intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số

Chia sẻ: Trần Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

66
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài: Tìm ra phương pháp và biện pháp thích hợp để phát triển vốn từ cho học sinh người dân tộc thiểu số lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Giúp trẻ phát âm đúng, nói đúng cấu trúc ngữ pháp câu, phát triển ngôn ngữ bằng tiếng Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số

SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br />                                I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />          I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br /> <br /> Trong công tác giáo dục trẻ mẫu giáo  ở  các trường mầm non, việc phát <br /> triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ giữ một vai trò quan trọng trong việc  <br /> hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, việc làm giàu vốn từ, việc giúp trẻ <br /> sử  dụng vốn từ  phải được sử  dụng thường xuyên, liên tục. Đây là quá trình  <br /> giáo dục lâu dài trong suốt 6 năm trẻ   ở  trong trường mầm non. Song trong  <br /> thực tế  giáo dục mầm non đã chứng minh được rằng  : Sự  phát triển của trẻ <br /> chỉ được diễn ra khi các cháu được lĩnh hội những tri thức về sự vật và hiện  <br /> tượng xung quanh. Việc lĩnh hội tri thức đó nó chỉ  được thực hiện tốt khi  <br /> ngôn ngữ  của nó phát triển. Ngôn ngữ  chính là phương tiện để  giúp cho tư <br /> duy của trẻ phát triển, là công cụ  để  trẻ  tiếp thu tri thức, thể hiện tình cảm, <br /> nguyện vọng cũng như  ý muốn của trẻ. Ngôn ngữ  là phương tiện mở  rộng <br /> giao tiếp, đồng thời cũng là phương tiện để  hình thành nên ý thức của con  <br /> người. Thông qua việc phát triển vốn từ  cho trẻ, trẻ  tích lũy được vốn kinh  <br /> nghiệm trong cuộc sống xã hội.<br /> <br /> Việc phát triển và hoàn thiện dần về vốn từ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ <br /> không chỉ có được trong việc phát triển trí tuệ  mà còn có tác dụng trong việc <br /> hình thành và bồi dưỡng tình cảm đạo đức thẩm mỹ, tạo nên những nét tính <br /> cách tốt cho trẻ. Mặt khác trong hoạt động nhận thức của con người, ngôn <br /> ngữ  lại là phương tiện để giữ  gìn và truyền đạt những kinh nghiệm, tri thức  <br /> mà xã hội loài người tích lũy được.<br /> <br /> Trong thực tế chúng ta thường thấy khi trẻ giao tiếp. Tại sao trong cùng <br /> một độ tuổi nhưng ở cháu này nói năng mạch lạc, rõ ràng, diễn đạt đầy đủ ý <br /> muốn, suy nghĩ của mình để cho người khác nghe được rõ ràng. Nhưng ở cháu  <br /> khác  thì  lại   lúng túng, thiếu  tự  tin trong giao  tiếp,  chưa  mạnh dạn,  chưa  <br /> truyền đạt được ý muốn, nguyện vọng của mình cho người khác hiểu. Nhìn <br /> <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 1<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br /> chung rất hạn chế về giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vì vậy có biện pháp nào để <br /> giải quyết và giải quyết bằng cách nào để  trẻ  mạnh dạn và tự  tin vào ngôn <br /> ngữ  của mình đó là cả  một vấn đề  lớn có liên quan đến việc phát triển ngôn  <br /> ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ nói riêng và phát triển <br /> tiếng nói cho trẻ  cần phải được thống nhất thực hiện tại các trường mầm  <br /> non nhằm giúp cho trẻ  phát triển khả  năng nói, khả  năng giao tiếp, làm giàu  <br /> vốn từ cho trẻ, giúp trẻ hình thành nhân cách toàn diện.<br /> <br /> Xuất phát từ thực tế trong công tác giáo dục mầm non, tôi thấy việc phát <br /> triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ  cho trẻ   ở  các trường mầm non chưa thực  <br /> hiện một cách triệt để, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ  trong quá <br /> trình giao tiếp. Vì vậy ngôn ngữ của trẻ còn có nhiều hạn chế cần có hướng <br /> khắc phục. Việc làm này nằm trong khả năng của  giáo viên mầm non và của  <br /> những người làm cha làm mẹ và những người xung quanh trẻ. Hiểu được tầm <br /> quan trọng  của việc phát triển vốn từ cho trẻ. Nhất là trẻ người dân tộc thiểu <br /> số. Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài « Một số biện pháp phát riển vốn từ  <br /> cho trẻ 5­6 tuổi người dân tộc thiểu số ». <br /> <br />           I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />           * Mục tiêu của đề tài<br /> Tìm ra phương pháp và biện pháp thích hợp để phát triển vốn từ cho học  <br /> sinh người dân tộc thiểu số lớp Mẫu giáo 5 ­ 6 tuổi.                <br />  Giúp trẻ phát âm đúng, nói đúng cấu trúc ngữ pháp câu, phát triển ngôn <br /> ngữ bằng tiếng Việt. <br /> Tích lũy được vốn từ tiếng Việt ngày càng nhiều hơn chất lượng được <br /> nâng lên, giúp cho việc giao tiếp và tham gia vào các hoạt động của trẻ  dễ <br /> dàng, tự  tin hơn khi bước vào lớp 1 và đó cũng chính là tiền đề  để  hình thành <br /> và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.<br /> * Nhiệm vụ của đề tài<br /> <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 2<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br />            Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển vốn từ cho học sinh dân tộc thiểu <br /> số lớp Mẫu giáo 5 tuổi.<br />            Nghiên cứu thực trạng vốn từ của trẻ Mẫu giáo 5 tuổi ở  trường Mẫu <br /> giáo Bình Minh.<br />            Đề xuất những biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi  <br /> người dân tộc thiểu số.<br /> I.3. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu là học sinh Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc thiểu <br /> số trường Mẫu giáo Bình Minh. <br />           I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />          Trẻ lớp Mẫu giáo 5 ­ 6 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường Mẫu giáo  <br /> Bình Minh ­ Buôn Tuôr A ­ Xã Đray Sáp – Huyện Krông Ana<br /> I.5. Phương pháp nghiên cứu<br /> a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: <br />  Nghiên cứu tài liệu tâm lý học và gáo dục học để hiểu đặc điểm tâm lý <br /> trẻ. Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non để tìm hiểu đặc điểm phát triển vốn từ <br /> của trẻ Mẫu giáo 5 ­6 tuổi.<br />           b. Phương pháp thực nghiệm<br /> Phương pháp quan sát<br /> Phương pháp đàm thoại (trao đổi với gia đình trẻ)<br /> c. Phương pháp thống kê giáo dục<br /> II. PHẦN NỘI DUNG<br />  II.1. Cơ sở lý luận<br />  Mục tiêu của giáo dục mầm non trong thời kì hiện nay là giúp trẻ phát  <br /> triển toàn diện (thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển  <br /> tình cảm ­ quan hệ xã hội). Song vị trí của phát triển vốn từ cho trẻ mầm non <br /> tương đối đặc biệt vì từ  sự  phát triển vốn từ  sẽ  tham gia trực tiếp vào phát <br /> <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 3<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br /> triển   các   lĩnh   vực   khác.   Bởi   ngôn   ngữ   là   phương   tiện   giao   lưu   tình   cảm,  <br /> phương tiện để trẻ nhận thức, khám phá tự nhiên. Ngôn ngữ giúp ta làm chính <br /> xác hóa các hình ảnh của tưởng tượng đang nảy sinh, tách ra trong chúng những <br /> mặt cơ bản nhất, gắn chúng lại với nhau, cố định chúng lại bằng từ và lưu giữ <br /> chúng trong trí nhớ. Ngôn ngữ  làm cho tưởng tượng trở  thành một quá trình ý <br /> thức, được điều khiển tích cực, có kết quả và chất lượng cao.<br /> <br />  Sự  nhận thức của trẻ  bao giờ  cũng thắng với sự  mở  rộng vốn từ, trẻ <br /> nhìn vật và nói tên tuổi của sự vật đó. Bởi vì  « từ » là hình thái biểu đạt của <br /> khái niệm. Vì thế  khi trẻ  tiếp nhận được những khái niệm mới thì trẻ  cũng  <br /> được tiếp nhận từ mới. Khi trẻ tiếp xúc với vật liệu mới trẻ được người lớn  <br /> cung cấp tên gọi của vật, công dụng, chất liệu,… cho trẻ  và trẻ  hiểu và ghi  <br /> nhớ. <br /> <br /> Khi trẻ  được 5­6 tuổi thì vốn từ  của trẻ  có thể  đạt tới 3500 – 4500 từ.  <br /> Trong đó danh từ  và động từ  chiếm  ưu thế  hơn cả  (50%). Còn tính từ  và các  <br /> loại từ khác chiếm 50%. Tuy nhiên trong khi sử dụng các loại từ đó trẻ mới chỉ <br /> sắp xếp được các từ trong câu chứ chưa có khả năng cấu trúc logic nội dung ý  <br /> mà trẻ muốn biểu đạt. Vốn từ của trẻ được hoàn thiện dần theo tháng tuổi và <br /> việc phát triển ngôn ngữ  cho trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển  <br /> tâm lý khác nhau của trẻ. Nhưng sự phát triển vốn từ của trẻ còn phụ thuộc rất <br /> nhiều vào quá trình tâm lý như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy…<br /> <br /> Sự phát triển vốn từ của trẻ có những đặc điểm như trên, song qua mỗi  <br /> thời kì phát triển cùng với sự phát triển của xã hội thì vốn từ có sự thay đổi. Vì <br /> vậy sự phát triển vốn từ cho trẻ là rất quan trọng và rất cần thiết. Song để  có <br /> sự  tác động của sư  phạm mang lại kết quả cao thì người nghiên cứu chương  <br /> trình phải dựa vào cơ sở luận điểm để đánh giá đặc điểm phát triển vốn từ cho <br /> trẻ. Đó là sự thay đổi toàn bộ về số lượng, chất lượng diễn ra trong hoạt động <br /> tư  duy gắn liền với lứa tuổi với sự  tích lũy kinh nghiệm phong phú của trẻ <br /> <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 4<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br /> trong cuộc sống và chịu sự  tác động giáo dục ở  lứa tuổi này sẽ  làm cơ  sở  cho <br /> sự  tích lũy tri thức  ở  trẻ  được diễn ra một cách nhanh chóng. Vốn từ  của trẻ <br /> được hình thành thì các quá trình nhận thức của trẻ  cũng được hoàn thiện và  <br /> trẻ nắm được những phương thức cơ bản, đơn giản của hoạt động trí tuệ<br />           II.2. Thực trạng <br /> Tình hình của lớp: Tổng số trẻ trong lớp : 40 , dân tộc:  37, nữ  dân tộc: <br /> 19<br /> Trong quá trình giảng dạy tôi thấy tỉ lệ trẻ có vốn từ  tiếng Việt còn rất  <br /> thấp. Vì vậy, tôi thường xuyên chú trọng tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt  <br /> động phát triển vốn từ cho trẻ theo các chủ đề, chủ điểm. Tuy nhiên trong quá <br /> trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:<br /> <br /> a. Thuận lợi, khó khăn<br /> <br /> * Thuận lợi<br /> <br /> ­ Được sự  quan tâm tạo điều kiện của Phòng GD&ĐT huyện cùng ban  <br /> giám hiệu nhà trường, ban lãnh đạo xã nhà và sự  quan tâm nhiệt tình của thôn  <br /> trưởng, thôn phó nơi địa bàn tôi đang công tác.<br /> <br /> ­ Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên sắp xếp tạo điều kiện cho  <br /> tôi được tham dự  các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và đi dự  giờ  các <br /> đợt lên chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ cũng như chuyên đề  của các  <br /> môn học khác do Phòng GD&ĐT huyện tổ chức. <br /> <br /> ­ Cơ  sở  vật chất lớp học tương đối đầy đủ. Đồ  dùng đồ  chơi sạch sẽ <br /> bảo đảm an toàn cho trẻ.<br /> <br /> ­ Bản thân là giáo viên có trình độ  chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu <br /> nghề mến trẻ. Có khả năng dạy trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển vốn  <br /> từ và biết định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển vốn từ có  <br /> hiệu quả, tạo được môi trường hoạt động ở lớp tương đối phong phú.<br /> <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 5<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br /> ­ Bản thân có trình độ sử  dụng vi tính, tạo các bài giảng điện tử thu hút  <br /> trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động phát triển vốn từ tích cực. <br /> <br /> ­ Được sự  giúp đỡ  nhiệt tình của các đồng nghiệp trong trường, nhất là <br /> những đồng nghiệp có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm trong nghề.