intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thẩm định dự án đầu tư xây dựng cảng Đại Ngãi – Tỉnh Sóc Trăng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

30
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là dựa trên khung phân tích lợi ích và chi phí để phân tích tính khả thi tài chính của dự án trên quan điểm tổng đầu tư, chủ đầu tư đồng thời phân tích tính khả thi về kinh tế, phân tích phân phối để đưa ra các khuyến nghị chính sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thẩm định dự án đầu tư xây dựng cảng Đại Ngãi – Tỉnh Sóc Trăng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------- HUỲNH MINH CƯỜNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢNG ĐẠI NGÃI – TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------- HUỲNH MINH CƯỜNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢNG ĐẠI NGÃI – TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CAO HÀO THI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất đối với hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Tác giả Huỳnh Minh Cƣờng
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Cao Hào Thi, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Xuân Thành, Thầy đã hỗ trợ tôi định hƣớng đề tài và hoàn thiện đề cƣơng luận văn này. Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các Thầy Cô của Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi. Cảm ơn Anh Hòa, Chị Ngọc, Thầy Phong, Thầy Thái đã hỗ trợ để tôi hoàn thành luận văn. Cảm ơn tập thể lớp MPP5 nhất là Anh Yên, Chị Thọ và Chị Hạnh đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn nhất. Cuối cùng tôi chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ở bên tôi trong suốt thời gian học và thực hiện luận văn. Trân trọng.
  5. -iii- TÓM TẮT Sóc Trăng là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí địa lý, hệ thống giao thông đƣờng thủy, đƣờng bộ rất thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Sớm nhận thấy tiềm năng của tỉnh Sóc Trăng, từ năm 2005, Chính phủ đã quy hoạch Dự án đầu tƣ xây dựng cảng Đại Ngãi tại tỉnh Sóc Trăng (dự án cảng Đại Ngãi) nhằm phát triển kinh tế, xã hội cho tỉnh tuy nhiên đến nay dự án vẫn còn trong giai đoạn tƣ vấn thiết kế mà chƣa đƣợc lập báo cáo khả thi. Việc cảng Đại Ngãi cũng nhƣ nhiều cảng biển trong khu vực chƣa triển khai xây dựng do nhiều nguyên nhân gây ra, một trong những nguyên nhân đó là hiệu quả hoạt động của hệ thống cảng biển ĐBSCL hiện nay bị đánh giá thấp, 15 bến cảng tại khu vực này chỉ mới khai thác từ 20% đến dƣới 50% công suất, trong đó nhiều cảng hoạt động cầm chừng nên việc xây dựng thêm cảng mới cần phải xem lại. Trƣớc những khó khăn chung của hệ thống cảng biển ĐBSCL so với tiềm năng phát triển kinh tế biển của tỉnh Sóc Trăng, dự án cảng Đại Ngãi cần phải đƣợc thẩm định về tính khả thi kinh tế cũng nhƣ tài chính một cách cẩn trọng để từ đó đƣa ra quyết định đúng đắn nhất. Kết quả phân tích tài chính cho thấy dự án không khả thi trên cả hai quan điểm tổng đầu tƣ, chủ đầu tƣ vì NPV tài chính dự án lần lƣợt là âm 385,8 tỷ đồng và âm 352,3 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án không có khả năng trả nợ với hệ số an toàn trả nợ của dự án là 0,48 < 1,2. Phân tích rủi ro tài chính cho kết quả xác suất để NPV tài chính dƣơng theo quan điểm tổng đầu tƣ chỉ có 0,31% và theo quan điểm chủ đầu tƣ là 0,14%. Kết quả phân tích kinh tế cho thấy dự án không khả thi vì NPV kinh tế âm 606,9 tỷ đồng và dự án không có khả năng khả thi kinh tế trong khoảng khảo sát. Phân tích phân phối cho kết quả nếu dự án triển khai thì tổng số tiền mất đi của các bên bị thiệt lớn hơn tổng số tiền nhận đƣợc của các bên hƣởng lợi là 606,9 tỷ đồng. Trong đó, đối tƣợng chịu thiệt hại lớn nhất là chủ đầu tƣ bị mất 385,8 tỷ đồng. Kết quả phân tích cho thấy dự án không khả thi về mặt tài chính, kinh tế và xã hội nên Chính phủ cần loại bỏ dự án cảng Đại Ngãi ra khỏi quy hoạch để sử dụng nguồn lực cũng nhƣ khu đất xây dựng cảng vào mục đích khác hiệu quả hơn.
