intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp từ 01/01/2009 tại Tỉnh Đồng Nai: đánh giá và kiến nghị

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề tài đánh giá và phân tích tác động của quy trình chi trả TCTN hiện hành tại tỉnh Đồng Nai (tại Trung tâm GTVL tỉnh Đồng Nai và BHXH Đồng Nai) theo Luật BHXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 đối với các chủ thể có liên quan. Qua đó, đánh giá những thuận lợi và khó khăn đồng thời đƣa ra những kiến nghị chính sách về quy trình chi trả TCTN tại tỉnh Đồng Nai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp từ 01/01/2009 tại Tỉnh Đồng Nai: đánh giá và kiến nghị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ————————— CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRẦN THỊ TƢ BIÊN QUY TRÌNH CHI TRẢ TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP TỪ 01/01/2009 TẠI TỈNH ĐỒNG NAI: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU LAM Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 06 năm 2013 Tác giả luận văn Trần Thị Tƣ Biên
  3. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ra đời từ ngày 01/01/2009 trong hoàn cảnh nền kinh tế nƣớc ta đang bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết kịp thời những khó khăn cho ngƣời lao động bị mất việc làm, tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp giải quyết chính sách cho ngƣời lao động trong cả nƣớc nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng. Cho đến nay, phần lớn các bài viết về lĩnh vực này chỉ mới ở mức mô tả và bình luận, chƣa có đề tài nào đi sâu vào đánh giá quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp của chính sách - một trong những mắc xích quan trọng tác động đến ngƣời lao động. Do chính sách cùng quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp mới đi vào hoạt động hơn bốn năm nay nên sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, bất cập từ các cơ quan chi trả, nhân viên bảo hiểm thất nghiệp và các đối tƣợng khác có liên quan. Vì thế, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của quy trình là cần thiết cho việc hoàn thiện chính sách. Bên cạnh việc khái quát sự hình thành và phát triển của chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam, tác giả còn đánh giá toàn diện quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp cụ thể tại trƣờng hợp tỉnh Đồng Nai thông qua việc khảo sát mức độ hài lòng của ngƣời lao động bị thất nghiệp, nhân viên bảo hiểm thất nghiệp và ý kiến của các chuyên gia. Qua những phân tích và đánh giá, quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh Đồng Nai đã thể hiện đƣợc tinh thần và mục tiêu của chính sách trợ cấp thất nghiệp mà nhà nƣớc ban hành. Chính sách này đã dần đi vào cuộc sống và thiết thực đối với ngƣời sử dụng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ngƣời lao động bị thất nghiệp đủ điều kiện hƣởng trợ cấp thất nghiệp. Do đó, nếu đƣợc sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nƣớc trong việc rút ngắn quy trình chi trả trợ cấp, hoàn thiện hệ thống pháp lý, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngƣời lao động và công tác đào tạo, bồi dƣỡng năng lực cho nhân viên bảo hiểm thất nghiệp... thì quy trình này sẽ đạt hiệu quả cao hơn nữa và sẽ có tác động tích cực đối với các đối tƣợng có liên quan.
