intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận và rủi ro: Nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:344

63
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm phân tích vai trò điều tiết của các nhân tố đặc thù ngân hàng, gồm quy mô tài sản, sở hữu nhà nước, mô hình kinh doanh, sức mạnh thị trường và mức độ rủi ro, đối với tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận ngân hàng nhằm tìm ra các mối tương quan có điều tiết. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận và rủi ro: Nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------------- HUỲNH JAPAN TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HOÁ DANH MỤC CHO VAY ĐẾN LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------------- HUỲNH JAPAN TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HOÁ DANH MỤC CHO VAY ĐẾN LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐẶNG VĂN DÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ một cơ sở đào tạo nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình. TP.HCM, ngày … tháng … năm 2021 Tác giả Huỳnh Japan
  4. ii LỜI CẢM ƠN Từ tận đáy lòng mình, tôi mong muốn được gửi những lời cảm ơn và sự ghi nhận chân thành nhất đến những người đã hỗ trợ và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận án. Trước hết, lời cảm ơn xin được dành cho thầy hướng dẫn luận án – PGS.TS. Đặng Văn Dân, người đã luôn quan tâm giúp đỡ về nội dung chuyên môn và định hướng trong việc công bố các bài báo từ nội dung chính của luận án. Sự tử tế của thầy cũng là một điều tôi không bao giờ quên. Lời cảm ơn tiếp theo tôi xin được gửi đến Khoa sau đại học – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, đặc biệt là chị Vũ Thị Thu Hà, đã rất nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện các thủ tục bảo vệ luận án. Tôi cũng xin cảm ơn sự hỗ trợ về mặt học thuật của các phản biện và các tổng biên tập của các tạp chí quốc tế đã tiếp nhận bài báo từ luận án. Các bình luận và góp ý của họ là phần quan trọng để chất lượng luận án được cải thiện. Sau cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình và người thân đã luôn luôn theo dõi, quan tâm, và động viên ủng hộ tôi từ những ngày tôi chỉ mới có kế hoạch về việc học cao học cho đến khi hoàn thành luận án. Một lời cảm ơn đặc biệt nhất tôi xin được gửi đến người Dượng thân yêu đã khuất. Những lời cuối cùng của ông không chỉ có giá trị với tôi trong việc hoàn thành luận án này mà còn cả việc làm người.
  5. iii TÓM TẮT LUẬN ÁN Nghiên cứu phân tích thực nghiệm tác động của đa dạng hoá của danh mục cho vay xét theo ngành kinh tế đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đặc biệt, nghiên cứu cũng đi sâu vào khảo sát vai trò điều tiết của các nhân tố đặc thù ngân hàng, gồm quy mô, sở hữu nhà nước, mô hình kinh doanh, sức mạnh thị trường và mức độ rủi ro, đối với tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận ngân hàng nhằm tìm ra các mối tương quan có điều tiết lý giải cho cơ chế tác động của đa dạng hoá. Sử dụng số liệu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008–2019 và tiến hành các hồi quy trên mô hình bảng động bằng phương pháp ước lượng moment tổng quát (GMM), nghiên cứu đã chỉ ra các kết quả quan trọng: (i) Đa dạng hoá danh mục cho vay có xu hướng làm giảm lợi nhuận ngân hàng, đánh giá thông qua lợi nhuận ròng trên tài sản ROA, lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE và biên lãi ròng NIM. (ii) Đa dạng hoá danh mục cho vay được tìm thấy là có xu hướng làm gia tăng rủi ro ngân hàng, thể hiện thông qua các thước đo rủi ro tín dụng như tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro và tỷ lệ nợ xấu. (iii) Các nhân tố điều tiết bao gồm quy mô ngân hàng, mô hình kinh doanh và sức mạnh thị trường có vai trò làm giảm đi tác động bất lợi của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận ngân hàng, thậm chí còn làm đảo chiều tác động khi giá trị của các nhân tố điều tiết tăng đủ lớn. Trong khi đó đa dạng hoá danh mục cho vay tại các ngân hàng sở hữu nhà nước giúp cải thiện lợi nhuận ngân hàng, ngược lại với những gì được tìm thấy tại các ngân hàng ngoài nhà nước. