intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Kết quả quả chăm sóc đường thở ở bệnh nhi dưới 6 tuổi thở máy sau phẫu thuật tim tại khoa hồi sức nhi Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2019

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày bức tranh tổng quát về chăm sóc đường thở cho bệnh nhân thở máy đặc biệt lại là trên các bệnh nhi phẫu thuật tim, từ đó nâng cao công tác chăm sóc và điều trị tốt cho người bệnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Kết quả quả chăm sóc đường thở ở bệnh nhi dưới 6 tuổi thở máy sau phẫu thuật tim tại khoa hồi sức nhi Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ĐINH HÀ VÂN KẾT QUẢ QUẢ CHĂM SÓC ĐƯỜNG THỞ Ở BỆNH NHI DƯỚI 6 TUỔI THỞ MÁY SAU PHẪU THUẬT TIM TẠI KHOA HỒI SỨC NHI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG HÀ NỘI – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ĐINH HÀ VÂN KẾT QUẢ QUẢ CHĂM SÓC ĐƯỜNG THỞ Ở BỆNH NHI DƯỚI 6 TUỔI THỞ MÁY SAU PHẪU THUẬT TIM TẠI KHOA HỒI SỨC NHI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI NĂM 2019 Chuyên ngành : Điều dưỡng Mã số : 8.72.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Người hướng dẫn khoa học GS.TS. Trương Việt Dũng HÀ NỘI – 2019 Thang Long University Library
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội, Ban giám hiệu, phòng Sau đại học và Bộ môn Điều dưỡng trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS- TS. Trương Việt Dũng là người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Lê Thị Bình- Trưởng bộ môn Điều dưỡng, trường Đại học Thăng Long. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn, các thầy cô giáo và các nhà khoa học đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể các bác sỹ, điều dưỡng khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện Tim Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu này tại khoa. Và cuối cùng, tôi luôn trân trọng và mãi khắc ghi trong tim mình những tình cảm, động viên của gia đình, những người thân yêu, bạn bè, đó chính là động lực to lớn để tôi có được thành quả như ngày hôm nay. Học viên Đinh Hà Vân
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 7 tháng 12 năm 2019 Học viên Đinh Hà Vân Thang Long University Library
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASD : Atrial Septal Defect (Thông liên nhĩ) AS : Aortic stenosis (Hẹp động mạch chủ) BN : Bệnh nhân DORV : Double Outlet Right Ventricle (Thất phải hai đường ra) EACTS : European Association for Cardio-Thoracic Surgery (Hiệp hội phẫu thuật tim mạch châu Âu) HSCC : Hồi sức cấp cứu NKBV : Nhiễm khuẩn bệnh viện NKQ : Nội khí quản MKQ : Mở khí quản PDA : Patent Ductus Arteriosu (Còn ống động mạch) SHH : Suy hô hấp STS : Society of Thoracic Surgeons (Hiệp hội bác sĩ phẫu thuật lồng ngực) TOF : Tetralogy of FALLOT (Tứ chứng FALLOT) TGA : Transposition of the great arteries (Chuyển gốc động mạch) VSD : Ventricular Septal Defect (Thông liên thất) VPBV : Viêm phổi bệnh viện WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3 1.1. Tổng quan về thở máy ............................................................................ 3 1.1.1. Khái niệm thở máy ........................................................................... 3 1.1.2. Phương thức thông khí nhân tạo: ..................................................... 3 1.1.3. Mục đích của thở máy: ..................................................................... 3 1.1.4. Chỉ định thở máy .............................................................................. 4 1.1.5. Các ảnh hưởng, biến chứng khi dùng máy thở. ............................... 4 1.2. Tổng quan về đặc điểm giải phẫu hệ hô hấp trẻ em ............................... 5 1.2.1. Mũi ................................................................................................... 5 1.2.2. Họng - hầu ........................................................................................ 6 1.2.3. Thanh, khí, phế quản ........................................................................ 