intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Ước tính tác động của việc thay đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón hóa học tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:154

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu này là so sánh tác động về mặt phúc lợi, phân chia gánh nặng thuế giữa các bên liên quan5 cũng như một số khía cạnh định tính khác (tính khả thi, ảnh hưởng tới môi trường) của ba phương án thuế GTGT đối với phân bón (thuế suất 5%, không đánh thuế và thuế suất 0%), từ đó đưa ra kiến nghị về kịch bản thuế phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Ước tính tác động của việc thay đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón hóa học tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHẠM ĐỨC CHÍNH ƯỚC TÍNH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG PHÂN BÓN HÓA HỌC TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHẠM ĐỨC CHÍNH ƯỚC TÍNH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG PHÂN BÓN HÓA HỌC TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ VIỆT PHÚ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 9 năm 2016 Tác giả Phạm Đức Chính
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin gửi lời cám ơn tới người dân và Chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ học bổng trong hai năm học Thạc sỹ Chính sách công của tôi; cảm ơn các giáo viên và nhân viên tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã làm việc trách nhiệm, chuyên nghiệp để tôi được học trong một môi trường học thuật nghiêm túc. Tôi cũng đặc biệt cám ơn các thầy giáo Lê Việt Phú, Huỳnh Thế Du, Đỗ Thiên Anh Tuấn đã hướng dẫn, gợi mở ý tưởng và đưa ra góp ý, nhận xét cho đề tài luận văn. Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình, người bạn Trương Thị Hồng Lam đã chia sẻ, động viên rất lớn về mặt tinh thần trong thời gian tôi đi học xa nhà. TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 9 năm 2016 Tác giả Phạm Đức Chính
  5. -iii- TÓM TẮT Phân bón hóa học là vật tư đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp. Để giảm bớt gánh nặng thuế cho nông dân, từ ngày 01/01/2015 Quốc hội khóa XIII chuyển mặt hàng này từ đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5% sang đối tượng không chịu thuế. Chính sách thuế mới ban hành vấp phải sự phản đối của Bộ Công thương, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Hiệp hội Phân bón. Các cơ quan này – đại diện cho lợi ích của ngành sản xuất phân bón - bảo lưu ý kiến cho rằng nên hạ thuế suất thuế GTGT từ 5% xuống 0%. Cuộc tranh luận chính sách giữa thuế suất 0% hay không đánh thuế phân bón - do Bộ Tài chính đề xuất – đặt ra yêu cầu đánh giá tác động của các chính sách thuế GTGT tới các bên liên quan để từ đó Thủ tướng Chính phủ có cơ sở trình phương án xử lý lên Quốc hội khóa XIV. Kết quả tính toán của tác giả cho thấy việc bãi bỏ thuế GTGT 5% đối với phân bón sẽ giảm bớt gánh nặng thuế cho người nông dân từ 4.964 – 5.019 tỷ đồng, đồng thời gia tăng thặng dư người tiêu dùng cho các nông hộ từ 5.318 – 5.443 tỷ đồng mỗi năm (tùy thuộc vào phương án không đánh thuế hay thuế suất 0% được lựa chọn). Việc đưa ra phương án thay thế nào sẽ có tác động khác nhau tới lợi nhuận các nhà sản xuất nội địa, số giảm thu thuế và phúc lợi xã hội ròng. Cụ thể, so với kịch bản không đánh thuế GTGT, mỗi năm kịch bản thuế suất 0% làm lợi cho các công ty phân bón trong nước 433 tỷ đồng lợi nhuận ròng nhờ gia tăng được sản lượng, làm tăng số hụt thu thuế các loại 566 tỷ đồng, nhưng cải thiện được phúc lợi xã hội ròng từ 626 tới 641 tỷ đồng. Ngoài ra, tác giả cũng chứng minh rằng: (i) lựa chọn thuế suất 0% sẽ giúp đạt được sự tối ưu hóa phúc lợi xã hội trong điều kiện Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách tự sản xuất thay thế nhập khẩu phân bón, (ii) cả hai phương án không đánh thuế GTGT hay thuế suất 0% làm tăng mức độ sử dụng phân bón hiện tại lên khoảng 4,6% nhưng chưa đủ lớn để gây ra ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Từ kết quả thu được, tác giả đề xuất chọn phương án thuế suất thuế GTGT 0% đối với phân bón. Đặt trong bối cảnh cải cách hệ thống thuế theo chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 và theo khuyến nghị của Ngân hàng thế giới, hệ thống thuế GTGT hiện tại của Việt Nam cần được loại bỏ mức thuế suất 5% đồng thời giảm bớt các đối tượng không chịu thuế. Nghiên cứu của tác giả về chính sách thuế GTGT đối với phân bón là gợi ý về hướng xử lý đối với các mặt hàng còn lại đang chịu thuế GTGT 5% nhằm
  6. -iii- tối ưu hóa phúc lợi, cải thiện công bằng xã hội và phù hợp với xu hướng chung của các nước.