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn tìm thấy bằng chứng xác nhận lý thuyết của Winton (1999) về việc tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và lợi nhuận ngân hàng theo hàm rủi ro (đánh giá bởi tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng). Cụ thể, mô hình biểu diễn hệ số tác động của đa dạng hoá theo hàm rủi ro với dạng chữ U ngược đã chỉ ra rằng tác động bất lợi của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận ngân hàng giảm dần khi rủi ro ngân hàng tăng lên, nhưng khi mức rủi ro là quá cao thì tác động bất lợi của đa dạng hoá danh mục cho vay lại có xu hướng tăng trở lại. Các kết quả nghiên cứu được tìm thấy đều đảm bảo tính vững, thông qua nhiều thang đo lợi nhuận và rủi ro ngân hàng, cùng với đó là các thước đo đa dạng hoá Herfindahl- Hirschman (HHI) và Shannon Entropy (SE) với các cách phân loại ngành trên danh mục cho
  6. iv vay khác nhau. Từ những phát hiện đáng tin cậy có được, nghiên cứu đã rút ra những hàm ý quan trọng dưới góc độ chính sách quản lý, chiến lược kinh doanh và nghiên cứu. Từ khoá: danh mục cho vay, đa dạng hoá, lợi nhuận ngân hàng, rủi ro ngân hàng, Việt Nam.
  7. v ABSTRACT The study analyzes the empirical effects of the sectoral loan portfolio diversification on the return and risk of commercial banks in Vietnam. In particular, the study also examines the conditioning roles of bank-specific characteristics, including bank size, state ownership, business model, market power, and bank risk, on the impact of loan portfolio diversification on bank returns to find the marginal correlations that explain the mechanism of diversification. Using data from Vietnamese commercial banks in the period 2008–2019 and conducting regressions in dynamic table models using the generalized method of moments (GMM) estimator, the study has shown significant results: (i) Loan portfolio diversification tends to reduce bank return, captured by net return on assets ROA, net return on equity ROE and net interest margin NIM. (ii) Loan portfolio diversification is found to increase bank risk, as demonstrated by credit risk measures, including loan loss provisions and non-performing loans. (iii) Moderating factors, including bank size, business model, and market power, tend to mitigate the detrimental effect of loan portfolio diversification on bank return and even reverse this detrimental effect when the value of these factors increases up to a certain level. Besides, loan portfolio diversification at state-owned banks improves bank profits, in contrast to evidence found at private banks. The study also finds evidence confirming the Winton (1999) theory of a non-linear relationship between loan portfolio diversification and bank returns as a function of bank risk (captured by the ratio of loan loss provision). Specifically, the model showing the impact of diversification by risk function with an inverse U-shape indicates that the adverse effect of loan portfolio diversification on bank return diminishes as bank risk increases, but when the level of risk is too high, the adverse impact of loan portfolio diversification tends to increase again. The research results are robust to changes in multiple measures of bank return and risk, alternative proxies of sectoral loan portfolio diversification Herfindahl-Hirschman (HHI) and Shannon Entropy (SE). From the reliable findings, the study has drawn essential implications from the perspective of management policy, business strategy, and research direction. Keywords: loan portfolio, diversification, bank return, bank risk, Vietnam.
