đó đánh giá những thành công c ng như những tồn tại hạn chế và những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với các NHTM trong giai đoạn phát triển nền tại Việt Nam. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nh m hoàn thiện hoạt động QLNN đối với các NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập.  Trần Trọng Phong, Cao Việt Th ng (2014), Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng thương mại trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại , Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 207/Tháng 9/2014. Tác giả thực hiện đã tập trung vào ba nội dung cơ bản, gồm: thứ nhất là cơ sơ sở lý thuyết đề hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản trị rủi rochính là Tiêu chuẩn Basel (I, II hay III); thứ hai là thực trạng các văn bản pháp lý về quảntrị rủi ro trong hoạt động ngân hàng hiện nay và cuối c ng tác giả đề xuất các kiến nghị để hoàn thiệnkhuôn khổ pháp lý hình thành hành lang pháp lỹ ch t ch tạo điều kiện cho quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng có điều kiện được nâng cao và phát triển hơn.  Nhìn chung, các nghiên cứu về QLNN đối với hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng của các NHTM nói riêng được thực hiện rất nhiều ở cả trong và ngoài nước, nổi bật có nghiên cứu của Trần Trọng Phong và Cao Việt Th ng (2014), nghiên cứu của Thakor Anjan V. (2019), Li Zhaohua và các cộng sự (2019),
  18. 11 Yazar Orhan H. (2015). Tuy nhiên, x t trong điều kiện thực tế đối với đ c điểm hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay và tình hình QLNN về tín dụng của các ngân hàng, hầu hết các nghiên cứu chưa đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng để tìm kiếm những giải pháp ph hợp. Vì vậy nghiên cứu được thực hiện nh m đi sâu phân tích thêm về vai tr và tác động của QLNN đối với nợ xấu của các NHTM. 1.1.3. Các nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại  Nguyễn Lê Nguyên Dung (2019), Thực trạng xử lý nợ xấu g n với tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số đề xuất , Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, Số 200+ 201- Tháng 1&2. 2019. Từ những hạn chế trong thực trạng xử lý nợ xấu của các TCTD, nghiên cứu đề xuất những giải pháp ph hợp nh m xử lý nợ xấu g n với lộ lình trong đề án tái cơ cấu các TCTD. Trong đó có những đề xuất về sự phối hợp ch t ch giữa các Bộ, ngành ở một số nội dung như nâng cao năng lực xử lý nợ của VAMC theo lộ trình, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến tài sản bất động sản và xây dựng thị trường mua bán nợ năng động hơn.  Baudino Patrizia, Yun Hyuncheol (2017), Resolution of non-performing loans – policy options , FSI insights on policy implementations, No 3, Bank for International Settlements. Nghiên cứu ch ra các b ng chứng chứng minh sự thành công của các chính sách giải quyết khác nhau tuỳ theo từng trường hợp và nghiên cứu c ng đã xác định một số yếu tố quyết định tính khả thi của các chính sách giải quyết riêng lẻ. Nghiên cứu c ng đề xuất việc giải quyết nợ xấu cần g n kết với các chính sách kinh tế vi mô, vĩ mô để giảm thiểu các vấn đề về nợ xấu.  Nguyễn Tiến Đông (2019), Phát triển thị trường mua, bán nợ xấu tập trung giải pháp bền vững cho xử lý nợ xấu tại Việt Nam , Tạp chí Ngân hàng, số 22/2018. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam thời gian quan đã có những thành công bước đầu tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ xấu, tuy nhiên vẫn c n nhiều hạn chế, tồn tại và vướng m c trong quá trình thực hiện. Một số hạn chế được tác giả ch ra như khung pháp lý chưa hoàn thiện, các chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ c n thiếu năng