  7. -iv- MỤC LỤC CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU................................................................................................ 1 1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách ................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 1.5 Khung phân tích, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ........................ 3 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu............................................................................ 3 1.7 Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 4 2.1 Lý thuyết kinh tế học về thuế .................................................................................. 4 2.2 Thuế giá trị gia tăng và phạm vi ảnh hưởng ........................................................... 5 2.2.1 Thuế giá trị gia tăng ............................................................................................... 5 2.2.2 Phạm vi ảnh hưởng của thuế GTGT ...................................................................... 6 2.3 Tác động của thuế GTGT đến cung, cầu phân bón ............................................... 10 2.4 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ................................................................ 18 CHƯƠNG 3 – MÔ HÌNH HÀM CẦU, HÀM CUNG CỦA PHÂN BÓN ..................... 20 3.1 Ước lượng hàm cầu phân bón ............................................................................... 20 3.1.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu ............................................................................. 20 3.1.2 Các nghiên cứu có liên quan, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp ước lượng ... 21 3.2 Ước lượng hàm cung phân bón ............................................................................. 25 CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN ........................................... 26 4.1 Dữ liệu thị trường về cung – cầu, xuất nhập khẩu phân bón ................................ 26 4.2 Xác định độ co giãn của cầu phân bón theo giá .................................................... 27 4.3 Thay đổi phúc lợi các bên trên thị trường phân bón ............................................. 30 4.4 Tác động tổng hợp của thay đổi chính sách thuế GTGT với phân bón ................ 34 4.5 Nguyên nhân khác biệt giữa các phương án ......................................................... 37 4.6 Phân tích chính sách thuế GTGT đối với phân bón .............................................. 41 CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................ 49 5.1 Kết luận ................................................................................................................. 49
  8. -v- 5.2 Khuyến nghị chính sách ........................................................................................ 50 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng phát triển tiếp theo ......................................... 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 53 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 62 Phụ lục 1 – Một số khái niệm và quy ước ........................................................................ 62 Phụ lục 2 – Tỷ lệ phân bón được tiêu thụ bởi các hộ nông dân. ...................................... 64 Phụ lục 3 – Doanh thu trung bình một đại lý cấp 2/năm.................................................. 65 Phụ lục 4 – Tỷ lệ các loại dinh dưỡng trong phân bón của Việt Nam qua các năm ........ 66 Phụ lục 5 – Giá bình quân các loại phân bón tới các đại lý cấp 1 .................................... 67 Phụ lục 6 - Các đường cung phân bón của các nhà sản xuất trong nước và cấu trúc hệ thống phân phối ................................................................................................................ 68 Phụ lục 7 – Kết cấu doanh thu – chi phí – thuế của hệ thống phân phối khi có thuế suất thuế GTGT 5% ................................................................................................................. 71 Phụ lục 8 – Kết cấu doanh thu – chi phí – thuế của hệ thống phân phối khi có thuế suất thuế GTGT 0% hoặc khi không đánh thuế GTGT ........................................................... 75 Phụ lục 9 – Chi tiết cách lấy các biến sử dụng trong mô hình ......................................... 77 Phụ lục 10 – Ước lượng hàm cung phân bón ................................................................... 82 Phụ lục 11 - Giá, lượng và thuế suất thuế nhập khẩu phân bón các loại ......................... 92 Phụ lục 12 – Mật độ sử dụng phân bón của các nước (kg N+P2O5+K2O/ha) .................. 95 Phụ lục 13 – Xử lý dữ liệu cho mô hình Translog ........................................................... 96 Phụ lục 14 – Chi tiết thay đổi phúc lợi các bên trên thị trường phân bón ở các kịch bản thuế GTGT khác nhau .................................................................................................... 123 Phụ lục 15 – Chi tiết cách xác định tỷ số DWL trên doanh thu thuế GTGT của thị trường các yếu tố đầu vào đối với ngành phân bón ................................................................... 140 Phụ lục 16 – Tại sao trong điều kiện mức độ tự sản xuất thay thế nhập khẩu càng cao thì cái giá phải trả về mặt phúc lợi xã hội sẽ càng lớn khi lựa chọn chính sách không đánh thuế (thay vì áp dụng thuế suất GTGT 0% cho phân bón)? ........................................... 143
