intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là qua phân tích kinh nghiệm thành công và thất bại của các quốc gia trên thế giới, tác giả đúc kết những yếu tố cốt lõi dẫn đến thành công trong ĐTMH, từ đó đề xuất bài học phù hợp mà Việt Nam nên áp dụng. Mời các bận cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN THỊ VÂN ANH VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ----------------------------- NGUYỄN THỊ VÂN ANH VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách Công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HUỲNH THẾ DU TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu được sử dụng trong luận văn được ghi nguồn và có độ chính xác cao nhất trong khả năng hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Vân Anh
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô ở Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã truyền đạt, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Huỳnh Thế Du, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và khích lệ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị nhân viên làm việc tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tạo mọi điều kiện và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn sự trợ giúp của các đồng nghiệp tại Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tôi luôn biết ơn gia đình, bạn bè, đặc biệt là tập thể lớp MPP8 và các anh chị cựu học viên đã luôn động viên và sát cánh bên tôi trong khóa học vừa qua.
  5. -iii- TÓM TẮT Đầu tư mạo hiểm (ĐTMH) ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành công nghệ mới, công nghệ cao góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nhiều quốc gia trên thế giới. Thành công của mô hình thung lũng Silicon ở Mỹ với vai trò dẫn dắt của nhà nước đã mở ra một kỷ nguyên phát triển thần kỳ trong lĩnh vực công nghệ và đã có tác động lan tỏa tích cực đến nhiều quốc gia, khu vực, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nơi đã thử nghiệm mô hình thung lũng Silicon nhưng kết quả không đúng kỳ vọng. Thực tế đã chứng minh, không phải lúc nào các khoản đầu tư của nhà nước cũng mang lại hiệu quả, ngược lại còn làm trầm trọng hóa thất bại thị trường. Do vậy, cách thức sử dụng các nguồn lực công để thúc đẩy hoạt động ĐTMH sao cho hiệu quả đang trở thành mối quan tâm lớn đối với các quốc gia có ý định theo đuổi thành công của mô hình thung lũng Silicon. Nhu cầu ĐTMH ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, tuy nhiên, thị trường ĐTMH Việt Nam chưa thực sự có những đột phá cần thiết để giúp nền kinh tế bước vào giai đoạn cất cánh. Một mặt, do các quỹ ĐTMH ở Việt Nam chủ yếu là quỹ của nước ngoài, lại lựa chọn phương án đầu tư an toàn, tức là đầu tư vào những doanh nghiệp đã trưởng thành; mặt khác, do nhà nước còn lúng túng trong việc lựa chọn hình thức can thiệp và do môi trường, thể chế pháp lý gây cản trở đối với sự phát triển của thị trường này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhà nước cần xem xét thận trọng trong việc sử dụng nguồn lực công để hỗ trợ hoạt động ĐTMH nhằm đạt được hiệu quả kỳ vọng. Cụ thể, nhà nước nên sử dụng hình thức can thiệp gián tiếp nhằm gia tăng khuyến khích cho ĐTMH và tránh tổn thất xã hội. Nhà nước chỉ nên đóng vai trò như một chất xúc tác bằng cách phối hợp với khu vực tư nhân để thúc đẩy sự phát triển của thị trường ĐTMH. Với kinh nghiệm quốc tế đã phân tích và bối cảnh hiện tại của Việt Nam, tác giả đưa ra khuyến nghị chính sách: (i) nhà nước cần tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động ĐTMH bằng cách xây dựng một hệ thống các quy định pháp lý thống nhất về ĐTMH; (ii) xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp bằng cách khuyến khích tinh thần doanh nhân ở mọi khu vực trong nền kinh tế; (iii) nhà nước nên tìm đến một tổ chức mới có năng lực và động cơ thúc đẩy sự phát triển của thị trường ĐTMH để thay mình thực hiện sứ mệnh.