<br /> <br /> ­ Được sự  tín nhiệm và tin cậy của phụ  huynh học sinh khi gửi con em <br /> mình đến trường, lớp.<br /> <br /> *  Khó khăn : <br /> <br /> Số  trẻ  trong lớp 93% là con em dân tộc thiểu số, nề  nếp học tập cũng <br /> như  kiến thức của trẻ còn hạn chế, sử  dụng tiếng mẹ  đẻ  là chủ  yếu, vốn từ <br /> tiếng Việt còn nghèo nàn nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt <br /> động phát triển vốn từ cho trẻ.<br /> <br /> ­ Phụ  huynh học sinh phần lớn là lao động nghèo, chưa có ý thức cao  <br /> trong việc đưa con em mình đến trường lớp học là một việc làm thiết thực và <br /> cần thiết nhất trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa như  ngày nay. Nên <br /> rất khó khăn trong việc hỗ trợ đóng góp kinh phí để tạo góc hoạt động vui chơi <br /> phát triển vốn từ cho trẻ.<br /> <br />           ­ Khi dạy trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển vốn từ giáo viên chưa <br /> vận dụng triệt để  các môn học khác và chưa đầu tư sưu tầm các trò chơi phát <br /> triển vốn từ ngoài chương trình. <br /> <br />             Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã làm khảo sát thực trạng về <br /> sự phát triển vốn từ tiếng Việt của trẻ qua 9 loại từ: Động từ, danh từ, tính từ,  <br /> đại từ, trạng từ, phó từ, số  từ, quan hệ  từ, ngữ  thái từ  của trẻ  5 tuổi. Thấy  <br /> được kết quả như sau:  <br /> <br />     ­ Tổng số khảo sát 40 trẻ trong lớp<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 6<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br /> <br /> <br /> Nội dung khảo sát Trước khi thực hiện kết quả <br /> đạt<br /> <br /> Khả năng sử dụng các danh từ, động  28/40 trẻ = 70 %<br /> từ, tính từ, đại từ chính xác<br /> <br /> Khả  năng sử  dụng các danh từ, động  27/40 trẻ = 67,5%<br /> từ, tính từ, đại từ thành câu hoàn chỉnh<br /> <br />          Khả  năng sử  dụng các số  từ, phó từ,   30/40 trẻ   = 75%<br /> quan hệ từ, trạng từ, ngữ thái từ chính xác<br /> <br />          Khả  năng phát âm, diễn đạt gắn với  28/40 trẻ   =  70%<br /> tình huống giao tiếp.<br /> <br /> b. Thành công, hạn chế<br /> Trong khi vận dụng một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo <br /> 5­6 tuổi người dân tộc thiểu số sẽ đạt được những thành công và hạn chế sau:<br /> <br /> b.1.Thành công:<br /> <br /> + Làm phong phú vốn từ tiếng Việt của trẻ. Để từ đó trẻ mạnh dạn tự tin  <br /> trong các hoạt động giao tiếp.<br /> <br /> + Cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản, có hệ thống câu từ và phương  <br /> thức diễn đạt tình cảm của ngôn ngữ. Trẻ  có khả  năng nói được câu dài và  <br /> diễn đạt lưu loát, phát âm chuẩn.<br /> <br /> + Góp phần hoàn thiện ngôn ngữ cho trẻ tạo nền tảng vững chắc cho hoạt  <br /> động nhận thức sau này.<br /> <br /> b.2. Hạn chế:  <br /> <br /> ­ Số trẻ trong lớp 93% là con em dân tộc thiểu số, kiến thức và ngôn ngữ <br /> của trẻ  còn hạn chế, sử  dụng tiếng mẹ đẻ  là chủ  yếu, vốn từ  tiếng Việt còn <br /> nghèo nàn. Phát âm tiếng Việt chưa chuẩn. Sử dụng danh từ, động từ, tính từ,  <br /> <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 7<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br /> đại từ còn chưa chính xác, khả năng phát âm, diễn đạt gắn với tình huống giao  <br /> tiếp còn hạn chế, trẻ  nhút nhát chưa mạnh dạn, tự  tin tham gia vào các hoạt <br /> động.<br /> <br /> ­ Phụ huynh học sinh phần lớn là lao động nghèo, chưa quan tâm đến việc  <br /> học tập của con em mình, thờ   ơ  với việc phát triển vốn từ  cho trẻ. Chủ  yếu  <br /> muốn con em mình đi học để  biết chữ, biết làm toán nên rất khó khăn trong  <br /> việc phát triển vốn từ cho trẻ. <br /> <br /> c. Mặt mạnh, mặt yếu<br /> <br /> Trong bất kì một đề  tài nghiên cứu nào muốn đi đến thành công và đạt <br /> hiệu quả  cao thì phải xác định được mặt mạnh và mặt yếu của đề  tài. Cũng <br /> như  đề  tài “ Một số  biện pháp phát triển vốn từ  cho trẻ  Mẫu giáo 5­6 tuổi  <br /> người dân tộc thiểu số cũng có những mặt mạnh và mặt yếu như sau:<br /> <br /> *Mặt mạnh<br /> <br /> ­ Được sự  quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo các cấp, của Ban giám  <br /> hiệu nhà trường, đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Đồ dùng đồ chơi <br /> sạch sẽ bảo đảm an toàn cho trẻ.<br /> <br /> ­ Được sự  hướng dẫn dìu dắt, giúp đỡ  của các đồng nghiệp đi trước có <br /> kinh nghiệm trong giảng dạy chuyên ngành mầm non.<br /> <br /> ­ Giáo viên có khả năng dạy trẻ tham gia vào các hoạt động ở trường mầm  <br /> non cho trẻ  và biết định hướng cho trẻ  tham gia vào các hoạt động để  phát <br /> triển vốn từ  tiếng Việt có hiệu quả, tạo được môi trường hoạt động  ở  lớp  <br /> tương đối phong phú. Kiên trì, yêu nghề mến trẻ.<br /> <br /> ­ Giáo viên có trình độ  chuẩn về  chuyên môn, thường xuyên được Ban  <br /> giám   hiệu nhà  trường tạo  điều kiện  cho  đi  tham gia  các  lớp tập huấn  về <br /> chuyên đề  mầm non. Dự  giờ  các tiết mẫu về  hoạt động phát triển ngôn ngữ <br /> cũng như  các môn học khác trong chương trình do Phòng GD&ĐT huyện tổ <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 8<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br /> chức. Thường xuyên tìm tòi học hỏi sáng tạo thêm một số đồ dùng đồ chơi đẹp <br /> mắt để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động.<br /> <br /> ­ Cô có khả năng tạo các bài giảng điện tử dạy cho trẻ. Vì vậy trẻ rất tích <br /> cực và thích tham gia vào hoạt động phát triển vốn từ.<br /> <br /> *Mặt yếu<br /> <br /> ­ Học sinh trong lớp 93% là đồng bào dân tộc thiểu số.<br /> <br /> ­ Đôi khi vẫn còn một số trẻ nhanh chán và vốn từ tiếng Việt của trẻ còn  <br /> nghèo nàn nên sự  hứng thú tham gia vào các hoạt động phát triển vốn từ  của  <br /> trẻ có lúc chưa tốt từ đó dẫn đến chất lượng chưa cao.