intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: ViJensoo ViJensoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết cấu luận văn luận văn gồm 3 chương, đồng thời luận văn còn có phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo liên quan: Chương 1: Các cơ sở lý luận trong thực hiện chính sách phát triển công nghệ thông tin; Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển CNTT trên địa bàn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh; Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển CNTT trên địa bàn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------ NGUYỄN ANH VŨ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội - 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------ NGUYỄN ANH VŨ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ BỘ LĨNH Hà Nội - 2021
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi thế giới đã bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công ngệ thông tin (CNTT) trở nên một thành tố vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và thúc đẩy cuộc cách mạng này. CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nó làm biến đổi sau sắc đời sống kinh tế chính trị, góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, tinh thần, trí tuệ của toàn dân tộc, thúc đẩy quá trình hội nhập và tạo tiền đề để nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như toàn bộ ngành kinh tế. Xác định tầm quan trọng của CNTT trong thời kỳ đổi mới, ngày 27/08/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt “Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”. Giai đoạn 2016-2020 được coi là giai đoạn đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt Nam, hầu hết các cơ quan đều được đầu tư tương đối lớn nhằm nâng cao năng lực CNTT. Quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa (HĐH, CNH) của Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển cực kỳ quan trọng, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam có chủ trương áp dụng thành tựu của CNTT vào một số lĩnh vực, điều này đã được cụ thể hóa và làm sâu sắc thông qua nhiều quyết định, nghị định của Chính phủ. Hiệp định khung e-Asean đã được Việt Nam cùng với các thành viên khác trong khối ASEAN thông qua và ký kết ngày 24/11/2000 với các mục tiêu cụ thể: xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT), phát triển ngành thương mại điện tử (TMĐT) và cộng đồng điện tử (CĐĐT), điều này đã thể hiện rõ các cam kết đồng thuận phát triển giữa các thành viên trong khối nhằm nâng tầm mô hình quản trị, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng trong tương quan của sự phát triển CPĐT, TMĐT và CĐĐT tại Việt Nam trong giai đoạn mới. Gần đây nhất theo Quyết định số 749/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ 1
  4. ban hành ngày 03/06/2020 về Quyết định Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, trong đó mục tiêu cơ bản đến năm 2025, phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; và phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số. Qua đó có thể thấy một số nhiệm vụ phát triển kinh tế số được đặt ra nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về CNTT sang làm sản phẩm công nghệ số, công nghiệp 4.0, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh. Trong nhiều năm liên tiếp, thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu trong ứng dụng CNTT vào thực tiễn quản lý và áp dụng các thành quả của CNTT để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc, đặc biệt trong khối hành chính công. Cũng như thự tế tại các địa phương khác, Quận 9 luôn đề cao việc ứng dụng CNTT như một hoạt động tiên quyết trong quá trình hình thành nền tảng công nghệ, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, nâng cao chất lượng quản trị hành chí. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tại Quận 9 vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như trình độ phát triển và ứng dụng CNTT còn thấp, chất lượng đội ngũ quản trị chưa tương xứng với tiềm năng của Quận. Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Thực hiện chính sách phát triển CNTT trên địa bàn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.2. Nghiên cứu ở ngoài nước Trái ngược với tình hình nghiên cứu trong nước, ở nước ngoài, có rất nhiều công trình và tài liệu nghiên cứu về vai trò cũng như vị trí của CNTT với sự phát triển kinh tế xã hội được thực hiện rất nhiều và đa dạng. Điển hình 2
