intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thẩm định tính khả thi của dự án cấp lưới điện cho các thôn, ấp chưa có điện tại tỉnh An Giang giai đoạn 2013 - 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài phân tích tính khả thi của dự án, bao gồm phân tích tính khả thi tài chính trên quan điểm tổng đầu tư, chủ đầu tư, phân tích rủi ro. Đồng thời, thực hiện phân tích tính khả thi kinh tế, phân tích phân phối các ngoại tác của dự án, từ đó đưa ra những khuyến nghị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thẩm định tính khả thi của dự án cấp lưới điện cho các thôn, ấp chưa có điện tại tỉnh An Giang giai đoạn 2013 - 2020

  1. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Quách Đan Thanh
  2. -ii- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi chân thành gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất đến TS. Cao Hào Thi đã tận tình hƣớng dẫn và góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Anh Lê Minh Điệt, cựu học viên Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright cùng các lãnh đạo UBND xã Ô Long Vĩ và Xí nghiệp Điện nƣớc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đã hỗ trợ và cung cấp cho tôi những tài liệu quý báu. Tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả các Quý Thầy Cô cùng các cán bộ nhân viên của Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, tất cả bạn bè cùng khóa MPP6 vì những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích mà tôi đã đƣợc học hỏi trong thời gian học tập tại Chƣơng trình. Và cuối cùng, tôi cảm ơn gia đình, Bố Mẹ đã luôn bên cạnh và ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Học viên Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Quách Đan Thanh
  3. -iii- TÓM TẮT Hiện nay, dự án Năng lƣợng Điện nông thôn (RE) tiếp tục đƣợc mở rộng thực hiện tại miền Nam, 85% nguồn vốn đƣợc vay ƣu đãi từ World Bank (WB). Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị chịu trách nhiệm sử dụng vốn vay để triển khai dự án; Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) đƣợc Chính phủ giao chức năng phân khai nguồn vốn vay. Trong bối cảnh đó, An Giang vẫn còn những ấp vùng xa chƣa có lƣới điện. Dự án Cấp lƣới điện cho các thôn, ấp chƣa có điện tại tỉnh An Giang giai đoạn 2013 – 2020 do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh làm chủ đầu tƣ, phục vụ khoảng 20.550 hộ, với tổng mức đầu tƣ trên 621 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ giao cho Công ty Cổ phần Điện nƣớc tỉnh An Giang (CTCPĐNAG), thuộc sở hữu của tỉnh, vận hành, khai thác. Kết quả phân tích của luận văn chỉ ra dự án không khả thi về mặt tài chính, giá trị hiện tại ròng (NPV) tài chính theo quan điểm chủ đầu tƣ có giá trị âm 403,14 tỷ đồng và tổng đầu tƣ có giá trị âm 408,07 tỷ đồng. Dự án không có khả năng trả nợ trong 19 năm đầu hoạt động. Nhƣng dự án khả thi về mặt kinh tế, NPV kinh tế là 329,32 tỷ đồng, xác suất khả thi kinh tế của dự án là 100%. Về phân tích xã hội, hộ dân là đối tƣợng hƣởng lợi nhất, thu lợi 970,44 tỷ đồng và lao động không kỹ năng đƣợc lợi 9,45 tỷ đồng. Đối tƣợng chịu thiệt là CTCPĐNAG thiệt 327,17; EVN thiệt hại 165,25 tỷ đồng; ngân sách tỉnh tổn thất 80,71 tỷ đồng; các dự án khác trong nền kinh tế có sử dụng vốn chịu thiệt 76,80 tỷ đồng. Mặc dù không khả thi về mặt tài chính nhƣng dự án mang lại lợi ích cho nền kinh tế, do đó, tác giả khuyến nghị Chính phủ chỉ đạo EVN và BIDV đồng ý cấp vốn vay để đầu tƣ xây dựng dự án trong năm 2016. Tuy nhiên, cần phải xem xét đến những vấn đề sau: - Có sự thiếu công bằng trong phân phối lợi ích, do đó nên xã hội hóa 15% nguồn vốn từ các hộ thụ hƣởng để giảm áp lực lên ngân sách hoặc có cơ chế thu phí, khoảng 14% giá bán điện (khi đó NPV quan điểm chủ đầu tƣ bằng 0), để tăng khả năng trả nợ cho dự án. Ngoài ra, Bộ Công thƣơng nhanh chóng thực hiện thị trƣờng điện cạnh tranh nhằm đảm bảo các nguồn lực kinh tế đƣợc sử dụng hiệu quả nhất. - Mặc dù tổn thất ngân sách, nhƣng những tác động tích cực của hạ tầng điện đến nền kinh tế và xã hội mà luận văn không định lƣợng đƣợc là rất lớn, khuyến nghị UBND tỉnh có kế hoạch trích nguồn ngân sách hỗ trợ chi phí trả lãi vay cho dự án và quan tâm phát triển lĩnh vực công nghiệp ở khu vực nông thôn để tăng nhu cầu điện năng cho dự án.