  6. -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................................vii DANH MỤC HỘP .............................................................................................................viii DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................................... ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................. 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .......................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.6. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 4 CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC VÀO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM ............................................................................................ 5 2.1. Tổng quan về ĐTMH .................................................................................................. 5 2.1.1. Khái niệm ĐTMH................................................................................................. 5 2.1.2. Vai trò của ĐTMH đối với sự phát triển kinh tế .................................................. 7 2.2. Can thiệp của nhà nước đối với hoạt động ĐTMH ..................................................... 8 CHƯƠNG 3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ SỰ THAM GIA CỦA NHÀ NƯỚC VÀO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM ................................................................... 15 3.1. Hình thức can thiệp trực tiếp ..................................................................................... 15 3.1.1. Nhà nước trực tiếp thành lập và quản lý quỹ ĐTMH ......................................... 15 3.1.2. Nhà nước thành lập quỹ ĐTMH nhưng thuê công ty tư nhân có kinh nghiệm quản lý quỹ ................................................................................................................... 17 3.1.3. Nhà nước dùng tiền ngân sách góp vốn vào các quỹ ĐTMH tư nhân................ 21 3.2. Hình thức can thiệp gián tiếp .................................................................................... 21 3.2.1. Trợ cấp cho các start-up ..................................................................................... 21 3.2.2. Ưu đãi thuế ......................................................................................................... 22 3.2.3. Đưa ra những quy định/điều tiết ......................................................................... 23 3.3. Tổng kết yếu tố thành công/thất bại của các quốc gia trong hoạt động ĐTMH ....... 25
  7. -v- CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM Ở VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC ........................................................................... 27 4.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến ĐTMH ở Việt Nam ................................. 27 4.2. Thực trạng ĐTMH ở Việt Nam................................................................................. 28 4.3. Các biện pháp can thiệp của Nhà nước vào hoạt động ĐTMH ở Việt Nam ............. 29 4.4. Bài học cho Việt Nam ............................................................................................... 33 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ......................................... 36 5.1. Kết luận ..................................................................................................................... 36 5.2. Kiến nghị chính sách ................................................................................................. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 39 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 42
  8. -vi- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh CNC Công nghệ cao DNKN Doanh nghiệp khởi nghiệp ĐTMH Đầu tư mạo hiểm IPO Thị trường sơ cấp Initial Public Offering HSTKN Hệ sinh thái khởi nghiệp KH&CN Khoa học và Công nghệ KNST Khởi nghiệp sáng tạo Organisation for Economic Co- OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế operation and Development R&D Nghiên cứu và phát triển Research and Development SMEs Doanh nghiệp nhỏ và vừa Small and Medium Enterprises TTCK Thị trường chứng khoán UBND Ủy ban nhân dân
  9. -vii- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Cách tiếp cận xây dựng phương pháp luận nghiên cứu ......................................... 4 Hình 2.1. Sơ đồ hệ sinh thái khởi nghiệp............................................................................... 6 Hình 3.1. Mô hình tổ chức của Third Frontier ..................................................................... 19 Hình 3.2. Cơ chế hoạt động của Third Frontier ................................................................... 20
  10. -viii- DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Thất bại của chính phủ Úc khi can thiệp trực tiếp ................................................ 16 Hộp 3.2. Trợ cấp cho start-up của Chính phủ Đức .............................................................. 22 Hộp 4.1. Hai quan điểm trái chiều về hình thức can thiệp trực tiếp .................................... 29 Hộp 4.2. Quy định về thuế theo Luật Công nghệ cao .......................................................... 30 Hộp 4.3. Những văn bản chính sách mới ban hành trong thời gian gần đây ....................... 33