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Danh mục các từ viết tắt tiếng Việt Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt MTV Một thành viên NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn Danh mục các từ viết tắt tiếng Anh Từ viết Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt tắt G-HHI Generalized Herfindahl-Hirschman Chỉ số đa dạng hoá HHI tổng quát Index GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội GMM Generalized method of moments Phương pháp moment tổng quát HHI Herfindahl-Hirschman Index Chỉ số đa dạng hoá HHI LLR Loan loss reserves Dự phòng rủi ro tín dụng NIM Net interest margin Biên lãi ròng NPL Non-performing loan Nợ xấu OLS Ordinary least squares Bình phương tối thiểu thông thường ROA Return on assets Lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Return on equity Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu SE Shannon Entropy Chỉ số đa dạng hoá SE VSIC Vietnam Standard Industrial Hệ thống ngành kinh tế quốc dân của Classification Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN ÁN ................................................................................................................... iii ABSTRACT ...................................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................vi MỤC LỤC ...................................................................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................ x DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................................... xii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1 1.1. Cơ sở lựa chọn đề tài nghiên cứu ......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 4 1.5. Đóng góp của luận án ............................................................................................................ 5 1.6. Bố cục của luận án ................................................................................................................. 6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................................. 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......... 8 2.1 Cơ sở lý luận về đa dạng hoá danh mục cho vay của ngân hàng ...................................... 8 2.1.1 Danh mục cho vay ...................................................................................................8 2.1.2 Đa dạng hóa danh mục cho vay .............................................................................13 2.2 Cơ sở lý luận về lợi nhuận của ngân hàng ......................................................................... 17 2.2.1 Lợi nhuận của ngân hàng .......................................................................................17 2.2.2 Đánh giá lợi nhuận của ngân hàng.........................................................................18 2.3 Cơ sở lý luận về rủi ro của ngân hàng ................................................................................ 19 2.3.1 Rủi ro của ngân hàng .............................................................................................19 2.3.2 Đánh giá rủi ro của ngân hàng ...............................................................................21 2.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................................... 24
  10. viii 2.4.1 Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng ........................................................................................24 2.4.2 Các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng .....................................................................28 2.4.3 Vai trò điều tiết của một số đặc điểm đặc thù của ngân hàng ...............................34 2.4.4 Một số đánh giá về tình hình nghiên cứu ..............................................................45 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................................... 46 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................... 48 3.1 Mô hình nghiên cứu .............................................................................................................. 48 3.1.1 Kiểm định tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng .................................................................................................................48 3.1.2 Kiểm định vai trò của các nhân tố điều tiết đối với tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận của ngân hàng .....................................................................49 3.2 Các biến nghiên cứu .............................................................................................................. 50 3.2.1 Lợi nhuận ngân hàng .............................................................................................50 3.2.2 Rủi ro ngân hàng ....................................................................................................51 3.2.3 Đa dạng hóa danh mục cho vay .............................................................................52 3.2.4 Các biến kiểm soát và các biến điều tiết ................................................................57 3.3. Phương pháp ước lượng ...................................................................................................... 