  4. -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................................ iii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................................... ix DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................................... x DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT .................................................................. xii Chƣơng 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 1 1.1. Lý do hình thành dự án .................................................................................................. 1 1.2. Lý do hình thành luận văn ............................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu của luận văn .................................................................................................... 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 3 1.5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn .................................................................................. 3 1.6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................................... 3 Chƣơng 2. TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN ..................................................... 4 2.1. Các quan điểm phân tích dự án ...................................................................................... 4 2.1.1. Theo quan điểm tổng mức đầu tƣ (quan điểm ngân hàng) ................................... 4 2.1.2. Theo quan điểm chủ đầu tƣ (quan điểm cổ đông) ................................................ 4 2.1.3. Theo quan điểm kinh tế ........................................................................................ 5 2.1.4. Theo quan điểm xã hội.......................................................................................... 5 2.2. Các phƣơng pháp sử dụng trong phân tích tài chính ..................................................... 6 2.2.1. Nhóm các phƣơng pháp dòng tiền tệ chiết giảm .................................................. 6 2.2.1.1. Phƣơng pháp giá trị hiện tại ròng NPV .................................................... 6 2.2.1.2. Phƣơng pháp suất thu lợi nội tại IRR ....................................................... 6 2.2.1.3. Phƣơng pháp tỉ số lợi ích – chi phí B/C .................................................... 6 2.2.2. Các phƣơng pháp sử dụng trong phân tích kinh tế và xã hội................................ 6
  5. -v- 2.2.2.1. Phƣơng pháp hệ số chuyển đổi giá CFi .................................................... 6 2.2.2.2. Phƣơng pháp “Có” và “Không có” dự án ................................................. 7 2.2.2.3. Phƣơng pháp phân tích lợi ích chi phí ...................................................... 7 2.3. Xác định khung phân tích của dự án .............................................................................. 7 2.3.1. Khung phân tích tài chính của dự án .................................................................... 7 2.3.1.1. Chi phí tài chính dự án .............................................................................. 7 2.3.1.2. Lợi ích tài chính dự án .............................................................................. 7 2.3.2. Khung phân tích kinh tế của dự án ....................................................................... 8 2.3.2.1. Chi phí kinh tế dự án ................................................................................. 8 2.3.2.2. Lợi ích kinh tế dự án ................................................................................. 8 Chƣơng 3. MÔ TẢ DỰ ÁN ................................................................................................ 11 3.1. Giới thiệu dự án ........................................................................................................... 11 3.1.1. Thông tin chung về dự án ................................................................................... 11 3.1.2. Quy mô dự án ..................................................................................................... 11 3.2. Đặc điểm của dự án...................................................................................................... 12 3.3. Các số liệu liên quan đến phân tích dự án ................................................................... 13 Chƣơng 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN .................................................................. 14 4.1. Thông số của mô hình cơ sở ........................................................................................ 14 4.1.1. Các giả định trong phân tích dự án ..................................................................... 14 4.1.2. Chi phí tài chính của dự án ................................................................................. 15 4.1.2.1. Chi phí đầu tƣ xây dựng ban đầu ............................................................ 