  6. -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ KÝ HIỆU, VIẾT TẮT ................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG ......................................................................................... ix DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................................... xi CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh chính sách ................................................................................................... 1 1.2. Vấn đề chính sách ...................................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3 1.5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 3 1.6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................... 4 CHƢƠNG 2: MÔ TẢ DỰ ÁN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................... 6 2.1. Mô tả dự án ................................................................................................................ 6 2.1.1. Tổng quan về dự án ............................................................................................ 6 2.1.2. Quy mô và tiến trình đầu tƣ ................................................................................ 6 2.1.3. Tổng mức đầu tƣ và cơ cấu vốn ......................................................................... 7 2.1.4. Cấu trúc dự án..................................................................................................... 8 2.2. Khung phân tích tài chính .......................................................................................... 8 2.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá dự án .................................................................................. 9 2.2.2. Lợi ích và chi phí tài chính ............................................................................... 10 2.2.3. Phân tích rủi ro ................................................................................................. 11 2.3. Khung phân tích kinh tế ........................................................................................... 11 2.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá dự án ................................................................................ 11 2.3.2. Nhận diện lợi ích và chi phí kinh tế.................................................................. 12 2.3.3. Phân tích rủi ro ................................................................................................. 14 2.4. Khung phân tích phân phối ...................................................................................... 14
  7. -v- CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ............................................................................ 15 3.1. Thông số chung của nền kinh tế ............................................................................... 15 3.1.1. Đơn vị tiền tệ để tính toán ................................................................................ 15 3.1.2. Lạm phát ........................................................................................................... 15 3.1.3. Tỷ giá hối đoái .................................................................................................. 15 3.2. Thông số hoạt động của cảng Đại Ngãi ................................................................... 15 3.2.1. Thời gian xây dựng và vận hành ...................................................................... 15 3.2.2. Doanh thu ......................................................................................................... 16 3.2.3. Chi phí hoạt động ............................................................................................. 17 3.2.4. Thuế và các khoản hỗ trợ ................................................................................. 19 3.2.5. Khấu hao ........................................................................................................... 20 3.3. Nguồn vốn đầu tƣ cảng Đại Ngãi và chi phí sử dụng vốn ....................................... 20 3.3.1. Nguồn vốn đầu tƣ ............................................................................................. 20 3.3.2. Chi phí sử dụng vốn.......................................................................................... 21 3.4. Báo cáo thu nhập ...................................................................................................... 23 3.5. Báo cáo ngân lƣu ...................................................................................................... 