  9. -vi- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt CS Consumer Surplus Thặng dư người tiêu dùng G Government’s Số thu thuế của Nhà nước OLS Ordinary Least Squares Bình phương tối thiểu thông thường PS Producer Surplus Thặng dư nhà sản xuất SUR Seemingly Unrelated Regression Hồi quy dường như không liên quan SW Social Welfare Phúc lợi toàn xã hội Thuế GTGT Thuế giá trị gia tăng Thuế TNCN Thuế thu nhập cá nhân Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp
  10. -vii- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 - Mô tả các biến được đưa vào mô hình ước lượng hàm cầu Bảng 3.2 - Thống kê mô tả dữ liệu đầu vào mô hình Translog Bảng 4.1 - Số liệu cung cầu, xuất nhập khẩu và thuế suất thuế nhập khẩu phân bón Bảng 4.2 - Kết quả kiểm định các điều kiện ràng buộc của mô hình Bảng 4.3 - Kết quả hồi quy hệ phương trình Translog bằng SUR Bảng 4.4 - Kết quả độ co giãn của cầu các yếu tố đầu vào theo giá Bảng 4.5 - So sánh phân phối lợi ích riêng phần của ba bên giữa ba phương án thuế GTGT Bảng 4.6 - So sánh sản lượng phân bón nội địa, nhập khẩu, tiêu thụ ở ba kịch bản thuế GTGT Bảng 4.7 - So sánh lợi nhuận của nhà sản xuất – phân phối ở ba kịch bản thuế GTGT Bảng 4.8 – So sánh phân phối lợi ích liên phần giữa ba phương án thuế GTGT Bảng vii.1 - Kết cấu doanh thu–chi phí–thuế của hệ thống phân phối với thuế suất thuế GTGT 5% Bảng viii.1 - Kết cấu doanh thu – chi phí – thuế của hệ thống phân phối khi thuế suất thuế GTGT = 0% hoặc không có thuế GTGT Bảng x.1 – Cơ cấu chi phí hoạt động của nhà máy phân đạm ở Mỹ Bảng x.2 – Cơ cấu chi phí hoạt động của nhà máy phân DAP ở Mỹ Bảng x.3 - Doanh thu, chi phí của một số công ty phân bón qua các năm DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 – Tác động liên phần của chính sách thuế GTGT đối với phân bón Hình 2.2 – Ba mô hình cân bằng cung – cầu riêng phần Hình 4.1 - Ba kịch bản thuế với các loại phân bón có nhập khẩu trên một đồ thị Hình 4.2 - Ba kịch bản thuế với loại phân bón sản xuất nội địa 100% trên một đồ thị Hình vi.1 – Chuỗi cung ứng phân bón trong nước DANH MỤC HỘP Hộp 4.1 – Một số quy định về thuế GTGT ở Anh Hộp 4.2 – Tại sao Trung Quốc đánh thuế GTGT trở lại đối với phân bón hóa học
  11. [1] CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách Phân bón hóa học1 là đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Bên cạnh các doanh nghiệp trồng trọt, có tới trên 90% sản lượng phân bón được tiêu thụ bởi các nông hộ. Ở mức bình quân, số tiền chi cho phân bón chiếm khoảng 37% chi phí canh tác và có đến 65% số hộ được điều tra mức sống hộ gia đình năm 2014 có tỷ lệ này đạt trên 30%.2 Theo FPT Securities (2015), với tổng nhu cầu phân bón vào khoảng 10 triệu tấn/năm, hàng năm người nông dân phải bỏ ra số tiền gần 5 tỷ USD (xấp xỉ 2,7% GDP Việt Nam 2014). Về phía cung, cũng theo FPT Securities (2015), tổng công suất các nhà máy phân bón ở Việt Nam năm 2014 đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu trong nước. Tuy vậy, số liệu sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón cùng kỳ3 cho thấy con số này vào khoảng 64%. Hiện tại 11 trong tổng số 16 nhà máy sản xuất phân bón lớn nhất cả nước trực thuộc quyền quản lý, điều hành của Tập đoàn Hóa chất và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (chiếm trên 80% tổng công suất) (FPT Securities, 2015). Trước năm 2015, luật thuế quy định phân bón chịu thuế GTGT với thuế suất 5%; sau đó Chính phủ đệ trình và Quốc hội khóa XIII đã quyết định chuyển mặt hàng này sang đối tượng không chịu thuế GTGT.4 Bộ Tài chính giải thích quy định thuế mới sẽ có lợi cho người nông dân vì giá phân bón sẽ rẻ hơn. Cụ thể, để giữ mức lợi nhuận không đổi như trước khi có chính sách thuế mới, các doanh nghiệp sản xuất phân bón chỉ cần tăng giá bán 0,71%, nhưng ở khâu phân phối việc không đánh thuế GTGT mang lại mức giảm giá đi 2% (điều đó có nghĩa là lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất nội địa không bị ảnh hưởng mà người tiêu dùng vẫn được lợi). Không đồng tình với quan điểm đó, Bộ Công thương cùng Hiệp hội phân bón và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho rằng nếu phân bón không chịu thuế GTGT, các doanh nghiệp phân bón nội địa sẽ bị thua lỗ hoặc suy giảm lợi 1 Theo Báo cáo ngành phân bón 2015 của Công ty Chứng khoán FPT, ngoài phân bón lá, phân bón vi sinh với sản lượng tiêu thụ mỗi năm khoảng 400.000 – 500.000 tấn, 6 loại phân bón hóa học (vô cơ) chủ yếu được sản xuất, nhập khẩu và sử dụng trong nước với sản lượng lên tới khoảng 10 triệu tấn/năm bao gồm: Urê, Lân, Kali, SA, DAP, NPK. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu đối với cây trồng trong 6 loại phân này thường được quy đổi về hàm lượng 3 hợp chất quan trọng nhất là Đạm (N), Lân (P 2O5) và Kali (K2O). 2 Xem Phụ lục 2 về tổng hợp nhu cầu phân bón hóa học và tỷ lệ chi phí phân bón trên tổng chi phí trồng trọt ở Việt Nam. 3 Được công bố bởi Bộ Công thương – trực tiếp trên website www.moit.gov.vn, Tổng cục Hải quan – tác giả dẫn lại từ FPT Securities. 4 Điều 3, Luật số 71/2014/QH 13.