7 1.2.4. Phổi ................................................................................................... 7 1.2.5. Màng phổi......................................................................................... 8 1.2.6. Lồng ngực......................................................................................... 8 1.2.7. Đặc điểm sinh lý............................................................................... 9 1.3. Tổng quan về tim bẩm sinh .................................................................. 12 1.3.1. Định nghĩa và thuật ngữ ................................................................. 12 1.3.2. Một vài đặc điểm về sự hình thành tim và dị tật tim bẩm sinh ...... 12 1.3.3. Một số bệnh tim bẩm sinh hay gặp ................................................ 13 1.3.4. Các loại phẫu thuật tim .................................................................. 18 1.4. Tổng quan về SpO2 .............................................................................. 19 1.4.1. Khái niệm SpO2: ............................................................................ 19 1.4.2. Lịch sử và nguyên lý đo SpO2: ...................................................... 19 1.4.3. Theo dõi SpO2 ở bệnh nhân thở máy ............................................ 20 Thang Long University Library
  7. 1.5. Hút đờm ở bệnh nhân thở máy ............................................................. 20 1.5.1. Các vấn đề khi hút đờm trên bệnh nhân thở máy........................... 20 1.5.2. Tổng quan về các loại sonde hút đờm ............................................ 21 1.6. Quy trình hút đờm ở bệnh nhân thở máy .............................................. 22 1.6.1. Quy trình hút đờm kín bệnh viện bạch mai năm 2015................... 22 1.6.2. Quy trình hút đờm hiện đang được áp dụng tại khoa hồi sức nhi bệnh viện tim Hà Nội ............................................................................... 24 1.7. Chăm sóc người bệnh thở máy ............................................................. 25 1.7.1. Mục đích ......................................................................................... 25 1.7.2. Chăm sóc và theo dõi. ................................................................... 25 1.7.3. Kiểm tra hoạt động của máy thở ................................................... 27 1.7.4. Chăm sóc và theo dõi khác............................................................. 28 1.7.5. Quy trình chăm sóc ống nội khí quản ............................................ 28 1.7.6. Chăm sóc răng miệng với người bệnh thở máy. ............................ 29 1.7.7. Chuẩn bị bệnh nhân ........................................................................ 29 1.7.8. Chuẩn bị dụng cụ........................................................................... 30 1.7.9. Tiến hành ........................................................................................ 30 1.7.10. Dọn dẹp,bảo quản dụng cụ và ghi hồ sơ. ..................................... 31 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................... 32 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ....................................................................... 32 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ......................................................................... 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 32 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 32 2.2.2. Mẫu và chọn mẫu ........................................................................... 32 2.2.3. Các nhóm biến số và chỉ số thu thập trong nghiên cứu. ............... 33 2.2.4. Phương pháp đánh giá và tiêu chuẩn đánh giá. .............................. 33