23 3.6. Kết quả phân tích tài chính....................................................................................... 25 3.7. Phân tích rủi ro tài chính .......................................................................................... 26 3.7.1. Xác định biến quan trọng ................................................................................. 26 3.7.2. Phân tích độ nhạy theo lạm phát VND ............................................................. 27 3.7.3. Phân tích độ nhạy theo công suất hoạt động của cảng Đại Ngãi ...................... 28 3.7.4. Phân tích độ nhạy theo chi phí đầu tƣ ban đầu ................................................. 29 3.7.5. Phân tích độ nhạy theo giá nhiên liệu ............................................................... 29 3.7.6. Phân tích độ nhạy theo giá điện ........................................................................ 30 3.7.7. Phân tích kịch bản theo giá dịch vụ cảng Đại Ngãi .......................................... 30 3.7.8. Phân tích mô phỏng Monte Carlo ..................................................................... 31 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KINH TẾ ................................................................................. 34 4.1. Thông số chung phân tích kinh tế ............................................................................ 34 4.1.1. Hệ số chuyển đổi tỷ giá hối đoái kinh tế .......................................................... 34 4.1.2. Suất chiết khấu kinh tế ..................................................................................... 34 4.1.3. Thời gian phân tích kinh tế ............................................................................... 34 4.2. Lợi ích kinh tế của dự án .......................................................................................... 34
  8. -vi- 4.2.1. Lợi ích thay thế đối với hàng hóa nội địa ......................................................... 34 4.2.2. Lợi ích thay thế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ........................................... 35 4.3. Chi phí kinh tế của dự án ......................................................................................... 35 4.3.1. Chi phí đầu tƣ ban đầu ...................................................................................... 35 4.3.2. Chi phí hoạt động ............................................................................................. 35 4.4. Giá trị kết thúc kinh tế của dự án ............................................................................. 36 4.5. Báo cáo ngân lƣu ...................................................................................................... 36 4.6. Kết quả phân tích kinh tế ......................................................................................... 37 4.7. Phân tích rủi ro kinh tế ............................................................................................. 37 4.7.1. Phân tích độ nhạy theo công suất hoạt động của cảng Đại Ngãi ...................... 37 4.7.2. Phân tích độ nhạy theo chi phí đầu tƣ ban đầu ................................................. 37 4.7.3. Phân tích độ nhạy theo giá nhiên liệu ............................................................... 38 4.7.4. Phân tích độ nhạy theo giá điện ........................................................................ 38 4.7.5. Phân tích mô phỏng Monte Carlo ..................................................................... 39 4.8. Phân tích phân phối .................................................................................................. 40 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 41 5.1. Kết luận .................................................................................................................... 41 5.2. Kiến nghị chính sách ................................................................................................ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 42 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 47
  9. -vii- DANH MỤC CÁC TỪ KÝ HIỆU, VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á An Giang Port An Giang Port Joint Stock Company Công ty cổ phần cảng An Giang BOP Balance of Payments Cán cân thanh toán BOT Built-Operation-Transfer Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao CAPM Capital Asset Pricing Model Mô hình định giá tài sản vốn CF Conversion Factor Hệ số chuyển đổi Dự án cảng Đại Dự án đầu tƣ xây dựng cảng Đại Ngãi Ngãi tại tỉnh Sóc Trăng DVP Dinh Vu Port Development and Công ty cổ phần đầu tƣ và phát Investment Joint Stock Company triển cảng Đình Vũ DWT Deadweight Tonnage Tổng tải trọng của tàu thủy tính bằng tấn DXP Doan Xa Port Công ty cổ phần cảng Đoạn Xá ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long EOCK Economic Opportunity Cost of Capital Chi phí cơ hội kinh tế của vốn IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế IRR Internal Rate of Return Suất sinh lợi nội tại NPV Net Present Value Giá trị hiện tài ròng