  11. -ix- DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐTMH TẠI VIỆT NAM ..... 42 PHỤ LỤC 2. NHỮNG TRỞ NGẠI CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN ĐTMH TẠI VIỆT NAM .................................................................................................................................... 44 PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP .................................................................................................................... 47 PHỤ LỤC 4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM ............. 49 PHỤ LỤC 5. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN QUỸ IDG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM ............................................................................................ 51 PHỤ LỤC 6. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐỐI VỚI ĐTMH..................56
  12. -1- CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Làn sóng khởi nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian gần đây và góp phần không nhỏ vào sự thịnh vượng của nhiều quốc gia trên thế giới. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) không chỉ tạo những việc làm trực tiếp mà còn làm tăng hiệu ứng lan tỏa quan trọng có lợi cho sự tăng trưởng của các doanh nghiệp khác trong cùng khu vực, tăng trưởng năng suất, gia tăng đổi mới sáng tạo và thúc đẩy quốc tế hóa kinh doanh. Theo trang tin công nghệ khởi nghiệp Techinasia, ở Mỹ, các doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm đóng góp gần như cho toàn bộ sự tăng trưởng việc làm mới trong khu vực tư nhân suốt 25 năm qua. Tại Việt Nam, khởi nghiệp đang trở thành một xu hướng với hơn 1500 DNKN năm 2016 và dự kiến sẽ tăng nhanh trong những năm tiếp theo. Chính phủ cũng dành sự quan tâm rất lớn đối với hoạt động khởi nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ các DNKN bằng cách sử dụng ngân sách nhà nước thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm (ĐTMH). Những hành động của Chính phủ: (i) Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ đặt ra yêu cầu hình thành và từng bước phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp như vườn ươm doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ ĐTMH, dịch vụ đào tạo, tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp; (ii) Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 20201; (iii) Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28/04/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 – 2017, định hướng đến năm 2020, trong đó nêu mục tiêu và nhiệm vụ “tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, tự do sáng tạo cho DNKN”; (iv) Quyết định 844/QĐ-TTg/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2020” chú trọng tạo lập môi trường để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển DNKN thông qua việc sử dụng ngân sách nhà nước thành lập các quỹ ĐTMH công để dẫn dắt và hỗ trợ các DNKN có tiềm năng tăng trưởng cao. 1 Nhà nước có chính sách đặc thù để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, DNKN, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển
  13. -2- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố tiên phong cho phong trào khởi nghiệp của cả nước. Ủy ban nhân dân (UBND) hai thành phố này đã có những nỗ lực tích cực để hỗ trợ cho cộng đồng khởi nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ phát triển Khoa học – Công nghệ thành phố với số vốn điều lệ là 50 tỷ đồng nhằm hỗ trợ triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu có sản phẩm thương mại hóa cao. Theo Văn phòng Chính phủ (2016), tính đến thời điểm hiện tại, Quỹ đã thực hiện thẩm định 10 dự án với tổng số vốn đề nghị vay là 57,2 tỷ đồng chiếm 39,5% trong tổng vốn đầu tư là 144,7 tỷ đồng. Trong đó, số dự án đã được phê duyệt cho vay là 7 dự án với số tiền cho vay là 31 tỷ đồng cho đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị (trung bình 4,43 tỷ đồng/dự án). Đồng thời, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng ban hành “Quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” để hỗ trợ các dự án khởi nghiệp 2, với mức kinh phí tối đa là 2 tỷ đồng/1 dự án. Đối với Hà Nội, UBND thành phố đã quyết định cho ra đời Trung tâm sáng tạo khởi nghiệp3, dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầu năm 2017 với 3 giai đoạn hỗ trợ các DNKN: giai đoạn đầu hỗ trợ thông tin để tiếp cận và thành lập doanh nghiệp (thủ tục pháp lý, kế toán); giai đoạn hai hỗ trợ tiếp cận khoa học kỹ thuật; giai đoạn ba kết nối để thương mại hóa các sản phẩm. Rõ ràng, những bước đi này của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang bước đầu đặt nền móng cho hoạt động khởi nghiệp, từ đó lan tỏa sức ảnh hưởng và cơ hội đến các khu vực khác của cả nước. Khởi nghiệp luôn gắn liền với hoạt động ĐTMH bởi đây là kênh cung cấp vốn tiềm năng cho các dự án hoặc các DNKN trong bối cảnh việc tiếp cận vốn từ các thể chế tài chính truyền thống bị giới hạn. Thành công của mô hình thung lũng Silicon ở Mỹ với vai trò dẫn dắt của nhà nước đã mở ra một kỷ nguyên phát triển thần kỳ trong lĩnh vực công nghệ và đã có tác động lan tỏa tích cực đến nhiều quốc gia và khu vực, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã thử nghiệm mô hình thung lũng Silicon của Mỹ nhưng kết quả không đúng kỳ vọng. Thực tế đã chứng minh, không phải lúc nào khoản đầu tư của nhà nước cũng mang lại hiệu quả, ngược lại còn làm trầm trọng hóa những thất bại thị trường. Do vậy, cách thức sử dụng các nguồn lực công để thúc đẩy hoạt động ĐTMH sao cho có hiệu quả đang trở thành mối quan tâm lớn của các quốc gia có ý định theo đuổi thành công của mô hình thung lũng Silicon. Đặc biệt là đối với Việt Nam - một quốc gia 2 Các dự án khởi nghiệp gồm nhóm 4 ngành công nghiệp trọng yếu, nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ và 9 nhóm ngành dịch vụ. 3 Hà Nội thuê chuyên gia Israel thiết kế trung tâm sáng tạo khởi nghiệp.