<br /> <br /> ­ Khi trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển vốn từ cô chưa vận dụng <br /> tích hợp triệt để các môn học khác vào hoạt động và chưa đầu tư sưu tầm các <br /> trò chơi phát triển vốn từ ngoài chương trình.<br /> <br /> d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến đề tài<br /> <br /> Ngôn ngữ  là công cụ  giao tiếp quan trọng nhất của con người, không có  <br /> một phương tiện giao tiếp nào có thể sánh được với ngôn ngữ. Trong giao tiếp  <br /> nhờ có ngôn ngữ mà con người có khả năng hiểu biết lẫn nhau. Ở trẻ, nhu cầu  <br /> giao tiếp rất lớn, khi giao tiếp trẻ sử dụng ngôn ngữ  của mình để  trình bày ý <br /> nghĩ, tình cảm, hiểu biết của mình với bạn bè và mọi người xung quanh. Do đó <br /> việc đầu tiên của người giáo viên mầm non là cần giúp trẻ sử dụng thành thạo  <br /> ngôn ngữ tiếng Việt. <br /> <br />           Qua thời gian nghiên cứu tài liệu và áp dụng vào thực tế, tôi thấy việc <br /> “Phát triển vốn từ  cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc thiểu số” là một <br /> việc làm thiết thực và là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng mà giáo viên mầm <br /> non trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Tôi thiết nghĩ đó là một <br /> việc cần quan tâm. Song dù là vấn đề  đơn giản hay phức tạp muốn đạt được  <br /> <br /> <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 9<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br /> kết quả cao như mong muốn đều phải có những nguyên nhân để dẫn đến thành <br /> công và hạn chế, yếu kém của nó.<br /> <br /> ­ Nguyên nhân dẫn đến thành công của đề tài. <br /> <br /> + Giáo viên thường xuyên trao dồi kiến thức  để  nâng cao chuyên môn  <br /> nghiệp vụ (tham gia học lớp trên chuẩn về chuyên ngành). Thường xuyên trao  <br /> đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp đặc biệt là những đồng nghiệp giảng dạy  <br /> lâu năm trong trường.<br /> <br /> + Nắm chắc phương pháp cho từng loại tiết và biết cách sử  dụng linh <br /> hoạt áp dụng trong giờ học.<br /> <br /> + Luôn tìm tòi, sáng tạo đồ  dùng trực quan đẹp, sinh động, hấp dẫn phù <br /> hợp với trẻ.<br /> <br /> + Chọn hoạt động cho trẻ  phát triển vốn từ  phù hợp theo đặc điểm của <br /> trẻ  vùng dân tộc thiểu số…. Luyện cho trẻ  tích lũy vốn từ  chính xác phù hợp <br /> với từng hoạt động. Luôn quan tâm đến việc sử dụng câu từ, cách phát âm của  <br /> trẻ, sửa sai kịp thời.<br /> <br /> ­ Hạn chế, yếu kém<br /> <br /> + Trẻ 93% là học sinh dân tộc thiểu số. Vốn từ tiếng Việt của trẻ chiếm <br /> tỉ lệ thấp, chủ yếu là tiếng mẹ đẻ.<br /> <br /> + Đa số trẻ còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt <br /> động phát triển vốn từ. <br /> <br /> e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.<br /> <br /> Như chúng ta đã biết thực trạng về việc “ Phát triển vốn từ  cho trẻ Mẫu <br /> giáo 5­6 tuổi người dân tộc thiểu số” đã đặt ra rất nhiều vấn đề đòi hỏi người  <br /> thực hiện đề  tài cần phải phân tích, đánh giá để  người đọc hiểu được thực <br /> trạng cần thiết của vấn đề.<br /> <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 10<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br />      Từ thực trạng thuận lợi, thành công, mặt mạnh của đề tài đã tạo được môi  <br /> trường hoạt động ở lớp cho trẻ tương đối phong phú. Tạo được sự  tín nhiệm  <br /> và tin cậy của phụ huynh học sinh khi gửi con em mình đến trường, lớp. Tỉ lệ <br /> trẻ 5 tuổi ra lớp 100% tăng so với các năm trước. Giáo viên chọn hoạt động cho <br /> trẻ phát triển vốn từ phù hợp theo đặc điểm của trẻ vùng dân tộc thiểu số….  <br /> Luyện cho trẻ  đọc , tích lũy vốn từ  chính xác phù hợp với từng hoạt động.  <br /> Luôn quan tâm đến việc sử dụng câu từ, cách phát âm của trẻ, sửa sai kịp thời. <br /> <br />             Ví dụ: Khi tham gia hoạt động làm quen với toán, một số trẻ phát âm <br /> chưa đúng trạng từ  như:   “đằng trước” trẻ  phát âm thành “đằng tước”, chữ <br /> “hôm qua” trẻ phát âm thành “hôm toa” cô sửa sai và cho trẻ phát âm lại nhiều  <br /> lần theo cô.<br /> <br />  Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp đặc biệt là những  <br /> đồng nghiệp giảng dạy lâu năm trong trường nhằm phát triển vốn từ  tiếng  <br /> Việt cho trẻ. Tuy nhiên khó khăn, hạn chế  và mặt yếu cũng là những thực <br /> trạng quan trọng đã làm cho việc “phát triển vốn từ  của trẻ  người dân tộc <br /> thiểu số” gặp không ít những trở ngại như: Vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, phụ <br /> huynh học sinh phần lớn là lao động nghèo, chưa có ý thức cao trong việc đưa  <br /> con em mình đến trường học. Trẻ còn theo bố mẹ lên nương, lên rẫy để  chăn <br /> trâu, chăn bò, hái điều. Trẻ còn nhút nhát hạn chế về ngôn ngữ tiếng Việt, vốn <br /> từ về danh từ , động từ, tính từ, đại từ sử dụng chưa chính xác chiếm tỉ lệ cao:  <br /> 30% (qua kết quả khảo sát trước khi thực hiện)<br /> <br />        Đánh giá được tầm quan trọng của thực trạng, từ đó có phương pháp, biện <br /> pháp phù hợp để  giải quyết vấn đề  và mang lại hiệu quả  cao cho đề  tài khi <br /> nghiên cứu. Đó chính là “Phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi ngời dân <br /> tộc thiểu số”. Vốn từ của trẻ tăng, ngôn ngữ của trẻ phát triển dần theo chiều  <br /> tiến bộ qua từng giai đoạn, qua từng lứa tuổi . Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt <br /> động bằng vốn từ trẻ tích lũy được.