  10. -viii- PDN Dong Nai Port Công ty cổ phần cảng Đồng Nai PORTCOAST Portcoast Consultant Corporation Công ty Cổ phần tƣ vấn thiết kế cảng – kỹ thuật biển TEU Twenty-foot Equivalent Units Đơn vị đo của hàng hóa đƣợc container hóa TPCT Thành phố Cần Thơ UBND Ủy ban nhân dân USD United States dollar Đô-la Mỹ VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng VCSH Vốn chủ sở hữu VGP The Vegetexco Port Joint -Stock Công ty cổ phần cảng Rau quả Company VND, đồng đồng Việt Nam VSC Vietnam Container Shipping Công ty cổ phần tập đoàn Corporation Container Việt Nam WACC Weighted Average Cost of Capital Chi phí vốn bình quân trọng số
  11. -ix- DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 2.1. Tổng mức đầu tƣ dự án ......................................................................................... 7 Bảng 3.1. Lƣợng tàu, hàng hóa thông qua cảng Đại Ngãi ................................................... 16 Bảng 3.2. Nhu cầu lao động cảng Đại Ngãi......................................................................... 18 Bảng 3.3. Nhu cầu điện, nƣớc, nhiên liệu cho từng năm ..................................................... 19 Bảng 3.4. Cơ cấu vốn đầu tƣ ban đầu .................................................................................. 21 Bảng 3.5. Kết quả phân tích tài chính .................................................................................. 25 Bảng 3.6. Hệ số an toàn trả nợ (DSCR) ............................................................................... 26 Bảng 3.7. Kết quả phân tích độ nhạy các tiêu chuẩn đánh giá theo lạm phát VND ............ 27 Bảng 3.8. Kết quả biến thiên các dòng hạng mục ngân lƣu theo lạm phát VND ................ 28 Bảng 3.9. Kết quả phân tích độ nhạy theo công suất hoạt động của cảng Đại Ngãi ........... 29 Bảng 3.10. Kết quả phân tích độ nhạy theo chi phí đầu tƣ ban đầu .................................... 29 Bảng 3.11. Kết quả phân tích độ nhạy theo giá nhiên liệu .................................................. 30 Bảng 3.12. Kết quả phân tích độ nhạy theo giá điện ........................................................... 30 Bảng 3.13. Kết quả phân tích kịch bản theo giá dịch vụ cảng Đại Ngãi ............................. 31 Bảng 4.1. Kết quả phân tích độ nhạy theo công suất hoạt động của cảng Đại Ngãi ........... 37 Bảng 4.2. Kết quả phân tích độ nhạy theo chi phí đầu tƣ ban đầu ...................................... 38 Bảng 4.3. Kết quả phân tích độ nhạy theo giá nhiên liệu .................................................... 38 Bảng 4.4. Kết quả phân tích độ nhạy theo giá điện ............................................................. 38
  12. -x- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ vị trí cảng Đại Ngãi, tỉnh Sóc Trăng ......................................................... 2 Hình 1.2. Mặt bằng quy hoạch cảng Đại Ngãi, tỉnh Sóc Trăng ............................................. 5 Hình 2.1. Cấu trúc của dự án cảng Đại Ngãi ......................................................................... 8 Hình 2.2. Mô tả lợi ích kinh tế đối với hàng nội địa của dự án cảng Đại Ngãi ................... 12 Hình 2.3. Mô tả lợi ích kinh tế đối với hàng xuất nhập khẩu của dự án cảng Đại Ngãi ...... 13 Hình 3.1. Ngân lƣu danh nghĩa tổng đầu tƣ ......................................................................... 23 Hình 3.2. Ngân lƣu thực tổng đầu tƣ ................................................................................... 24 Hình 3.3. Ngân lƣu danh nghĩa chủ đầu tƣ .......................................................................... 24 Hình 3.4. Ngân lƣu thực chủ đầu tƣ ..................................................................................... 25 Hình 3.5. Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo theo quan điểm tổng đầu tƣ .............. 32 Hình 3.6. Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo theo quan điểm chủ đầu tƣ ............... 32 Hình 4.1. Ngân lƣu ròng kinh tế của dự án .......................................................................... 36 Hình 4.2. Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo ........................................................... 39