  5. như công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Allvin Toffler, Hetdi Toffler về các chủ đề như “Văn minh của làn song thứ ba”, hay “Cú sốc tương lai”, hoặc kể cả tác phẩm “Đạo đức thông tin trong xã hội kinh tế tri thức” của tác giả Cameron Esslement. Qua đó, ta thấy được việc phát triển CNTT không những được các học giả trong và ngoài nước quan tâm mà nó còn cần có sự nghiên cứu sâu hơn về việc thực hiện chính sách phát triển một cách khoa học và kỹ càng đối với từng điều kiện và môi trường cụ thể. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về việc thực hiện chính sách phát triển CNTT trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nghiên cứu ở trong nước Chủ đề nghiên cứu về vai trò cũng như chính sách phát triển CNTT trong nước cũng đã được triển khai nhiều quận thành, nhiều địa phương trong thời gian vừa qua. Điển hình là đề tài “CNTT - Tổng quan và các vấn đề cơ bản” của Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về CNTT; “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Ban Tư tưởng và Ban Khoa giáo Trung ương, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2001; “Đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin một cách toàn diện” của tác giả Minh Hiển đăng trên trang thông tin điện tử của Văn phòng Chính phủ năm 2016. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của luận văn nhằm nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò cũng như vị trí công nghệ thông tin, các chính sách phát triển công nghệ thông tin. Mục đích thứ nhì trong luận văn này nhằm nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT tại đại bàn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chính sách phát triển CNTT tại quận 9, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 3
  6. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Các nhiệm vụ nghiên cứu cho việc thực hiện luận văn bao gồm: - Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp hệ thống quá cơ sở lý luận về vai trò cũng như vị trí của CNTT, các chính sách phát triển CNTT - Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT tại đại bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chính sách phát triển CNTT tại quận 9 trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực hiện chính sách phát triển CNTT nhằm phát huy tốt hơn hiệu quả quản lý trên địa bàn quận 9. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: quận 9, thành phố Hồ Chí Minh - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2016 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa chiều, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên ngành xã hội học và phương pháp nghiên cứu chính sách công. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp kết hợp giữa phương pháp phân tích chính sách công với hệ thống các phương pháp hệ thống, nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, các phương pháp so sánh đối chiếu cũng được áp dụng rộng rãi trong toàn nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn có những đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện hệ thống lý luận về quá trình thực hiện chính sách công về phát triển CNTT trên địa bàn cụng như đề xuất các phương hướng để quá trình hoàn thiện và phát triển 4