<br /> <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 11<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br />          II.3. Giải pháp, biện pháp<br /> <br /> a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br /> <br /> Thông qua mọi hoạt động  ở  trường mầm non sẽ  góp phần giúp trẻ  phát <br /> triển vốn từ. Từ đó sẽ  thúc đẩy khả  năng phát triển ngôn ngữ  của trẻ. Bởi vì  <br /> khi trẻ  tham gia vào tất cả  các hoạt động thì bắt buộc trẻ  phải tư  duy, nhận  <br /> biết, ghi nhớ    và đó cũng là tiền đề  để  trẻ  tiếp tục phát triển vốn từ   ở  phổ <br /> thông sau này. <br /> <br /> b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.<br /> <br /> Biện pháp phát triển vốn từ  cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc thiểu <br /> số là luyện cho trẻ tư duy, ghi nhớ đúng từ tiếng Việt rõ ràng.<br /> <br /> Để việc phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân  <br /> tộc thiểu số  đạt được kết quả  cao nhất chúng ta cần phối hợp sử  dụng các  <br /> giải pháp, biện pháp sau:<br /> <br />   b.1. Biện pháp rèn luyện bản thân nâng cao chuyên môn nghiệp vụ<br /> <br /> Giáo viên phải chịu khó học tập, nghiên cứu tài liệu nắm chắc các chuyên <br /> đề, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, thực hiện đúng  <br /> thời gian biểu, bài soạn đầy đủ sáng tạo, có chất lượng, phù hợp với đặc điểm <br /> tình hình của trẻ trong lớp. Sưu tầm sáng tác những bài hát, câu đố, thơ  truyện,  <br /> ca dao, đồng dao, làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, tranh ảnh, trang trí lớp phù hợp  <br /> với từng chủ điểm và mang bản sắc dân tộc, gần gũi với trẻ. Giáo viên thường  <br /> xuyên có kế hoạch làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho hoạt động  <br /> phát triển vốn từ như: Ví dụ: Làm bộ đồ chơi về phương tiện giao thông (làm ô <br /> tô từ can nhớt thải, làm tàu lửa từ lon nước yến bỏ đi, làm tàu từ ống hút…<br /> <br /> Phải vận động học sinh 5­6 tuổi người dân tộc thiểu số ra lớp 100% và duy <br /> trì được sĩ số từ đầu năm học đến cuối năm học bằng nhiều biện pháp như  kết <br /> hợp với Ban tự  quản của thôn buôn, các đoàn thể. Giáo viên làm tốt công tác  <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 12<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br /> quần chúng, vận động các bậc phụ  huynh không đưa con lên nương rẫy, luôn <br /> làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ phối hợp với nhà trường tổ chức các ngày <br /> lễ, tết. Vận động quyên góp quần áo, đồ  dùng để  động viên tinh thần giúp các <br /> em ham thích đến trường lớp.<br /> <br /> Bản thân thường xuyên tham gia dự  giờ  đồng nghiệp, dự  tiết chuyên đề <br /> mẫu của Phòng giáo dục huyện tổ chức, tham gia thao giảng tại trường để  đúc <br /> rút kinh nghiệm cho bản thân. Khám phá tìm tòi trên mạng Internet những bài <br /> giảng, trò chơi hay học hỏi để phục vụ phát triển vốn từ cho trẻ. Ví dụ: trò chơi  <br /> “Đuổi hình bắt chữ”, “vòng quay kì diệu”…Tìm nhiều hình thức để  rèn luyện <br /> phát triển vốn từ   cho trẻ  một cách nhẹ  nhàng, tùy từng đối tượng học sinh có <br /> phương pháp để dạy thích hợp. Đối với giáo viên người dân tộc thiểu số không <br /> được lạm dụng tiếng mẹ đẻ để dạy cho trẻ. Rèn ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ ở <br /> mọi lúc mọi nơi trong hoạt động tự nhiên.<br /> <br /> b.2. Biện pháp dùng lời<br /> <br /> Trò chuyện với trẻ theo câu hỏi: Đây là biện pháp chính hướng dẫn trẻ <br /> làm quen với thiên nhiên. Các câu hỏi có tác dụng hướng sự  chú ý của trẻ  tới <br /> đối tượng cần nhận thức, dạy trẻ biết quan sát đối tượng  một cách tổng thể <br /> cũng như quan sát tỉ mỉ các đặc điểm, tính chất và các mối quan hệ của các sự <br /> vật hiện tượng trong thiên nhiên. Các câu hỏi kích thích trẻ  nói, gọi tên hoặc  <br /> mô tả các đối tượng quan sát. Qua đó, vốn từ của trẻ ngày càng được mở rộng <br /> hơn. Cần chú ý đặt sao cho câu hỏi đa dạng, khuyến khích trẻ trả lời bằng các <br /> từ   loại   khác   nhau:   Hỏi   về   tên   gọi,   đặc   điểm,   tính   chất,   công   dụng,   hoạt  <br /> động….<br /> <br /> Ví dụ: Cho trẻ xem tranh các chú bộ đội hành quân. Đặt câu hỏi làm sáng  <br /> tỏ  ý nghĩa chung của bức tranh như: Chúng mình có thể  đặt tên cho bức tranh  <br /> này là gì? Đặt câu hỏi làm sáng tỏ đối tượng miêu tả. Bức tranh này vẽ ai? Họ <br /> đang làm gì? Trang phục các chú đang mặc màu như  thế  nào? Đặt câu hỏi <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 13<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br /> nhằm mở  rộng đề  tài, phát huy sáng tạo của trẻ: Các con thử  kể  một câu <br /> chuyện về  bức tranh? Những bức tranh đã cho trẻ  xem có thể  treo trong lớp <br /> một thời gian để trẻ xem lại, trao đổi và củng cố vốn từ đã tiếp thu được.<br /> <br /> Đối vởi trẻ  người dân tộc thiểu số  còn hạn chế  về  vốn từ. Khi trò <br /> chuyện, cô giáo có thể sử dụng phối hợp một số thủ thuật: nói mẫu, nhắc lại,  <br /> giảng giải, khen gợi, cho trẻ sử  dụng các thao tác cầm nắm, sờ  mó….Ví dụ  : <br /> Hỏi trẻ về một số loại quả: Đây là quả gì? Quả này ăn như thế nào? Con thử <br /> sờ xem quả nhẵn hay sần sùi?....<br /> <br /> Trò chuyện với trẻ bằng hình thức cho trẻ quan sát tranh, sau đó cô đưa <br /> ra câu hỏi để  trẻ  sử  dụng vốn từ  của trẻ  để  trả  lời câu hỏi. Nếu trẻ  trả  lời  <br /> chưa được giáo viên có thể giúp trẻ bằng cách cô nói mẫu trẻ nhắc lại.<br /> <br /> Ví dụ: Cô sử dụng bức tranh cảnh gia đình đang ăn cơm. Cho trẻ quan sát  <br /> và đàm thoại:<br /> <br /> Trong mấy người ngồi ăn cơm, ai ngồi ở giữa? (bạn nhỏ)<br /> <br /> Bên phải bạn nhỏ là ai? (mẹ)<br /> <br /> Bên trái bạn nhỏ là ai? (bố)<br /> <br /> Kế bên bạn nhỏ là con gì? (con mèo)<br /> <br /> Con chó và con mèo thì con nào ở trên bàn, con nào ở dưới bàn? (con mèo <br /> ở trên, con chó ở dưới). <br /> <br /> Cho trẻ  tự  kể  về  những gì trẻ  đã được làm quen: Đây là biện pháp tích <br /> cực hóa vốn từ  của trẻ. Khi trẻ  tự  kể  chuyện, trẻ  sẽ  gọi tên, kể  ra các đặc <br /> điểm của các loại hoa, con vật sự vật hiện tượng…và đó là điều kiện để  các <br /> từ ngữ ở trạng thái bị động chuyển thành chủ động tích cực.