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ i TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................................ iii DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ....................................................................................vii DANH MỤC PHỤ LỤC ......................................................................................................... viii LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................................ ix CHƢƠNG 1. DẪN NHẬP.......................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh chính sách ......................................................................................................... 1 1.2 Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 2 1.3 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 5 1.4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 5 1.5 Kết cấu đề tài và khung phân tích ................................................................................... 5 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................... 7 2.1 Một số khái niệm.............................................................................................................. 7 2.1.1 Thất nghiệp và ngƣời thất nghiệp ............................................................................ 7 2.1.2 Ảnh hƣởng của thất nghiệp tới kinh tế, xã hội và con ngƣời .................................. 7 2.1.2.1 Ảnh hƣởng của thất nghiệp đến con ngƣời: Ảnh hƣởng đến quyền thụ hƣởng con ngƣời của ngƣời lao động ...................................................................................... 7 2.1.2.2 Ảnh hƣởng của thất nghiệp đến xã hội ............................................................ 8 2.1.2.3 Ảnh hƣởng của thất nghiệp đến kinh tế: Chi phí cho doanh nghiệp và giảm tăng trƣởng kinh tế ........................................................................................................ 9 2.1.3 Bảo trợ xã hội và bảo hiểm thất nghiệp ................................................................... 9 2.2 Quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp ............................................................................. 12
  5. iv 2.2.1 Mục đích của quy trình .......................................................................................... 12 2.2.2 Các dạng mô hình của quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp .................................. 12 2.3 Chiến lƣợc khu vực công (mô hình quản lý công mới NPM) ....................................... 13 2.3.1 So sánh giữa mô hình truyền thống và mô hình NPM (New Public Management)13 2.3.2 Đặc tính của tổ chức công mới .............................................................................. 15 2.4 Kinh nghiệm từ các địa phƣơng và quốc tế ................................................................... 15 2.4.1 Kinh nghiệm từ các địa phƣơng ............................................................................ 15 2.4.2 Kinh nghiệm quốc tế ............................................................................................. 16 2.5 Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn thông tin ................................................................ 18 2.5.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 18 2.5.2 Nguồn thông tin ..................................................................................................... 18 2.5.3 Phân tích dữ liệu .................................................................................................... 18 CHƢƠNG 3. KHÁI QUÁT VỀ QUÁT QUY TRÌNH CHI TRẢ TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI ........................................................................................................... 19 3.1 Khái quát về hệ thống cơ quan chi trả trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh Đồng Nai ............... 19 3.1.1 Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Đồng Nai ...................................................... 20 3.1.2 Bảo hiểm xã hội Đồng Nai .................................................................................... 20 3.2 Khái quát quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp - trƣờng hợp tỉnh Đồng Nai ................ 21 3.2.1 Mô hình chi trả trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh Đồng Nai .......................................... 21 3.2.2 Quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh Đồng Nai ........................................ 22 CHƢƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA QUY TRÌNH CHI TRẢ TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI VÀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CÁC ĐỐI TƢỢNG LIÊN QUAN . .................................................................................................................................... 28 4.1 Khái quát về mẫu điều tra .............................................................................................. 28 4.2 Đánh giá quy trình ......................................................................................................... 28