  19. 12 lực quản lý và chưa thực sự năng động. Trên cơ sở các hạn chế nêu trên, tác giả đề xuất những giải pháp hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ xấu tập trung tại Việt Nam.  Nguyễn Thu Hương (2016), Phát triển thị trường mua án nợ ấu tại iệt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính. Xuất phát từ hệ thống lý luận về nợ xấu và hoạt động mua bán nợ xấu, tác giả đã đề cập đến thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam và phân tích có hệ thống các hoạt động mua bán nợ xấu đang diễn tra của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015. Từ đó có cơ sở khoa học để nghiên đề xuất các giải pháp giải quyết nợ xấu hiệu quả trên thị trường hiện nay. Trong đó, nổi bật có giải pháp với sự tham gia, phối kết hợp giữ Bộ Tài chính, NHNN và các cơ quan lên quan trong việc thống nhất xây dựng cơ sở cho hệ thống định giá bán nợ xấu.  Mazzu Sebastiano, Muriana Francesco (2018), A Strategic Approach to Non-Performing Loans Treatment in Banking: Options and Rules for Decision- Making , International Research Journal of Finance and Economics, Issue 166, March, 2018. Trước thực trạng các khoản nợ xấu đang gây áp lực trên ngành ngân hàng tại Châu Âu, nghiên cứu đã ch rõ trong bối cảnh tình hình nợ xấu diễn ra phức tạp, Nghị viện châu Âu khuyến nghị ủy ban nên hỗ trợ các quốc gia thành viên thành lập công ty quản lý tài sản chuyên dụng, tăng cường giám sát và kêu gọi các quốc gia thành viên cải thiện môi trường và các thủ tục pháp lý liên quan đến việc cơ cấu lại các khoản nợ xấu.  Tô Ngọc Hưng (2013), Xử lý nợ ấu trong quá trình tái cấu trúc các ngân hàng thương mại iệt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành năm 2012. Nghiên cứu đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống NHTM Việt Nam nh m hướng tới sự phát triển bền vững. Một số giải pháp tiêu biểu nghiên cứu đã đề xuất như quản lý cơ cấu tín dụng hướng tới giảm thiểu rủi ro thông qua đa dạng hóa các khoản vay, đẩy nhanh hiệu quả xử lý nợ xấu thông qua hoạt động của VAMC đồng thời nâng cáo chất lượng quản trị điều hành của các TCTD.
  20. 13  Phạm Tiên Phong và các cộng sự (2014), Xây dựng khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô cho hệ thống tài chính iệt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số DTNH.07/2014, Tổ chức chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tác giả phân tích thực trạng thị trường tài chính của Việt Nam và những yêu cầu trong xây dựng khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô ở Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2013. Xuất phát từ những hạn chế và nguyên nhân tồn tại, tác giả đã đề xuất khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính Việt Nam và cả lộ trình xây dựng và thực hiện các chính sách này.  Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nh m xây dựng cơ sở lý luân và đánh giá thực tiễn về tình hình QLNN đối với nợ xấu của NHTM ở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiển mới ch có một số nghiên cứu điển hình được thực hiện trong những năm gần đây sau cuộc khủng hoảng kinh tế và những diễn biến phức tạp của nợ xấu tín dụng tại các NHTM như nghiên cứu của Nguyễn Trí Hiếu (2012) về vấn đề tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam và giải quyết nợ xấu ở tầm quốc gia. Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện bị giới hạn, chủ yếu tập trung vào các hướng dẫn của Nhà nước, các TCTD quốc tế về chuẩn mực và tiêu chuẩn đánh giá c ng như các hướng dẫn xử lý nợ xấu. Vì vậy, kết quả nghiên cứu chưa phản ảnh sâu s c và toàn diện về thực trạng QLNN đối với tình hình nợ xấu của NHTM. Trên cơ sở đó, nghiên cứu định hướng đi sâu về vai tr và tác động của QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay. 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề luận án kế thừa, phát triển Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã xây dựng nền tảng lý luận và thực tiễn khá đầy đủ về QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM. M c d đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới chủ đề, các nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thể như sau: Thứ nhất, vai trò của chính sách nhà nước về nợ xấu của NHTM mới được các nhà nghiên cứu, nhà làm luật chú ý gần đây, đ c biệt từ sau khủng hoảng toàn cầu vừa qua, điển hình như các nghiên cứu của Lê Ngọc Lân (2011), Ozge và Jane (2018), Gambacorta và Murcia (2019) … Trong bối cảnh tại Việt Nam, nhiều chủ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2