intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề cần lưu tâm khi tiến hành tự chủ đại học, cao đẳng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tự chủ đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa và truyền thống quản lý giáo dục. Trong những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam đã có những đổi mới mạnh mẽ, tiến hành phân cấp, giao quyền tự chủ cho các trường trên nhiều mặt. Nhiều văn bản chỉ đạo của Nhà nước về vấn đề này cho thấy giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục ĐH Việt Nam nói riêng đã có những bước đột phá trong cung cách quản lý, tiến gần với xu thế phát triển giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề cần lưu tâm khi tiến hành tự chủ đại học, cao đẳng

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU TÂM KHI TIẾN HÀNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Nguyễn Khắc Tiến1 – Nguyễn Thị Thanh Đức2 Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An Tự chủ đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa và truyền thống quản lý giáo dục. Trong những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam đã có những đổi mới mạnh mẽ, tiến hành phân cấp, giao quyền tự chủ cho các trường trên nhiều mặt. Nhiều văn bản chỉ đạo của Nhà nước về vấn đề này cho thấy giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục ĐH Việt Nam nói riêng đã có những bước đột phá trong cung cách quản lý, tiến gần với xu thế phát triển giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới. Thay vì kiểm soát trực tiếp, can thiệp sâu vào các hoạt động của trường, Nhà nước đã có những văn bản chỉ đạo, định hướng và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các trường ĐH, CĐ từng bước tự chủ và phát triển tương đối toàn diện: tài chính, nhân sự, chương trình đào tạo, thực hiện nghiên cứu, phương pháp giảng dạy, tự đánh giá đảm bảo chất lượng, liên kết hỗ trợ việc làm, cấp học bổng cho sinh viên... trong đó, Nghị quyết số 14/2005/NQ- CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 có thể xem là văn bản chỉ đạo mang tính toàn diện, triệt để và sâu sắc nhất từ trước tới nay về đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam. Tuy nhiên, việc khoán tự chủ vẫn có nhiều vấn đề để ngỏ chưa được giải quyết. Nói tự chủ đã lâu song thực chất các trường vẫn đang phải “xin” Bộ hoặc UBND tỉnh chủ quản trong nhiều khâu, nhiều lĩnh vực. Nguyên nhân của việc các trường chưa được tiến hành tự chủ triệt để có nhiều, nhưng có thể thấy sự chưa tin tưởng, chưa mạnh dạn giao nhiệm vụ của các cấp quản lý đối với các trường. Từ trước tới nay, Bộ cho phép các trường tự chủ về hoạt động gì, rõ ràng trường rất thuận lợi 1 CN – Phó Hiệu trưởng 2 ThS – Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng 175
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» trong tất cả các hoạt động liên quan đến hoạt động được tự chủ đó. Chẳng hạn, được tự chủ tài chính, trường rất chủ động trong điều phối người làm việc, vận dụng triệt để cơ sở vật chất, sức lao động... Xuất phát điểm, tính từ thời điểm hiện nay, để giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ vẫn còn một số điểm cần lưu tâm: 1. Sau 22 năm đổi mới, nguồn lực vật chất cho giáo dục vẫn còn hạn chế. Khi có chủ trương tự chủ, nhiều trường đã mạnh dạn bứt phá nhưng do thiếu kinh phí, nguồn lực vật chất yếu, nhiều trường đã phải cắt giảm các khoản chi, liên kết đào tạo các hệ không chính quy, chạy theo thị hiếu cần mảnh bằng của người học; tăng số giờ dạy của giáo viên khiến họ vừa không có thời gian nghiên cứu, sáng tạo, vừa phải chân trong chân ngoài nên rốt cuộc chất lượng giáo dục giảm bắt đầu từ người thầy. Trong khi cơ chế quản lý chất lượng chưa có tác dụng, chưa được triển khai mạnh mẽ. Các trường thành lập các đơn vị đảm bảo chất lượng nhưng không được ưu tiên hoạt động vì rất sợ đụng chạm đến vấn đề chất lượng, sợ phải giải trình mức độ đầu tư tài lực, vật lực cho việc nâng cao chất lượng. Hầu như nhà trường, giáo viên ít khi được cơ quan quản lý, xã hội yêu cầu giải trình về chất lượng. Chuẩn mực các giá trị học thuật, văn hóa chất lượng vì vậy cũng không được xem trọng. Điều này đã diễn ra trong một thời gian dài, sản phẩm của nó có thể đang hiện hữu ngay cả bên cạnh ta. Di hại của các sản phẩm xuất phát từ cơ chế quản lí như vậy là không thể sửa chữa. Khi đó “công tôi, tội chúng ta”, mọi trách nhiệm được quy về Bộ chủ quản, các trường