  6. v 4.2.1 Tƣ vấn ban đầu và thông tin việc làm ................................................................... 28 4.2.2 Nộp đơn đăng ký và nộp hồ sơ hƣởng trợ cấp thất nghiệp ................................... 29 4.2.3 Nhận hồ sơ hƣởng trợ cấp thất nghiệp một lần ..................................................... 29 4.2.4 Nhận kết quả giải quyết hồ sơ hƣởng trợ cấp thất nghiệp ..................................... 30 4.3 Đánh giá các đối tƣợng có liên quan ............................................................................. 31 4.3.1 Nhà nƣớc, chính phủ - nơi ban hành chính sách ................................................... 31 4.3.2 Cơ quan chi trả bảo hiểm thất nghiệp, nhân viên bảo hiểm thất nghiệp - nơi thực hiện chính sách ............................................................................................................... 32 4.3.3 Ngƣời lao động bị thất nghiệp - ngƣời thụ hƣởng chính sách ................................ 34 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .................................................. 36 5.1 Kết luận ......................................................................................................................... 36 5.2 Kiến nghị chính sách ..................................................................................................... 36 5.2.1 Rút ngắn quy trình đăng ký và hƣởng trợ cấp thất nghiệp .................................... 36 5.2.2 Tăng cƣờng công tác thông tin, phổ biến pháp luật .............................................. 37 5.2.3 Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quy trình ......................... 37 5.2.4 Điều chỉnh, bộ sung lại pháp luật hiện hành về BHTN nói chung và quy trình chi trả TCTN nói riêng để có những quy định phù hợp ....................................................... 37 5.2.5 Công tác đào tạo, nhân sự ..................................................................................... 38 5.2.6 Chú trọng vào công tác tƣ vấn, đào tạo nghề cho ngƣời lao động ........................ 38 5.3 Tính khả thi của những kiến nghị chính sách ............................................................... 39 5.4 Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................................ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 40 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 44
  7. vi DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt ATM Automated Teller Machine máy rút tiền tự động BHTN bảo hiểm thất nghiệp BHXH bảo hiểm xã hội BHYT bảo hiểm y tế CMND chứng minh nhân dân DN doanh nghiệp FDI Foreign Direct Investment đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GDP Gross Domestic Product tổng sản phẩm quốc nội GDVL giao dịch việc làm GTVL giới thiệu việc làm HĐLĐ hợp đồng lao động HĐLV hợp đồng làm việc ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế ISO International Organization Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa for Standardization KCN khu công nghiệp LĐTBXH Lao động, Thƣơng binh và Xã hội QLC quản lý công TCTN trợ cấp thất nghiệp TTGTVL Trung tâm Giới thiệu việc làm UBND Ủy ban nhân dân WTO World Trade Organization Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
  8. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Quy định về chế độ TCTN ....................................................................................... 10 Bảng 2.2 Bảng so sánh hai mô hình......................................................................................... 13 Bảng 3.1 Danh mục các mẫu biểu BHTN ............................................................................... 22 Bảng 4.1. Hệ thống văn bản của nhà nƣớc về quy trình chi trả TCTN ................................... 31 Bảng 4.2. Mức độ hài lòng của ngƣời lao động hƣởng TCTN đối với quy trình .................... 35 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Tỷ lệ ngƣời thất nghiệp đƣợc tƣ vấn, GTVL và hỗ trợ học nghề ............................... 3 Hình 1.2. Sơ đồ quy trình đăng ký BHTN ................................................................................. 4 Hình 2.1. Khuôn khổ rộng cho quan niệm bảo trợ xã hội .......................................................... 9 Hình 3.1. Hệ thống các cơ quan chi trả trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh Đồng Nai ........................ 19 Hình 3.2. Trụ sở Trung tâm GTVL tỉnh Đồng Nai .................................................................. 20 Hình 3.3. Trụ sở BHXH tỉnh Đồng Nai .................................................................................... 21 Hình 3.4. Mô hình quy trình chi trả TCTN tại tỉnh Đồng Nai ................................................. 23 Hình 4.1. Trình độ học vấn của nhân viên TTGTVL tỉnh Đồng Nai và BHXH Đồng Nai...... 33 Hình 4.2. Kinh nghiệm công tác của nhân viên GTVL tỉnh Đồng Nai và BHXH Đồng Nai .. 33 Hình 4.3. Mức độ hài lòng của nhân viên BHTN đối với quy trình ......................................... 34