69 3.4 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................................ 72 3.4.1 Thu thập và xử lý dữ liệu .......................................................................................72 3.4.2 Thống kê mô tả và phân tích tương quan ..............................................................73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................................... 88 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN........................................... 90 4.1 Tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận của ngân hàng ................ 90 4.1.1 Kết quả hồi quy ......................................................................................................90 4.1.2 Thảo luận kết quả...................................................................................................98 4.2 Tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến rủi ro của ngân hàng ....................... 99 4.2.1 Kết quả hồi quy ......................................................................................................99 4.2.2 Thảo luận kết quả.................................................................................................100
  11. ix 4.3 Vai trò của các nhân tố điều tiết đối với tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận của ngân hàng .................................................................................................... 108 4.3.1 Kết quả hồi quy ....................................................................................................109 4.3.2 Thảo luận kết quả.................................................................................................130 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................................. 135 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ................................................................................... 136 5.1 Kết luận về kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 136 5.2 Hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu ................................................................................... 138 5.2.1 Hàm ý trong xây dựng chính sách quản lý ..........................................................138 5.2.2 Hàm ý trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ....................................................139 5.2.3 Hàm ý trong nghiên cứu ......................................................................................139 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai ......................................................... 140 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................................. 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 142 PHỤ LỤC DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ
  12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu cùng chủ đề ................................................... 33 Bảng 3.1. Định nghĩa, nguồn dữ liệu và tác động kỳ vọng của các biến giải thích ................ 68 Bảng 3.2. Định nghĩa, nguồn dữ liệu và tác động kỳ vọng của các biến điều tiết khi tương tác với biến đa dạng hoá danh mục cho vay ....................................................................................... 69 Bảng 3.3. Thống kê mô tả ............................................................................................................... 76 Bảng 3.4. Ma trận hệ số tương quan.............................................................................................. 87 Bảng 4.1. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (HHI) đến lợi nhuận trên tài sản ... 92 Bảng 4.2. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (SE) đến lợi nhuận trên tài sản ...... 93 Bảng 4.3. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (HHI) đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ..................................................................................................................................................... 94 Bảng 4.4. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (SE) đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ..................................................................................................................................................... 95 Bảng 4.5. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (HHI) đến biên lãi ròng .................. 96 Bảng 4.6. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (SE) đến biên lãi ròng ..................... 97 Bảng 4.7. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (HHI) đến dự phòng rủi ro ........... 101 Bảng 4.8. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (SE) đến dự phòng rủi ro ............. 102 Bảng 4.9. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (HHI) đến nợ xấu .......................... 103 Bảng 4.10. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (SE) đến nợ xấu........................... 104 Bảng 4.11. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (HHI) đến chỉ số Z-score ........... 105 Bảng 4.12. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (SE) đến chỉ số Z-score .............. 106 Bảng 4.13. Vai trò điều tiết của quy mô ngân hàng đối với tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận trên tài sản ....................................................................................... 110 Bảng 4.14. Vai trò điều tiết của quy mô ngân hàng đối với tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ....................................................................... 111 Bảng 4.15. Vai trò điều tiết của quy mô ngân hàng đối với tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến biên lãi ròng ..................................................................................................... 112 Bảng 4.16. Vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước đối với tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận trên tài sản ............................................................................................... 114 Bảng 4.17. Vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước đối với tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ................................................................................ 115
  13. xi Bảng 4.18. Vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước đối với tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến biên lãi ròng .............................................................................................................. 116 Bảng 4.19. Vai trò điều tiết của mô hình kinh doanh (thu nhập ngoài lãi) đối với tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận trên tài sản ....................................................... 118 Bảng 4.20. Vai trò điều tiết của mô hình kinh doanh (thu nhập ngoài lãi) đối với tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận trên trên vốn chủ sở hữu ................................ 119 Bảng 4.21. Vai trò điều tiết của mô hình kinh doanh (thu nhập ngoài lãi) đối với tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến biên lãi ròng ...................................................................... 120 Bảng 4.22. Vai trò điều tiết của sức mạnh thị trường đối với tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận trên tài sản ....................................................................................... 122 Bảng 4.23. Vai trò điều tiết của sức mạnh thị trường đối với tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ....................................................................... 123 Bảng 4.24. Vai trò điều tiết của sức mạnh thị trường đối với tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến biên lãi ròng ..................................................................................................... 124 Bảng 4.25. Tác động phi tuyến của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận trên tài sản theo hàm rủi ro (dự phòng rủi ro) ................................................................................................ 126 Bảng 4.26. Tác động phi tuyến của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu theo hàm rủi ro (dự phòng rủi ro) ................................................................................... 127 Bảng 4.27. Tác động phi tuyến của đa dạng hoá danh mục cho vay đến biên lãi ròng theo hàm rủi ro (dự phòng rủi ro) ................................................................................................................. 128 Bảng 4.28. Khảo sát tính biến thiên của các mô hình dạng chữ U ngược .............................. 129
  14. xii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Đa dạng hoá danh mục cho vay của các NHTM Việt Nam thông qua chỉ số HHI và SE trong giai đoạn 2008–2019 ....................................................................................................... 78 Hình 3.2. Lợi nhuận của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008–2019 ........................... 80 Hình 3.3. Rủi ro của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008–2019 .................................. 81 Hình 3.4. Xu hướng tăng trưởng quy mô tài sản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008–2019 ........................................................................................................................................ 83 Hình 3.5. Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008–2019 ............................................................................................................................................................ 85 Hình 3.6. Sức mạnh thị trường của các NHTM Việt Nam thông qua chỉ số Lerner giai đoạn 2008–2019 ........................................................................................................................................ 86 Hình 4.1. Mô hình tác động phi tuyến dạng chữ U theo hàm rủi ro LLR .............................. 130