15 4.1.2.2. Chi phí vận hành và hoạt động ............................................................... 17 4.1.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi ích tài chính dự án ...................................... 19 4.1.3.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................................... 19 4.1.3.2. Lợi ích tài chính của dự án ..................................................................... 19 4.1.4. Kế hoạch vay vốn và trả lãi ................................................................................ 21 4.1.5. Khấu hao tài sản cố định ..................................................................................... 22 4.1.6. Tái đầu tƣ ............................................................................................................ 22 4.1.7. Báo cáo thu nhập................................................................................................. 22 4.2. Kết quả phân tích khả thi tài chính .............................................................................. 22
  6. -vi- 4.2.1. Kết quả phân tích trên quan điểm tổng đầu tƣ (ngân hàng) ................................ 22 4.2.2. Kết quả phân tích trên quan điểm chủ đầu tƣ ..................................................... 24 4.3. Đánh giá kết quả phân tích tài chính của dự án theo hai quan điểm............................ 26 4.4. Phân tích rủi ro và độ nhạy NPV tài chính .................................................................. 26 4.4.1. Phân tích độ nhạy NPV tài chính ........................................................................ 26 4.4.2. Phân tích kịch bản ............................................................................................... 27 4.5. Thực hiện mô phỏng Monte Carlo tài chính của dự án ............................................... 28 Chƣơng 5. PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN ................................................. 30 5.1. Lợi ích và chi phí kinh tế của dự án ............................................................................. 30 5.1.1. Suất chiết khấu kinh tế thực ................................................................................ 30 5.1.2. Lợi ích kinh tế ..................................................................................................... 30 5.1.2.1. Cơ sở điều tra giá kinh tế điện ................................................................ 30 5.1.2.2. Kết quả điều tra tại xã Ô Long Vĩ – huyện Châu Phú ............................ 31 5.1.3. Chi phí kinh tế..................................................................................................... 32 5.1.3.1. Chi phí lƣơng nhân công kinh tế............................................................. 32 5.1.3.2. Chi phí hoạt động kinh tế ........................................................................ 32 5.1.3.3. Các chi phí kinh tế còn lại ...................................................................... 33 5.1.4. Phân tích các ngoại tác dự án mang lại cho nền kinh tế ..................................... 33 5.1.4.1. Ngoại tác có thể lƣợng hóa ..................................................................... 33 5.1.4.2. Ngoại tác không thể lƣợng hóa ............................................................... 33 5.2. Kết quả phân tích khả thi kinh tế ................................................................................. 34 5.3. Phân tích rủi ro và độ nhạy NPV kinh tế ..................................................................... 35 5.3.1. Phân tích độ nhạy…. .......................................................................................... 35 5.3.2. Phân tích kịch bản .............................................................................................. 36 5.4. Thực hiện mô phỏng Monte Carlo kinh tế của dự án .................................................. 36 5.5. Phân tích phân phối dự án ............................................................................................ 37 Chƣơng 6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 39 6.1. Kết luận ........................................................................................................................ 39
  7. -vii- 6.2. Khuyến nghị ................................................................................................................. 39 6.3. Hạn chế của đề tài ........................................................................................................ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 41 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 46