  9. viii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 - Giới thiệu khái quát về tỉnh Đồng Nai và tình hình lao động tỉnh Đồng Nai ........ 44 Phụ lục 2 - Kinh nghiệm từ các địa phƣơng và quốc tế ............................................................ 48 Phụ lục 3 - Quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh Đồng Nai ......................................... 51 Phụ lục 4 - Các mẫu biểu về hồ sơ hƣởng trợ cấp thất nghiệp ................................................ 63 Phụ lục 5 - Phiếu khảo sát dành cho ngƣời lao động hƣởng trợ cấp thất nghiệp .................... 69 Phụ lục 6 - Phiếu khảo sát dành cho nhân viên giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp ....... 73 Phụ lục 7 - Kết quả khảo sát khách hàng (ngƣời lao động hƣởng trợ cấp thất nghiệp) ........... 76 Phụ lục 8 - Kết quả khảo sát nhân viên bảo hiểm thất nghiệp ................................................. 78
  10. ix LỜI CÁM ƠN Luận văn hoàn thành đánh dấu một chặng đƣờng đã qua với những kiến thức quý báu mà tôi đã đƣợc học trong Chƣơng trình giảng dạy Kinh tế Fulbright qua sự giảng dạy, truyền đạt kiến thức nhiệt tình của quý Thầy Cô. Con cám ơn Ba Mẹ - ngƣời đã dƣỡng dục sinh thành và cho con cuộc sống tốt đẹp ngày hôm nay - đặc biệt là Mẹ đã hỗ trợ nhiệt tình cho con trong quá trình tìm kiếm tƣ liệu và nguồn thông tin để nghiên cứu đề tài. Cám ơn quý thầy cô, cô chú, anh chị nhân viên của trƣờng đã tạo cho tôi những điều kiện và môi trƣờng học tập tốt nhất. Cám ơn bạn bè, đặc biệt là tập thể MPP4 - những ngƣời đã ở bên tôi khi khó khăn, cùng với tôi chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm sống và phản biện đóng góp xây dựng cho nghiên cứu của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Đặc biệt, tôi chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lam và Phó Giáo sƣ - Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa - những ngƣời Thầy đã dành nhiều thời gian tận tình giúp đỡ, trực tiếp hƣớng dẫn và động viên tôi trong quá trình làm luận văn. Cuối cùng, tôi kính chúc sức khỏe đến toàn thể quý Thầy Cô và bạn bè trong Chƣơng trình giảng dạy Kinh tế Fulbright. HỌC VIÊN THỰC HIỆN Trần Thị Tƣ Biên
  11. 1 CHƢƠNG 1 DẪN NHẬP 1.1 Bối cảnh chính sách Từ những năm đầu thế kỷ XX, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã có Công ƣớc số 44 ngày 04/06/1934 về việc bảo đảm tiền trợ cấp cho những ngƣời thất nghiệp nhằm góp phần giải quyết tình trạng mất thu nhập từ việc mất việc làm trên thế giới. Bên cạnh đó, trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay có tác động nghiêm trọng tới vấn đề lao động và việc làm ở hầu hết các nƣớc trên thế giới. Sự tác động này lại càng thấy rõ khi nền kinh tế Việt Nam tăng trƣởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu, đặc biệt là những ngành thâm dụng lao động nhƣ may mặc, giày da, thủy sản... Khi sản xuất bị đình trệ do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế, nhằm giảm thiểu rủi ro thua lỗ và bảo toàn nguồn vốn, nhiều doanh nghiệp (DN) phải cắt giảm lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng cao. Điều này cho thấy, chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ rất hữu ích trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Ở nƣớc ta, trƣớc khi có chính sách BHTN một cách hoàn chỉnh thì tại Điều 17 Bộ Luật Lao động có quy định về việc tổ chức dạy nghề, đào tạo lại, hƣớng dẫn sản xuất kinh doanh... tạo điều kiện để ngƣời lao động tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm... và Khoản 1, Điều 42 Bộ Luật Lao động quy định: "Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương,nếu có". Tuy nhiên trong thực tế, nhiều DN đã không thực hiện đúng các quy định này với nhiều lý do khác nhau nhƣ: (i) ngƣời lao động chuyển công tác; (ii) ngƣời lao động nghỉ việc trƣớc hạn để hƣởng lƣơng hƣu; (iii) không chi trả trợ cấp thôi việc trên tiền lƣơng thực lãnh... đã ảnh hƣởng đến thu nhập, đời sống và sự hƣởng thụ các quyền con ngƣời của ngƣời lao động bị thất nghiệp (Quỳnh Lam, 2009). Chính vì thế, chính sách BHTN đƣợc nhà nƣớc ban hành có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 theo Nghị định số 127/2008/NĐ-CP nhằm hoàn thiện hệ thống các chính sách an sinh xã hội ở nƣớc ta và bù đắp một phần thu nhập cho ngƣời lao động khi bị mất việc làm, đồng thời tạo điều kiện để họ có cơ hội tìm kiếm đƣợc việc làm mới thích hợp và ổn định cuộc sống trong thời gian sớm nhất.