thụ động, trở nên thiếu trách nhiệm xã hội với sản phẩm của mình. 2. Đối với nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, sự can thiệp của nhà nước, của hệ thống chính trị vào các trường ĐH, CĐ không nhiều. Bởi giá trị học thuật luôn tồn tại độc lập, khách quan với hệ thống quản lý hành chính nhà nước. Trong khi đó, truyền thống giáo dục của ta từ lâu do Bộ hoặc UBND tỉnh địa phương nơi trường đóng làm chủ quản. Thực trạng hiện nay, số lượng trường ĐH, CĐ có thể nói đã tăng lên khá nhanh về số lượng. Tính đến tháng 9/2009, cả nước có 376 trường ĐH, CĐ và với tốc độ “tăng trưởng” như hiện nay, trong vòng năm đến mười năm nữa, số lượng trường sẽ là bao nhiêu? Cùng với sự tăng trưởng đó, hệ 176
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» thống ngành nghề thuộc các lĩnh vực đào tạo tăng lên đáng kể nhưng cách quản lí không thay đổi. Trong thực tế, các trường đang rất lúng túng vì không biết vị trí mình ở đâu, thực thi công việc lâu nay đúng hay sai, đầu tư cho các hạng mục đạt hay chưa, sản phẩm có tiêu thụ được không... Hiện nay, Bộ đã có nhiều văn bản chỉ đạo mạnh mẽ các trường tiến hành tự chủ và nhiều trường đã phấn đấu tự chủ về tài chính, nhân sự, công khai được chất lượng, năng lực đào tạo nhưng những tiêu chí để định lượng chưa rõ ràng, không đồng bộ, mỗi trường làm mỗi kiểu... Hội đồng trường được quy định như là một nhân tố hết sức quan trọng đối với quá trình tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường nhưng đến nay sự cần thiết của nó chưa được thể hiện rõ, lộ trình và phương thức hoạt động của nó chưa đủ tính pháp lý buộc lãnh đạo nhà trường phải thực hiện. Một số trường đã thành lập Hội đồng trường nhưng Hội đồng trường chưa thực sự là tổ chức có quyền lực. Do vậy, xét về nội hàm các trường, đặc biệt là các trường trong hệ thống công lập cũng gần như không thay đổi về cung cách đào tạo đến thời điểm hiện tại. Đối với các trường do Bộ chủ quản, việc được đầu tư theo chính sách của Bộ có thể dễ kịp thời. Đối với các trường do UBND tỉnh địa phương chủ quản lại còn muôn vàn khó khăn hơn do UBND là cơ quan hành pháp, không chuyên sâu một lĩnh vực nào. Văn bản của Bộ là quy định chung (và tất nhiên là rất nhiều Bộ) nhưng tiến hành thực thi văn bản lại do nhiều ngành, nhiều địa phương với những cung cách áp dụng khác nhau dẫn đến những khó khăn nhất định cho các trường khi xây dựng đội ngũ, nguồn tuyển sinh, cơ cấu tài chính… Thực tế cho thấy, đối với các trường do địa phương quản lý, nguồn lực của trường mạnh hay yếu phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo địa phương. 3. Chúng tôi đồng ý với Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết năm học 2008 – 2009: “Các trường được tự chủ (...) nhưng theo khuôn khổ của pháp luật”. Nên để tất cả các trường ĐH, CĐ hoạt động dưới sự giám sát chỉ đạo của Bộ. Bộ cần tạo một mặt bằng giáo dục chung, đảm bảo quyền lợi của nhà trường và người học giữa các vùng miền, tránh hiện tượng “nước (chỉ) chảy chỗ trũng”, còn trách nhiệm của các trường là phải giải trình công khai về chất lượng, chịu sự kiểm toán 177
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» độc lập về tài chính... khi được Bộ và các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Người đứng đầu – Hiệu trưởng trường ĐH, CĐ phải được quyết định vận mệnh của nhà trường, cũng đồng nghĩa là người chịu trách nhiệm cao nhất, hoàn toàn về những quyết sách của nhà trường. Muốn hòa nhập với xu thế phát triển chung, cần phải tôn trọng quy luật đào thải. Khi sản phẩm đào tạo là sinh viên được bảo vệ, tính cạnh tranh, minh bạch, trách nhiệm được thể hiện rõ thông qua đẳng cấp thương hiệu sản phẩm... Dẫu biết rằng thay đổi tư duy một cơ chế không dễ, sẽ xuất hiện nhiều khó khăn, có thể sẽ có cái dở song hành nhưng đã đến lúc phải nhận thức rõ nền giáo dục “bao cấp” là tụt hậu, và phải quyết tâm thay đổi nó bằng những quyết sách. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Giáo dục năm 2005. 2. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. 4. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. 5. Thông tư số 172/2009/TT-BTC ngày 26/8/2009 về sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. 6. Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Nội vụ ngày 15 tháng 04 năm 2009 hướng dẫn thực hiện quyền tự 178
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo. 179
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2