<br /> <br /> Ví dụ: Chủ đề thế giới thực vật. Cho trẻ kể về vườn cây ăn quả nhà bé : <br /> Nhà em có một vườn cây xoài, nó nằm ở bên phải của ngôi nhà, hàng năm cây <br /> <br /> <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 14<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br /> xoài ra rất nhiều quả. Quả xoài có màu xanh, em rất thích vườn xoài của nhà <br /> em     ….<br /> b.3. Biện pháp cho trẻ  phát triển vốn từ   ở  mọi lúc, mọi nơi, trong  <br /> các hoạt động hằng ngày của trẻ.<br /> Một trong những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng học tập nói <br /> chung và việc phát triển vốn từ  nói riêng là giúp trẻ  có điều kiện học tập mà  <br /> không thấy nhàm chán. Thông qua các giờ  đón, trả  trẻ  tôi có thể  cho trẻ  xem <br /> mộ t<br /> số tranh ảnh đẹp và gọi tên hình ảnh trong tranh .Ví dụ: Trong giờ đón trẻ. Cô  <br /> hỏi hôm nay Y.Khiêm có cái gì đội trên đầu mới vậy? Trẻ trả lời thưa cô: mũ <br /> mới ạ<br /> Trong giờ  hoạt động ngoài trời cho trẻ  đọc thơ  ca, hò vè luyện phát âm <br /> cho trẻ và tích lũy từ mới.<br />           Ví dụ:  Cho cháu đọc bài đồng dao: "Dung dăng dung dẻ" hoặc cho trẻ <br /> chơi trò chơi  “Chi chi chành chành”. Trẻ  tạo thành từng nhóm, một bạn xòe <br /> bàn tay ra và các bạn khác lấy 1 ngón tay vừa đọc lời ca vừa chạm và nhấc tay  <br /> lên, khi đến câu cuối tay tay phải nhấc lên nhanh, bạn nào bị  chụp lại thì bạn <br /> ấy trả lời câu hỏi của cô. Như các con vừa chơi trò chơi gì? Trẻ trả lời trò chơi <br /> “Chi chi chành chành ”. Cô hỏi tiếp ai giỏi nói xem cô và các con vừa chơi trò <br /> chơi gì? trẻ trả lời  Thông qua hoạt động khám phá khoa học: cho trẻ đọc <br /> từ dưới tranh, gọi tên các con vật, đồ vật…nhằm phát triển vốn từ cho trẻ.<br />           Hoạt động làm quen văn học: Cho cháu đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, <br /> kể chuyện sáng tạo… theo chủ đề chủ điểm.<br /> Hoạt động thể dục: Đối với hoạt động thể dục giáo viên cho trẻ đọc tên <br /> các   hoạt   động   trẻ   được   tham   gia   như:   Chuyền   bóng,   chui   qua   cổng,   ném <br /> xa….để trẻ tích lũy vốn từ mới và củng cố vốn từ cũ.<br /> <br /> Hoạt động vui chơi: Thông qua việc “học mà chơi, chơi mà học”. Bởi vì <br /> nó có thể thay thế được toàn bộ hoạt động của cô và trẻ trong tiết học thông qua <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 15<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br /> các trò chơi giúp trẻ  củng cố, tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách nhẹ  nhàng,  <br /> trẻ có cảm giác chơi nhưng thực chất là học.<br /> <br />      Hoạt động làm quen chữ cái: Trẻ được làm quen với 29 chữ cái qua từng  <br /> chủ đề, chủ điểm trong năm học. Giáo viên dạy trẻ phát âm đúng chữ cái, nhận <br /> ra chữ cái trong từ. Từ đó trẻ có thêm vốn từ. Ví dụ:  Trò chơi tìm chữ cái “ô cửa <br /> bí mật”, trẻ phải mở ô cửa ra và nhận biết nhanh và phát âm đúng chữ cái trong ô <br /> cửa. <br />          Không chỉ  những hoạt động nêu trên mà còn rất nhiều hoạt động trong  <br /> ngày ở trường mầm non để phát triển vốn từ cho trẻ. Vì vậy tôi thường xuyên  <br /> quan sát trẻ, ghi chép vào sổ để theo dõi, đánh giá quá trình phát triển, những kĩ  <br /> năng cần thiết chuẩn bị cho việc phát triển vốn từ của trẻ nhằm điều chỉnh các  <br /> biện pháp giáo dục đối với từng cá nhân trẻ.<br />         Hoạt động chiều: Trong hoạt động tăng cường tiếng Việt.  Giúp trẻ biết <br /> phát âm các từ, cụm từ  thông qua từng chủ   đề, chủ  điểm. Ví dụ: Chủ  đề <br /> trường Mầm non. Thứ hai: Trẻ biết phát âm các từ: chào cô, chào bạn, chào bố <br /> mẹ….Cô lần lượt nói: Chào cô, chào bạn, chào bố mẹ cho trẻ nghe và khuyến  <br /> khích trẻ tích cực nói. Cô cho trẻ tập nói: chào cô, chào bạn, chào bố mẹ. Lần  <br /> lượt các thứ khác trong tuần trẻ được tăng cường tiếng Việt với các từ, cụm từ <br /> khác. Từ đó trẻ  tích lũy được vốn từ  cho bản thân và vận dụng vào trong các <br /> hoạt động giao tiếp ngày càng dễ dàng, tự tin hơn. <br /> b.4. Biện pháp về    việc  ứng dụng công nghệ  thông tin trong việc <br /> phát triển vốn từ cho trẻ.<br /> Tâm lý trẻ  vốn hiếu động, thích tò mò, ham hiểu biết và nhạy cảm nên  <br /> tiếp thu công nghệ  thông tin chẳng mấy khó khăn. Muốn thực hiện được ứng  <br /> dụng công nghệ  thông tin trong việc chăm sóc giáo dục trẻ  thì trước tiên giáo  <br /> viên phải biết sử dụng máy vi tính. Bản thân tôi đã dạy được nhiều tiết giáo án <br /> điện tử cho chị em trong trường dự. Qua các tiết dạy giáo án điện tử đa số trẻ <br /> rất hứng thú tham gia và kết quả đạt được trên trẻ cũng rất cao.<br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 16<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br />             Tôi còn tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ máy vi tính cho  <br /> lớp và sắp xếp lịch học trên máy cho trẻ. Trẻ  được tham gia vui chơi với  <br /> những trò chơi vô cùng lý thú, hấp dẫn học mà chơi, chơi mà học như:<br /> Trò chơi học tập:  “Ghép đúng hình” <br />           Cách chơi: Trẻ sẽ Clich con chuột và bấm chọn các hình có sẵn trên máy  <br /> ( hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình ô van…) để tạo thành  <br /> chiếc ô tô, tàu lửa, con chim, con cá, con bướm….<br /> Sau khi trẻ  hoàn thành nhiệm vụ  chơi giáo viên hỏi trẻ. Cháu đã ghép <br /> thành hình gì? Trẻ  trả  lời: Cháu ghép hình ô tô. Vậy ô tô cháu ghép từ  những  <br /> hình nào? Trẻ  kể  tên hình, đồng thời trẻ  còn ghép thành nhiều vật , con khác <br /> nữa. <br />         Tương tự giáo viên cho trẻ tham gia vào nhiều trò chơi khác như:<br /> ­ Trò chơi: Cái gì đã thay đổi<br /> ­ Trò chơi: Gặp gỡ bạn mới<br /> ­ Trò chơi: Chiếc túi kì diệu….