  12. 2 1.2 Lý do chọn đề tài Theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, đến năm 2011, dân số Việt Nam đạt gần 88 triệu ngƣời, đứng thứ 14 trên thế giới, trong đó có 51,4 triệu ngƣời từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lƣợng lao động, bao gồm 50,35 triệu ngƣời có việc làm với 70,3% là lực lƣợng lao động ở nông thôn và 1,05 triệu ngƣời thất nghiệp. Số ngƣời trẻ tuổi thất nghiệp ở cả khu vực thành thị và nông thôn từ 15-29 tuổi chiếm tới 59,2%. Nhƣ vậy, vấn đề thất nghiệp đƣợc đặt ra với lao động trẻ tuổi, một trong những nhóm lao động dễ bị ảnh hƣởng nhất bởi các biến động trên thị trƣờng lao động. Năm 2011, tỷ lệ thất nghịêp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị là 3,6% và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của khu vực nông thôn là 3,56%. Đây là một trong những nét đặc thù của thị trƣờng lao động nƣớc ta trong nhiều năm gần đây. Theo Tạp chí Lao động xã hội, hàng năm cả nƣớc có hơn một triệu ngƣời bƣớc vào tuổi lao động nhƣng khả năng thu hút lao động của nền kinh tế đất nƣớc lại có hạn. Nhƣ vậy, nền kinh tế không tạo đủ việc làm cho cả lao động mới gia nhập thị trƣờng và bộ phận lao động thất nghiệp cũ. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế cùng việc ảnh hƣởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, một bộ phận không nhỏ lao động bị mất việc làm, trong ba quý đầu năm 2012 đã có thêm 1,1 triệu ngƣời có việc làm nhƣng cũng trong thời gian này, lực lƣợng lao động Việt Nam gia tăng với con số tƣơng đƣơng (Ngọc Tuyên, 2012). Vì thế, chính sách BHTN ra đời sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích cho ngƣời lao động, giúp ngƣời lao động vƣợt qua khó khăn trong thời gian thất nghiệp để tìm việc làm hoặc đƣợc đào tạo nghề mới. Qua hơn bốn năm thực hiện chính sách chi trả trợ cấp thất nghiệp (TCTN) từ ngày 01/01/2009 trên cả nƣớc, các chủ thể liên quan đã có những nhận định khác nhau về chính sách này. Chính sách BHTN đƣợc nhà nƣớc ban hành với kỳ vọng là một trong những chính sách xã hội ƣu việt nhằm giúp nhà nƣớc thực hiện tốt chính sách điều hành nền kinh tế vĩ mô, giải quyết các bất ổn trong xã hội cũng nhƣ đƣợc kỳ vọng thể hiện tính tƣơng trợ, hỗ trợ phần nào cho cuộc sống của ngƣời lao động khi bị thất nghiệp, lấy số đông để bù đắp cho số ít bị rủi ro, đồng thời làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc và DN. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện BHTN đã xảy ra nhiều vấn đề bất cập trong đó có quy trình thực hiện đã gây khó khăn và thiệt thòi cho ngƣời lao động bị thất nghiệp. Ông Phạm Minh Thành - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đánh giá: "Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã được thực hiện hơn hai năm song còn nhiều vướng mắc, gây khó khăn cho người lao động". Tuổi
  13. 3 trẻ Online nhận định: "Hưởng trợ cấp thất nghiệp không dễ". Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh nhận định: "Làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp: Quá cực!". Ngƣời lao động bị thất nghiệp thì than phiền về thời gian giải quyết hƣởng TCTN quá lâu và sự phiền hà, thủ công trong quy trình giải quyết. Mặt khác, công tác giới thiệu việc làm (GTVL) chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả1. Hình 1.1. Tỷ lệ ngƣời thât nghiệp đƣợc tƣ vấn, GTVL và hỗ trợ học nghề TỶ LỆ NGƢỜI THẤT NGHIỆP ĐƢỢC GIỚI THIỆU, TƢ VẤN VIỆC LÀM 90.00% 80.00% 77.17% 72.95% 70.00% 58.34% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% Năm 2010 Năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2010 - 06 tháng đầu năm 2012) 1 Kinh nghiệm tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp - Cục Việc làm (2012):  Nguyên nhân dẫn đến số ngƣời đƣợc GTVL còn thấp do:  Việc cung cấp thông tin tuyển dụng của các DN cho lao động đang hƣởng TCTN còn nhiểu hạn chế do không có điều kiện khảo sát tổng thể về "cầu" lao động của các DN.  Số DN tham gia Phiên Giao dịch việc làm (GDVL) định kỳ tại các Trung tâm GTVL chỉ dao động từ 50- 60 DN/phiên và phần lớn là DN vừa và nhỏ nên cơ hội tìm việc làm của lao động đang hƣởng TCTN tại Phiên GDVL còn hạn chế, nhất là đối tƣợng lao động chất lƣợng cao  Nguyên nhân dẫn đến số ngƣời thất nghiệp đƣợc hỗ trợ học nghề còn thấp: Mức hỗ trợ kinh phí học nghề cho lao động thất nghiệp theo quy định của chính sách BHTN là thấp (900.000 đồng/ngƣời lao động) và thời gian học nghề tối đa chỉ có 06 tháng nên không thu hút khi lao động có nguyện vọng tham gia các khóa đào tạo dài hơn và muốn học các nghề chất lƣợng cao.