  8. -viii- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Tỷ lệ lạm phát VNĐ và USD giai đoạn 2011 – 2020………………………. 14 Bảng 4.2. Chi phí vốn bình quân trọng số……………………………………………... 15 Bảng 4.3. Tổng hợp chi phí đầu tƣ của dự án………………………………………….. 17 Bảng 4.4 Giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn .......................................................... 18 Bảng 4.5. Các chỉ tiêu tính toán điện sinh hoạt dân cƣ cho một hộ dân………………. 20 Bảng 4.6. Giá bán lẻ điện sinh hoạt................................................................................. 21 Bảng 4.7. Kết quả phân tích tài chính dự án quan điểm tổng đầu tƣ………………….. 23 Bảng 4.8. Kết quả phân tích tài chính dự án quan điểm chủ đầu tƣ…………………… 24 Bảng 4.9. Kết quả phân tích kịch bản NPV tài chính...................................................... 28 Bảng 5.1. Kết quả phân tích kịch bản NPV kinh tế ........................................................ 36
  9. -ix- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Khung phân tích kinh tế của dự án .................................................................. 9 Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc dự án ...................................................................................... 13 Hình 4.1. Ngân lƣu ròng tổng đầu tƣ danh nghĩa .......................................................... 23 Hình 4.2. Ngân lƣu ròng tổng đầu tƣ thực ..................................................................... 24 Hình 4.3. Ngân lƣu ròng chủ đầu tƣ danh nghĩa ............................................................ 25 Hình 4.4. Ngân lƣu ròng chủ đầu tƣ thực ...................................................................... 25 Hình 4.5. Kết quả mô phỏng Monte Carlo khả thi về tài chính của dự án .................... 29 Hình 5.1. Ngân lƣu ròng kinh tế dự án .......................................................................... 35 Hình 5.2. Kết quả mô phỏng Monte Carlo theo quan điểm kinh tế .............................. 37
  10. -x- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Một số chỉ tiêu kinh tế và xã hội tỉnh An Giang ......................................... 46 Phụ lục 2.1. Danh sách điều tra các hộ chƣa có điện lƣới quốc gia ................................ 47 Phụ lục 2.2. Danh sách điều tra các hộ đã có lƣới điện quốc gia.................................... 50 Phụ lục 3. Bảng tính giá kinh tế của điện .................................................................... 53 Phụ lục 4.1. Tổng khối lƣợng thi công dự án.................................................................. 54 Phụ lục 4.2. Các giả định thông số đầu tƣ dự án............................................................. 54 Phụ lục 4.3. Chi phí đầu tƣ xây dựng ban đầu danh nghĩa (chƣa thuế) .......................... 55 Phụ lục 4.4. Cơ cấu tổng vốn đầu tƣ ............................................................................... 59 Phụ lục 4.5. Các giả định về thông số nợ vay ................................................................. 59 Phụ lục 4.6. Lịch nợ vay ................................................................................................. 60 Phụ lục 5.1. Chi phí tài chính mua điện tại khâu truyền tải ............................................ 61 Phụ lục 5.2. Chi phí vận hành và hoạt động (danh nghĩa) .............................................. 62 Phụ lục 5.3. Các giả định về khấu hao tài sản................................................................. 62 Phụ lục 5.4. Chi phí tái đầu tƣ ........................................................................................ 62 Phụ lục 5.5. Lịch khấu hao.............................................................................................. 63 Phụ lục 5.6. Tổng hợp giá trị tài sản cố định (danh nghĩa) ............................................. 64 Phụ lục 6.1.1 Doanh thu bán điện sinh hoạt ..................................................................... 65 Phụ lục 6.1.2 Doanh thu bán điện mục đích sản xuất ....................................................... 66 Phụ lục 6.2. Hệ số DSCR ................................................................................................ 66 Phụ lục 6.3. Báo cáo kết quả kinh doanh tài chính ......................................................... 67 Phụ lục 7.1. Ngân lƣu tài chính thực............................................................................... 68 Phụ lục 7.2. Ngân lƣu tài chính danh nghĩa .................................................................... 70 Phụ lục 7.3.1. Chỉ số giá VND và USD ............................................................................. 72 Phụ lục 7.3.2. Giá kinh tế điện tại khâu truyền tải ............................................................. 72 Phụ lục 7.4. Chi phí kinh tế mua điện tại khâu truyền tải ............................................... 73 Phụ lục 7.5. Lợi ích kinh tế của dự án ............................................................................ 74 Phụ lục 7.6. Ngân lƣu ròng kinh tế ................................................................................. 75 Phụ lục 8. Kết quả phân tích ngoại tác dự án ............................................................... 77 Phụ lục 9. Kết quả phân tích phân phối dự án ............................................................. 78 Phụ lục 10.1. Độ nhạy NPV tài chính theo tốc độ lạm phát ............................................. 79 Phụ lục 10.2. Độ nhạy NPV tài chính theo tỷ lệ thay đổi TMĐT ..................................... 79