  15. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Cơ sở lựa chọn đề tài nghiên cứu Với tính chất trung gian trong các giao dịch tài chính, ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong mắc xích luân chuyển vốn từ người tiết kiệm sang người đi vay. Trong xu thế hiện đại hóa của hoạt động ngân hàng, các mảng nghiệp vụ kinh doanh trong hệ thống ngân hàng đang dần chuyển dịch sang hướng phi truyền thống, nhằm đa dạng hóa các hoạt động sinh lời của mình và giảm đi rủi ro từ nghiệp vụ cho vay truyền thống. Tuy nhiên, với bản chất là trung gian luân chuyển vốn – vừa huy động và vừa cho vay thì có thể thấy rằng với hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) trên thế giới và cả ở Việt Nam hiện nay, cho vay vẫn luôn là hoạt động kinh doanh có tầm quan trọng bậc nhất. Để xây dựng các danh mục cho vay, các ngân hàng có thể tiếp cận chiến lược đa dạng hóa hoặc tập trung. Một mặt, các quốc gia đưa ra các quy định hạn chế với ngân hàng trong việc cấp vốn cho một người vay hoặc một nhóm người có liên quan, khuyến khích họ “đặt trứng vào nhiều rổ” để phân tán rủi ro và đề cao sự an toàn cho danh mục cho vay. Tuy nhiên mặt khác, một số ngân hàng quyết định tham gia vào các lĩnh vực mà họ có chuyên môn, kinh nghiệm và hưởng lợi thế so sánh nhằm hướng đến mục tiêu lợi nhuận tối ưu. Khi đó việc dàn trải nguồn vốn đầu tư sang nhiều lĩnh vực có thể gây tốn kém nhiều nguồn lực và làm giảm khả năng kiểm soát rủi ro. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ chính việc các ngân hàng cho vay quá nhiều vào ngành bất động sản vốn rất nhạy cảm với tình hình kinh tế vĩ mô. Vấn đề chạy theo lợi nhuận ở một lĩnh vực được cho là sinh lời cao đã gây ra một sự tập trung danh mục tín dụng cao, và rồi thực tế đã cho thấy rằng một cú sốc đã làm lay chuyển cả ngành ngân hàng. Như vậy, đa dạng hóa hay tập trung trong danh mục cho vay đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng được thảo luận liên quan đến chiến lược kinh doanh của các ngân hàng và cả sự ổn định của hệ thống tài chính. Tại Việt Nam, nền tảng ban đầu của ngành ngân hàng là đi lên từ một hệ thống với nhiều ngân hàng chuyên doanh; ở đó họ chỉ tập trung vào một mảng kinh doanh nhất định được xem là thế mạnh và có nhiều chuyên môn, kinh nghiệm cũng như nguồn lực để khai thác. Qua thời gian, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thì dần dần các ngân hàng đã mở rộng cho vay sang nhiều lĩnh vực, ngành nghề và tiếp cận đến nhiều loại đối tượng hơn. Tuy vậy, liệu hướng đi này có đem lại hiệu quả dựa trên sự cân bằng của rủi ro và lợi nhuận mà các ngân hàng đã đạt được trong thời gian qua? Hơn nữa, với một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh và phụ thuộc rất nhiều vào kênh tín dụng ngân hàng thì các chiến lược cho vay
  16. 2 của ngân hàng lại càng có ý nghĩa quan trọng. Qua đây có thể thấy việc phải tìm hiểu một danh mục cho vay nên được thiết kế như thế nào, cụ thể là tập trung hơn hay đa dạng hoá hơn, sẽ mang lại hiệu quả cho các ngân hàng dưới góc nhìn tương quan giữa lợi nhuận và rủi ro tại thị trường Việt Nam là rất cần thiết. Dưới góc độ các nghiên cứu có liên quan, nhiều tài liệu về đa dạng hóa đã được xây dựng chi tiết và phổ biến hơn trong tài chính doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán, mặc dù không có sự đồng thuận tuyệt đối về việc liệu các doanh nghiệp đa dạng hoá kinh doanh có xu hướng hoạt động tốt hơn so với các doanh nghiệp chuyên doanh hay các nhà đầu tư chứng khoán sẽ sinh lời cao hơn (Aarflot và Arnegård 2017). Hơn nữa, những phát hiện trong khía cạnh tài chính doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán nói chung không thể áp dụng cho ngành ngân hàng, khi mà các nhóm chủ thể xem xét có cách thức tổ chức và chiến lược kinh doanh khác nhau. Có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có kết luận thống nhất dưới góc độ quan sát từ nhiều quốc gia khác nhau rằng đa dạng hóa là có ích hay bất lợi đối với ngân hàng (ví dụ, Acharya và cộng sự 2006; Hayden và cộng sự 2007; Behr và cộng sự 2007; Rossi và cộng sự 2009; Tabak và cộng sự 2011; Chen và cộng sự 2014). Đáng chú ý, các nghiên cứu hiện có hầu như chưa quan tâm đến vai trò điều tiết của các biến nội tại ngân hàng, qua đó chưa làm sáng tỏ được sự khác biệt từ ảnh hưởng của da dạng hoá danh mục cho vay giữa các nhóm ngân hàng với đặc điểm khác nhau. Về phạm vi khảo sát, các nghiên cứu chủ yếu khai thác các quốc gia đã phát triển trên thế giới hay một vài thị trường mới nổi có quy mô lớn, ví dụ như Trung Quốc hay Brazil. (Tabak và cộng sự 2011; Chen và cộng sự 2014), trong khi đó thì chưa có một nghiên cứu toàn diện nào làm sáng tỏ câu hỏi này tại một quốc gia đang phát triển với quy mô nền kinh tế còn khá nhỏ với tốc độ tăng trưởng nhanh nhờ vào vốn ngân hàng như Việt Nam. Trên thực tế, thị trường Việt Nam hiện tại đang sở hữu một hệ thống ngân hàng lớn dần và cũng đang rất cần câu trả lời để làm sáng tỏ vấn đề về tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đối với lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng. Như vậy, với tính chất cần thiết trong ứng dụng thực tế để hỗ trợ cho chính sách quản lý và chiến lược điều hành, cùng với một khoảng trống nghiên cứu cần được khai thác, tác giả đã chọn đề tài “Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận và rủi ro: Nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” để làm luận án nghiên cứu.