  14. 4 TỶ LỆ NGƢỜI THẤT NGHIỆP ĐƢỢC HỖ TRỢ HỌC NGHỀ 1.00% 0.68% 0.35% 0.17% 0.00% Năm 2010 Năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2010 - 06 tháng đầu năm 2012) Hình 1.2. Sơ đồ quy trình đăng ký BHTN Ngày Đăng ký, Nộp Trả kết thất nghiệp làm hồ sơ hồ sơ quả Nhận tiền qua ATM (5 ngày) Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn 1 2 3 4 3 tháng 15 ngày 20 ngày 5 ngày Nguồn: Tác giả tự vẽ theo quy trình đăng ký BHTN của Nghị định 100/2012/NĐ-CP Chế tài xử phạt chƣa nghiêm minh và kịp thời đã làm các DN nợ hoặc chậm đóng BHXH nhằm chiếm dụng tiền BHXH đã gây thiệt thòi và khó khăn cho ngƣời lao động cả trong việc
  15. 5 chốt sổ BHXH trong thời gian ngắn theo quy định. Tính đến hết tháng 09/2012, số tiền nợ BHTN là 396 tỷ đồng trong tổng 7.680 tỷ đồng số tiền nợ BHXH, trong đó ngân sách địa phƣơng nợ 284 tỷ đồng chiếm 71% tổng số nợ BHTN (Tuyết Lai, 2012). Bên cạnh đó, việc làm thủ tục và hƣởng TCTN đƣợc thực hiện ở hai nơi khác nhau (Trung tâm GTVL và BHXH) đã tạo nên sự chồng chéo và tốn kém xã hội. Điều đó cho thấy đang có những nhận định không thống nhất về chính sách giữa nhà nƣớc, cơ quan chi trả và ngƣời lao động mất việc làm. Ngƣời lao động vẫn chƣa nhận thức rõ nghĩa vụ, quyền và lợi ích trong việc đóng và hƣởng BHTN. Qua đó, đề tài đánh giá quy trình chi trả TCTN trƣờng hợp tỉnh Đồng Nai qua hơn bốn năm thực hiện chính sách BHTN nhằm kiến nghị những chính sách phù hợp để việc thực hiện BHTN tại địa phƣơng hiệu quả hơn cũng nhƣ góp phần là bài học kinh nghiệm cho các địa phƣơng khác trong cả nƣớc. 1.3 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu  Những trở ngại, khó khăn nào trong quy trình chi trả TCTN tại tỉnh Đồng Nai đối với các đối tƣợng có liên quan?  Những giải pháp chính sách nào nhằm giải quyết những trở ngại, khó khăn ấy cho quy trình chi trả TCTN tại tỉnh Đồng Nai? Đề tài đánh giá và phân tích tác động của quy trình chi trả TCTN hiện hành tại tỉnh Đồng Nai (tại Trung tâm GTVL tỉnh Đồng Nai và BHXH Đồng Nai) theo Luật BHXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 đối với các chủ thể có liên quan. Qua đó, đánh giá những thuận lợi và khó khăn đồng thời đƣa ra những kiến nghị chính sách về quy trình chi trả TCTN tại tỉnh Đồng Nai. 1.4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về chính sách chi trả TCTN theo Luật BHXH hiện hành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ ngày 01/01/2009 đến 30/11/2012 thông qua phân tích các quy định của pháp luật, đánh giá quy trình chi trả TCTN tại tỉnh Đồng Nai và những đánh giá, nhận định của các chủ thể liên quan về chính sách này. 1.5 Kết cấu đề tài và khung phân tích Luận văn gồm có 5 chƣơng:
  16. 6  Chƣơng 1: Dẫn nhập  Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết  Chƣơng 3: Khái quát về quát quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh Đồng Nai  Chƣơng 4: Đánh giá hiệu quả của quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh Đồng Nai và mức độ hài lòng của các đối tƣợng liên quan  Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị chính sách
  17. 7 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Một số khái niệm 2.1.1 Thất nghiệp và ngƣời thất nghiệp Có nhiều quan điểm khác nhau về thất nghiệp: Theo Công ƣớc số 102 (1952) và số 168 (1988) của ILO, thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số ngƣời trong độ tuổi lao động, muốn làm việc nhƣng không thể tìm đƣợc việc làm ở mức lƣơng thịnh hành. Trong đó, ngƣời thất nghiệp là ngƣời trong độ tuổi lao động và có khả năng làm việc, hiện không có việc làm đem lại thu nhập, đang tích cực tìm việc và sẵn sàng làm việc. Ngƣời thất nghiệp là những ngƣời đang làm việc trong thời gian quan sát tuy không làm việc nhƣng đang trong thời gian tìm kiếm việc hoặc sãn sàng làm việc để tạo ra thu nhập. Những ngƣời không thuộc đối tƣợng trên nhƣ sinh viên đi học toàn thời gian, nội trợ, ngƣời về hƣu... (Đinh Vũ Trang Ngân, 2011). Điều 3, Luật BHXH quy định: "Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm". Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ yếu là sự lựa chọn tự nguyện. Chủ nghĩa Mác giải thích theo hƣớng thất nghiệp là thực tế giúp duy trì lợi nhuận DN và chủ nghĩa tƣ bản. Các quan điểm khác nhau có thể đúng theo những cách khác nhau, góp phần đƣa ra cái nhìn toàn diện về tình trạng thất nghiệp (Bách khoa toàn thƣ, 2005). 2.1.2 Ảnh hƣởng của thất nghiệp tới kinh tế, xã hội và con ngƣời 2.1.2.1 Ảnh hưởng của thất nghiệp đến con người: Ảnh hưởng đến quyền thụ hưởng con người của người lao động (Bách khoa toàn thư, 2005)  Thiệt thòi cá nhân Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những ngƣời lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng và hàng hóa thiết yếu. Gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử và suy giảm chất lƣợng sức
  18. 8 khỏe. Theo đó, thất nghiệp ảnh hƣởng đến việc hƣởng thụ các quyền con ngƣời nhƣ quyền đƣợc sống, đƣợc chăm sóc bảo vệ sức khỏe, đƣợc giáo dục, đƣợc vui chơi, đƣợc phát triển... Ngƣời lao động nhiều khi phải chọn công việc thu nhập thấp, không phù hợp với trình độ, năng lực. (trong khi tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của BHXH chỉ cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trƣớc đó. Về phía ngƣời sử dụng lao động thì sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những ngƣời làm công cho mình (nhƣ không cải thiện môi trƣờng làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lƣơng thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến...). Với ý nghĩa này, TCTN là cần thiết. Thiệt thòi khi mất việc là dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hƣởng của công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là "chủ nghĩa bảo hộ việc làm" về việc đặt ra những rào cản với ngƣời muốn gia nhập công việc, hạn chế di dân và hạn chế cạnh tranh quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác.  Ảnh hưởng tới tâm lý Ngƣời thất nghiệp dễ ở trong tình trạng mình là ngƣời thừa dù sự tác động là khác nhau giữa hai giới. Ở phụ nữ, nếu không có việc làm ngoài thì việc nội trợ và chăm sóc con cái vẫn có thể đƣợc chấp nhận là sự thay thế thỏa đáng, ngƣợc lại ở ngƣời nam, đem thu nhập cho gia đình gắn chặt đến giá trị cá nhân, lòng tự trọng. Nam giới khi mất việc làm thƣờng tự ti, nhạy cảm và dễ cáu bẳn, họ có thể tìm đến rƣợu, thuốc lá để quên đi buồn phiền, tình trạng này kéo dài ngoài khả năng gây nghiện ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe còn có thể khởi tạo một vấn đề mới đó là bạo hành gia đình. Họ cũng dễ bị rối loạn tâm lý nhƣ buồn phiền, mất ngủ, trầm cảm và đôi khi còn dẫn đến hành vi tự sát. 2.1.2.2 Ảnh hưởng của thất nghiệp đến xã hội Tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển bền vững của một quốc gia2. Mỗi cá nhân là một hạt nhân của gia đình, mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, do đó tình trạng thất nghiệp sẽ làm suy yếu một xã hội cả về vật chất và tinh thần. Tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ dẫn đến làm giảm sức mua, nguồn thu từ thuế thu giảm, tình trạng bất ổn 2 Theo tài liệu của Ban Thống kê Liên Hiệp Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp là một thƣớc đo đang đƣợc ILO triển khai cho các năm tới.