  7. chính sách về CNTT hiệu quả hơn. Đồng thời, luận văn cũng đề xuất các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao và hoàn thiện các giải pháp về thực hiện chính sách phát triển CNTT trên địa bàn quận 9, là bài học kinh nghiệp có giá trịcho các địa phương khác. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Là tài liệu để giúp cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nghiên cứu, tham khảo và áp dụng vào thực tiễn nhằm thực hiện tốt có hiệu quả trong thực hiện chính sách phát triển công nghệ thông tin. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn luận văn gồm 3 chương, đồng thời luận văn còn có phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo liên quan: - Chương 1: Các cơ sở lý luận trong thực hiện chính sách phát triển công nghệ thông tin. - Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển CNTT trên địa bàn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển CNTT trên địa bàn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. 5
  8. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1. Khái quát về chính sách CNTT với tư cách chính sách công 1.1.1. Khái niệm, CNTT và chính sách phát triển CNTT a. Khái niệm CNTT và lịch sử phát triển CNTT trong thời đại hiện nay đang tạo ra những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế chính trị tại nỗi khu vực, địa phương. Sự phát triển CNTT không những số hóa được hệ thống quản lý trong các tổ chức công-tư mà còn đem lại hiệu quả lớn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về CNTT, dưới đây là một số quan niệm có tính phổ biến nhất: Theo từ điển bách khoa toàn thư mở trên mạng Wikipedia thì: CNTT là công nghệ ứng dụng cho việc xử lý thông tin. Theo GS. Liest Eathington và GS. Dave Swanson, khoa kinh tế học - đại học Iowa - Hoa Kỳ, thì CNTT là một chuỗi sản phẩm và dịch vụ mà thông qua đó, việc biến đổi số liệu thành thông tin có thể tiếp cận được và trở nên có ích. Sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin này đảm bảo cho doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân có thể kiểm soát được các giao dịch kinh doanh hiệu quả hơn và nhanh hơn (Ictnews.vn - 2011). Theo GS. Phan Đình Diệu: “Công nghệ thông tin là xử lý thông tin bằng các phương tiện điện tử, bao gồm các khâu cơ bản như thu thập dữ liệu, lưu trữ, chế biến và truyền nhận thông tin” (Giáo trình tin học đại cương, NXB Thống kê năm 2004).. PSG. Hàn Viết Thuận thì cho rằng: “Công nghệ thông tin là sự kết hợp của công nghệ máy tính với công nghệ liên lạc viễn thông được thực hiện trên cơ sở công nghệ vi điện tử” (Giáo trình tin học đại cương, NXB Thống kê - năm 2004). 6
  9. Tại Việt Nam, Quốc hội đã thông qua Luật công nghệ thông tin ngày 29/6/2006, theo đó thì: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. Như các phân tích trên, CNTT được xác định là một ngành khoa học công nghệ, nó gắn liền với quá trình xây dựng thông tin, phát triển thông tin, và xử lý thông tin. Theo quan điểm đó, Công nghệ thông tin còn bao gồm hệ thống các phương pháp khoa học, các công cụ, phương tiện và các giải pháp kỹ thuật hiện đại tiên tiến nhất hiện nay, chủ yếu là máy tính và hệ thống mạng truyền thông cùng với nội dung thông tin điện tử nhằm phát triển, tổ chức thực hiện khai thác thông tin và sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin trong hầu hết các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, hoạt động kinh tế - xã hội, hoạt động văn hóa, đối ngoại,... Với định nghĩa trên, khái niệm CNTT đã được hoàn thiện với sự bao quát hơn về các nội dung, ý nghĩa và vai trò trên mọi lĩnh vực đời sống-xã hội. Vì vậy, thuật ngữ CNTT trong nghiên cứu này cũng mang hàm ý và định nghĩa như trên. Theo tác giả Nguyễn Văn Lượng trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đưa ra quan niệm về CNTT như sau: “CNTT là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người.” Khái niệm này tương đối bao hàm những ý nghĩa và đặc tính của CNTT cũng như vai trò của CNTT trong giai đoạn hiện nay. b. Khái niệm chính sách và chính sách công Chính sách là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trên truyền thanh, truyền hình, trên sách báo và trong đời sống xã hội hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, cho đến nay giới học thuật vẫn chưa đạt được sự nhất trí về một định nghĩa thống nhất cho khái niệm này, mà 7