  13. -xi- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 2.1. Tổng mức đầu tƣ giai đoạn I ............................................................................ 47 Phụ lục 3.1. Tỷ lệ lạm phát của Mỹ, Việt Nam và Bảng chỉ số giá ..................................... 49 Phụ lục 3.2. Lƣợng hàng hóa trung bình/tàu thông qua cụm cảng biển ĐBSCL ................ 50 Phụ lục 3.3. Tỷ lệ các loại hàng hóa thông qua cụm cảng biển ĐBSCL ............................. 50 Phụ lục 3.4. Tỷ lệ các loại hàng hóa thông qua cảng Đại Ngãi ........................................... 51 Phụ lục 3.5. Phí dịch vụ cảng............................................................................................... 52 Phụ lục 3.6. Chi phí hoạt động............................................................................................. 54 Phụ lục 3.7. Thuế và các khoản hỗ trợ ................................................................................. 57 Phụ lục 3.8. Khấu hao .......................................................................................................... 58 Phụ lục 3.9. Vốn lƣu động và thay đổi vốn lƣu động .......................................................... 59 Phụ lục 3.10. Chi phí vốn chủ sở hữu .................................................................................. 60 Phụ lục 3.11. Lịch nợ vay dài hạn, lịch nợ vay vốn lƣu động và lịch nợ vay hợp nhất ....... 62 Phụ lục 3.12. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu và nợ vay trong tổng tài sản ........................................ 65 Phụ lục 3.13. Báo cáo thu nhập ........................................................................................... 66 Phụ lục 3.14. Báo cáo ngân lƣu tài chính danh nghĩa .......................................................... 67 Phụ lục 3.15. Báo cáo ngân lƣu tài chính thực .................................................................... 71 Phụ lục 3.16. Phân tích mô phỏng tài chính Monte Carlo ................................................... 75 Phụ lục 4.1. Hệ số chuyển đổi tỷ giá hối đoái ..................................................................... 77 Phụ lục 4.2. Tính toán lợi ích thay thế hàng nội địa và hàng xuất nhập khẩu ..................... 78 Phụ lục 4.3. Cách tính các hệ số chuyển đổi CF .................................................................. 83 Phụ lục 4.4. Giá trị kết thúc kinh tế dự án cảng Đại Ngãi ................................................... 86 Phụ lục 4.5. Ngân lƣu kinh tế .............................................................................................. 87 Phụ lục 4.6. Phân tích mô phỏng Monte Carlo .................................................................... 90 Phụ lục 4.7. Phân tích phân phối ......................................................................................... 92
  14. -1- CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh chính sách Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có bờ biển dài 72 km với ba cửa sông lớn là Trần Đề, Định An và Mỹ Thanh, trong đó cửa Định An và Trần Đề là hai cửa ngõ quan trọng ra biển Đông của khu vực. Ngoài ra, Sóc Trăng có hệ thống giao thông đƣờng bộ và đƣờng thủy rất thuận lợi, do nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 60, Quốc lộ Nam sông Hậu, tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp nối Sóc Trăng với các tỉnh, thành khác trong khu vực và thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống đƣờng thủy của tỉnh theo dòng sông Hậu có thể giao thƣơng với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á nhƣ Campuchia, Lào, Thái Lan… nên có điều kiện rất tốt để phát triển kinh tế biển, nhất là về khai thác, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển đƣờng biển và du lịch biển1. Năm 2005, Chính phủ nhận thấy đƣợc tiềm năng phát triển kinh tế biển của tỉnh Sóc Trăng nên đã quy hoạch dự án đầu tƣ xây dựng cảng Đại Ngãi tại tỉnh Sóc Trăng (dự án cảng Đại Ngãi). Đến năm 2014, dự án này tiếp tục đƣợc đƣa vào nhóm cảng biển ĐBSCL trong “phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030”. Dự kiến sau khi đi vào hoạt động, cảng Đại Ngãi sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa xuất nhập khẩu, thúc đẩy và thông thƣơng sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Sóc Trăng nhờ tiết giảm đƣợc chi phí vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, Cảng Đại Ngãi còn phục vụ trực tiếp cho quá trình xây dựng, vận hàng khai thác Trung tâm Điện lực Long Phú2. Vị trí cảng Đại Ngãi thể hiện tại Hình 1.1. 1 Thu Thủy (2013). 2 PORTCOAST (2011).