<br /> Và còn nhiều trò chơi khác nữa trẻ  vô cùng hứng thú và rất thích đến <br /> trường. Có nhiều trò chơi phát triển vốn từ  cho trẻ  nhưng còn phải tùy thuộc <br /> vào sự  sáng tạo của cô và mục đích cô đặt ra phát triển, củng cố  những từ,  <br /> cụm từ  nào đó.<br /> b.5. Biện pháp  phối kết  hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.<br /> <br /> Đây là ba môi trường trẻ  hàng ngày hoạt động  ở  trường lớp, cô giáo,  <br /> quan tâm rèn luyện, cung cấp kiến thức cho trẻ. Trẻ tiếp thu lĩnh hội và phản  <br /> ánh lại qua mọi hoạt động. Nên khi về nhà phụ huynh cần phải nắm được hôm <br /> nay trẻ học những gì để kịp thời củng cố, luyện lại cho trẻ . <br /> <br /> Ví dụ: Hôm nay  ở  trường trẻ  làm quen với bài thơ  : “em yêu nhà em”  <br /> nhưng có một số  cháu phát âm chưa chuẩn như  “có nàng gà mái hoa mơ” trẻ <br /> phát âm thành “có đàn gà mái hoa mơ” mặc dù cô đã luyện rất nhiều lần do vậy  <br /> <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 17<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br /> nên giáo viên cần phối kết hợp với phụ  huynh về  nhà tập phát âm thêm cho  <br /> cháu từ  “nàng” và khuyến khích động viên trẻ  đọc lại bài thơ  cho người lớn  <br /> trong gia đình cùng nghe, trò chuyện với trẻ về ngày học hôm nay ở trường.<br /> <br />  Không chỉ nhà trường và gia đình cùng chung tay nuôi dạy trẻ mà toàn xã <br /> hội tất cả  mọi người đều phải quan tâm để  thấy được tầm quan trọng của <br /> ngành học mầm non cần phải phát triển vốn từ  ngay từ  những năm học đầu <br /> tiên. Tích lũy được vốn từ nhiều thì giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp vì  <br /> xã hội còn là môi trường để trẻ thể hiện mình. Vì vậy trong trường lớp cô giáo <br /> phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, mỗi lớp đều phải có bảng tuyên  <br /> truyền cho các bậc phụ huynh.<br /> Trong các buổi họp phụ  huynh lớp tôi, tôi đã dành thời gian để  nhấn <br /> mạnh tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo lớn như: Về <br /> nhà tập cho trẻ nói bằng tiếng Việt, giảm trò chuyện với trẻ bằng tiếng mẹ đẻ <br /> về  nhà khuyến khích trẻ  như: hát, đọc thơ, kể  chuyện cho bố  mẹ  cùng nghe  <br /> nhằm hình thành và phát triển vốn từ, một số  kỹ  năng giao tiếp cần thiết để <br /> chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. <br />          Ví dụ : Nói được trọn vẹn câu dài và đầy đủ  câu như: Khi trẻ đi học về <br /> “con chào bố mẹ con đi học về” <br /> Thông báo các nội dung cần thiết về  việc phát triển vốn từ  cho phụ <br /> huynh rõ. Giới thiệu cho phụ huynh xem những đồ dùng, đồ chơi cần thiết để <br /> phục vụ cho việc phát triển vốn từ. Từ đó phụ huynh sẽ thấy được vị trí quan <br /> trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ. Cần có những đồ  dùng đồ  chơi phục <br /> vụ việc dạy học cho trẻ để trang bị cho trẻ kiến thức vững chắc vào lớp một. <br /> Từ  đó tôi trao đổi với phụ  huynh hỗ  trợ  nguyên vật liệu sẵn có  ở  địa  <br /> phương để làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ.<br /> Ngày nay khi khoa học công nghệ  thông tin bùng nổ, ngoài giờ  học  ở <br /> trường ra về nhà một số cháu thường ngồi ngay vào máy vi tính với những trò <br /> chơi phim  ảnh bạo lực. Do vậy tôi cũng thường nhắc nhở  phụ  huynh về  nhà <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 18<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br /> nên cho trẻ xem những chương trình thiếu nhi như: Ai thông minh nhất , vườn  <br /> cổ  tích, ca nhạc thiếu nhi, kể  chuyện cho bé nghe…nhằm tích lũy vốn từ  cho  <br /> trẻ và cũng để trẻ học tập theo các bạn..<br /> Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học tập của từng trẻ.  <br /> Đối với những cháu yếu, vốn từ  còn hạn chế  ngoài việc học  ở  lớp, tôi còn  <br /> tranh thủ  nhờ  phụ  huynh giúp đỡ  thêm cho cháu  ở  nhà như  : mẹ  nói câu mẫu <br /> trẻ nhắc lại nhiều lần sau đó đặt câu hỏi để  trẻ  sử  dụng vốn từ  của mình để <br /> trả lời câu hỏi.<br /> <br />         c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br /> <br />          ­ Phải là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nắm vững phương <br /> pháp dạy trẻ phát triển vốn từ, nhiệt tình yêu nghề  mến trẻ. Có khả  năng rèn <br /> phát triển vốn từ ngôn ngữ  tiếng Việt cho trẻ  ở mọi lúc mọi nơi và biết định <br /> hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển vốn từ có hiệu quả.<br /> <br /> + Giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm, có tâm huyết với nghề.<br /> <br /> + Giáo viên phải vận động học sinh 5 tuổi người dân tộc thiểu số trong địa  <br /> bàn ra lớp 100% và duy trì sĩ số từ đầu năm cho đến cuối năm học.<br /> <br /> ­ Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung dạy cho trẻ, chuẩn bị bài soạn đầy <br /> đủ sáng tạo, có chất lượng. Chuẩn bị đồ  dùng đồ  chơi, tranh ảnh, thiết bị dạy  <br /> học phù hợp với đề tài, nội dung dạy để giúp trẻ phát triển vố từ tiếng Việt.<br /> <br /> ­ Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động phát triển vốn từ ở mọi lúc mọi nơi.