  10. tùy theo từng giác độ tiếp cận mà người ta đưa ra cách định nghĩa khác nhau. Đại từ điển Webster's dictionary đưa ra đến 4 định nghĩa về khái niệm “chính sách”, trong đó có định nghĩa đáng chú ý nhất như sau: “Chính sách là một tập hợp các quyết định cùng với các hoạt động có liên quan để thực hiện các quyết định đó”. Theo tác giả James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”. Từ điển Bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...” Như vậy có thể hiểu: “Chính sách là tập hợp các hoạt động liên quan với nhau, được lựa chọn và quyết định thực hiện, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”. Như vậy có thể hiểu: “Chính sách công là chính sách do cơ quan nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội của cộng đồng”. Cũng chính vì vậy mà cho đến nay ở Việt Nam chúng ta thường dùng khái niệm “chính sách của nhà nước” với nội hàm tương đồng với khái niệm “chính sách công” (public policy) mãi gần đây mới được sử dụng. Chính sách công thường được phân biệt theo chủ thể chính sách (cơ quan ban hành) và đối tượng chính sách (lĩnh vực chịu tác động của chính sách). Theo chủ thể, chính sách có thể được ban hành bởi cơ quan các cấp khác nhau trong bộ máy Trung ương hoặc địa phương. Theo lĩnh vực, có chính sách đối nội, chính sách về phát triển kinh tế, chính sách về an sinh xã hội, chính sách đối ngoại... c. Khái niệm chính sách phát triển CNTT 8
  11. Theo các quan niệm trên thì khái niệm “Chính sách phát triển CNTT” theo tác giả đó là các hành động củ thể hóa của nhà nước bằng các văn bản hành chính nhằm đưa ra các phương hướng, phương cách nhằm phát triển ngành CNTT. 1.1.2. Tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách phát triển CNTT Trong lĩnh vực hành chính, với cách hiểu về thuật ngữ “hiện đại” nghiêng về nghĩa sắc thái tinh thần, nhận thức, tư duy …, các nước phương Tây cứ mỗi lần chuyển đổi mô hình hành chính đều bắt đầu bằng việc nhận thức lại vai trò của Nhà nước. Trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới, việc ứng dụng mô hình quản lý công mới nhằm thay thế mô hình hành chính công củ luôn gắn liền với quan điểm đổi mới sáng tạo và cải cách lại Chính phủ. Vai trò của Chính phủ được nhận thức lại từ quản lý áp đặt sang phục vụ theo nguyện vọng người dân thông qua hình thức dân chủ. Đó chính là sự khởi nguồn của mô hình “quản trị nhà nước tốt” thời gian gần đây. “Quản trị nhà nước” thay thế cho “quản lý nhà nước” là một bước tiến lớn về mặt tư duy. Nếu “quản lý nhà nước” được hiểu như là sự quản lý của Nhà nước - trong vai trò chủ thể, thì với thuật ngữ “quản trị nhà nước”, xã hội xuất hiện cùng lúc hai mối quan hệ: Nhà nước vừa là chủ thể quản trị xã hội; vừa là đối tượng được quản trị bởi công dân và các thiết chế xã hội khác. Vì thế, trách nhiệm giải trình của Nhà nước trước nhân dân và xã hội là những đặc trưng cần có của mô hình mới này. Do vậy, có thể nói rằng nền hành chính ở các quốc gia phát triển luôn gắn liền với những biến chuyển về mặt tư duy và từng bước hiện đại hóa. Những năm của thập niên cuối cùng thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI, quá trình hiện đại hóa nền hành chính ở Việt Nam thể hiệnthông qua Chiến lược cải cách hành chính được bắt đầu với Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII (1995). Tuy vậy, sự vận dụng khái niện hiện đại hóa một cách máy móc, cứng nhắc đã làm quá trình cải cách chung của nước ta chưa đạt được như mong đợi. Quyết định số 112/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 9
  12. ban hành ngày 25 tháng 7 năm 2001 phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005, gọi tắt là Đề án 112, là một ví dụ điển hình. Chính phủ đã đầu tư rất nhiều kinh phí, nguồn nhân lực, nhưng kết quả vận hành nền hành chính không có kết quả như mong đợi, không cải thiện được bao nhiêu. Ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước luôn tồn tại hai mặt. Nếu mặt tích cực được không phát huy thì nó chỉ còn giá trị phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin và giải trí. Do vậy, rất nhiều máy tính được mua về chỉ để dùng vào việc mua hàng, chơi trò chơi, nghe nhạc, xem phim, tán gẫu trực tuyến … của cán bộ công chức. Hay việc cải cách hình chính đang được đạy mạnh theo hướng giảm và gọp lại các cơ quan hình chính, nhưng khi gọp lại chỉ là gọp cơ học do đó số biên chế lại phình ra, đồng thời thẩm quyền trong quản lý không giao trách nhiệm rõ ràng, chồng chéo ... Đó chính là hệ quả của việc nhận thức chưa đúng đắn về cải cách nền hành chính. Trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ đã có những nhận thức đúng đắn về việc làm thế nào để có nền hành chính quốc gia hiện đại, hiệu quả, làm nền tảng cho một xã hội dân chủ phồn vinh bằng các văn bản chỉ đạo định hướng của Đảng, các kế hoạch hành động của Chính phủ. Một số văn bản nổi bật có thể kể đến như: Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2011 về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 4 năm 2015 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; hay như Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngành 14 tháng 10 năm 2015 về Chính 10
  13. phủ điện tử. Hiện đại hóa hành chính là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ đề cập đến trong Nghị quyết số 30c/NQ-CP ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2011, cụ thể như sau: - Thứ nhất, tập trung hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của các cổng thông tin điện tử áp dụng trong quản lý hành chính của Chính phủ trên hệ thống Internet. Việc triển khai ứng dụng CNTT trong các hoạt động cải cách hành chính nha nước đến năm 2022: 95% các tài liệu, văn bản trao đổi giữa các cơ quan quản lý nhà nước cần phải được số hóa, thực hiện chuyển đổi dạng văn bản điện tử, hổ trợ cho việc lưu trữ, truy vấn được tốt hơn; đảm bảo các cán bộ công nhân viên tích cực sử dụng hệ thống email (thư điện tử), các thông báo điện tử trong công việc; chuyển đổi các hoạt động giao dịch sang hình thức giao dịch điện tử; ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong các hoạt động giao tiếp, truyền thông và liên lạc; thực hiện các dịch vụ công thông qua Mạng thông tin điện tử hành chính do Chính phủ phát triển ở mức độ 3 và 4, đáp ứng các nhu cầu từ thực tiễn trong các hoạt động của chính phủ điện tử, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp. - Thứ hai, thực hiện triệt để triển khai ứng dụng CNTT trong các quy trình xử lý dịch vụ công của từng cơ quan hành chính nhà nước, liên cơ quan hành chính nhà nước với nhau, nhằm nâng cao tính chính xác, hổ trợ tích cực việc chuyển đổi số tại các cơ quan hành chính nhà nước mỗi địa phương, nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT tại các cơ quan này. - Thứ ba, thực hiện cập nhật và công bố các danh mục dịch vụ hành chính công được triển khai tại cơ sở lên các trang mạng thông tin điện tử hành chính theo đề án chính phủ điện tử. Triển khai xây dựng và thống nhất các biểu mẫu văn bản trong giao dịch đối với từng dịch vụ hành chính công cho người dân, giữa các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức, và các cá nhân nhằm hệ 11
  14. thống hóa và đơn giản hóa từng khâu trong qui trình thủ tục dịch vụ hành chính công. - Thứ tư, tiến hành triển khai một cách thống nhất có hiệu quả qui trình quản lý chất lượng tại các cơ quan có triển khai đề án phát triển chính phủ điện tử qua đó thu thập những thiếu sót, tổng hợp những vấn đề liên quan đến việc ứng dụng CNTT tại các cơ quan hành chính nhà nước, làm cơ sở để hoàn thiện hệ thống CNTT được tốt hơn. - Thứ năm, nhanh chóng thực thiện Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ trong việc phê duyệt kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng tai các đơn vị cấp cơ sở (phường, xã) đảm bảo tuân theo qui trình và các yêu cầu về cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả quản lý nhà nước tại các cấp. - Thứ sáu, tiên hành xây dựng cở sở trụ sở các cơ quan hành chính nhà nước tại các địa phương nhằm hiện đại hóa, tập trung hóa ứng dụng CNTT hổ trợ hiệu quả cho việc cải cách hành chính nhà nước. Việc triển khai ứng dụng CNTT tại cơ quan quản lý hành chính nhà nước nhằm hiện đại hóa hệ thống quản lý, từng bước xây dựng và hoàn thiện chính phủ điện tử tại các đơn vị địa phương, nâng cao chất lượng dịch