  17. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là phân tích thực nghiệm tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận và rủi ro của các NHTM Việt Nam. Các phát hiện từ nghiên cứu có thể cung cấp những hàm ý quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và ban điều hành ngân hàng, trong bối cảnh các ngân hàng tại Việt Nam đang nỗ lực đa dạng hoá danh mục cho vay trước áp lực lớn từ vấn đề cạnh tranh trên thị trường ngân hàng và các quy định pháp lý đang đặt ra giới hạn nhằm hạn chế tính tập trung của danh mục cho vay. Để đạt được mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể sau mà nghiên cứu cần thực hiện như sau: • Phân tích tác động tổng thể của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. • Phân tích tác động tổng thể của đa dạng hóa danh mục cho vay đến rủi ro của các NHTM Việt Nam. • Phân tích vai trò điều tiết của các nhân tố đặc thù ngân hàng, gồm quy mô tài sản, sở hữu nhà nước, mô hình kinh doanh, sức mạnh thị trường và mức độ rủi ro, đối với tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận ngân hàng nhằm tìm ra các mối tương quan có điều tiết. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu là sự tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận và rủi ro của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu có phạm vi được giới hạn như sau: Giới hạn không gian nghiên cứu: Nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp về tình hình tài chính của các NHTM Việt Nam thông qua các báo cáo tài chính được công bố hàng năm, đặc biệt khai thác các thuyết minh báo cáo tài chính của từng ngân hàng để có được các dữ liệu chi tiết về danh mục cho vay. Có những năm mà một số ngân hàng không công khai báo cáo tài chính hoặc báo cáo tài chính không đầy đủ thông tin cần thiết mà đặc biệt là thuyết minh báo cáo tài chính, do đó dữ liệu thu thập là dữ liệu bảng không cân bằng (unbalanced panel data) gồm tất cả 30 NHTM Việt Nam đang hoạt động. Để tránh những dao động lớn trong giá trị ngoại lai của dữ liệu và khác biệt trong hành vi kinh doanh, nghiên cứu đã không xem xét những ngân hàng tự nguyện bị sáp nhập hoặc mua lại bởi các ngân hàng khác và các ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt hoặc mua lại bắt buộc bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Đặc biệt,
  18. 4 các ngân hàng không có thuyết minh báo cáo tài chính trong đó cung cấp thông tin chi tiết về dư nợ của ngân hàng cũng không được đưa vào mẫu khảo sát. Giới hạn thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành cho giai đoạn 2008–2019, để phù hợp với thực tiễn hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của NHNN ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các ngân hàng, có hiệu lực kể từ ngày 09/07/2007 thì danh mục cho vay khách hàng của ngân hàng nêu trong phần thuyết minh báo cáo tài chính phải chi tiết các khoản mục dư nợ. Đây là yêu cầu cần thiết để đảm bảo độ chính xác và khả năng khai thác của dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu. Do tính trễ trong vấn đề triển khai quy định nên nghiên cứu bắt đầu kỳ khảo sát báo cáo tài chính từ năm 2008. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Mức độ đa dạng hoá danh mục cho vay của ngân hàng được xem xét trên khía cạnh dư nợ cho vay khách hàng (không tính đến các khoản mục cho vay khác ví dụ như cho vay liên ngân hàng, cho vay chính phủ) theo ngành nghề kinh tế, thông qua việc sử dụng các chỉ số đánh giá đa dạng hoá là Herfindahl-Hirschman (HHI) và Shannon Entropy (SE). Nghiên cứu không phân tích việc tập trung dư nợ vào bất kỳ ngành nghề cụ thể nào. Lợi nhuận của ngân hàng được tiếp cận theo hướng lợi nhuận tổng thể (đo lường bằng lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) và thu nhập lãi (đo lường bằng biên lãi ròng). Rủi ro của ngân hàng được tiếp cận theo hướng rủi ro tín dụng – loại rủi ro đặc thù nhất và quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng – đo lường bằng các hệ số trích lập dự phòng và nợ xấu của ngân hàng, và cả rủi ro tổng thể gắn liền với sự ổn định tài chính của ngân hàng, đo lường bằng chỉ số Z-score. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Với mặt ý tưởng và định hướng, luận án kế thừa cách tiếp cận của các tác giả đi trước trong việc xây dựng mô hình bảng động khi nghiên cứu hành vi rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng. Để hoàn thiện mô hình khảo sát tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay, ngoài các biến giải thích đo lường đa dạng hoá được quan tâm chính, nghiên cứu còn kiểm soát các nhân tố nội tại ngân hàng và nhân tố vĩ mô – đây đều là những nhân tố có tác động đáng kể đến rủi ro và lợi nhuận ngân hàng căn cứ theo các tài liệu lý thuyết và thực nghiệm hiện có. Tác giả xây dựng các mô hình kết hợp các biến nghiên cứu khác nhau để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: • Thứ nhất, phân tích tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận: Biến giải thích chính là đa dạng hoá danh mục cho vay (Diversification) được xem xét trên