  8. 2.2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu: .................................... 38 2.2.6. Các kỹ thuật và thiết bị dùng trong nghiên cứu ............................ 38 2.3. Sai số và khắc phục sai số .................................................................... 39 2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................... 39 2.5. Phân tích và xử lý số liệu. ..................................................................... 39 2.6. Đạo đức của nghiên cứu: ...................................................................... 39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 41 3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu ............................................ 41 3.2. Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của bệnh nhân thở máy. .................. 42 3.3. Kết quả chăm sóc bệnh nhân thở máy .................................................. 45 3.4. Một số yếu tố liên quan đến NKHH ..................................................... 49 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 53 4.1. Đặc chung của đối tượng nghiên cứu ................................................... 53 4.2. Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của bệnh nhân thở máy. .................. 54 4.3. Kết quả chăm sóc bệnh nhân thở máy .................................................. 57 KẾT LUẬN .................................................................................................... 66 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Thang Long University Library
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Chẩn đoán lâm sàng .................................................................. 42 Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân thở máy, viêm phổ trước mổ, dị tật đường thở. ...42 Bảng 3.3. Can thiệp hô hấp trước khi thở máy ......................................... 43 Bảng 3.4. Thời gian nằm điều trị............................................................... 44 Bảng 3.5. Tỷ lệ các biến chứng hô hấp gặp phải trong thở máy ............... 45 Bảng 3.6. Hoạt động trong chăm sóc người bệnh thở máy. ...................... 45 Bảng 3.7. Đặc điểm chăm sóc ống thở ...................................................... 46 Bảng 3.8. Các hoạt động giúp phòng tránh các biến chứng liên quan đến thở máy ..................................................................................... 47 Bảng 3.9. Tần số hút miệng họng cho bệnh nhân ..................................... 47 Bảng 3.10. Tần số thực hiện vỗ rung cho bệnh nhân .................................. 47 Bảng 3.11. Tần số thực hiện hút đờm cho bệnh nhân ................................. 48 Bảng 3.12. Giáo dục sức khỏe cho gia đình người bệnh ............................ 49 Bảng 3.13. Kết quả cấy đờm ....................................................................... 49 Bảng 3.14. Các hoạt động phòng ngừa nhiễm khuẩn ................................. 49 Bảng 3.15. Liên quan giữa hút đờm với tỷ lệ NKHH ................................. 50 Bảng 3.16. Liên quan giữa thời gian thở máy với tỷ lệ NKHH .................. 50 Bảng 3.17. Liên quan giữa can thiệp hô hấp với tỷ lệ NKHH .................... 51 Bảng 3.18. Liên quan giữa tỷ lệ tử vong với tỷ lệ NKHH .......................... 51 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thời gian hút đờm đến SpO2 ............................ 52 Bảng 3.20. Tăng nhịp tim trên bệnh nhân sau khi hút đờm ........................ 52
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Giải phẫu đường thở trẻ em ........................................................ 5 Hình 1.2. Hình ảnh phân chia đường thở.................................................... 9 Hình 1.3. Sự hình thành và phát triển của tim .......................................... 13 Hình 1.4. Hình ảnh lỗ liên thất.................................................................. 14 Hình 1.5. Hình ảnh lỗ thông liên nhĩ ........................................................ 15 Hình 1.6. Hình ảnh còn ống động mạch ................................................... 16 Hình 1.7. Hình ảnh tứ chứng Fallot .......................................................... 17 Hình 1.8. Sonde hút hở ............................................................................. 21 Hình 1.9. Sonde hút kín ............................................................................ 22 Thang Long University Library