vụ công, nêu cao tinh thần học hỏi, đề cao tính chuyên nghiệp, văn minh công sở, lịch sự trong giao tiếp, minh bạch trong xử lý thông qua hệ thống CNTT như: hệ thống lấy số tự động, hệ thống cấp số chờ giao dịch cho cá nhân, tổ chức theo nguyên tắc “ai đến trước được nhận dịch vụ trước, ai đến sau, nhận dịch vụ sau”. Việc áp dụng CNTT vào quá trình đưa ra quyết định cũng nhằm minh bạch hóa quá trình thực hiện dịch vụ hành chính công, hổ trợ đắc lực cho ban quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ, hổ trợ cho quá trình cải cách hành chính nhà nước, tạo tiền đề cho việc xây dựng Chính phủ điện tử, đặc biệt hơn hiện nay một số địa phương đang ra sức thi đua xây dựng chính phủ một cửa, giúp nâng cao hiệu quả việc tương tác giữa 12
  15. người dân và cán bộ phục vụ tại các cơ quan quản lý nhà nước. Ngoài ra, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả và hiệu suất thực hiện công việc tại các cơ quan hành chính nhà nước. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển CNTT Việc xây dựng, hoàn thiện và ứng dụng CNTT không chỉ là những thay đổi về mặt công nghệ mà còn thay đổi cả trong tư duy quản lý, qui trình đưa ra quyết định. Mục đích của việc ứng dụng này nhằm nâng cao chất lượng quản lý của nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công, đem lại sự hài lòng hơn cho người dần và các tổ chức doanh nghiệp. Một trong những hiệu quả thấy rõ nhất của việc áp dụng CNTT vào quản lý nhà nước là làm minh bạch các quá trình xử lý các thủ tục hành chính, tinh gọn hệ thống trong quản lý, đồng bộ cơ sở dữ liệu của các tổ chức ban ngành. Tính lợi ích đã được minh chứng rõ nét thông qua sự cải thiện hiệu quả tại một số đơn vị đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính bằng việc áp dụng CNTT. Tuy nhiên trên thực tế vẫn cón nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả của việc triển khai này, trong đó các nhân tố sau cần được xem xét: - Thứ nhất, Khâu tổ chức, quản lý hành chính. Chính phủ chính là cơ quan, tổ chức có quy mô lớn nhất trong nước. Chính phủ thường có cấu trúc phức tạp, phân cấp quản lý, gồm nhiều cơ quan hoạt động độc lập với nhau. Điều này đã dẫn đến xu hướng nảy sinh sự thiếu đồng bộ, manh mún trong hoạt động quản lý, điều hành nhà nước, cung cấp dịch vụ hành chính công, cũng như sự trùng lặp, thiếu hiệu quả trong đầu tư xây dựng hệ thống thông tin khiến cho khả năng phối hợp, cộng tác giữa các cơ quan của chính phủ bị hạn chế. - Thứ hai, Sự hiểu biết đầy đủ về thực trạng, nhận thức, nhu cầu ứng dụng CNTT trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Đây cũng là một rào cản gây nên sự chậm trễ vướng mắc trong việc thực hiện triển khai ứng dụng 13
  16. CNTT một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả. Ứng dụng CNTT cần phải được triển khai một cách phù hợp, hài hòa với đặc điểm văn hóa, kinh tế - xã hội cũng như phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước trong mục tiêu phát triển tại địa điểm triển khai. Thực tế các chương trình, đề án và dự án trọng điểm về ứng dụng CNTT thường chậm trễ, thiếu đồng bộ và hiệu quả thấp, trong khi đó xuất phát điểm ứng dụng CNTT còn thấp, kinh phí hạn hẹp, ít cán bộ chuyên trách, cán bộ lãnh đạo chưa quán triệt, tính chủ động chưa cao, cán bộ công chức còn ngại thay đổi phương thức làm việc. - Thứ ba, Mô hình, hạ tầng kỹ thuật toàn diện, thống nhất trong xây dựng hệ thống thông tin trong các cơ quan nhà nước, cho phép các quy trình nghiệp vụ có thể được tinh giản, công nghệ được chuẩn hóa, thông tin được cấu trúc và lưu trữ thống nhất, tránh việc các hệ thống thông tin thường được triển khai riêng rẽ, thiếu sự tương tác, liên thông. - Thứ tư, Tài chính là một trong nhân tố quan trọng trong việc triển khai các ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, nhân tố này đảm bảo sự thành công trong ứng dụng. 1.3. Bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước 1.3.1. Trong nước a. Bài học kinh nghiệp của thành phố Đà Nẵng Trong những năm qua, TP. Đà Nẵng luôn đứng đầu cả nước về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông với ICT Index năm 2019 là 0,83 (đây là lần thứ 2 liên tiếp Đà Nẵng chiếm giữ thứ hạng này, năm 2018 Đà Nẵng cũng xếp hạng thứ nhất và năm 2017 xếp hạng thứ 2); Chỉ số hạ tầng nhân lực 0,86 xếp hạng thứ 2, chỉ số hạ tầng kỹ thuật 0,83 xếp hạng thứ 1 và chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin 0,91 xếp hạng 1. Về xếp hạng sản xuất - kinh doanh công nghệ thông tin Đà Nẵng đứng hạng 5. Chỉ số này cho thấy Đà Nẵng là một trong những thành phố có mức độ sẵn 14