  14. -3- đang phát triển với những tham vọng rất lớn đòi hỏi phải rất thận trọng trong việc sử dụng ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho hoạt động ĐTMH. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Qua phân tích kinh nghiệm thành công và thất bại của các quốc gia trên thế giới, tác giả đúc kết những yếu tố cốt lõi dẫn đến thành công trong ĐTMH, từ đó đề xuất bài học phù hợp mà Việt Nam nên áp dụng. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (i) Nhà nước có cần can thiệp vào hoạt động ĐTMH hay không? Nếu có thì nhà nước nên can thiệp như thế nào? (ii) Những bài học nào từ kinh nghiệm quốc tế mà Việt Nam có thể học hỏi để thúc đẩy hoạt động ĐTMH trong nước? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng chính sách đối với hoạt động ĐTMH tại Việt Nam; Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động ĐTMH, đồng thời xem xét các chính sách về ĐTMH ở Việt Nam. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp định tính bao gồm tổng quan tài liệu, phân tích, chứng minh, tổng hợp. Đề tài cũng sử dụng phương pháp khảo sát, phỏng vấn những đối tượng liên quan (các quỹ ĐTMH tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
  15. -4- Hình 1.1. Cách tiếp cận xây dựng phương pháp luận nghiên cứu Triển khai các chính Dừng lại các chính sách sách can thiệp gián tiếp can thiệp trực tiếp Định hướng giải pháp chính sách Vấn đề cần khắc phục Các điều kiện để Bài học cho Việt Nam ĐTMH phát triển Phân tích hiện trạng Nhận dạng bản chất Phân tích kinh nghiệm trong nước ĐTMH nước ngoài Nguồn: Tác giả tự vẽ 1.6. Bố cục của luận văn Luận văn được bố cục thành 5 chương: Chương 1. Giới thiệu chung Chương 2. Lý thuyết về sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động ĐTMH Chương 3. Kinh nghiệm quốc tế về sự tham gia của nhà nước vào hoạt động ĐTMH Chương 4. Thực trạng ĐTMH tại Việt Nam và các biện pháp can thiệp của nhà nước Chương 5. Kết luận và kiến nghị chính sách
  16. -5- CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC VÀO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM 2.1. Tổng quan về ĐTMH 2.1.1. Khái niệm ĐTMH “Đầu tư mạo hiểm là đầu tư cổ phần kiên nhẫn và chấp nhận rủi ro cao vào những doanh nghiệp mới, có tính đổi mới cao, hoặc có tiềm năng tăng trưởng nhanh nhưng thiếu độ tin cậy và chưa tỏ rõ khả năng; bởi vậy không giành được sự quan tâm của các thể chế tài chính truyền thống. Thay vì cho vay, các nhà đầu tư góp vốn để giành lấy một cổ phần không có lãi cố định hay quyền sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp mà họ đầu tư” (Lê Quang Huy, 1999). Kết luận này đi sâu vào những điểm cốt lõi của ĐTMH, cụ thể: (i) tính rủi ro – đặc điểm mang tính bản chất của ĐTMH và cũng là đặc điểm để phân biệt với các kênh đầu tư truyền thống khác; (ii) điều kiện cơ bản để các doanh nghiệp nhận được vốn mạo hiểm là phải có tính đổi mới cao, tỏ rõ được tiềm năng tăng trưởng trong tương lai; (iii) phương thức đầu tư là nhà đầu tư góp vốn để sở hữu cổ phần không có lãi cố định trong doanh nghiệp (hoàn toàn khác với việc cho vay lấy lãi của ngân hàng hay các định chế tài chính khác). Dự thảo Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016) hướng dẫn việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của quỹ ĐTMH cho khởi nghiệp sáng tạo (KNST) cũng đưa