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố về giới tính bệnh nhân ............................................ 41 Biểu đồ 3.2. Phân bố về độ tuổi ................................................................ 41 Biểu đồ 3.3. Hình thức phẫu thuật tim ...................................................... 43 Biểu đồ 3.4. Thời gian thở máy ................................................................. 44 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân sốt sau phẫu thuật....................................... 45 Biểu đồ 3.6. Loại sonde hút đờm sử dụng trong chăm sóc ....................... 48
  12. ĐẶT VẤN ĐỀ Máy thở và các phương pháp thông khí nhân tạo là một trong những biện pháp điều trị giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong hồi sức hô hấp. Rất quan trọng đối với các bệnh nhân không thể tự thở được, cần phải có máy thở để sống và tồn tại, BN thường nằm tại Khoa Cấp cứu hoặc Khoa Hồi sức tích cực. Các hiểu biết về thở máy cùng với việc ra đời các thế hệ máy thở thông minh giúp ích cho việc thực hành thở máy dễ dàng hơn [25]. Việc chăm sóc đường thở cho BN thở máy là một việc vô cùng quan trọng trong chăm sóc BN thở máy nhằm mục đích đánh giá hiệu quả điều trị hô hấp của thở máy, đồng thời phòng ngừa cũng như phát hiện kịp thời các biến chứng do thở máy hoặc liên quan đến thở máy gây ra [31]. Trong đó điển hình là tình trạng viêm phổi bệnh viện hiện đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm vì nó làm tăng mức độ nặng của bệnh tật, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ tử vong. Ở Châu Âu, VPBV chiếm khoảng 46.9% trong nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) tại các khoa hồi sức. Theo hệ thống giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện Hoa Kỳ, VPBV chiếm khoảng 31% trong các NKBV. Tỷ lệ tử vong VPBV chiếm từ 54% đến 71%, làm tăng thời gian nằm viện từ 5 – 7 ngày, tăng chi phí điều trị lên từ 5800 – 40000 USD [47]. Tại Việt Nam, kết quả điều tra toàn quốc năm 2005 trên 19 bệnh viện cho thấy VPBV chiếm tỷ lệ cao nhất trong các NKBV : 55.4% trong tổng số các NKBV [27]. Theo 24 nghiên cứu ở các bệnh viện trên toàn quốc, tỉ lệ từ 21 – 75% trong tổng số các NKBV. Tỷ lệ VP đặc biệt cao trong nhóm BN nằm tại khoa hồi sức cấp cứu (HSCC). Theo nghiên cứu của bệnh viện Bạch Mai cho thấy VPBV là nguyên nhân tử vong hàng đầu 30 – 70%, thời gian nằm viện tăng them 6 – 13 ngày và viện phí tăng 15 – 23 triệu đồng cho một trường hợp [23]. 1 Thang Long University Library
  13. Ngoài ra còn một số những biến chứng hay gặp trong thở máy như là tràn dịch, tràn khí màng phổi, tổn thương họng miệng do đặt NKQ. Chính vì vậy mà việc chăm sóc đường thở cho BN thở máy lại càng được chú trọng. Việc đảm bảo đúng quy trình kĩ thuật trong chăm sóc BN thở máy góp phần làm giảm thiểu tỷ lệ nhiễm khuẩn, viêm phổi. Giảm thời gian thở máy, thời gian điều trị cũng như việc phải thay đổi kháng sinh, tiết kiệm chi phí [35]. Bệnh viện Tim Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, là bệnh viện đầu ngành trong chăm sóc và điều trị các bệnh lý tim mạch. Nhằm giúp các bác sỹ và điều dưỡng có một bức tranh tổng quát về chăm sóc đường thở cho bệnh nhân thở máy đặc biệt lại là trên các bệnh nhi phẫu thuật tim, từ đó nâng cao công tác chăm sóc và điều trị tốt cho người bệnh. Vì vậy mà chúng tôi làm nghiên cứu: “Kết quả chăm sóc đường thở ở bệnh nhi dưới 6 tuổi thở máy sau phẫu thuật tim tại khoa Hồi sức nhi bệnh viện Tim Hà Nội năm 2019” nhằm các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm của bệnh nhân nhi dưới 6 tuổi thở máy sau phẫu thuật tim tại khoa Hồi sức nhi bệnh viện Tim hà nội năm 2019 2. Đánh giá kết quả chăm sóc đường thở và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhi dưới 6 tuổi thở máy sau phẫu thuật tim tại khoa Hồi sức nhi bệnh viện Tim Hà Nội năm 2019 2
