intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử MOMO

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử MOMO" xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên HUTECH sử dụng ví điện tử MOMO. Nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá để thực hiện đề tài. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử MOMO

  1. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN HUTECH KHI SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO Dương Khánh Đăng*, Trần Thị Ngọc Hân, Nguyễn Trung Thành, Vũ Ngọc Kim Anh, Lê Thị Uyên Nhi Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên HUTECH sử dụng ví điện tử MOMO. Nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá để thực hiện đề tài. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 5 nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên HUTECH sử dụng ví điện tử MOMO, đó là chất lượng truyền thông, chất lượng website, sự tin cậy, chính sách ưu đãi, bảo mật. Để thực hiện đề tài nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá EFA. Từ khóa: Sự hài lòng, thanh toán, ví điện tử, sinh viên, HUTECH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển vượt bậc về nhiều lĩnh vực của Việt Nam trong thời đại 4.0, đặc biệt sự bùng nổ của công nghệ thông tin và Internet đã tạo tiền đề cho thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Để góp phần hoàn thiện những ưu điểm nổi bật vốn có của thương mại điện tử như sự chủ động về mặt thời gian và địa điểm cho người tiêu dùng thì sự ra đời các dịch vụ thanh toán điện tử là tất yếu. Một trong những hình thức thanh toán điện tử phổ biến hiện nay đó chính là thông qua ví điện tử và MOMO là nền tảng đi đầu trong lĩnh vực này. Việc sử dụng ví điện tử đã trở thành một phần trong đời sống của các sinh viên, bên cạnh sự tiện lợi, nhanh chóng khi thanh toán, ví điện tử còn mang lại nhiều ưu đãi thường xuyên cho người dùng và MOMO cũng không ngoại lệ. Song bên cạnh đó, để có thể mang lại sự hài lòng, chất lượng tốt nhất cho người dùng, thì đòi hỏi Ví điện tử phải tìm hiểu, khảo sát động cơ, mục đích của người dùng về việc sử dụng dịch vụ thanh toán này để có thể nắm rõ được nhu cầu, mong muốn để cải thiện tốt hơn đặc biệt là nhóm đối tượng Sinh viên cụ thể ở đây là sinh viên của trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Thị trường ví điện tử trong năm 2022 tiếp tục cạnh tranh quyết liệt. Ví điện tử được xem có số người dùng lớn nhất là MOMO với 31 triệu khách hàng hiện hữu. Thông tin của Reputa, cho biết tổng điểm về mức độ phổ biến đối với các ví điện tử trên mạng xã hội trong tháng 10 tiếp tục giảm 14,6% so với tháng 9, tuy nhiên MoMo vẫn tiếp tục giữ vững vị trí đầu bảng xếp hạng công ty thanh toán điện tử với tổng điểm gấp 2,9 lần so với vị trí thứ 2 là VNPay và gấp gần 13 lần so với vị trí thứ 5 là ZaloPay. 535
  2. Trong 5 tháng đầu năm 2022, các giao dịch thanh toán không tiền mặt qua điện thoại di động và QR code tăng rất mạnh về số lượng và giá trị, với mức tăng trong khoảng 30-113%. Đến nay, cả nước có khoảng 39 triệu ví điện tử được kích hoạt, tăng gần 31% so với cùng kỳ, tổng số lượng giao dịch qua ví điện tử được xử lý thành công xấp xỉ 853 triệu món, đạt giá trị 2.271 tỷ đồng, tăng lần lượt 46% và 106% so với cùng kỳ. Hiện nay, có khá nhiều nghiên cứu về thương mại điện tử và thanh toán điện tử, nhưng rất ít nghiên cứu được thực hiện để làm rõ phản ứng cụ thể của người dùng di động tại các thị trường đang phát triển đối với hệ thống thanh toán VĐT (Amin, 2008) và các nghiên cứu cũng có những kết quả trái ngược nhau. Bên cạnh đó, các công ty công