ra giải nghĩa tương tự về ĐTMH. Theo đó, “ĐTMH cho đối tượng KNST là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các đối tượng KNST nhằm thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp chưa có lợi nhuận trước thuế”. Ở đây, ĐTMH được xác định trong mối quan hệ mật thiết với hoạt động khởi nghiệp – chủ đề đang tạo sức “nóng” đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây. Một thuật ngữ khác cần được làm rõ trong mối tương quan với thuật ngữ “đầu tư mạo hiểm” là “hệ sinh thái khởi nghiệp”. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2016) định nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp (HSTKN) là sự tương tác giữa một loạt các bên liên quan là các tổ chức kinh doanh, các định chế (là các quỹ ĐTMH, quỹ hưu trí...) và các quá trình kinh doanh để thúc đẩy sự hình thành các DNKN, đổi mới sáng tạo và tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Như vậy, ĐTMH là một thành tố then chốt
  17. -6- không thể thiếu trong HSTKN, bởi nếu không có vốn thì các start-up khó có cơ hội hiện thực hóa những ý tưởng kinh doanh, từ đó cũng sẽ không có những gã khổng lồ dẫn đầu nền kinh tế thế giới như hiện nay như Google, Apple hay Facebook. ĐTMH là một mắt xích trong HSTKN, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các định chế tài chính, các trường đại học, các doanh nghiệp định hướng công nghệ, các tập đoàn công nghệ lớn. Các mắt xích trong mạng lưới này liên kết, tương tác chặt chẽ, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Sự phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng của HSTKN góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghệ, đổi mới giáo dục, phát triển thị trường tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Hình 2.1. Sơ đồ hệ sinh thái khởi nghiệp Chính sách Các thị trường địa Chính Phủ phương và toàn cầu Khuôn khổ luật pháp và cơ sở hạ tầng Nhân lực và lao động Kinh phí và HỆ SINH THÁI tài chính KHỞI NGHIỆP Giáo dục và đào tạo Văn hóa Các trường đại Các nhà tư học đóng vai trò vấn, cố vấn, hệ xúc tác thống hỗ trợ Nguồn: Diễn đàn kinh tế Việt Nam, 2013
  18. -7- 2.1.2. Vai trò của ĐTMH đối với sự phát triển kinh tế Hoạt động ĐTMH là một trong những xúc tác quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Sự lớn mạnh của những công ty đa quốc gia, những tập đoàn quốc tế với trình độ phát triển ngày càng cao về công nghệ đã thôi thúc các quốc gia đang phát triển đầu tư vào công nghệ, nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững. Lúc này vốn mạo hiểm, tinh thần khởi nghiệp trở thành bàn đạp đối với nền kinh tế, là điều kiện cần để một quốc gia, một khu vực đang tụt hậu so với thế giới có thể bứt phá đi lên. Vai trò của ĐTMH đối với nền kinh tế được cụ thể hóa như sau: Thứ nhất, các quỹ ĐTMH là kênh cung cấp vốn hấp dẫn đối với các DNKN, giúp họ hiện thực hóa những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ (KH&CN). Trong khi đó, những thể chế tài chính truyền thống với yêu cầu khắt khe về tài sản thế chấp đã tạo rào cản trong việc tiếp cận vốn của những công ty này. Ngoài ra, do nguyên tắc hoạt động của các quỹ ĐTMH là đầu tư vào những dự án có tiềm năng và rủi co cao hơn mức bình thường nên các công ty quản lý quỹ luôn phải nâng cao trình độ, năng lực quản lý của mình và hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp. Chính