  17. sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh rất cao, và được xác định là một trong những tỉnh thành góp phần quan trọng vào thành công của đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin - truyền thông”. Hiện nay, thành phố đang triển khai xây dựng mang WAN, Trung tâm dữ liệu, Trung tâm đào tạo và nghiên cứu chính sách phát triển CNTT nhằm chuẩn bị cơ sở hạ tầng để triển khai chính quyền điện tử của thành phố trong thời gian tới. Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện tại văn phòng UBND, 7 quận huyện và 2 sở, ngành đã được xây dựng xong; hệ thống quản lý văn bản và điều hành được cài đặt sử dụng tại 32 đơn vị, bước đầu mang lại kết quả tích cực trong công tác quản lý và điều hành; hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng Phần mềm 1 cửa, 1 cửa liên thông cấp phường xã tại 56 xã, phường của thành phố phục vụ công tác tiếp nhận và xử lý hồ sơ cho công dân; hỗ trợ doanh nghiệp CNTT nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển công nghiệp phần mềm với các khóa đào tạo khác nhau về CNTT. Để phát huy những thành tựu đã đạt được, thành phố Đà Nẵng đề ra một số mục tiêu cụ thể trong giai đoạn tiếp theo - năm 2020 như sau: Phấn đấu đạt tỷ lệ 60% thôn có Internet, 60% các cơ quan nhà nước được sử dụng dịch vụ qua trung tâm dữ liệu và mạng WAN của thành phố; 80% văn bản giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi qua hệ thống quản lý văn bản hoặc trao đổi dưới dạng thư điện tử; 90% cán bộ công chức sở ngành quận huyện, 65% cán bộ công chức xã phường sử dụng thường xuyên hộp thư điện tử trong công việc; 45% các mô hình Công sở điện tử, quận/huyện điện tử, phường/điện tử được triển khai diện rộng; 100% các ứng dụng công nghệ thông tin được rà soát mức độ an toàn, an ninh thông tin; 40% ứng dụng ở mức 3 và 10% ứng dụng ở mức 4; 40% các trường phổ thông sử dụng học bạ điện tử… Đảm bảo hàng năm có 100% cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin 15
  18. được cập nhật các công nghệ mới, kiến thức mới về phần mềm, phần cứng, an ninh mạng; 60% lãnh đạo được đào tạo CIO; 60% phường xã có cán bộ chuyên trách CNTT; 60% cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của các sở ngành quận huyện được đào tạo về quản lý các dự án CNTT… Nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra thì trong bản kế hoạch có nếu lên một số nội dung thực hiện. Theo đó, thành phố cần chú trọng việc xây dựng hạ tầng CNTT&TT, nâng cấp - bảo trì công tác an ninh mạng và bảo mật; hoàn thành và đưa vào sử dụng Trung tâm dữ liệu, Trung tâm đào tạo CNTT&TT, Trung tâm giao dịch CNTT; xây dựng hệ thống thông tin địa lý thành phố, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, triển khai hệ thống công sở điện tử; xây dựng cổng thông tin y tế, triển khai 8 dịch vụ công mức 3 và 4, hệ thống giám sát và đánh giá nguồn nước cấp phục vụ cho thành phố trên hạ tầng mạng WAN. Không ngừng đẩy mạnh việc tuyên truyền, làm cho cán bộ công chức đều nhận thức rõ ràng rằng họ vừa là chủ nhân vừa là người chịu trách nhiệm triển khai các chính sách phát triển CNTT trong bộ máy nhà nước chứ không phải các chuyên gia CNTT - những người phục vụ triển khai chương trình này. Tập trung đào tạo các khóa nghiệp vụ cơ bản và chuyên ngành về chính sách phát triển CNTT cho chuyên viên các quận huyện và phường xã đã có trình độ tin học cơ bản; thực hiện đào tạo cho lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận/huyện các khóa về quản lý và điều hành các dự án CNTT và được tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT ở trong nước hoặc ở các nước có nền CNTT phát triển. b. Bài học kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trang chính sách phát triển CNTT một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Để ứng dụng tốt CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau: 16
