intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi ở bệnh nhân loét dạ dày- tá tràng có Helicobacter Pylori dương tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

40
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi ở bệnh nhân loét dạ dày- tá tràng có Helicobacter Pylori dương tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ" được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và nội soi ở bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng có H.Pylori dương tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi ở bệnh nhân loét dạ dày- tá tràng có Helicobacter Pylori dương tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

  1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI Ở BỆNH NHÂN LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG CÓ HELICOBACTER PYLORI DƯƠNG TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ Lương Quốc Hùng*, Phạm Văn Lình, Kha Hữu Nhân Trường Đại học Y Dược Cần Thơ *Email: lqhungdktwct@gmail.com TÓM TẮT Đặt vấn đề: Loét dạ dày-tá tràng do nhiễm H.Pylori là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và các nước trên thế giới. H.Pylori được phát hiện vào năm 1982 tại Perth (Australia) bởi hai bác sĩ Warren BJ và Marshall JR và đã được trao giải Nobel Y học năm 2005. H.Pylori có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh loét dạ dày-tá tràng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và nội soi ở bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng có H.Pylori dương tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 82 bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng có H.Pylori dương tính tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 4/2018-5/2019. Kết quả: Tỉ lệ loét dạ dày là 71,95%, loét tá tràng 19,51%, loét dày dày+tá tràng 8,54%. Đau vùng thượng vị là triệu chứng chiếm tỉ lệ cao với 91,46%. Hang vị là vị trí có tỉ lệ loét cao nhất (48,78%), đáy vị có tỉ lệ loét thấp nhất 1,22%. Bệnh nhân có ≥ 02 ổ loét chiếm tỉ lệ cao hơn 1 ổ loét với 52,44%. Loét kích thước ≤ 10mm chiếm ưu thế hơn với 80,49%. Loang lổ là hình dạng loét chiếm tỉ lệ cao nhất với 56,10%, loét dạng đường ít gặp nhất với tỉ lệ là 1,22%. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất ở bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng là đau thượng vị. Hang vị là vị trí loét thường gặp nhất. Đa số ổ loét có kích thước nhỏ (≤ 10mm). Từ khóa: loét dạ dày tá tràng, Helicobacter pylori ABSTRACT THE CLINICAL AND ENDOSCOPIC CHARACTERISTICS IN GASTRODUODENAL ULCER PATIENTS WITH ELICOBACTERPYLORI POSITIVE AT CAN THO CENTRAL GENERAL HOSPITAL Luong Quoc Hung*, Pham Van Linh, Kha Huu Nhan Can Tho University of Medicine and Pharmacy Background: Gastroduodenal ulcer caused by H. pylori infection has been common in Vietnam and other countries in the world. H. Pylori was discovered in 1982 in Perth (Australia) by Warren BJ and Marshall JR and was awarded the Nobel Prize in Medicine in 2005. H. Pylori is closely related to gastroduodenal ulcer. Objectives: To describe the clinical and endoscopic characteristics in gastroduodenal ulcer patients with Helicobacter Pylori positive at Can Tho Central General Hospital. Materials and methods: A cross-sectional descriptive study on 82 patients who have had gastroduodenal ulcer with Helicobacter Pylori positive at Central General Hospital