điều này đã giúp quá trình nghiên cứu, tìm kiếm, thử nghiệm và phát triển một ý tưởng KH&CN thành phát minh sáng chế, từ đó thương mại hóa thành sản phẩm. Quá trình biến một ý tưởng thành sản phẩm đòi hỏi một lượng vốn lớn. Nếu không đủ vốn thì các ý tưởng sẽ không thể thực hiện được. Khi càng nhiều ý tưởng được tài trợ thì các quỹ ĐTMH càng có nhiều khả năng thu được lợi nhuận. Cứ như vậy, kết quả của việc gia tăng vốn ĐTMH là KH&CN càng phát triển. Nhờ các quỹ ĐTMH mà ở thời điểm hiện tại, cộng đồng quốc tế được thụ hưởng những lợi ích lớn từ các sản phẩm chứa đựng hàm lượng công nghệ cao như dịch vụ của Facebook, Google… Rõ ràng, ĐTMH đóng góp rất lớn cho quá trình tạo ra những bước phát triển đột phá về KH&CN cũng như góp phần tăng trưởng kinh tế; Thứ hai, hoạt động ĐTMH tạo điều kiện cho vòng xoáy đi lên. Những hoạt động của các doanh nghiệp tiên phong và các nhà ĐTMH thường mở đường cho các thế hệ đi sau. Theo Lerner (2009), nhiều doanh nghiệp đi đầu với vai trò là những “học viện về khởi nghiệp” đã mở ra một cuộc cách mạng về khởi nghiệp với sự tham gia đông đảo của cộng đồng doanh nhân, kết quả là sự mọc lên nhanh chóng của một thế hệ doanh nghiệp mới đầy sáng tạo và không ngừng nỗ lực đổi mới công nghệ. Fairchild Semiconductor là công ty tiên phong trong lĩnh vực bán dẫn của Mỹ, được thành lập năm 1956 và sau đó, các công ty
  19. -8- khác như Cirrus Logic, Intel, LSI, và Công ty bán dẫn quốc gia lần lượt ra đời như một làn sóng mạnh mẽ mở ra bước phát triển thần tốc cho Mỹ trong ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn. Chính phủ là nhà cung cấp các khoản trợ cấp cho những công ty này do những kết quả kinh doanh của họ không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân công ty mà còn tạo ra lợi ích đối với toàn xã hội. Những sản phẩm bán dẫn ngày nay được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới là minh chứng cho tác động lan tỏa của hoạt động ĐTMH; Thứ ba, hoạt động ĐTMH tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK). Một trong những hình thức thoái vốn của các quỹ ĐTMH là chào bán chứng khoán của công ty nhận đầu tư ra công chúng, biến các công ty này từ cổ phần tư nhân thành công ty đại chúng. Vì vậy, hoạt động ĐTMH sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp chưa niêm yết mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh đến mức có thể phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn. Kết quả của phương thức thoái vốn này là làm tăng số lượng các công ty trên TTCK, tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường sơ cấp (IPO). Ngược lại, khi một TTCK phát triển cũng tạo điều kiện để các quỹ mở rộng hoạt động đầu tư hiệu quả, làm tăng tính thanh khoản cho các danh mục đầu tư của quỹ. Ngoài ra, hoạt động ĐTMH còn tạo ra những lợi ích gián tiếp khác đối với nền kinh tế. Đó là tăng trưởng việc làm, tăng khả năng cạnh tranh của các đối tượng kinh doanh cùng một loại sản phẩm, dịch vụ trong nền kinh tế, đặc biệt giúp quá trình lan tỏa tri thức diễn ra nhanh chóng hơn. Lerner (2009) đã chỉ ra rằng, đổi mới sáng tạo có tác động lan tỏa tích cực đến toàn xã hội. Nhiều công ty đã tạo ra những lợi ích lớn cho xã hội hơn sự kỳ vọng của họ. Amazon là một ví dụ điển hình, sau một thập kỷ hoạt động công ty đã cung cấp các