  14. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về thở máy 1.1.1. Khái niệm thở máy Thở máy (hay còn gọi là thông khí nhân tạo cơ học) là biện pháp thông khí bằng máy khi bệnh nhân không thể thở tự nhiên hoặc thở tự nhiên không đảm bảo nổi nhu cầu về cung cấp oxy và thải khí CO2. Thông khí nhân tạo áp dụng quy luật lưu chuyển khí nhờ chênh lệch về áp lực [2]. 1.1.2. Phương thức thông khí nhân tạo: Thông khí nhân tạo áp lực âm: Máy thở tạo một áp lực âm ngoài lồng ngực, nhờ đó dẫn truyền tạo ra áp lực âm ở khoang màng phổi, phế nang và tạo chênh lệch áp lực với môi trường ngoài. Nhờ đó không khí đi từ ngoài vào phổi bệnh nhân trong thì hít vào. Đến thì thở ra, máy thở để áp lực ngoài lồng ngực bệnh nhân bằng áp lực ở môi trường. Nhờ sức đàn hồi của phổi và lồng ngực bệnh nhân, tạo áp lực dương trong phế nang đẩy khí từ phổi ra ngoài. Phương thức này áp dụng cho các loại “phổi thép” trước đây, hiện không còn áp dụng trong thực hành lâm sàng [36]. Thông khí nhân tạo áp lực dương: trong thì hít vào, máy thở tạo một áp lực dương đẩy không khí vào phổi bệnh nhân, trong thì thở ra, máy thở mở thông đường dẫn khí bệnh nhân ra môi trường. Do sức đàn hồi của phổi và lồng ngực bệnh nhân, tạo áp lực dương trong phế nang đẩy khí từ phổi ra ngoài. Phương thức này áp dụng cho hầu hết các loại máy thở hiện nay [2], [17]. 1.1.3. Mục đích của thở máy: Nhằm cung cấp sự trợ giúp nhân tạo và tạm thời về thông khí và oxy hóa máu. Ngoài ra, thở máy còn nhằm chủ động kiểm soát thông khí khi có nhu cầu như dùng thuốc mê (trong gây mê toàn thể qua NKQ), thuốc an thần 3 Thang Long University Library
  15. gây ngủ..... làm giảm áp suất nội sọ ngay lập tức trong điều trị tụt não do tăng áp nội sọ, hoặc cho phép làm thủ thuật như nội soi khí phế quản, hút rửa phế quản. Thông khí nhân tạo còn làm giảm công thở của người bệnh, giúp dự phòng hay phục hồi nhanh chóng mệt mỏi cơ hô hấp.... [2], [17] 1.1.4. Chỉ định thở máy Thở máy thường được chỉ định khi hệ thống cơ quan hô hấp không đảm bảo được chức năng của mình: - Ngừng thở. - Suy hô hấp (SHH) có tăng cacbonic, SHH có giảm oxy. - SHH mạn phụ thuộc máy thở. - Chủ động kiểm soát thông khí. - Giảm nhu cầu thông khí và giảm công thở do mệt cơ hô hấp. - Cần ổn định thành ngực hay phòng chống xẹp phổi.... [2], [33]. 1.1.5. Các ảnh hưởng, biến chứng khi dùng máy thở. Thông thường các bệnh nhân khi phải thở máy đều là các bệnh nhân nặng hoặc trong trạng thái hôn mê nên sẽ có tương đối nhiều các biến chứng mà hay gặp nhất là: Tổn thương đường thở: do phải thiết lập đường thở nhân tạo để thay thế đường thở tự nhiên (đặt ống NKQ, MKQ..) nên có thể gây ra các biến chứng như tổn thương niêm mạc khí quản, mất chức năng làm ẩm của đường hô hấp trên, đặt nhầm vào thực quản, tụt ống ra ngoài hay vào sâu.... [49] Viêm phổi liên quan thở máy do: - Hệ thống lọc khí ở đường hô hấp trên không được dùng. - Dễ sặc các chất ở hầu họng. - Giảm hoạt động của các lông chuyển. - Niêm mạc bị tổn thương do ống NKQ, do hút. - Phản xạ ho kém. 4
  16. - Các dung dịch hoặc thiết bị dùng bị nhiễm bẩn. Xẹp phổi: thường do tắc ống, ứ đọng đờm sâu. Loét do tì đè. Teo cơ, cứng khớp do nằm bất động lâu ngày... [17], [39]. 1.2. Tổng quan về đặc điểm giải phẫu hệ hô hấp trẻ em Hình 1.1.Giải phẫu đường thở trẻ em [5] 1.2.1. Mũi Ở trẻ nhỏ, mũi và khoang hầu tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp vì vây sự hô hấp bằng đường mũi còn hạn chế. 5 Thang Long University Library