  11. -xi- Phụ lục 10.3. Độ nhạy NPV tài chính theo tỷ lệ thất thoát điện năng .............................. 79 Phụ lục 10.4. Độ nhạy NPV tài chính theo tăng trƣởng nhu cầu điện sinh hoạt .............. 79 Phụ lục 10.5. Độ nhạy NPV tài chính theo tỷ lệ tăng giá điện ......................................... 80 Phụ lục 10.6. Độ nhạy NPV tài chính theo tăng trƣởng nhu cầu điện sản xuất ................ 80 Phụ lục 11.1. Độ nhạy NPV kinh tế theo tỷ lệ tăng TMĐT .............................................. 80 Phụ lục 11.2. Độ nhạy NPV kinh tế theo tỷ lệ thất thoát điện năng ................................. 80 Phụ lục 11.3. Độ nhạy NPV kinh tế theo tăng trƣởng nhu cầu điện sinh hoạt ................. 81 Phụ lục 11.4. Độ nhạy NPV kinh tế theo tỷ lệ thay đổi chi phí nhập khẩu điện .............. 81 Phụ lục 11.5. Độ nhạy NPV kinh tế theo tăng trƣởng nhu cầu điện sản xuất................... 81 Phụ lục 12. Phƣơng án thu phí sử dụng điện năng......................................................... 81 Phụ lục 13. Tăng trƣởng thu nhập bình quân tại Việt Nam giai đoạn 1991-2013 ......... 82 Phụ lục 14. Tăng trƣởng GDP giai đoạn 2000 – 2014, dự báo đến 2030 ...................... 83 Phụ lục 15. Tổng hợp kết quả dự báo nhu cầu điện năng tỉnh An Giang ..................... 84 Phụ lục 16. Phân tích mô phỏng Monte Carlo theo quan điểm tài chính và kinh tế ...... 85
  12. -xii- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt BIDV Bank for Investment and Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Development of Vietnam Việt Nam CĐT Chủ đầu tƣ CPVCSHDN Chi phí vốn chủ sở hữu danh nghĩa CPVCSHthực Chi phí vốn chủ sở hữu thực CTCPĐNAG Công ty Cổ phần Điện nƣớc tỉnh An Giang DSCR Debt Services Coverage Hệ số an toàn trả nợ Ratio Đvt Đơn vị tính ECOC Economic Opportunity Suất chiết khấu kinh tế Cost of Capital EVN Vietnam Electricity Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVNPECC3 EVN Power Engineering Công ty Tƣ vấn xây dựng điện 3 Consulting Joint Stock Company 3 GDP Gross Domestics Product Tổng sản phẩm quốc nội GW Gigawatt IMF International Monetary Quỹ Tiền tệ Thế giới Found IRR Internal Rate of Return Suất sinh lợi nội tại KWH Kilowatt – giờ MW Megawatt
  13. -xiii- Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt NPV Net Present Value Giá trị hiện tại ròng ODA Official Development Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance QĐ Quyết định RE Rural Energy Năng lƣợng nông thôn THV Thời gian hoàn vốn TĐT Tổng đầu tƣ TMĐT Tổng mức đầu tƣ UBND Ủy ban Nhân dân USD United States Dollar Đồng đô la Mỹ VND Vietnam Dong Đồng Việt Nam WACC Weighted Average Cost Chi phí vốn bình quân of Capital trọng số WB World Bank Ngân hàng Thế giới
  14. -1- Chƣơng 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do hình thành dự án Trong thời gian qua, Chính phủ đẩy mạnh đầu tƣ các loại cơ sở hạ tầng thiết yếu nhƣ điện, đƣờng, trƣờng, trạm… đến các vùng sâu, vùng xa với mục tiêu nâng là cao đời sống ngƣời dân một cách toàn diện, phát triển kinh tế nông thôn, đảm bảo sự công bằng xã hội. Điển hình là Dự án Năng lƣợng Điện nông thôn (RE), thông qua tranh thủ từ nguồn vốn vay ƣu đãi từ WB. Đến nay, dự án đã đƣợc triển khai hoàn tất tại các tỉnh miền Trung. Từ sự đánh giá cao của WB về hiệu quả thực hiện, dự án đƣợc mở rộng tại khu vực miền Nam với nguồn vốn tiếp tục đƣợc hỗ trợ từ tổ chức này. Trong bối cảnh đó, tỉnh An Giang vẫn còn những thôn, ấp vùng xa, biên giới, nằm rải rác khắp 121 xã, thị trấn vẫn chƣa có lƣới điện quốc gia. Điều này làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng đời sống, giảm cơ hội tiếp cận những tri thức mới, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất của ngƣời dân tại những khu vực nêu trên, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Điện hóa toàn bộ nông thôn là một trong những tiêu chí xây dựng thành công Chƣơng trình nông thôn mới đang triển khai trên toàn quốc. Song song với tiến trình phát triển kinh tế và xã hội của địa phƣơng, Sở Công thƣơng dự báo nhu cầu sử dụng điện năng tỉnh An Giang trong năm 2015 là 2.438.172 MWh và lên đến 4.608.158 MWh trong năm 2020. Số liệu chi tiết đƣợc thể hiện ở Phụ lục 13. Chính vì những nhu cầu trên, cấp lƣới điện đến các xã, thị trấn này là một vấn đề cấp thiết của tỉnh. Dự án Cấp lƣới điện cho các thôn, ấp chƣa có điện tại tỉnh An Giang giai đoạn 2013 – 2020 đƣợc hình thành để phục vụ điện sinh hoạt khoảng 20.550 hộ dân, góp phần hoàn thành xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; an ninh trật tự, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao.