  12. [2] nhuận đáng kể do phải cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Để đảm bảo an ninh lương thực và lợi ích của các hộ nông dân cũng như tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nội địa, Bộ Công thương đề xuất đưa phân bón vào diện chịu thuế GTGT với thuế suất 0%. Trước các ý kiến khác nhau như trên, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tiếp tục đánh giá tác động của chính sách không đánh thuế GTGT đối với phân bón tới các bên liên quan để báo cáo Thủ tướng trình Quốc hội khóa XIV phương án xử lý (Bộ Tài Chính, 2015). Theo Ngân hàng thế giới, việc không đánh thuế GTGT đối với các đầu vào nông nghiệp, bao gồm cả phân bón là thông lệ ở nhiều quốc gia (Shukla & đ.t.g, 2011). Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều nước Châu Âu ban hành thuế phân bón riêng để kiểm soát lượng sử dụng, tránh gây ô nhiễm môi trường (ECOTEC, 2001). Ở Việt Nam, việc sử dụng công cụ thuế để hạn chế ngoại tác tiêu cực tới môi trường của phân bón chưa từng được đặt ra và đây là lần đầu tiên mặt hàng này không chịu thuế GTGT nhưng tác động tới các bên liên quan chưa được đánh giá một cách đầy đủ nên cơ quan quản lý chưa có cơ sở chắc chắn để đưa ra quyết định cuối cùng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu này là so sánh tác động về mặt phúc lợi, phân chia gánh nặng thuế giữa các bên liên quan5 cũng như một số khía cạnh định tính khác (tính khả thi, ảnh hưởng tới môi trường) của ba phương án thuế GTGT đối với phân bón (thuế suất 5%, không đánh thuế và thuế suất 0%), từ đó đưa ra kiến nghị về kịch bản thuế phù hợp.6 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này bắt đầu bằng việc trả lời câu hỏi chính thứ nhất: (1) Tác động tới phúc lợi xã hội và phân chia gánh nặng thuế giữa các bên liên quan của ba kịch bản thuế GTGT đối với phân bón là như thế nào? (thuế suất 5%, không chịu thuế và thuế suất 0%) và sau đó là một câu hỏi phụ: Thay đổi chính sách thuế GTGT đánh lên phân bón có làm gia tăng lượng sử dụng và gây ra ô nhiễm môi trường hay không? Trên cơ sở kết quả tìm được và một số phân tích định tính, nghiên cứu trả lời câu hỏi chính thứ hai: (2) Nhà nước nên lựa chọn chính sách thuế GTGT nào đối với phân bón trong ba phương án đã phân tích? 5 Các bên liên quan gồm: Nhà nước, các hộ nông dân và nhà cung cấp phân bón. 6 Với nghĩa là theo xu hướng phát triển chung của thế giới và thỏa mãn nhiều tiêu chí đánh giá nhất.
  13. [3] 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào chính sách thuế GTGT áp dụng cho phân bón với phạm vi là thị trường phân bón hóa học trong nước. Bên cạnh đó, thị trường yếu tố đầu vào của các nhà sản xuất phân bón cũng được xem xét nhằm ước tính đầy đủ ảnh hưởng của các kịch bản thuế GTGT. Về tác động môi trường tiêu cực của phân bón hóa học, mặc dù một số số liệu và kết quả nghiên cứu được trích dẫn trong luận văn để làm cơ sở đưa ra kiến nghị, do sự giới hạn chuyên môn tác giả chỉ dừng lại ở mức độ tổng hợp, khái quát. 1.5 Khung phân tích, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu Phân tích trong nghiên cứu này dựa trên lý thuyết kinh tế học về thuế. Theo Stiglitz (1986) một chính sách thuế tốt được đánh giá dựa trên năm tiêu chí: hiệu quả về mặt kinh tế, công bằng, đơn giản về mặt hành thu, linh hoạt và minh bạch. Trong đó ba tiêu chí đầu tiên được xem là quan trọng nhất. Về mặt kỹ thuật, mô hình cân bằng cung – cầu riêng phần, kỹ thuật định lượng độ co giãn của cầu phân bón theo giá và một số lập luận nhằm suy diễn độ dốc của đường cung phân bón được áp dụng. Nghiên cứu khai thác dữ liệu chéo từ cuộc điều tra mức sống hộ gia đình do Tổng cục Thống kê thực hiện vào năm 2014 (VHLSS 2014) và một số thông tin tham khảo khác. 