  17. Niêm mạc mũi mỏng, mịn, lớp ngoài của niêm mạc gồm các biểu mô rung hình trụ giàu mạch máu và bạch huyết, chức năng hàng rào của niêm mạc mũi ở trẻ nhỏ còn yếu do khả năng sát trùng với niêm dịch còn kém, trẻ dễ bị viêm nhiễm mũi họng. Tổ chức hang và cuộn mạch ở tổ chức niêm mạc mũi chỉ phát triển mạnh ở trẻ từ 5 tuổi đến dây thì, do đó trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ít bị chảy máu cam. Các xoang hàm đến 2 tuổi mới phát triển, xoang sàng đã xuất hiên từ khi mới sinh nhưng tế bào chưa biệt hoá đầy đủ, vì vây trẻ nhỏ ít khi bị viêm xoang [4], [46]. 1.2.2. Họng - hầu Trực tiếp nối với các khoang mũi, họng hầu trẻ em tương đối hẹp và ngắn, có hướng thẳng đứng. Họng hầu trẻ em có hình phễu hẹp, sụn mềm và nhẩn. Họng phát triển mạnh nhất trong năm đầu và tuổi dây thì. Vòng bạch huyết Waldayer: Cấu tạo gồm có: VA (vegation adenoid) - amidan họng. Amidan vòi. Amidan khẩu cái. Amidan dưới lưỡi: Đặc điểm: Trẻ dưới 1 tuổi chỉ có VA phát triển, VA dễ viêm nhiễm, xuất tiết phù nề làm cho trẻ phải thở bằng mồm. Từ 2 tuổi amidan khẩu cái mới phát triển, cũng rất hay bị viêm nhiễm . Khi các tổ chức bạch huyết này bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến chức phân ngoài hô hấp, trẻ phải thở bằng miệng. Thở miệng sẽ không được sâu, không khí không được sưởi ấm, số lượng không khí trao đổi ít hơn, lồng ngực sẽ kém phát triển [4]. 6
  18. 1.2.3. Thanh, khí, phế quản Thanh quản: khe thanh âm ngắn, thanh đới dài nên trẻ có giọng cao hơn. Từ 12 tuổi dây thanh đới của trẻ trai phát triển dài hơn trẻ gái nên giọng trẻ trai trầm hơn. Khí quản: niêm mạc nhẩn, nhiều mạch máu nhưng tương đối khô vì các tuyến dưới niêm mạc chưa phát triển, sụn khí quản mềm dễ bị co giãn. Phế quản: phế quản gốc phải to hơn và dốc hơn phế quản gốc trái do vây dị vât hay rơi vào phổi phải. Đặc điểm chung của thanh, khí, phế quản ở trẻ em là lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu, vì vây trẻ em dễ dị viêm nhiễm đường hô hấp, niêm mạc thanh, khí, phế quản dễ bị phù nề, xuất tiết và dễ bị biến dạng trong quá trình bệnh lý [4]. 1.2.4. Phổi Phổi trẻ em lớn dần theo tuổi: Sơ sinh: trọng lượng phổi 50 - 60 gr. 6 tháng: trọng lượng tăng gấp 3 lúc đẻ. 12 tuổi: trọng lượng tăng gấp 10 lần lúc đẻ. Người lớn: trọng lượng gấp 20 lần trẻ sơ sinh/ Có nhiều mạch máu, các mạch bạch huyết và sợi cơ nhẩn cũng nhiều hơn vì vây phổi trẻ em có khả năng co bóp lớn và tái hấp thu các chất dịch trong phế nang nhanh chóng. Tổ chức đàn hồi ít, đặc biệt xung quanh các phế nang và thành mao mạch. Các cơ quan ở lồng ngực chưa phát triển đầy đủ nên lồng ngực di động kém, trẻ dễ bị xẹp phổi, khí phế thũng, giãn các phế nang khi bị viêm phổi, ho gà. 7 Thang Long University Library
  19. Rốn phổi gồm phế quản gốc, thần kinh, mạch máu và nhiều hạch bạch huyết. Những hạch này liên hệ với các hạch khác ở phổi, vì vây bất kỳ một quá trình viêm nhiễm nào ở phổi cũng có thể gây phản ứng của các hạch rốn phổi. Các hạch bạch huyết rốn phổi chia làm 4 nhóm: Nhóm hạch khí quản. Nhóm hạch khí - phế quản. Nhóm hạch phế quản - phổi. Nhóm hạch ở giữa chỗ khí quản chia đôi [2], [4]. 1.2.5. Màng phổi Màng phổi ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tuổi rất mỏng, dễ bị giãn khi tràn dịch, tràn khí màng phổi [30]. 1.2.6. Lồng ngực Hình thể và cấu tạo lổng ngực trẻ em thay đổi nhiều theo tuổi và có những đặc điểm: Trẻ sơ sinh: Lồng ngực tương đối ngắn, hình trụ, đường kính trước sau gần như bằng đường kính ngang. Xương xườn nằm ngang, cơ hoành nằm cao và cơ liên xườn chưa phát triển đầy đủ. Do các đặc điểm trên, khi trẻ thở vào lổng ngực ít thay đổi, do đó trẻ nhỏ thở chủ yếu bằng cơ hoành. Trẻ lớn: Khi trẻ biết đi lổng ngực có sự thay đổi: Các xương xườn chếch xuống dưới. Đường kính ngang tăng nhanh và gấp đôi đường kính trước sau do đó trẻ thở sâu hơn, nhiều hơn và cũng là điều kiên xuất hiên kiểu thở ngực [2], [4]. 8
  20. 1.2.7. Đặc điểm sinh lý Hình 1.2. Hình ảnh phân chia đường thở Đường thở Không khí vào phổi chủ yếu qua đường mũi. Khi thở bằng mũi các cơ hô hấp hoạt động mạnh, lổng ngực và phổi nở rộng hơn khi thở bằng mổm. Không khí qua mũi được sưởi ấm nhờ các mạch máu và tuyến tiết nhầy. Không khí cũng được lọc sạch khi qua mũi vào phổi [2], [22]. Nhịp thở Ngay sau khi đẻ vòng tuần hoàn rau thai ngừng hoạt động, cùng với tiếng khóc chào đời trẻ bắt đầu thở bằng phổi. Trong thời kỳ sơ sinh và ở trẻ nhỏ trong mấy tháng đầu, do trung tâm 9 Thang Long University Library
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2