in Can Tho from April 2018 to May 2019. Results: The rate of gastric ulcer was 71.95%, duodenal ulcer 19.51%, both gastric ulcer and duodenal ulcer 8.54%. Epigastric pain was a high proportion with 91.46%. Antrum was the position with the highest ulcer rate (48.78%), the fundus had the lowest ulcer rate of 1.22%. The rate of patients with ≥ 02 ulcers was 52.44%. The size of ulcer ≤ 10mm was 80.49%. The incidence of patchy ulcer shape was 56.10%, line ulcer shape was 1.22%. Conclusion: The most common clinical symptom of gastroduodenal ulcer patients was epigastric pain. Antrum was the most common ulcer site. Most ulcers were small in size (≤ 10mm). Keywords: Gastroduodenal ulcer, Helicobacter pylori I. ĐẶT VẤN ĐỀ Loét dạ dày-tá tràng do nhiễm H.Pylori là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và các nước trên thế giới. H.Pylori được phát hiện vào năm 1982 tại Perth (Australia) bởi hai bác sĩ Warren BJ và
  2. Marshall JR và đã được trao giải Nobel Y học năm 2005. H.Pylori có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh loét dạ dày-tá tràng [2], [3]. Đau thượng vị là triệu chứng được cho là thường gặp nhất của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên triệu chứng này cũng hiện diện ở một số bệnh nhân không loét. Nội soi ống mềm đường tiêu hóa trên được xem là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng. Tìm H.Pylori bằng test urease qua nội soi là xét nghiệm thông dụng nhất, nhanh, đơn giản, rẻ tiền với có độ nhạy khá cao 89-98%, độ đặc hiệu cao trên 90%, cho kết quả trong thời gian ngắn (từ 15 phút đến vài giờ). Do đó để tìm hiểu đặc điểm của bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng có H.Pylori dương tính chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và nội soi ở bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng có H.Pylori dương tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Gồm 82 bệnh nhân > 15 tuổi đến khám tại Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ từ 4/2018 đến 5/2019 có các triệu chứng lâm sàng của loét dạ dày-tá tràng như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, nôn, buồn nôn hoặc chỉ là cảm giác đầy bụng khó tiêu,… và nội soi dạ dày tá tràng phát hiện có loét dạ dày, loét tá tràng hoặc loét dạ dày + loét tá tràng và xét nghiệm test nhanh urease dương tính (CLO-test dương tính). - Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đang xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày. Bệnh nhân có dùng kháng sinh tác dụng trên H.Pylori trong 4 tuần, PPI trong 2 tuần trước khi làm CLO-test hoặc dùng aspirin, non steroid, corticoid. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên những bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 4/2018-5/2019. Bệnh nhân được hỏi theo bộ câu hỏi soạn sẳn, nội soi dạ dày tá tràng bằng máy Fujinon (sản xuất tại Nhật) để xác định tình trạng loét dạ dày tá tràng, vị trí, số lượng, hình dạng, kích thước ổ loét và làm test nhanh urease. Các số liệu thu thập được sẽ phân tích bằng phần mềm Stata 12.0 chạy trên hệ điều hành Window. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Có 82 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu và thu được kết quả sau: 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi mắc bệnh trung bình là 48,14 ± 13,71. Tuổi nhỏ nhất là 19, tuổi lớn nhất là 85. Nhóm tuổi có tần suất gặp nhiều nhất là 31-50 tuổi, chiếm tỉ lệ 47,56%. Nam có tỉ lệ mắc bệnh 60,98% và nữ 39,02%. Tỉ số mắc bệnh nam/nữ là 1,56/1. 