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Nghiên cứu đưa ra kết quả so sánh mức độ khả thi, công bằng và tính hiệu quả xét về mặt kinh tế học của ba phương án thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón để các cơ quan quản lý có thêm căn cứ thuyết phục cho việc lựa chọn một trong ba phương án thuế GTGT trong thời gian tới. 1.7 Cấu trúc luận văn Luận văn này gồm 5 chương như sau: Chương 1 giới thiệu bối cảnh, vấn đề chính sách; mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Chương 2 đưa ra cơ sở lý thuyết về một sắc thuế hiệu quả, thuế giá trị gia tăng, mô hình cân bằng cung – cầu riêng phần và tóm tắt kết quả của một số nghiên cứu có liên quan. Chương 3 trình bày mô hình ước lượng hàm cầu và hàm cung phân bón trong nước. Chương 4 đưa ra kết quả tính toán, phân tích phúc lợi và phân chia gánh nặng thuế giữa
  14. [4] các bên liên quan ở ba kịch bản thuế GTGT. Chương 5 được dành cho kết luận cùng các khuyến nghị chính sách. CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này giới thiệu khung lý thuyết kinh tế học về thuế, các tác động tới cung, cầu của thuế GTGT trên mô hình cân bằng cung – cầu riêng phần. Đây là cơ sở để tác giả so sánh ba phương án thuế GTGT đối với phân bón dựa trên các khía cạnh hiệu quả về mặt kinh tế, công bằng, khả thi. 2.1 Lý thuyết kinh tế học về thuế Theo Stiglitz (1986), năm nguyên tắc quan trọng của một hệ thống thuế tốt là: hiệu quả về mặt kinh tế, đơn giản về mặt hành chính, linh hoạt, minh bạch và công bằng. Về nguyên tắc, ngoại trừ thuế trọn gói (lump-sum-tax7) bất cứ loại thuế nào cũng gây ra mất mát vô ích cho xã hội dưới dạng thay đổi hành vi hay tái phân bổ nguồn lực của các chủ thể. Thí dụ một sắc thuế đánh lên người mua một hàng hóa nào đó sẽ làm giá của mặt hàng đó tăng lên. Xét trong điều kiện thu nhập danh nghĩa của người tiêu dùng không thay đổi, việc áp thuế làm giảm khả năng mua sắm của họ, dẫn tới sụt giảm tiêu dùng hàng hóa bị đánh thuế hoặc là họ sẽ chuyển sang hàng hóa khác tương đồng về công dụng. Giữa các lựa chọn thuế khác nhau, một chính sách thuế được coi là có hiệu quả nếu nó gây ra tổn thất phúc lợi cho toàn bộ nền kinh tế (những biến dạng như vừa mô tả) ở mức độ thấp nhất. Về khía cạnh định lượng, độ lớn tổn thất phúc lợi xã hội do một sắc thuế gây ra tỷ lệ thuận với không chỉ thuế suất mà cả với độ co giãn của cung, cầu theo giá của hàng hóa bị đánh thuế. Tính đơn giản của một sắc thuế đạt được khi người nộp thuế cũng như người thu thuế hiểu được đầy đủ, chính xác các quy định; dễ dàng tính toán và kiểm tra số thuế phải nộp. Các loại thuế có mức độ phức tạp khác nhau, tùy thuộc vào: thuế đó là thuế thu nhập, thuế tiêu dùng hay thuế tài sản;8 quy định số lượng thuế suất và các trường hợp được miễn, giảm thuế - nếu các quy định này càng nhiều thì việc quản lý càng phức tạp vì dễ xảy ra tình trạng khai báo không trung thực để trốn, lậu thuế. 7 Thuế trọn gói là loại thuế mà dân chúng hay doanh nghiệp không thể bằng cách nào đó để giảm nghĩa vụ thuế của họ, thí dụ như thuế thân hay các loại thuế gắn liền với đặc tính cố hữu (tuổi, giới tính…). 8 Việc xác định số thuế thu nhập, thuế tài sản khó khăn hơn thuế tiêu dùng vì thu nhập chịu thuế, giá trị tài sản dễ bị khai báo không trung thực trong khi doanh thu bán hàng được ghi ngay trên hóa đơn và có thể kiểm tra bằng cách so sánh giá cả các hàng hóa tương tự ở nơi khác.