nghệ kinh doanh VĐT vẫn đang trong quá trình “đốt tiền”, đẩy mạnh khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng. Vậy câu hỏi đặt ra, nếu không có những khuyến mãi này nữa, khách hàng - đặc biệt là ở sinh viên – người ưa thích công nghệ nhưng lại chưa có khả năng chi trả những số tiền lớn - có tiếp tục sử dụng VĐT không? Việc nghiên cứu xem sinh viên nhìn nhận như thế nào về các yếu tố ảnh hưởng này và đâu là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới ý định sử dụng VĐT sẽ rất có ý nghĩa trong bối cảnh tại Việt Nam hiện nay. Để có thể thấy rõ hơn về điều đó, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên HUTECH khi sử dụng ví điện tử MOMO” để chọn làm vấn đề nghiên cứu cũng như có thể đưa ra góp ý nhằm nâng cao sự hài lòng của người dùng khi sử dụng ví điện tử MOMO. 2. KHÁI NIỆM 2.1 Khái niệm về ví điện tử Ví điện tử là một loại thẻ điện tử được sử dụng để thực hiện các giao dịch trực tuyến thông qua máy tính hoặc điện thoại thông minh. Tiện ích của nó giống như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Tài khoản của ví điện tử có thể lưu trữ tất cả thông tin cá nhân của người dùng.(Uddin & Akhi, 2014) đưa ra các định nghĩa vị điện tử là ví kỹ thuật số hay ví di động. Hành vi thanh toán qua mạng: Hình thức thanh toán được tiến hành trên mạng Internet, người dùng lựa chọn thao tác chuyển, nạp hay rút tiền tùy ý; thay vì sử dụng tiền mặt. Giờ đây, dòng tiền có thể lưu chuyển cực nhanh chóng thông qua các tài khoản trực tuyến thanh toán qua mạng được định nghĩa là hành vi của người tiêu dùng trong việc mua sắm thông qua các cửa hàng trên mạng hoặc website sử dụng các giao dịch thanh toán trực tuyến (Monsuwe, Dellaert và K.D. Ruyter, 2004). Tương tự, theo Haubl & Trifts, (2000), thanh toán qua mạng là một giao dịch được thực hiện bởi người tiêu dùng kết nối và có thể tương tác giữa các khách hàng thông qua mạng máy tính. Sự hài lòng khi thanh toán Theo Kotler (2000): “Sự hài lòng như là một cảm giác hài lòng hoặc thất vọng của một người bằng kết quả của việc so sánh thực tế nhận được của sản phẩm (hay kết quả) trong mối liên hệ với những mong đợi của họ”. Có nghĩa là mức độ hài lòng sẽ phục thuộc vào sự kỳ vọng và kết quả nhận được, nếu kỳ vọng cao hơn kết quả thực tế khách hàng sẽ không hài lòng, nếu thực tế tương xứng hoặc cao hơn kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng hoặc rất hài lòng. “Sự hài lòng của sinh viên khi sử dụng ví điện tử MOMO” là sự thỏa mãn kỳ vọng, nhu cầu của các bạn sinh viên khi sử dụng ví điện tử, cụ thể ở đây là ví điện tử MOMO. Sự kỳ vọng ấy có thể là về lợi ích khi sử dụng ví MOMO thanh toán thay vì thanh toán theo cách truyền thống, sự kỳ vọng về chi phí sử dụng,.... 536
  3. Hình 1: Mô hình nghiên cứu 2.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Sự hài lòng của sinh viên HUTECH đối với ví điện tử MOMO gần đây có nhiều biến động nhưng đa số sinh viên vẫn còn nhiều cân nhắc lựa chọn cho mình một ví điện tử để thanh toán. Do đó, nhóm tác giả đã đề xuất những nhân tố tác động và ảnh hưởng tác động đến sự hài lòng khi sử dụng ví điện tử Kotler (2000). Các giả thuyết nghiên cứu: H1: Chiến lược truyền thông của ví điện tử ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. H2: Chất lượng website của ví điện tử ảnh hưởng ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. H3: Sự tin cậy của ví điện tử ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. H4: Chính sách ưu đãi của ví điện tử ảnh hưởng ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. H5: Bảo mật của ví điện tử hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính và định lượng: (1) Nghiên cứu định tính bằng xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo và các biến quan sát và hiệu chỉnh biến quan sát phù hợp với thực tế. (2) Nghiên cứu định lượng: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp; đồng thời sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên HUTECH sử dụng ví điện tử MOMO Thông qua nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 5 với 25 biến quan sát nên nhóm nghiên cứu sử dụng mẫu nghiên cứu chính thức n = 125 khách hàng là phù hợp với công thức trên và phù hợp trong việc chạy phân tích EFA và hồi quy bội. Từ những mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước, từ những cơ sở lý thuyết, bước đầu định hướng xây dựng sơ bộ mô hình nghiên cứu nâng cao sự hài lòng của sinh viên HUTECH sử dụng ví điện tử MOMO. Sau khi qua bước nghiên cứu định tính bằng việc thảo luận nhóm, xây dựng thang đo sơ bộ, khảo sát sơ hơn 140 sinh viên, hiệu chỉnh thang đo. Kết quả đa số cho là các yếu tố sau tác động nhằm nâng cao cao ý định mua sắm trực tuyến của khách 537
  4. hàng tại TP.HCM gồm 5 yếu tố sau: Chiến lược truyền thông, Chất lượng website, Sự tin cậy, Chính sách ưu đãi, Bảo mật. 3.2. Mô hình nghiên cứu và phương trình hồi quy Căn cứ vào các lý thuyết nền, tổng quan các công trình nghiên cứu trước, nghiên cứu chuyên gia, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như Hình 1. Mô hình hồi quy: TCKT = β0 + β1*GC + β2*CL + β3*DV + β4*KN + β5*TC + ε Trong đó: TCKT: Biến phụ thuộc mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên HUTECH sử dụng ví điện tử MOMO. CLTT: Chiến lược truyền thông, CLW: Chất lượng website, STC: Sự tin cậy, CSUD: Chính sách ưu đãi, BM: Bảo mật. β1, β2, β3, β4, β5: là các hệ số hồi quy. ε: Sai số ngẫu nhiên. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG THANG ĐO (CRONBACH’S ALPHA) Bảng 1: Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương Số biến Cronbach’s Thang đo quan biến tổng Ghi chú quan sát Alpha nhỏ nhất Chiến lược truyền thông 5 0.729 0.417 Chấp nhận Chất lượng Website 5 0.756 0.472 Chấp nhận Sự tin cậy 4 0.703 0.451 Chấp nhận Chính sách ưu đãi 5 0,762 0.453 Chấp nhận Bảo Mật 5 0.729 0.377 Chấp nhận Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở bảng 1 ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.6. Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 5 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 24 biến quan sát đặc trưng. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc KMO = 0.636 nên phân tích nhân tố là phù hợp. Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig. < 0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Eigenvalues = 1.761 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Tổng phương sai trích: Rotation Sums of Squared Loadings (Cumulative %) =58.691% > 50 %. Điều này 538
  5. chứng tỏ 58.691% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 6 nhân tố. 24 biến quan sát được gom thành 5 nhân tố, tất cả các biến số có hệ số Factor Loading > 0.5 đạt yêu cầu. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập KMO = 0.908 nên phân tích nhân tố là phù hợp. Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig. < 0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Eigenvalues = 1.002 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Tổng phương sai trích: Rotation Sums of Squared Loadings (Cumulative %) = 57.945% > 50 %. Điều này chứng tỏ 57.945% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 1 nhân tố. 3 biến quan sát được gom thành 1 nhân tố, tất cả các biến số có hệ số Factor Loading > 0.5 Bảng 2: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.636 Approx. Chi-Square 62.775 df 3 Bartlett's Test of Sphericity Sig. .000 Bảng 3: Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Coefficientsa Standar dized Unstandardized Coeffici Collinearity Coefficients ents Correlations Statistics Std. Zero- Model B Error Beta t Sig. order Partial Part Tolerance VIF (Constant) 0.119 0.265 448 655 CL 0.336 0.085 0.289 3.962 0.000 .678 .309 .203 .495 2.021 STC 0.330 0.084 0.312 3.905 0.000 .705 .305 .200 .413 2.423 1 BM 0.325 0.091 0.279 3.574 0.000 .691 .281 .183 .431 2.321 Biến phụ thuộc: SHL 539
  6. Qua kết quả trên ta thấy hệ số phóng đại phương sai các biến độc lập (VIF lần 2) đều lớn hơn 2 (VIF biến thiên từ 2.021 đến 2.423). Do đó hiện tượng đa cộng tuyến nếu có giữa các biến độc lập là chấp nhận được (theo Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2008, 233, thì khi VIF vượt quá 10 thì đó là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến). Hệ số Tolerance đều < 0.5 (lớn nhất là 0.495) cho thấy có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2008, 233). Các biến độc lập gồm CL, DV, KN đều có Sig kiểm định t nhỏ hơn 0.05, do đó các biến này đều có ý nghĩa thống kê, đều tác động lên biến phụ thuộc SHL. Phương trình hồi quy chuẩn hóa: SHL = 0.263*CL+ 0.332*DV + 0.284*KN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Từ kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp của mô hình lý thuyết đối với quyết định mua hàng điện qua mạng, cũng như các giả thuyết đưa ra điều được chấp nhận trong nghiên cứu này đem lại một ý nghĩa thiết thực cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng điện qua mạng trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả hồi quy, tác giả đã đưa ra những kiến nghị về giải pháp mang tính thực tế về: Sự hữu ích, tính dễ sử dụng, Kiểm soát hành vi, ảnh hưởng xã hội, Nhận thức rủi ro. Với mong muốn giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. Thể hiện tính tích cực, chủ động, đáp ứng ngày càng tốt hơn những mong đợi của khách hàng, để từ đó tạo được niềm tin, đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp. 5.2. Kiến nghị Kết quả từ phần thống kê mô tả, tỷ lệ nhận biết việc thanh toán trực tuyến cho thấy hầu hết những người sử dụng Internet có sự quan tâm đến việc thanh toán trực tuyến, mua hàng trực tuyến thông qua MOMO với 94.9% chỉ có 5.1% người trả lời rằng MOMO không đáp ứng được nhu cầu cho người dùng. Trong đánh giá MOMO đến việc hiểu nhu cầu thị trường và khách hàng về giá cả thì 5.8% không đồng ý điều này và đa số mọi người thì đồng ý với ý kiến trên, vì vậy hiện nay các chính sách được MOMO thực hiện đã đáp ứng được đa số bộ phận khách hàng. Việc phát triển thêm nhiều tính năng tiện ích giúp cho người dùng tìm đến MOMO và sẽ gắn bó hơn với MOMO. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. (1994). Psychometric theory (3rd ed.). New York, NY: McGraw- Hill, Inc. 2. Peterson, R. A. (1994). A Meta-Analysis of Cronbach’s Coefficient Alpha.Journal of Consumer. 3. Khushbu Madan, R. Y. (2016). Behavioral intention to adopt mobile wallet: a developing country perspective. Journal of Indian Business Research, Vol. 8 Issue: 3, pp.227-244. 4. Shin, D.-H. (2009). Towards an understanding of the consumer acceptance of mobile wallet. Computers in Human Behavior, 25,1343–1354c. 5. Chaum, David, van Heijst, Eugene and Pfitzmann, Brigit (1992), “Cryptographically strong undeniable signatures, unconditionally secure for the signer '', in CRYPTO 91. 540
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2