3.2. Đặc điểm lâm sàng và nội soi ở bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng có H.Pylori dương tính Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng Triệu chứng lâm sàng Số lượng (n) Tỉ lệ (%) Đau vùng thượng vị 75 91,46 Ợ hơi, ợ chua 27 32,92 Buồn nôn, nôn 32 39,02 Nóng rát thượng vị 38 46,34 Đầy bụng, ăn chậm tiêu 29 35,36 Nhận xét: Triệu chứng đau vùng thượng vị ở bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng chiếm tỉ lệ cao hơn với 91,46%. Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng qua nội soi
  3. Loét dạ dày-tá tràng Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Loét dạ dày 59 71,95 Loét tá tràng 16 19,51 Loét dạ dày + Loét tá tràng 7 8,54 Tổng cộng 82 100 Nhận xét: Trong số 82 bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có 59 bệnh nhân loét dạ dày, chiếm tỉ lệ cao nhất với 71,95%. Loét dày dày+tá tràng chiếm tỉ lệ ít nhất với 8,54%. Bảng 3. Vị trí loét của bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng qua nội soi Vị trí loét Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Đáy vị 1 1,22 Thân vị 3 3,66 Hang vị 40 48,78 Môn vị 15 18,29 Tá tràng 16 19,51 Dạ dày + tá tràng 7 8,54 Nhận xét: Hang vị là vị trí có tỉ lệ loét cao nhất với 48,78%, kế đến là tá tràng. Đáy vị có tỉ lệ loét thấp nhất 1,22%. Bảng 4. Đặc điểm về số lượng ổ loét của bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng có H.Pylori dương tính Đặc điểm về số lượng ổ loét Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Loét 01 ổ 39 47,56 Loét ≥ 02 ổ 43 52,44 Tổng cộng 82 100 Nhận xét: Trong số 82 bệnh nhân có 43 bệnh nhân có ≥ 02 ổ loét chiếm tỉ lệ 52,44% và 39 bệnh nhân có 1 ổ loét chiếm tỉ lệ 47,56%. Bảng 5. Đặc điểm về kích thước ổ loét của bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng có H.Pylori dương tính Đặc điểm về kích thước ổ loét Số lượng (n) Tỷ lệ (%) ≤ 10mm 66 80,49 > 10mm 16 19,51 Tổng cộng 82 100 Nhận xét: Trong số 82 bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng có 66 bệnh nhân có kích thước ổ loét ≤ 10mm chiếm tỉ lệ 80,49%, trong khi đó bệnh nhân có kích thước ổ loét > 10mm là 16 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 19,51%. Hình dạng 1,22% 42,68 Loang lỗ % Bầu dục 56,10% Đường Biểu đồ 1: Đặc điểm về hình dạng ổ loét của bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng có H.Pylori dương tính Nhận xét: Loét dạng loang lỗ chiếm tỉ lệ 56,10%, dạng bầu dục chiếm tỉ lệ 42,68% và loét dạng đường chiếm tỉ lệ 1,22% ở bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng qua nội soi.
  4. IV. BÀN LUẬN 4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Theo nghiên cứu của chúng tôi, tuổi mắc bệnh trung bình là 48,14 ± 13,71, nhỏ nhất là 19, lớn nhất là 85. Nhóm tuổi có tần suất gặp nhiều nhất là 31-50 tuổi, chiếm tỉ lệ 47,56%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trong nước như: Trương Văn Lâm [4] nghiên cứu 112 bệnh nhân có tuổi trung bình là 48,3±14,2, tuổi nhỏ nhất 19, tuổi lớn nhất là 87. Trần Thị Khánh Tường [7] nghiên cứu trên 196 bệnh nhân có tuổi trung bình là 43±13,43, tuổi nhỏ nhất là 20, lớn nhất là 68. Một số tác giả khác như Lê Văn Nho [5], Nguyễn Duy Thắng [6], Eskandar Hajiani [12], Hafez Fakheri [11], Evrim Kahramanoglu Aksoy [9], Muhammet Yener Akpinar [8] cũng cho kết quả tương tự với nghiên cứu của chúng tôi. Theo nghiên cứu của chúng tôi nam có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ. Tỉ số mắc bệnh nam/nữ là 1,56/1. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước như: Tác giả Lê Văn Nho [5], Trương Văn Lâm [4], Vĩnh Khánh [1], Feng Woei Tsay [14], Hafez Fakheri [11], Kent Man Chu [10], Eskandar Hajiani[12]. 4.2. Đặc điểm lâm sàng và nội soi ở bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng có H.Pylori dương tính 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng triệu chứng đau vùng thượng vị chiếm tỉ lệ cao với 91,46%, nóng rát thượng vị 46,34%, nôn và buồn nôn 39,02%. Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với một số nghiên cứu trong và ngoài nước như: Lê Văn Nho [5] với 94,4% đau thượng vị, nóng rát thượng vị 52,8%, buồn nôn và nôn chiếm 26,4%. Trương Văn Lâm [4] với 92,9% bệnh nhân đau thượng vị, 35,7% buồn nôn và nôn và 21,4% nóng rát thượng vị. Nguyễn Duy Thắng [6] có 96,2% đau thượng vị, 83% nóng rát thượng vị, 69,8% buồn nôn và nôn. Kent Man Chu [10] thì đau thượng vị76,3%. Muhammet Yener Akpinar [8] đau thượng vị chiếm 62,9%. Từ các kết quả trên cho thấy đau thượng vị là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh loét dạ dày tá tràng có H.Pylori dương tính và đây cũng là lý do chính khiến bệnh nhân đến khám. Bên cạnh đó triệu chứng nóng rát vùng thượng vị, nôn và buồn nôn cũng là một trong những triệu chứng gợi ý nghĩ đến bệnh lý dạ dày tá tràng mà chúng ta không nên bỏ sót. 4.2.2. Đặc điểm nội soi của bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng có H.Pylori dương tính 4.2.2.1. Tỉ lệ bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng qua nội soi Trong nghiên cứu của chúng tôi có 71,95% loét dạ dày, loét tá tràng là 19,51%, loét dạ dày+ tá tràng chiếm tỉ lệ ít nhất với 8,54%. Tác giả Hsiang Tso Huang [13] nghiên cứu trên 70 bệnh nhân loét dạ dày tá tràng nhận thấy loét dạ dày chiếm tỉ lệ 74,4%, loét tá tràng 20,5%, loét dạ dày tá tràng 5,1%. Evrim Kahramanoglu Aksoy [9] nghiên cứu 111 bệnh nhân cho thấy có 66,7% loét dạ dày và 27,9% loét tá tràng, 5,4% loét dạ dày tá tràng. Nghiên cứu của Muhammet Yener Akpinar [8] nghiên cứu trên 332 bệnh nhân thì có 277 bệnh nhân là loét dạ dày với tỉ lệ 83,4%. Nghiên cứu của Trương Văn Lâm [4] có 69,6% loét dạ dày, 21,4% loét tá tràng và 8,9% loét dạ dày tá tràng. Qua các kết quả nghiên cứu kể trên cho thấy loét dạ dày chiếm tỉ lệ cao trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng. 4.2.2.2. Vị trí loét dạ dày-tá tràng qua nội soi Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hang vị là vị trí có tỉ lệ loét cao nhất với 48,78%, kế đến là tá tràng với 19,51%, môn vị là 18,29%, đáy vị có tỉ lệ loét thấp nhất với 1,22%. Theo tác giả Nguyễn Duy Thắng [6] thì tỉ lệ loét hang vị cao nhất với 45,3% và đáy vị có tỉ lệ loét thấp nhất với 5,7%. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, nghiên cứu của Trương Văn Lâm [4] cho thấy rằng tiền môn vị là vị trí thường gặp loét nhất với 36,6%, kế đến là hang vị với 24,1%, tá tràng là 21,4% và ít nhất là tâm vị 0,9%. Qua đó cho thấy chưa có