  19. Thống nhất, tập trung sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nhấn mạnh vai trò thủ trưởng Công nghệ thông tin là một phạm vi hẹp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nó đối với xã hội lại rất rộng lớn và thiết yếu. Vì vậy cần phải có sự quan tâm và tập trung, thống nhất chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể trong chính sách phát triển công nghệ thông tin, tạo ra sự đồng bộ, đồng thuận giữa các cơ quan trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Khác với các lĩnh vực khác, chỉ đạo điều hành công việc có thể do thủ trưởng ủy quyền chỉ đạo trực tiếp cho cấp dưới, riêng với lĩnh vực chính sách phát triển công nghệ thông tin do có sự tương tác thông tin với nhau qua mạng, cho nên, tùy theo mức độ ứng dụng của các cơ quan đơn vị, bắt buộc thủ trưởng phải trực tiếp chỉ đạo, điều hành theo quy trình của hệ thống chung. Kinh nghiệm cho thấy đơn vị, địa phương nào mà trực tiếp các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể và người thủ trưởng vào cuộc thực sự thì nơi đó có bước chuyển biến tích cực về chính sách phát triển công nghệ thông tin. Củng cố và phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông Hạ tầng thông tin và truyền thông là một nội dung rất quan trọng trong việc thúc đẩy chính sách phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nó là điều kiện, môi trường để gắn kết những người có tri thức về công nghệ thông tin với nhau thông qua các hoạt động như cộng đồng điện tử, thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, nghiên cứu khoa học,... Tăng cường các nguồn lực Ngoài nguồn lực về hàng tầng thông tin và truyền thông đã phân tích ở trên, để phát huy hiệu quả chính sách phát triển CNTT cần phải có nguồn nhân lực, tài chính. Nguồn nhân lực về công nghệ thông tin phải đi trước và sẵn sàng khi triển 17
  20. khai ứng dụng CNTT. Trình độ về CNTT phải phù hợp với vị trí công tác, giải quyết được các yêu cầu tác nghiệp khi ứng dụng CNTT. Đào tạo nguồn nhân lực và CNTT phải linh hoạt phù hợp với từng đối tượng, không đào tạo hình thức, dập khuôn, máy móc. Nơi nào có đội ngũ cán bộ có trình độ cao về CNTT, làm hạt nhân cho việc triển khai các ứng dụng, khắc phục sự cố trong quá trình vận hành sử dụng thì nơi đó hiệu quả chính sách phát triển công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao. Phải có kế hoạch tài chính cụ thể để thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về ứng dụng và phát triển CNTT. Kinh phí thực hiện các dự án phải bảo đảm tổng thể, không được thiếu, tránh dở dang. Huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính đảm bảo cho phát triển cân bằng, ưu tiên những nội dung quan trọng. Hoàn thiện cơ chế, chính sách So với các lĩnh vực khác, CNTT là lĩnh vực còn rất non trẻ, tuy nhiên có sự phát triển rất nhanh về chiều rộng và chiều sâu, phạm vi ảnh hưởng rộng lớn. Do vậy nguyên tắc năng lực quản lý phải theo kịp sự phát triển của xã hội đối với lĩnh vực CNTT là một đòi hỏi cần phải giải quyết triệt để, tránh để khoảng cách quá xa giữa thực tế và quản lý. Ban hành cơ chế, chính sách về CNTT phải bao quát được chiến lược, định hướng quan trọng, tạo môi trường pháp lý, thúc đẩy ứng dụng CNTT phát triển. Cơ chế, chính sách phải đồng bộ, không được xem nhẹ bất cứ yếu tố nào liên quan đến chính sách phát triển CNTT. Cơ chế chính sách cụ thể phải mềm dẻo, linh hoạt, tạo sự khuyến khích cho các đối tượng ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động. Phải có lộ trình thích hợp cho các đối tượng ứng dụng CNTT, tránh gò ép, áp đặt, hình thức, phong trào. Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là một nội dung đặc biệt quan trọng, sẽ được tập trung phân tích sâu ở phần sau 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2