<br /> <br /> ­ Bằng nhiều hình thức giáo viên cung cấp kiến thức, rèn luyện việc phát <br /> triển vốn từ  cho trẻ  một  cách nhẹ  nhàng, tùy từng  đối tượng học sinh có <br /> phương pháp dạy thích hợp<br /> <br /> d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br /> <br /> Để phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc thiểu số đạt  <br /> kết quả cao thì cần phối hợp nhiều giải pháp, biện pháp với nhau. Song những <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 19<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br /> giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ khăng khít và hỗ trợ <br /> cho nhau. Biện pháp cho trẻ  phát triển vốn từ   ở  mọi lúc, mọi nơi, trong các  <br /> hoạt động hằng ngày của trẻ và biện pháp phối hợp giữa gia đình, nhà trường <br /> và xã hội sẽ  hỗ  trợ  cho các biện pháp khác. Từ  các biện pháp trên đã hỗ  trợ <br /> giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ đạt hiệu quả cao hơn. Bởi lẽ khi tham  <br /> gia  ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động hàng ngày tốt, thông qua các hoạt  <br /> động tạo hình, văn học, thể dục.. và trò chơi trẻ đã tích lũy được một số vốn từ <br /> tiếng Việt. Như vậy khi tham gia vào tiết học trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin và phát  <br /> âm chuẩn hơn, đáng khả  quan hơn, trẻ sử dụng ngôn ngữ  phong phú hơn, đầy <br /> sức diễn cảm từ đó giúp trẻ cảm thụ được sự giàu có của ngôn ngữ tiếng Việt<br /> <br /> e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br /> <br />   *Kết quả khảo nghiệm<br /> <br />    ­ Qua thực tế   ở  trường Mẫu giáo Bình Minh thuộc Buôn tuôr A, xã <br /> DraySap, tôi đã áp dụng những kiến thức mà các thầy cô đã truyền đạt cho tôi, <br /> tìm hiểu tài liệu, thông tin đại chúng vào việc phát triển vốn từ  cho trẻ  Mẫu  <br /> giáo 5 tuổi người dân tộc thiểu số đã thu được kết quả như sau:<br /> + Về trẻ:<br /> Nội dung khảo sát Trước khi  Sau khi  Tăng/giảm<br /> thực hiện thực hiện<br /> Khả năng sử dụng các  28/40 trẻ 35/40 trẻ Tăng<br /> danh từ, động từ, tính từ, đại từ  17,5 %<br />  = 70 %  = 87,5 %<br /> chính xác<br /> <br /> Khả   năng   sử   dụng   các  27/40 trẻ 34/40 trẻ Tăng <br /> danh từ, động từ, tính từ, đại từ  17,5%<br />  = 67,5%  = 85%<br /> thành câu hoàn chỉnh<br /> <br />         Khả năng sử  dụng các số  30/40 trẻ   36/40 trẻ   Tăng<br /> từ, phó từ, quan hệ từ, trạng từ,   15%<br />  = 75%  = 90%<br /> ngữ thái từ chính xác<br /> <br /> <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 20<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br /> <br />                Khả  năng phát âm, diễn  28/40 trẻ   34/40 trẻ   Tăng<br /> đạt   gắn   với   tình   huống   giao  15%<br />  =  70%  =  85%<br /> tiếp.<br /> <br /> <br />            Kết quả thu được từ kết quả khảo nghiệm đã có những giá trị khoa học <br /> mang lại khi thực hiện đề tài hết sức quan trọng và khả quan đó là:<br /> <br /> + Vốn từ  tiếng Việt của trẻ  ngày càng phong phú, cấu trúc ngữ  pháp nói <br /> đúng rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm.<br /> <br /> + Qua thời gian rèn luyện đúng phương pháp đã phát triển vốn từ cho trẻ.  <br /> Đó cũng là tiền đề quan trọng cho việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. <br /> <br /> + Giáo viên ngày càng rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho chính bản thân  <br /> khi thực hiện đề tài.<br /> <br />  ­ Chọn hoạt động cho trẻ phát triển vốn từ phù hợp với lứa tuổi, phù hợp  <br /> với chủ điểm, chủ đề. Nội dung mang tính vừa sức với nhận thức của trẻ 5­6  <br /> tuổi người dân tộc thiểu số. Không nên chọn hoạt động cho trẻ  tham gia phát <br /> triển vốn từ  cao, phương pháp dạy phải sáng tạo ngày càng phát triển để  thu  <br /> hút trẻ tham gia.<br /> <br />  ­ Cần phải học hỏi, sáng tạo trong các hoạt động dạy. Thường xuyên học <br /> hỏi bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn trong giảng dạy.<br /> <br />        ­ Lựa chọn vật liệu để tạo ra một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ đẹp mắt, có <br /> sáng  tạo, có độ bền phù hợp với hoạt động dạy cho trẻ.<br /> <br />        II. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị  khoa học của vấn  <br /> đề nghiên cứu<br /> <br />  Qua quá trình áp dụng các giải pháp, biện pháp và sự  quan tâm nhiệt tình <br /> của tôi cùng với sự giúp đỡ của các cô giáo ở lớp Mẫu giáo 5­6 tuổi, các đồng <br /> <br /> <br /> <br /> GV : Nguyễn Thị Tươi Đơn vị: Mẫu giá Bình Minh 21<br /> SKKN: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5­6 tuổi người dân tộc <br /> thiểu số.<br /> nghiệp, Ban giám hiệu trường Mẫu giáo Bình Minh. Đến nay tôi thấy kết quả <br /> thu được từ kết quả khảo nghiệm là:<br /> <br /> + Các cháu rất hứng thú tham gia vào hoạt động phát triển vốn từ.<br /> <br /> + Tỉ  lệ  trẻ  sử  dụng danh từ, động từ, tính từ, đại từ  chính xác vào trong <br /> các hoạt động  ở  trường mầm non tăng 17,5%, tỉ  lệ  trẻ  sử  dụng các danh từ,  <br /> động từ, tính từ, đại từ thành câu hoàn chỉnh tăng 17,5%, tỉ lệ trẻ phát âm, diễn <br /> đạt gắn với tình huống giao tiếp tăng 15%. Như  vậy cho thấy vốn từ  tiếng  <br /> Việt của trẻ tăng, ngôn ngữ của trẻ phát triển theo chiều tiến bộ. <br /> <br />  Được sự tin tưởng cùng với sự hỗ trợ phối kết hợp của cha mẹ học sinh  <br /> đã làm tốt việc phát triển vốn từ  cho trẻ. Vì vậy đối với các cháu, cô thật sự <br /> phải gây được lòng tin, không khắt khe, áp đặt trẻ trong quá trình tham gia vào <br /> các hoạt động, khuyến khích động viên trẻ  “Mỗi ngày đến lớp là một ngày  <br /> vui” nhằm tạo cho các cháu một cảm giác thoải mái “Học mà chơi, chơi mà  <br /> học” tạo một môi trường “Trường học thân thiện học sinh tích cực”. Có như <br /> vậy mới giúp trẻ  bộc lộ, phát huy hết khả  năng sáng tạo của mình  ở  trường  <br /> lớp. <br /> <br />         III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br /> <br /> III.1. Kết luận  :<br /> <br /> ­ Bậc giáo dục mầm non là một bậc học đặc biệt quan trọng trong sự <br /> nghiệp đào tạo con người mới, là cơ  sở  hình thành và phát triển con người.  <br /> Chính vì vậy là một giáo viên mầm non cần có phẩm chất đạo đức, lối sống,  <br /> tư tưởng, lập trường vững vàng . Luôn bồi dưỡng trau dồi kiến thức, rèn luyện <br /> kỹ năng nhận biết, phát âm chuẩn vốn từ cho trẻ ngay từ những ngày đầu đến <br /> trường lớp mầm non, vì kỹ năng này đóng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2