  5. sự thống nhất về kết quả giữa các nghiên cứu về vị trí loét dạ dày-tá tràng. Sự khác biệt này có thể do sự khác nhau về thiết kế nghiên cứu, về số lượng mẫu, về địa dư và thói quen sinh hoạt, ăn uống theo vùng miền, địa phương. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu trên đều cho thấy rằng đáy vị là vị trí loét có tỉ lệ thấp nhất. 4.2.2.3. Số lượng ổ loét dạ dày-tá tràng qua nội soi Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân có ≥ 02 ổ loét chiếm tỉ lệ 52,44%, và bệnh nhân có 1 ổ loét chiếm tỉ lệ 47,56%. Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu của các tác giả như: Trương Văn Lâm [4]: nhóm loét dạ dày thì loét 1 ổ chiếm 65,4%, loét ≥ 2 ổ chiếm 34,6%; nhóm loét tá tràng thì loét 1 ổ chiếm 66,67%, loét ≥ 2 ổ chiếm 33,33%. Theo tác giả Kent Man Chu [10] thì chỉ có 3,6% bệnh nhân loét dạ dày có ≥ 2 ổ loét, 10,6% bệnh nhân loét tá tràng có ≥ 2 ổ loét. Qua đó cho thấy ở cả 2 nhóm loét dạ dày và loét tá tràng thì bệnh nhân có số lượng ổ loét là 1ổ thường gặp hơn so với loét ≥ 2 ổ. 4.2.2.4. Kích thước ổ loét dạ dày-tá tràng qua nội soi Bệnh nhân có kích thước ổ loét ≤ 10mm chiếm tỉ lệ 80,49%, bệnh nhân có kích thước ổ loét > 10mm chiếm tỉ lệ 19,51%. Theo Lê Văn Nho [5] có 80,6% kích thước ổ loét < 10mm, 16,7% kích thước ổ loét là 11-15mm và 3,7% kích thước ổ loét >15mm. Trương Văn Lâm [4] có 42% kích thước ổ loét là < 5mm, 33% kích thước ổ loét 5- 10mm, 25,9% kích thước ổ loét > 10mm. Nhìn chung, các nghiên cứu chưa có sự tương đồng về tỉ lệ các kích thước ổ loét có thể là do sự khác nhau về phân nhóm kích thước ổ loét, về cỡ mẫu, về thời điểm nghiên cứu, đối tượng bệnh nhân nghiên cứu có tỉ lệ giới tính khác nhau, chế độ ăn uống sinh hoạt khác nhau và trình độ nhận thức về chăm sóc sức khỏe khác nhau. 4.2.2.5. Hình dạng ổ loét dạ dày-tá tràng qua nội soi Dạng loét loang lổ chiếm tỉ lệ cao nhất với 56,10%, loét bầu dục 42,68% và loét dạng đường 1,22%. Theo nghiên cứu của Trương Văn Lâm [4] thì loét dạng bầu dục chiếm tỉ lệ cao với 91,1%, loét loang lổ với tỉ lệ 8,9%.Vĩnh Khánh [1] cũng ghi nhận loét bầu dục có tỉ lệ cao nhất với tỉ lệ 87,5%, loét dạng đường có tỉ lệ thấp nhất. Chúng tôi nhận thấy chưa có sự tương đồng giữa các nghiên cứu về hình dạng ổ loét. Sự khác nhau về hình dạng loét có thể do thời điểm bệnh nhân đến khám và nội soi khác nhau, cũng như sự khác nhau trong thái độ dùng thuốc trước đó của bệnh nhân. V. KẾT LUẬN Bệnh nhân loét dạ dày- tá tràng triệu chứng lâm sàng thường là đau vùng thượng vị (91,46%); loét dạ dày chiếm 71,95%, loét tá tràng 19,51%, loét cả dạ dày và tá tràng 8,54%; loét hang vị thường gặp nhất (48,78%); 52,44% bệnh nhân có ≥ 2 ổ loét; 80,49% bệnh nhân có ổ loét kích thước ≤ 10mm; loét dạng loang lổ là 56,10%, dạng bầu dục 42,68% và loét dạng đường 1,22%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vĩnh Khánh, Phạm Ngọc Doanh, Đặng Ngọc Quý Huệ, Trần Văn Huy (2011), “Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ RACM ở bệnh nhân loét dạ dày có Helicobater pylori”, Tạp chí Y học thực hành, 502 (1),tr.53-62. 2. Vũ Văn Khiên (2016), “Tần suất nhiễm Helicobater pylori và bệnh lý dạ dày ở người dân tộc thiểu số việt Nam”, Tạp chí khoa học tiêu hóa ViệtNam,9(45),tr.2828-2836. 3. Phạm Thị Hạnh, Võ Thị Trần Bữu Hạnh, Võ Tuấn Khiêm, Lê Văn Điểm (2011), “Khảo sát dịch tễ lâm sàng, tỉ lệ nhiễm Helicobacterpylori và hình ảnh nội soi bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện Đa khoa Hòa Thành, Tây Ninh”, Tạp chí Y học thực hành, 9, tr.56-58.