  15. -2- Hình 1.1. Bản đồ vị trí cảng Đại Ngãi, tỉnh Sóc Trăng Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên thuyết minh toán tắt dự án cảng Đại Ngãi. 1.2. Vấn đề chính sách Dự án cảng Đại Ngãi đƣợc Chính phủ quy hoạch từ năm 2005 nhƣng đến nay dự án vẫn còn trong giai đoạn tƣ vấn thiết kế mà chƣa đƣợc lập báo cáo khả thi. Việc cảng Đại Ngãi cũng nhƣ nhiều cảng biển trong khu vực chƣa đƣợc triển khai xây dựng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, một trong những nguyên nhân đó là hiệu quả hoạt động của hệ thống cảng biển ĐBSCL hiện nay bị đánh giá thấp. Hàng chục cảng biển ở ĐBSCL đƣợc đầu tƣ nhƣng theo thống kê của Cảng vụ hàng hải Cần Thơ thì 15 bến cảng tại khu vực này hiện nay chỉ mới khai thác từ 20% đến dƣới 50% công suất3, trong đó nhiều cảng hoạt động cầm chừng nên việc xây dựng thêm cảng mới cần phải xem lại. Hệ thống cảng biển ĐBSCL hoạt động kém hiệu quả đƣợc đánh giá là do hệ thống cảng biển ĐBSCL thừa cảng nhƣng thiếu đƣờng thủy cho tàu lớn vào làm lƣợng hàng qua cảng không đúng nhƣ dự báo4, cũng có ý kiến cho rằng việc hoạt động kém hiệu quả là do các tỉnh, thành 3 Minh Huyền (2015). 4 Nguyễn Thị Bé (2014).
  16. -3- ven biển đầu tƣ xây cảng biển dàn trải thiếu trọng tâm, không đánh giá đúng lƣợng hàng 5 thông qua cảng trƣớc khi xây dựng . Vì vậy, ngoài việc quy hoạch xây dựng cảng biển mới trong khu vực ĐBSCL, hƣớng tới Chính phủ cũng sẽ cải tạo nâng cấp luồng cho tàu biển lớn vào sông Hậu và thƣờng xuyên nạo vét duy tu các luồng khác để duy trì độ sâu cho tàu ra vào thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đối với mạng giao thông nội vùng và liên vùng6 từ đó tăng công suất hoạt động của hệ thống cảng ĐBSCL hiện nay. Trƣớc những khó khăn chung của hệ thống cảng biển ĐBSCL so với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tiềm năng nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng, dự án cảng Đại Ngãi cần phải đƣợc thẩm định về tính khả thi kinh tế cũng nhƣ tài chính một cách cẩn trọng để từ đó đƣa ra quyết định đúng đắn nhất vì nếu dự án khả thi mà không đƣợc đầu tƣ sẽ làm mất cơ hội phát triển của khu vực còn ngƣợc lại nếu dự án không khả thi mà vẫn xây dựng sẽ làm lãng phí rất lớn. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là dựa trên khung phân tích lợi ích và chi phí để phân tích tính khả thi tài chính của dự án trên quan điểm tổng đầu tƣ, chủ đầu tƣ đồng thời phân tích tính khả thi về kinh tế, phân tích phân phối để đƣa ra các khuyến nghị chính sách. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên tác giả sẽ tìm câu trả lời cho ba câu hỏi sau: - Dự án có khả thi về mặt tài chính hay không? - Dự án có khả thi về mặt kinh tế hay không? - Những đối tƣợng nào đƣợc lợi và những đối tƣợng nào bị thiệt khi dự án đƣợc thực hiện? 1.5. Phạm vi nghiên cứu Dựa theo các quyết định quy hoạch cảng biển của Chính phủ và các báo cáo của Công ty Cổ phần tƣ vấn thiết kế cảng – kỹ thuật biển (PORTCOAST) đơn vị tƣ vấn quy hoạch nhóm cảng biển số 6 thì dự án cảng Đại Ngãi từ năm 2012 đến năm 2030 bao gồm 3 giai đoạn đầu tƣ theo công suất tăng dần nhƣ sau: Giai đoạn I: Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 xây dựng mới 01 cầu bến dài 180m với công suất thiết kế khoảng 0,8 – 1 triệu tấn/năm7 cho tàu 10.000DWT neo cập đầy đủ và tàu 5 Hà Linh (2014). 6 Bộ Giao thông Vận tải (2011). 7 Bộ Giao thông Vận tải (2011)
  17. -4- 20.000DWT neo cập không đầy đủ, đáp ứng 1,25 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Đại Ngãi hằng năm. Tổng diện tích chiếm đất là 6,5 ha. Giai đoạn II: Giai đoạn đến năm 2020 xây dựng thêm 01 cầu bến để có 02 cầu bến dài 340m với công suất thiết kế khoảng 1,8 – 2 triệu tấn/năm8 cho tàu 10.000DWT neo cập đầy đủ và tàu 20.000DWT neo cập không đầy đủ, đáp ứng 2,2 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Đại Ngãi hằng năm. Tổng diện tích chiếm đất là 12,5 ha. Giai đoạn III: Giai đoạn đến năm 2030 xây dựng thêm 01 cầu bến để có 03 cầu bến dài 500m với công suất thiết kế khoảng 2,8 – 3 triệu tấn/năm cho tàu 10.000DWT neo cập đầy đủ và tàu 20.000DWT neo cập không đầy đủ, đáp ứng 3,2 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Đại Ngãi hằng năm. Tổng diện tích chiếm đất là 12,75 ha. Đối với những dự án có chi phí đầu tƣ lớn, vận hành trong thời gian dài và gồm nhiều giai đoạn đầu tƣ thì để giảm thiểu rủi ro thƣờng các nhà tƣ vấn sẽ đánh giá tính khả thi ở giai đoạn I của dự án và các giai đoạn sau sẽ là các giai đoạn mở rộng nếu điều kiện thuận lợi mới quyết định đầu tƣ xây dựng tiếp. Vì vậy, luận văn tập trung vào việc thẩm định tính khả thi về mặt tài chính, kinh tế và phân tích phân phối ở giai đoạn I của dự án. Ngoài ra, luận văn không đánh giá các ngoại tác khác do dự án mang lại nhƣ việc giảm mật độ giao thông ở các tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL hay nguồn lợi tăng thêm cho các dịch vụ phụ trợ xung quanh cảng… Mặt bằng quy hoạch dự án cảng Đại Ngãi tỉnh Sóc Trăng thể hiện chi tiết ở Hình 1.2. Phần khung in đậm là diện tích chiếm đất giai đoạn I của dự án. 1.6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 5 chƣơng. Chƣơng 1 giới thiệu về bối cảnh chính sách, vấn đề chính sách, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Chƣơng 2 bao gồm mô tả dự án và cơ sở lý thuyết. Chƣơng 3 phân tích tài chính dựa trên quan điểm tổng đầu tƣ, chủ đầu tƣ và phân tích rủi ro cho giai đoạn I của dự án. Chƣơng 4 phân tích kinh tế và phân tích phân phối cho giai đoạn I của dự án. Chƣơng 5 kết luận và kiến nghị chính sách. 8 Bộ Giao thông Vận tải (2011)
  18. -5- Hình 1.2. Mặt bằng quy hoạch cảng Đại Ngãi, tỉnh Sóc Trăng Nguồn: Tóm tắt báo cáo giữa kỳ quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 6 đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 của PORTCOAST.