  15. [5] Trong thực tế, các điều kiện kinh tế xã hội luôn biến động như cơ sở thuế, tỷ lệ lạm phát hay mức độ dồi dào của ngân sách; đòi hỏi các quy định thuế cũng phải thay đổi. Một cấu trúc thuế với các điều khoản được thiết kế sẵn từ trước, có thể được tùy chỉnh nhanh chóng, dễ dàng trong từng bối cảnh cụ thể sẽ là một cấu trúc linh hoạt. Tính minh bạch của một hệ thống thuế có được khi mà các quy định cho thấy rõ được ai là người trực tiếp đóng góp và ai là người gánh chịu tiền thuế. Cuối cùng, yêu cầu công bằng của một hệ thống thuế đòi hỏi các chủ thể ở những hoàn cảnh tương tự nhau phải được đối xử như nhau (tính công bằng ngang – thí dụ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng như nhau đối với tất cả các doanh nghiệp lớn có doanh thu trên 20 tỷ đồng một năm) đồng thời mức độ đóng thuế của chủ thể có khả năng sẵn sàng chi trả càng cao thì càng phải lớn hơn (tính công bằng dọc – thí dụ hàng xa xỉ phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì phần lớn do người giàu có sử dụng). 2.2 Thuế giá trị gia tăng và phạm vi ảnh hưởng 2.2.1 Thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng là một sắc thuế gián thu đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ; phát sinh cả trong sản xuất và lưu thông đến tiêu dùng. Có ba phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp cộng (được tính bằng thuế suất nhân với tổng các chi phí đầu vào, lợi nhuận), phương pháp trực tiếp (tính bằng thuế suất nhân với chênh lệch chí phí đầu vào và doanh thu đầu ra), phương pháp khấu trừ (tính bằng thuế GTGT đầu ra trừ đi thuế GTGT đầu vào). Trong đó phương pháp cộng rất khó áp dụng, không khả thi khi có nhiều công đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm và mỗi công đoạn tương ứng với một chủ thể nộp thuế riêng; ngược lại phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ được áp dụng phổ biến hơn trong thực tế. Bên cạnh đó, do sự tồn tại của ngoại thương nên hình thành hai nguyên tắc đánh thuế GTGT là theo điểm đến và theo nguồn gốc phát sinh. Nếu căn cứ theo điểm đến, người tiêu dùng cuối cùng cư trú ở quốc gia nào thì quốc gia đó thu thuế; trong khi nếu theo nguồn gốc phát sinh, thuế được thu tại nơi cư trú của người sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Quy định về thuế GTGT ở phần lớn các nước áp dụng nguyên tắc đánh thuế theo điểm đến (Rosengard & Vũ Thành Tự Anh, 2012). Hệ thống thuế GTGT ở Việt Nam hiện tại áp dụng nguyên tắc đánh thuế theo điểm đến với hai phương pháp tính thuế là trực tiếp và khấu trừ. Phương pháp khấu trừ được thực hiện cho các cơ sở kinh doanh tuân thủ tốt chế độ kế toán và lưu trữ đầy đủ chứng từ,
  16. [6] sổ sách; phương pháp trực tiếp được thiết kế cho các đối tượng còn lại bao gồm các hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ. Trước đây ngưỡng thu nhập nộp thuế theo phương pháp trực tiếp là 0, nhưng quy định mới nhất đã nâng ngưỡng này lên 100 triệu đồng/năm. Đối với các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, có ba mức thuế suất 0%, 5%, 10% được áp dụng.9 Cách phân biệt thuế suất như vậy được cho là hướng đến mục tiêu công bằng, tuy nhiên kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc duy trì nhiều mức thuế suất như vậy gây khó khăn trong thực hiện và kiểm soát, làm tăng chi phí tuân thủ thuế. Đối với mặt hàng phân bón ở Việt Nam, từ trước 01/01/2015 phải chịu thuế GTGT với thuế suất 5% nhưng sau đó không chịu thuế. Kinh nghiệm thế giới cho thấy đa số các nước không đánh thuế GTGT lên mặt hàng này với lập luận là hỗ trợ cho nông dân. Mặc dù ý kiến trái chiều cho rằng nông nghiệp cũng phải được đối xử công bằng như các lĩnh vực khác, tính nhạy cảm chính trị đối với sinh kế của nông dân thường thắng thế trong các cân nhắc có đánh thuế phân bón hay không (Shukla & đ.t.g, 2011). Trên thế giới cũng có nước như Trung Quốc đã từng không đánh thuế GTGT phân bón hóa học trong thời gian dài (từ 1994 – tháng 8/2015) sau đó đánh thuế trở lại.10 Tuy vậy mục đích chính của chính sách này không phải để tăng nguồn thu mà là hạn chế mức độ tiêu thụ tràn lan phân bón hóa học giá rẻ - nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường (Quốc Anh, 2015). 2.2.2 Phạm vi ảnh hưởng của thuế GTGT Sự khác biệt cơ bản giữa thuế GTGT và các sắc thuế khác là tính chất liên hoàn của loại thuế này.11 Vì thuế GTGT nộp theo phương pháp khấu trừ được áp dụng với hầu hết các cơ sở sản xuất và kinh doanh lớn nên nếu xét trên chuỗi giá trị nhiều bước để tạo ra phân bón thì thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp cung ứng vật tư, nhiên liệu bằng thuế GTGT đầu vào của doanh nghiệp sản xuất phân bón. Với tính chất liên hoàn như vậy, khi phân tích tác động thuế khóa hay phúc lợi xã hội của việc thay đổi chính sách thuế GTGT đối với phân bón cần phải xét tới các thị trường yếu tố đầu vào phía trước (như điện, than, quặng Apatit, khí thiên nhiên… – những yếu tố cũng chịu thuế GTGT). Để phân tích tác 9 Với thuế suất 0% dành cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; thuế suất 5% dành cho các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đầu vào của sản xuất nông nghiệp...; thuế suất 10% áp dụng cho các hàng hóa còn lại. 10 Việc không đánh thuế GTGT vẫn được áp dụng với phân bón hữu cơ nhằm khuyến khích nông dân chuyển từ phân bón vô cơ sang phân bón hữu cơ và Chính phủ lên kế hoạch về các khoản trợ cấp cho họ sau khi đánh thuế trở lại phân bón vô cơ. 11 Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng có tính chất liên hoàn trong trường hợp nhà sản xuất làm ra sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ những đầu vào bị áp dụng loại thuế này.