  15. -2- 1.2. Lý do hình thành luận văn Dự án có tổng mức đầu tƣ (TMĐT) trên 621 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ chuyển giao cho CTCPĐNAG, một công ty thuộc sở hữu của Nhà nƣớc, thực hiện cổ phần hóa vào năm 2010. Trong khi Công ty Điện lực An Giang trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam cung cấp điện cho khu vực thành thị, đô thị trung tâm thì ngoài lĩnh vực cung cấp nƣớc sinh hoạt, CTCPĐNAG còn phụ trách cung cấp, phân phối điện cho khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Điều này xuất phát từ mong muốn đảm bảo kịp thời đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt vùng nông thôn, biên giới hẻo lánh, bởi suất đầu tƣ các khu vực này tƣơng đối cao, ngành điện sẽ chậm trễ và ít ƣu tiên trong việc đầu tƣ hệ thống lƣới điện. Với dự án RE, đơn vị đại diện của EVN tại địa phƣơng sẽ làm chủ đầu tƣ, nguồn vốn đầu tƣ lấy từ 15% ngân sách của tỉnh và 85% từ vốn vay WB, sau khi thi công hoàn thành, chính chủ đầu tƣ sẽ tự vận hành, khai thác và chịu trách nhiệm trả nợ. Tuy nhiên, đối với tỉnh An Giang, trách nhiệm này sẽ giao lại cho CTCPĐNAG. Đa phần các dự án dân sinh có đặc thù mang lại ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, thách thức không nhỏ đó là dự án có khả thi về mặt tài chính và có khả năng trả nợ hay không. Bởi đây là một trong những yếu tố tiên quyết để có thể nhận đƣợc nguồn vốn vay WB thông qua Chính phủ, và không để lại nguy cơ nợ công cho ngân sách. Hiện nay, WB đã tiếp tục cấp nguồn vốn vay ƣu đãi cho Chính phủ, EVN chịu trách nhiệm sử dụng vốn vay, tổ chức thực hiện Dự án RE mở rộng khu vực miền Nam. BIDV đƣợc Bộ Tài chính giao chức năng tiếp nhận nguồn vốn và cho vay lại trong giai đoạn 2015 - 2020. Để dự án đƣợc BIDV và EVN chấp thuận ƣu tiên cấp vốn vay thì việc thẩm định tính khả thi của dự án là rất cần thiết. Do vậy, đề tài đƣợc thực hiện nhằm mục đích thẩm định tính khả thi về mặt tài chính, kinh tế và xã hội của dự án. Từ kết quả thẩm định đƣợc, luận văn đƣa ra những khuyến nghị nhằm hạn chế một số những tồn tại, qua đó, tăng khả năng tiếp nhận nguồn vốn vay, nhanh chóng đƣa dự án đi vào thực hiện, mang lƣới điện đến ngƣời dân, tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho vùng nông thôn tỉnh An Giang.
  16. -3- 1.3. Mục tiêu của luận văn Đề tài phân tích tính khả thi của dự án, bao gồm phân tích tính khả thi tài chính trên quan điểm tổng đầu tƣ, chủ đầu tƣ, phân tích rủi ro. Đồng thời, thực hiện phân tích tính khả thi kinh tế, phân tích phân phối các ngoại tác của dự án, từ đó đƣa ra những khuyến nghị. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu vừa nêu trên, luận văn sẽ đi trả lời ba câu hỏi chính sách sau: 1. Dự án Cấp điện cho thôn, ấp chƣa có điện tại tỉnh An Giang giai đoạn 2013 – 2020 có khả thi về mặt tài chính hay không? 2. Dự án Cấp điện cho thôn, ấp chƣa có điện tại tỉnh An Giang giai đoạn 2013 – 2020 có khả thi về mặt kinh tế hay không? 3. Đối tƣợng nào hƣởng lợi và chịu thiệt từ dự án? 1.5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài thẩm định dự án chỉ thực hiện ở mức độ nghiên cứu tiền khả thi và tập trung vào phân tích tính khả thi về mặt tài chính, phân tích khả thi về phƣơng diện kinh tế và xã hội. Đồng thời, luận văn cũng tiến hành phân tích và xác định những yếu tố rủi ro sẽ tác động đến tính khả thi của dự án. 1.6. Cấu trúc luận văn Nội dung luận văn gồm 06 chƣơng. Chƣơng 1 giới thiệu về lý do hình thành dự án, lý do hình thành luận văn, mục tiêu của luận văn, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn. Chƣơng 2 là phần tổng quan và phƣơng pháp luận. Chƣơng 3 mô tả dự án. Chƣơng 4 phân tích tài chính dự án. Chƣơng 5 phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án và cuối cùng là Chƣơng 6, kết luận từ những kết quả phân tích đƣợc và đƣa ra những khuyến nghị chính sách.