  19. 9 định xã hội gia tăng, tỷ lệ tội phạm tăng, các chi phí an sinh, trợ cấp xã hội sẽ tăng... Khi việc thụ hƣởng quyền con ngƣời bị giảm sút do ảnh hƣởng của thất nghiệp sẽ tác động đến xã hội từ những tệ nạn xã hội phát sinh do thực trạng này, vì thế làm tăng gánh nặng xã hội. 2.1.2.3 Ảnh hưởng của thất nghiệp đến kinh tế: Chi phí cho doanh nghiệp và giảm tăng trưởng kinh tế (Bách khoa toàn thư, 2005) Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp - các nguồn lực con ngƣời không đƣợc sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ. Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn, giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô, dẫn đến nhu cầu xã hội giảm, hàng hóa và dịch vụ không có ngƣời tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lƣợng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đƣa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó cơ hội đầu tƣ cũng ít hơn. Ƣớc tính trên thế giới có khoảng 210 triệu ngƣời bị thất nghiệp, tăng hơn 30 triệu ngƣời kể từ đầu cuộc Đại suy thoái năm 2007; 3/4 con số này thuộc về các nền kinh tế đang phát triển. Đặc biệt phải kể tới Mỹ, tâm điểm của cuộc Đại suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhất - 7,5 triệu ngƣời kể từ năm 2007. Và do đó, thất nghiệp ở một nƣớc có thể gây những tác động không chỉ riêng nền kinh tế của một nƣớc mà hơn thế còn có thể gây bất ổn của cả khu vực và toàn cầu (Thanh Hòa, 2010, trích theo The Globalist, 2010). 2.1.3 Bảo trợ xã hội và bảo hiểm thất nghiệp Theo ILO, bảo trợ xã hội là quyền tiếp nhận lợi ích từ chính phủ của cá nhân, hộ gia đình nhằm bảo vệ họ trƣớc tình trạng mức sống thấp hay đang bị suy giảm, đặc biệt khi phải hứng chịu những rủi ro, nhờ đó đáp ứng đƣợc các nhu cầu cơ bản. Hình 2.1. Khuôn khổ rộng cho quan niệm bảo trợ xã hội Thúc đẩy Chuyển hóa Các cơ hội kinh tế Chuyển hóa xã hội Phòng ngừa Các cơ chế bảo hiểm Bảo trợ Hỗ trợ xã hội Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2012), Chính sách xã hội phần 2
  20. 10 Bảng 2.1. Quy định về chế độ TCTN ĐIỀU KIỆN MỨC HƢỞNG TRỢ CẤP THỦ TỤC 1. Đã đóng = 60% mức bình quân tiền lƣơng, tiền - Điều 80 - 81; BHTN đủ 12 công tháng đóng BHTN 06 tháng liền kề - Đăng ký thất nghiệp tháng trở lên trƣớc khi thất nghiệp. với Trung tâm trong thời gian GTVL của BHXH; Thời gian hƣởng trợ cấp: 24 tháng trƣớc - Thông báo hàng a) 03 tháng nếu có từ đủ 12 tháng - dƣới khi thất tháng với BHXH về 36 tháng đóng BHTN (1 - 3 năm); nghiệp; việc tìm kiếm việc b) 06 tháng, nếu có đủ 36 tháng đến dƣới 2. Đã đăng ký làm trong thời gian 72 tháng đóng BHTN (3 - 6 năm); thất nghiệp với hƣởng TCTN; c) 09 tháng, nếu có đủ từ 72 tháng đến BHXH; - Nhận việc làm hoặc dƣới 144 tháng đóng BHTN (6 - 12 3. Chƣa tìm đƣợc tham gia khóa học năm); việc làm sau 15 nghề phù hợp khi d) 12 tháng, nếu có từ đủ 144 tháng đóng ngày kể từ BHXH giới thiệu. BHTN trở lên (từ 12 năm). ngày đăng ký Lưu ý: DN có từ 10 thất nghiệp. Lưu ý: Ngƣời đang hƣởng TCTN đƣợc lao động trở lên phải hƣởng chế độ BHYT. Tổ chức BHXH tham gia BHTN. đóng BHYT cho ngƣời đang hƣởng TCTN. Nguồn: Trọng Văn (2012) Khoản 1, Điều 3, Luật BHXH quy định: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội". Theo đó, BHTN là một phần của BHXH, là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những ngƣời bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định. Đối tƣợng đƣợc nhận BHTN là những ngƣời bị mất việc theo quy định của Điều 81, Luật BHXH Những ngƣời lao động này sẽ đƣợc hỗ trợ một khoản tiền theo tỷ lệ nhất định. Ngoài ra, Khoản 3, Điều 4, Luật BHXH còn quy định chính sách BHTN còn hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với ngƣời lao động hƣởng TCTN. Mức đóng BHTN đƣợc quy định tại Điều 102,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2