  17. [7] động tổng thể của chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng này, phần dưới đây sẽ đưa ra hai mô hình cung – cầu. Trong đó có một mô hình đại diện cho các bước tạo ra yếu tố đầu vào chịu thuế GTGT của ngành phân bón và một đại diện cho các đường cung của các nhà sản xuất trong nước. Hình 2.1 – Tác động liên phần của chính sách thuế GTGT đối với phân bón12 12 Cần lưu ý rằng: (i) phần lớn nội dung nghiên cứu này được dành để phân tích phúc lợi của các bên trên thị trường phân bón, tuy vậy để bao trùm được phúc lợi của xã hội, phân tích liên phần được mở rộng tới thị trường các yếu tố đầu vào chịu thuế GTGT được sử dụng để sản xuất phân bón; (ii) bất cứ sự thay đổi nào về chính sách thuế GTGT với phân bón cũng sẽ tác động tới chi phí canh tác của khoảng 11 triệu hộ nông dân Việt Nam và kéo theo những chênh lệch phúc lợi ở thị trường nông sản, thực phẩm…, nhưng do sự hạn chế về thời gian và kỹ thuật nên nghiên cứu này chỉ dừng lại ở giai đoạn người nông dân mua phân bón.
  18. [8] P D1 S1 D0 H Hoàn hoặc E S0 cho khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với F phân bón G O Q P SVATexempt a. Tác động của việc đánh thuế GTGT đối S5% với phân bón tới các giai đoạn sản xuất ra yếu tố đầu vào chịu thuế GTGT phía trước S0% P D1 S1 H E D0 S0 I J G M O Q F c. Thị trường phân bón có các đường cung ứng với 3 L K trạng thái thuế GTGT khác nhau Không đánh thuế GTGT đối O Q với phân bón b. Tác động của việc không đánh thuế GTGT lên phân bón tới các giai đoạn sản xuất ra yếu tố đầu vào chịu thuế GTGT phía trước (Nguồn: tác giả tự vẽ)
  19. [9] Đồ thị [a] trong hình 2.1 thể hiện tác động của việc đánh thuế GTGT lên phân bón tới các giai đoạn tạo ra yếu tố đầu vào cũng chịu thuế GTGT của ngành phân bón. Gọi S0, D0, F lần lượt là đường cung, đường cầu và điểm cân bằng thị trường yếu tố đầu vào khi các giai đoạn phía trước phân bón không phải chịu thuế GTGT. Nếu gọi S1 là đường cung yếu tố đầu vào khi thị trường này có thuế GTGT13 thì thuế GTGT làm dịch chuyển đường cung từ S0 lên S1. Ở đây vì phân bón chịu thuế GTGT (giả sử nộp thuế theo phương pháp khấu trừ) nên các nhà sản xuất phân bón được khấu trừ (khi thuế suất thuế GTGT đối với phân bón > 0%) hay hoàn thuế GTGT đầu vào (khi thuế suất thuế GTGT đối với phân bón = 0%). Bản chất của khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đối với các nhà sản xuất phân bón là Nhà nước yêu cầu họ đưa cho bên cung ứng yếu tố đầu vào một lượng tiền thuế GTGT bằng diện tích EFGH để nộp vào ngân sách rồi ngay sau đó Nhà nước sẽ hoàn trả lại cho chính các nhà sản xuất phân bón số tiền thuế GTGT đã bỏ ra. Việc hoàn trả lại này tương đương với sự dịch chuyển đường cầu từ D0 lên D1 trên đồ thị a. Tác động tổng hợp của hai động tác vừa đánh thuế GTGT bên cung ứng yếu tố đầu vào, vừa cho phép các nhà sản xuất phân bón được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đã bỏ ra là thực chất Nhà nước không đánh thuế đối với các yếu tố đầu vào. Điểm cân bằng cung cầu trên thị trường này vẫn là F, đồng thời không có mất mát phúc lợi xã hội vô ích (DWL) trên đồ thị [a]. Đồ thị [b] trong hình 2.1 mô tả tác động của việc không đánh thuế GTGT đối với phân bón tới các giai đoạn sản xuất phía trước – vốn dĩ chịu thuế GTGT. Ý nghĩa các đường cung, cầu trong đồ thị [b] cũng giống như trong đồ thị [a], nhưng ở đây chỉ có đường cung dịch chuyển từ S0 lên S1 còn đường cầu vẫn giữ nguyên là D0. Số tiền thuế GTGT Nhà nước thu từ bên cung ứng yếu tố đầu vào là IJKL được tính vào chi phí của các nhà sản xuất phân bón thay vì hoàn trả lại cho họ. Và trong trường hợp này tồn tại tổn thất phúc lợi xã hội vô ích (DWL) trên thị trường các yếu tố đầu vào của ngành phân bón bằng diện tích tam giác JKF.14 Đồ thị [c] của hình 2.1 mô phỏng 3 đường cung của các nhà sản xuất trong nước ứng với ba phương án thuế GTGT khác nhau (S5%: thuế suất 5%, SVATexempt: không đánh thuế và S0%: thuế suất 0%). Theo lý thuyết Kinh tế học Vi mô, trong điều kiện tự do cạnh tranh 13 Về bản chất, nếu không có hiện tượng đánh thuế GTGT trùng lắp thì tổng số thuế GTGT của một chuỗi nhiều bước sản xuất bằng thuế doanh thu cùng tỷ lệ thuế suất, thu một lần duy nhất ở khâu cuối cùng. Do đó, tổng thuế GTGT của các giai đoạn sản xuất phía trước phân bón tương đương với thuế doanh thu cùng tỷ lệ đánh một lần duy nhất ở công đoạn tiếp giáp với phân bón. 14 Trong Phụ lục 15 tác giả tính toán tỷ số giữa DWL và doanh thu thuế GTGT ở đồ thị b trong hình 2.1 với giả định cung, cầu các yếu tố đầu vào của sản xuất phân bón là kém co giãn theo giá.