  17. -4- Chƣơng 2. TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN Chƣơng 2 tổng quan lại cơ sở lý thuyết, những quan điểm, phƣơng pháp phân tích để thẩm định dự án. Đồng thời, trình bày khung lý thuyết mà luận văn dùng để tính toán tính khả thi về tài chính và tính hiệu quả kinh tế của dự án. 2.1. Các quan điểm phân tích dự án1 2.1.1. Theo quan điểm tổng đầu tƣ (quan điểm ngân hàng) Đa phần, nguồn vốn đầu tƣ xây dựng dự án không chỉ từ cổ đông mà còn từ vốn vay. Quan điểm tổng đầu tƣ (TĐT) xem xét đến khả năng thu lợi của cả ngƣời đầu tƣ và ngƣời cho vay. Cũng nhƣ chủ đầu tƣ, ngân hàng xem việc cho vay là một hoạt động đầu tƣ kinh doanh, quyền lợi của họ cũng phải đƣợc đảm bảo. Một chỉ tiêu quan trọng trên quan điểm tổng đầu tƣ là đánh giá với nhu cầu cần vốn vay, dự án có khả năng trả nợ gốc và lãi vay. Mỗi nguồn vốn có một yêu cầu về suất sinh lợi, nên suất chiết khấu theo quan điểm tổng đầu tƣ là chi phí sử dụng vốn bình quân trọng số (WACC), tính theo công thức nhƣ sau: WACC = E%*re + D%*rd Trong đó: D% = D/(D+E) và E% = E/(D+E) E: vốn chủ sở hữu trong tổng vốn đầu tƣ. D: vốn vay trong tổng vốn đầu tƣ. re: suất sinh lợi đòi hỏi của chủ đầu tƣ rd: lãi suất vốn vay. 2.1.2. Theo quan điểm chủ đầu tƣ (quan điểm cổ đông) Chủ đầu tƣ quan tâm đến những lợi ích họ có thể thu đƣợc trong trƣờng hợp không có dự án. Khác với quan điểm tổng đầu tƣ, khi tính toán các dòng ngân lƣu, chủ đầu tƣ (CĐT) sẽ tính cả nguồn vốn vay từ ngân hàng vào dòng ngân lƣu vào, đồng thời, khoản trả lãi vay và nợ gốc cũng đƣợc tính vào các dòng ngân lƣu ra. Suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu hay còn gọi là suất sinh lợi kỳ vọng của chủ đầu tƣ đối với vốn đầu tƣ. 1 Jenkins và Harberger (1995, chƣơng 3)
  18. -5- 2.1.3. Theo quan điểm kinh tế Thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án là phân tích dòng ngân lƣu ròng lợi ích thu đƣợc và những tổn hại của nền kinh tế. Lợi ích là những ngoại tác tích cực mà dự án mang đến cho xã hội. Tổn hại là những chi phí, những ngoại tác tiêu cực mà nền kinh tế quốc gia phải đánh đổi khi thực hiện dự án. Do đó, lợi ích và chi phí liên quan đến dự án phải sử dụng giá kinh tế. Đồng thời, bổ sung các ngoại tác tích cực và tiêu cực mà dự án tạo ra bên ngoài vùng dự án. Quan điểm kinh tế, khi phân tích, chúng ta sử dụng suất chiết khấu kinh tế. Bên cạnh đó, phải loại bỏ những dòng ngân lƣu chuyển giao ra khỏi dự án nhƣ thuế, trợ giá, trợ cấp, lãi vay… 2.1.4. Theo quan điểm xã hội Xem xét trên quan điểm xã hội là xem xét đối tƣợng đƣợc lợi, đối tƣợng chịu thiệt từ dự án, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Vì thế, phân tích theo quan điểm xã hội còn đƣợc gọi là phân tích phân phối. Kết quả phân tích là cơ sở để đƣa ra những biện pháp tài chính, chính sách xã hội nhằm phân phối một cách hiệu quả và công bằng hơn lợi ích từ dự án. Phân tích xã hội dựa trên sự khác biệt giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế: NPVext = NPVe – NVPf@EOCC = NPVe – NPVf@WACC – (NPVf@EOCC – NPVf@WACC) Trong đó: NPVext là NPV các ngoại tác. NPVe là NPV các ngân lƣu kinh tế NVPf@EOCC là NPV các ngân lƣu tài chính sử dụng suất chiết khấu EOCC NPVf@WACC là NPV các ngân lƣu tài chính sử dụng suất chiết khấu WACC NPVf@EOCC – NPVf@WACC là NPV chi phí cơ hội tổng quát của các ngoại tác bị mất đi do sử dụng vốn của dự án.