  19. 5 khía cạnh dư nợ cho vay theo ngành kinh tế, thông qua các thang đo riêng biệt là chỉ số HHI và SE. Lợi nhuận đóng vai trò biến phụ thuộc, đo lường lần lượt bằng lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và biên lãi ròng (NIM). Các biến kiểm soát phù hợp được đưa vào mô hình, trên cả góc độ biến đặc thù ngân hàng và biến kinh tế vĩ mô. • Thứ hai, phân tích tác động của của đa dạng hóa danh mục cho vay đến rủi ro: Tương tự như khi đánh giá tác động đến lợi nhuận, và các biến đo lường rủi ro đóng vai trò biến phụ thuộc. Các biến này sẽ được đánh giá lần lượt qua tỷ lệ dự phòng rủi ro trích lập, tỷ lệ nợ xấu và chỉ số Z-score. Các yếu tố kiểm soát cũng được đưa vào để đảm bảo khả năng giải thích tốt nhất cho mô hình. • Thứ ba, khảo sát các nhân tố quy mô tài sản, sở hữu nhà nước, mô hình kinh doanh, sức mạnh thị trường và mức độ rủi ro với vai trò như biến điều tiết (Moderator) có thể ảnh hưởng đến tác động của đa dạng hoá trong danh mục cho vay đến lợi nhuận: Các biến tương tác của các biến đại diện cho từng yếu tố đặc thù với biến đa dạng hoá sẽ được tạo và đưa vào các mô hình cơ sở để tạo thành các mô hình hồi quy mở rộng với biến phụ thuộc là lợi nhuận ngân hàng. Hệ số ước lượng của các biến tương tác sẽ giúp xác định sự khác biệt trong cơ chế tác động của đa dạng hoá trong danh mục cho vay đến lợi nhuận tại các nhóm ngân hàng khác nhau. Với việc lựa chọn tiếp cận mô hình động (dynamic) đối với dữ liệu bảng, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp ước lượng moment tổng quát (GMM) (cụ thể dạng GMM hệ thống để cho ước lượng hiệu quả hơn). Để đảm bảo tính vững (robustness) của các kết quả ước lượng, nghiên cứu sử dụng nhiều thang đo thay thế đánh giá cùng một tiêu chí cần khảo sát. Sự nhất quán trong các phát hiện khi mà các biến giải thích hay biến phụ thuộc được thay đổi sẽ là cơ sở chỉ ra tính đáng tin cậy của các hàm ý trong nghiên cứu. 1.5. Đóng góp của luận án Về mặt lý luận, luận án có một số đóng góp quan trọng: – Luận án bổ sung vào nhánh tài liệu nghiên cứu hiện có về đánh giá tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến cân bằng lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng, dưới góc độ của một quốc gia đang phát triển thu hút rất ít sự chú ý của các học giả. – Về phần các nghiên cứu cho Việt Nam, luận án có thể được xem là nghiên cứu đầu tiên khai thác toàn diện chủ đề về ý nghĩa của đa dạng hoá danh mục cho vay theo ngành kinh tế, do đó rất kỳ vọng vào việc xây dựng cơ sở nền tảng cho các nghiên cứu khác về sau.
  20. 6 – Luận án đã khắc phục hạn chế của các nghiên cứu trước khi tiến hành sử dụng một loạt các phép đo đánh giá toàn diện các đối tượng được khảo sát, trong đó có sử dụng thang đo biên lãi ròng cho lợi nhuận ngân hàng, chỉ số Z-score cho rủi ro ngân hàng và các chỉ số đa dạng hoá HHI và SE căn cứ theo nhiều cách tổng hợp số lượng ngành khác nhau trên danh mục cho vay để đảm bảo tính vững và độ tin cậy cao nhất của các kết quả nghiên cứu. – Quan trọng hơn cả, luận án đã tiếp cận theo hướng tác động có điều tiết của đa dạng hoá danh mục cho vay đối với lợi nhuận tại các nhóm ngân hàng có đặc điểm khác nhau, thông qua sự điều tiết của các yếu tố quy mô tài sản, sở hữu nhà nước, mô hình kinh doanh, sức mạnh thị trường và mức độ rủi ro. Chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào trước đây khai thác toàn diện những yếu tố này. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án đã cung cấp bằng chứng đáng tin cậy giúp cơ quan quản lý Nhà nước và các nhà quản trị ngân hàng đánh giá được tình hình tập trung danh mục cho vay tại Việt Nam hiện đang như thế nào, đặc biệt là tác động của nó ra sao đến lợi nhuận và rủi ro ngân hàng. Qua đó có thể đề ra các hàm ý chính sách và chiến lược có cơ sở, liên quan đến định hướng đa dạng hoá danh mục cho vay để đạt được các mục tiêu hài hoà giữa rủi ro và lợi nhuận. Căn cứ theo kết quả nghiên cứu về nhóm tác động có điều tiết, những chính sách và chiến lược như thế cần được thiết lập phù hợp cho từng nhóm đối tượng ngân hàng khác nhau để phát huy hiệu quả cao nhất. 1.6. Bố cục của luận án Như những gì đã được trình bày, nội dung chương 1 nhằm giới thiệu những vấn đề trọng tâm của nghiên cứu như động cơ lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Đặc biệt chương này cũng chỉ ra những đóng góp quan trọng của luận án xét theo khía cạnh học thuật và thực tiễn. Chi tiết về những nội dung được giới thiệu trong chương này sẽ được làm rõ trong các phần tiếp theo của luận án như sau: Chương 2. Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu Để khảo sát tác động thực nghiệm của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng, trước hết các cơ sở lý luận liên quan đến các đối tượng nghiên cứu gồm đa dạng hoá danh mục cho vay, lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng sẽ được trình bày. Tiếp theo đó, chương này cũng nỗ lực cung cấp những hiểu biết đầy đủ và cập nhật nhất về tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề đang được khảo sát. Tác động về cả lý thuyết lẫn thực nghiệm của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng được tổng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2