  20. [10] các đường này chính là các đường chi phí biên của doanh nghiệp ở ba trạng thái thuế GTGT. Dữ liệu thống kê của Bộ Tài chính (2015) đối với các công ty phân bón trong nước cho biết tỷ lệ thuế GTGT đầu vào trên doanh thu đầu ra trước thuế là 5,71% (không kể thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định). Do vậy xét tại mức sản lượng Q nào đó, giả sử 100 đồng là chi phí biên ở trạng thái thuế suất GTGT 0% thì chi phí biên ở trạng thái thuế suất GTGT 5% là 105 đồng và ở trạng thái không đánh thuế GTGT là 105,71 đồng (= 105 – 5 + 5,71). Vị trí tương đối của các đường S0%, S5%, SVATexempt, theo đó, sẽ là 100/105/105,71.15 2.3 Tác động của thuế GTGT đến cung, cầu phân bón Như tác giả đã lập luận ở Phần 2.2.2, các chính sách thuế GTGT: thuế suất 0%, 5% và không đánh thuế sinh ra các đường cung của các nhà sản xuất trong nước là S 0%, S5%, SVATexempt với vị trí tương đối là 100/105/105,71. Thực tế, ngoài nguồn sản xuất nội địa, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phân bón để đáp ứng nhu cầu mùa vụ và mặt hàng này phải trải qua ít nhất ba cấp trung gian phân phối để đến tay người nông dân (FPT Securities, 2015). Theo quy định của Luật thuế GTGT 13/2008, một mặt hàng chịu thuế GTGT phải chịu thuế ở cả khâu sản xuất nội địa, nhập khẩu và phân phối. Điều này có nghĩa là: về phía cung, các chính sách thuế GTGT khác nhau ảnh hưởng tới chi phí biên của doanh nghiệp sản xuất trong nước, giá sau thuế của phân bón nhập khẩu và giá bán lẻ tới người mua qua hệ thống phân phối.16 Đối với phía cầu, khi chính sách thuế GTGT làm giá cân bằng cung – cầu giảm thì lượng sử dụng tăng lên và ngược lại (có sự di chuyển dọc đường cầu). Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích ba kịch bản thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón về khía cạnh thay đổi phúc lợi xã hội và phân chia gánh nặng thuế. Các khía cạnh đó sẽ được làm rõ dựa trên mô hình cân bằng cung – cầu riêng phần của Kinh tế học Vi mô với giả định thị trường phân bón ở Việt Nam là tự do cạnh tranh;17 quy mô sản xuất năm trước – năm sau không thay đổi và đường cung, cầu phân bón là tuyến tính. 15 Chi tiết xem Phụ lục 6. 16 Chi tiết ảnh hưởng của các kịch bản thuế GTGT khác nhau tới hệ thống phân phối xem Phụ lục 7 và 8. 17 Theo phân tích mô hình 5-Forces trong Báo cáo ngành phân bón 2015 của FPT Securities: rào cản gia nhập ngành đối với phân Urê, Lân, DAP là rất lớn nhưng lại không cao đối với NPK; tổng cung thị trường vượt tổng cầu với rất nhiều chủng loại khác nhau cho nông dân lựa chọn; thông tin về phân bón có chỗ có nơi còn mập mờ dẫn tới tình trạng lưu thông phân bón kém chất lượng nhưng nhiều công ty phân bón cũng tổ chức các hội thảo chuyển giao kỹ thuật bón phân cho nông dân và hoạt động sản xuất – kinh doanh phân bón chịu sự giám sát thường xuyên của Nhà nước; các đại lý phân phối có vị thế lớn đối với hành vi người tiêu dung. Như vậy, thị trường phân bón trong nước vừa có tính chất tự do cạnh tranh lại vừa có tính chất độc quyền. Đối với những trường hợp như vậy, việc giả định thị trường là cạnh tranh hoàn hảo để phân tích mô hình cân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2