  19. -6- 2.2. Các phƣơng pháp sử dụng trong phân tích tài chính 2.2.1. Nhóm các phƣơng pháp dòng tiền tệ chiết giảm2 2.2.1.1. Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) Là phƣơng pháp chiết khấu ngân lƣu ròng dự án theo quan điểm tổng đầu tƣ, chủ đầu tƣ, ngân sách và toàn bộ nền kinh tế với suất chiết khấu tƣơng ứng, NPV dƣơng hoặc bằng không là dự án tốt. Cùng một mức sinh lợi yêu cầu, ta chọn dự án có NPV cao hơn. Công thức để tính NPV: n Bt  Ct NPV =  (1  r ) t 0 t e Trong đó: Bt là lợi ích năm t; Ct là chi phí năm t; re là suất chiết khấu. 2.2.1.2. Phương pháp suất thu lợi nội tại (IRR) IRR là khả năng sinh lợi của dự án, đƣợc tính toán khi đƣa NPV dự án về mức bằng không, tiêu chí lựa chọn lớn hơn hoặc bằng suất sinh lợi tối thiểu nhà đầu tƣ mong đợi. Công thức tính IRR: n Bt  Ct NPV = 0 =  (1  IRR ) t 0 t 2.2.1.3. Phương pháp tỉ số lợi ích - chi phí (B/C) Tính trên tỷ số hiện giá ròng ngân lƣu doanh thu và hiện giá ròng ngân lƣu chi phí, chiết khấu từ chi phí cơ hội của vốn. Khi B/C lớn hơn hoặc bằng 1 thì dự án đƣợc chấp nhận. 2.2.2. Các phƣơng pháp sử dụng trong phân tích kinh tế và xã hội3 2.2.2.1. Phương pháp hệ số chuyển đổi giá CFi Dựa trên quan điểm tài chính và các hệ số chuyển đổi CF để tính toán ra các giá trị kinh tế của các dòng ngân lƣu. 2 Jenkins và Harberger (1995, chƣơng 4) 3 Belli.P và các đồng sự (2001)
  20. -7- 2.2.2.2. Phương pháp “Có” và “Không có” dự án Tác động giảm cung đầu vào và tăng cung đầu ra cung cấp cho các nơi khác trong một nền kinh tế. Thông qua sự khác biệt về mức độ sẵn có của đầu vào và đầu ra khi có và không có dự án từ đó xác định chi phí và lợi ích gia tăng từ dự án. 2.2.2.3. Phương pháp phân tích lợi ích, chi phí Tính đến tác động phụ và các tác động khác không đƣợc phản ánh trong phân tích tài chính, lƣợng hoá và cuối cùng là định giá chúng bằng tiền. 2.3. Xác định khung phân tích của dự án 2.3.1. Khung phân tích tài chính dự án 2.3.1.1. Chi phí tài chính dự án Chi phí tài chính của dự án gồm các khoản sau: - Chi phí đầu tƣ ban đầu nhƣ xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, dự phòng khối lƣợng phát sinh và bảo hiểm. - Chi phí hoạt động gồm chi vận hành và bảo trì, bảo dƣỡng và chi phí mua điện nguyên liệu từ EVN. Do có thất thoát trong phân phối điện năng nên sản lƣợng điện phải mua đƣợc tính theo công thức: Sản lƣợng mua điện = sản lƣợng điện tiêu thụ của hộ dân * (1 + tỷ lệ thất thoát) - Các loại thuế áp dụng mức thuế suất theo đúng quy định hiện hành. 2.3.1.2. Lợi ích tài chính dự án Lợi ích tài chính dự án là tổng doanh thu bán điện cho các hộ dân trên địa bàn phục vụ của dự án. Doanh thu bán điện = Sản lƣợng điện tiêu thụ trong năm * Giá bán điện. Trong đó: - Sản lƣợng điện tiêu thụ gồm nhu cầu điện năng sinh hoạt và điện năng phục vụ ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của khu vực dự án. - Giá bán điện áp dụng theo quy định của Bộ Công thƣơng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2