  19. -6- CHƢƠNG 2 MÔ TẢ DỰ ÁN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chƣơng 2 sẽ mô tả dự án thông qua việc giới thiệu tổng quan, quy mô, cơ cấu vốn và cấu trúc của dự án đồng thời trình bày chi tiết cơ sở lý thuyết để phân tích dự án bao gồm khung phân tích tài chính, khung phân tích kinh tế và khung phân tích phân phối dự án. 2.1. Mô tả dự án 2.1.1. Tổng quan về dự án Dự án cảng Đại Ngãi đƣợc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng kêu gọi đầu tƣ với hình thức 100% vốn là của nhà đầu tƣ. Công ty tƣ vấn thiết kế dự án là Công ty Cổ phần tƣ vấn thiết kế cảng – kỹ thuật biển (PORTCOAST). Đất xây dựng cảng Đại Ngãi thuộc diện chƣa giải tỏa, vị trí khu đất nằm bên bờ phải sông Hậu nhánh ra cửa Trần Đề, thuộc xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng liền kề với dự án Nhiệt điện Long Phú, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 20 km. 2.1.2. Quy mô và tiến trình đầu tƣ Quy mô đầu tƣ đƣợc trình bày tại Mục 1.5. Tiến trình đầu tƣ giai đoạn I của dự án cảng Đại Ngãi theo tƣ vấn PORTCOAST dự kiến thực hiện trong 3 năm từ đầu năm 2012 đến năm 2014, trong đó năm 2012 hoàn thành công tác chuẩn bị thực hiện dự án (khảo sát bổ sung, thiết kế chi tiết), năm 2013 – 2014 xây dựng hoàn thiện cảng đến tháng 01 năm 2015 đƣa cảng vào vận hành khai thác. Tính đến thời điểm này dự án cảng Đại Ngãi đã trễ tiến độ 4 năm vì vậy luận văn giả định đến tháng 6/2016 tỉnh Sóc Trăng sẽ hoàn thành công tác chuẩn bị thực hiện dự án và tìm đƣợc nhà đầu tƣ cho dự án. Từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2018 cảng Đại Ngãi sẽ đƣợc xây dựng hoàn thiện. Đầu năm 2018, cảng Đại Ngãi đƣợc đƣa vào vận hành khai thác, các hạng mục phụ sẽ đƣợc xây dựng tiếp và hoàn thiện vào tháng 6/2018. Các số liệu, thông số tính toán về sau của luận văn đều ở giai đoạn I của dự án.
  20. -7- 2.1.3. Tổng mức đầu tƣ và cơ cấu vốn Tổng mức đầu tƣ giai đoạn I của dự án sau khi điều chỉnh theo lạm phát và loại bỏ thuế Giá trị gia tăng (VAT) là 798,7 tỷ đồng và đƣợc trình bày ở Bảng 2.1. chi tiết tại Phụ lục 2.1. Ngoài ra, dự án đƣợc UBND tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ tiền giải phóng mặt bằng là 61,5 tỷ. Bảng 2.1. Tổng mức đầu tƣ dự án Đơn vị tính: triệu đồng Stt Hạng mục Năm 2016 Năm 2017 Tổng 1 Chi phí xây dựng trƣớc thuế 360.787 199.025 559.812 Công trình bến cảng 256.449 256.449 Chi phí xây dựng ngoài bến cảng 104.337 43.279 147.617 Chi phí nạo vét 155.746 155.746 2 Thiết bị trƣớc thuế 119.159 119.159 Thiết bị nhập khẩu 91.206 91.206 Thiết bị nội địa 27.953 27.953 3 Chi phí quản lý dự án 4.486 4.254 8.740 4 Chi phí tƣ vấn đầu tƣ 7.328 6.950 14.277 5 Chi phí khác 5.405 5.126 10.530 6 Chi phí dự phòng khối lƣợng phát sinh 44.255 41.971 86.226 Tổng 422.260 376.485 798.744 Nguồn: Tính toán dựa theo thuyết minh tóm tắt dự án cảng Đại Ngãi và tỷ trọng phân bổ dựa theo báo cáo tiền khả thi dự án cảng Long An. Dựa trên thông tin kêu gọi đầu tƣ của Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng thì trong đó vốn tự có của nhà đầu tƣ phải đáp ứng 20% tổng mức đầu tƣ dự án; vốn vay thƣơng mại khoảng 80% và vốn ngân sách tỉnh dùng cho việc đền bù giải phóng mặt bằng9. Hình thức đầu tƣ: Luận văn giả định dự án đƣợc đầu tƣ theo hình thức BOT, đây là hình thức phổ biến đƣợc dùng trong các dự án công có kêu gọi đầu tƣ hiện nay. Thời gian khai thác: Giả định nhà đầu tƣ khai thác cảng trong 30 năm từ năm 2018 – 2047 tƣơng ứng với thời gian khấu hao công trình cảng sau đó chuyển giao cảng cho Nhà nƣớc. 9 Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng (2014).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2