cuốn sách và những hàng hóa khác có sẵn cho những người không sống gần các hiệu sách hoặc những nhà bán lẻ. Như vậy, các công ty như Amazon đã tạo ra cầu nối tri thức cho công dân trên toàn cầu bởi kho sách phong phú và dịch vụ vận chuyển tiện lợi. 2.2. Can thiệp của nhà nước đối với hoạt động ĐTMH Với những tác động tích cực đối với nền kinh tế như đã phân tích ở trên, nhà nước nên khuyến khích hoạt động ĐTMH nhằm gia tăng lợi ích cũng như nhân rộng các mô hình KNST trong nền kinh tế. Như vậy, sự can thiệp của nhà nước đối với hoạt động ĐTMH là cần thiết. Điều này được giải thích dựa trên những lý thuyết kinh tế sau:
  20. -9- Thứ nhất, hoạt động ĐTMH cũng như những hoạt động khác trong nền kinh tế luôn xảy ra thất bại thị trường. Một trong những thất bại điển hình trên thị trường ĐTMH là vấn đề ngoại tác4. Ngoại tác trên thị trường ĐTMH được nhìn nhận là dạng ngoại tác tích cực, vì vậy, nhà nước cần có biện pháp can thiệp để thúc đẩy thị trường phát triển và làm giảm tổn thất xã hội. Vấn đề là, ngay cả khi xác định được ĐTMH tạo ra ngoại tác tích cực thì nhà nước còn rất lúng túng trong việc lựa chọn hình thức can thiệp. Thứ hai, việc can thiệp của nhà nước vào thị trường ĐTMH thể hiện chức năng tích cực của nhà nước. Theo World Bank (1997), Nhà nước ngoài chức năng cơ bản và trung gian còn thể hiện chức năng tích cực thông qua việc phối hợp với khu vực tư nhân để nuôi dưỡng thị trường và hình thành các sáng kiếm về cụm ngành. Trong trường hợp này, sự can thiệp của nhà nước sẽ là đòn bẩy giúp thúc đẩy khu vực tư nhân tham gia và phát triển thị trường ĐTMH. Theo Lerner (2009), nhờ sự hỗ trợ từ vốn của nhà nước nên nhiều công ty đã sử dụng nguồn vốn này đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), kết quả không những làm tăng lợi nhuận cho công ty mà còn làm cho xã hội được thụ hưởng những lợi ích lớn. Tức là khi công ty thu được khoảng 10% lợi nhuận từ hoạt động R&D thì xã hội sẽ được hưởng từ 15 – 20% lợi ích. Rõ ràng, với lợi ích xã hội lớn như vậy thì việc khuyến khích khối tư nhân đổi mới sáng tạo là việc làm cần thiết của nhà nước. Thứ ba, sự can thiệp của nhà nước vào thị trường ĐTMH cung cấp chứng nhận, tạo điều kiện cho các dự án khởi nghiệp có thể huy động được nhiều nguồn lực hơn do các quỹ ĐTMH tư nhân thường chỉ tập trung vào một vài ngành hay lĩnh vực rất nhỏ (Lerner, 2009). Có một vấn đề là nhiều công ty có những ý tưởng kinh doanh đột phá nhưng lại không nhận được hoặc nhận không đủ số vốn cần thiết để hiện thực hóa những ý tưởng đó. Điều này được giải thích bằng sự bất cân xứng thông tin. Trong khi những người sáng lập nắm rất rõ về công nghệ nhưng những nhà đầu tư thì không. Vai trò của chính phủ lúc này là sử dụng nguồn lực công như một bên trung gian nhằm khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin và đảm bảo sự tham gia của các nhà ĐTMH cũng như những nhà đầu tư tư nhân khác hỗ trợ cho các DNKN ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nỗ lực điều chỉnh những thất bại thị trường này dẫn đến sự gia tăng vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường. 4 Ngoại tác xảy ra khi một bên làm tăng (giảm) chi phí/lợi ích của một (số) bên khác nhưng không thông qua giao dịch thị trường (không được phản ánh qua giá cả)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2