  6. 4. Trương Văn Lâm, Phạm Văn Lình, Kha Hữu Nhân (2015), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và kết quả điều trị loét dạ dày tá tràng có Helicobacter pylori dương tính theo phác đồ nối tiếp tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ,2, tr.127-134. 5. Lê Văn Nho, Hoàng Trọng Thảng, Trần Văn Huy (2012), ”Nghiên cứu lâm sàng, nội soi ở bệnh nhân loét tá tràng trước và sau tiệt trừ Helicobacter pylori”, Tạp chí khoa học tiêu hóa ViệtNam,6(25),tr.1657-1644. 6. Nguyễn Duy Thắng (2013), ”Đánh giá kết quả điều trị loét dạ dày nhiễm HP bằng phác đồ EAC 1 và 2 tuần, theo dỏi sau 2 năm”, Tạp chí khoa học tiêu hóa ViệtNam,8(33),tr.2110-2115. 7. Trần Thị Khánh Tường, Vũ Quốc Bảo (2017), “Hiệu quả điều trị của phác đồ 4 thuốc có bismuth trong điều trị nhiễm Helicobacter pylori”, Tạp chí Y Dược học, Trường đại học Y Dược Huế,7,(3),tr29-34. 8. Muhammet Yener Akpinar (2018), “Comparison of moxifloxacin-basedtherapiesand standard bismuth-based quadruple therapy forfrst-line treatment of Helicobacter pylori infection”, Arch Med Sci Civil Dis, 3, pp.81-86. 9. Evrim Kahramanoğlu Aksoy (2017), ”Comparison of Helicobacter pylori Eradication Rates of 2- Week Levofloxacin- Containing Triple Therapy, Levofloxacin-Containing Bismuth Quadruple Therapy, and Standard Bismuth Quadruple Therapy as a First-Line Regimen”, Med Princ Pract, 26, pp.523–529. 10. Kent-Man Chu, Ka-Fai Kwok, Simon Law, Kam-Ho Wong (2005), ”Patients with Helicobacter pylori positive and negative duodenal ulcers have distinct clinical characteristics”, World J Gastroenterol, 11(23), pp.3518-3522. 11. Hafez Fakheri (2011), ”A Comparison between Sequential Therapy and a Modified Bismuth-based Quadruple Therapy for Helicobacter pylori Eradication in Iran: A Randomized Clinical Trial”, Helicobacter, 17, pp. 43–48. 12. Eskandar Hajiani (2018), “Comparison of Levofloxacin-Based, 10-day Sequential Therapy with 14-day Quadruple Therapy for Helicobacter Pylori Eradication: A Randomized Clinical Trial”, Middle East J Dig Dis, 10 (4), pp.242-248. 13. Hsiang Tso Huang (2018), ”Effcacy of a 14-day quadruple-therapy regimen for third-line Helicobacter pylori eradication”, Infection and Drug Resistance, 11, pp.2073-2080. 14. Feng-Woei Tsay, Deng-Chyang Wu, Hsien-Chung Yu (2017), “Both 14-day hybrid and bismuth quadruple therapies cure most patients with Helicobacter pylori infection in populations withmoderate antibiotic resistance: a randomized controlled trial”, American Society for Microbiology, pp.1-33. (Ngày nhận bài:05/09/2019 - Ngày duyệt đăng bài: 04/10/2019)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2