intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp quản lí hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới tại các trường tiểu học quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: DanhVi DanhVi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

128
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quản lí hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới là nhiệm vụ quan trọng của Hiệu trưởng góp phần cải thiện kết quả học tập của học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lí hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới tại các trường tiểu học Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất 5 biện pháp quản lí hoạt động này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp quản lí hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới tại các trường tiểu học quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 41-44; 12<br /> <br /> BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG<br /> ĐỔI MỚI TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Lệ - Trường Tiểu học Bông Sao, phường 5, quận 8, TP. Hồ Chí Minh<br /> Ngày nhận bài: 21/04/2018; ngày sửa chữa: 27/04/2018; ngày duyệt đăng: 10/05/2018.<br /> Abstract: Management of professional activities towards innovation is an important task of<br /> principals at primary schools which contributes to improvement of learning results of students and<br /> enhancement of educational quality of the school. The article analyses the reality of professional<br /> activities management towards innovation at the primary schools in District 8, Ho Chi Minh City.<br /> Also, the article proposes solutions to enhance effectiveness of manage these activities at schools.<br /> Keywords: Solution, professional activities towards innovation, primary schools, District 8, Ho<br /> Chi Minh City.<br /> địa bàn quận 8, TP. Hồ Chí Minh (Bông Sao; Âu Dương<br /> Lân, Lưu Hữu Phước, Lý Thái Tổ, Hồng Đức, Lý Nhân<br /> Tông) vào tháng 2-3/2017 đã cho thấy, công tác lập kế<br /> hoạch, tổ chức, lãnh đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá<br /> hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới<br /> SHCM theo hướng đổi mới được quan tâm thực hiện<br /> nhưng chưa tốt như mong muốn, còn thiếu chặt chẽ, cần<br /> có những biện pháp quản lí cụ thể để nâng cao hiệu quả<br /> quản lí hoạt động SHCM theo hướng đổi mới.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Khái niệm về quản lí hoạt động sinh hoạt chuyên<br /> môn theo hướng đổi mới<br /> SHCM theo hướng đổi mới là SHCM theo hướng lấy<br /> học sinh (HS) làm trung tâm, cũng là hoạt động SHCM<br /> nhưng ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan<br /> đến người học như: HS học như thế nào? Gặp khó khăn<br /> gì trong học tập? Nội dung và phương pháp dạy học có<br /> phù hợp và gây hứng thú cho HS không? Kết quả học tập<br /> của HS có được cải thiện không? Cần điều chỉnh gì và<br /> điều chỉnh như thế nào? [2].<br /> Mục tiêu của SHCM theo hướng đổi mới không<br /> nhằm đánh giá giờ học, đánh giá GV mà giúp GV quan<br /> tâm đến tất cả các đối tượng HS, điều chỉnh nội dung, tìm<br /> ra phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp<br /> với đối tượng HS của mình; mạnh dạn đưa ra ý kiến, từ<br /> đó phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong quá<br /> trình soạn giảng, thực hành lên tiết dạy; trau dồi chuyên<br /> môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực dạy học của bản thân,<br /> mỗi GV tự rút ra bài học cho bản thân mình thông qua<br /> việc dự giờ, quan sát hoạt động học của HS, từ đó vận<br /> dụng vào điều kiện thực tế của lớp mình; SHCM theo<br /> hướng đổi mới giúp nâng cao hiệu quả SHCM của tổ<br /> chuyên môn, của trường góp phần nâng cao năng lực<br /> quản lí cho cán bộ quản lí giáo dục; tạo chuyển biến<br /> mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện<br /> HS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục [2].<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Với mỗi giáo viên (GV), năng lực chuyên môn luôn cần<br /> được “vun đắp” mỗi ngày và cách học hỏi nhanh nhất không<br /> gì bằng học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Chính trong<br /> các buổi sinh hoạt chuyên môn (SHCM), họ sẽ được trao<br /> đổi, thảo luận các vấn đề như: từ phương pháp giảng dạy,<br /> soạn giáo án, giao tiếp ứng xử trong môi trường sư phạm<br /> đến kĩ năng học tập suốt đời phục vụ cho nghề nghiệp của<br /> bản thân. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc SHCM trong<br /> các trường tiểu học còn nặng về hình thức và mang tính chất<br /> “hành chính” nên chưa đạt yêu cầu đặt ra, chưa đem lại<br /> nhiều hiệu quả về mặt bồi dưỡng chuyên môn, chưa cho GV<br /> thấy việc SHCM góp phần phát triển khả năng giảng dạy<br /> của họ. Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi SHCM còn hời<br /> hợt, chưa có sức thuyết phục nên không thu hút được sự<br /> quan tâm trao đổi của GV. Nội dung đưa ra trao đổi còn<br /> chưa phong phú, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi<br /> mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho<br /> GV trong tổ; những vấn đề mới và khó ít được đưa ra bàn<br /> bạc, thảo luận. Công tác quản lí chỉ đạo của Ban Giám hiệu<br /> chưa sát sao, thiếu sự đôn đốc và kiểm tra thường xuyên. Vì<br /> thế, GV có cảm giác nặng nề, miễn cưỡng khi tham gia vào<br /> các cuộc họp chuyên môn.<br /> Năm học 2014-2015, Bộ GD-ĐT đã ban hành kế<br /> hoạch số 80/KH-BGDĐT ngày 25/02/2014 về tổ chức<br /> thực hiện đổi mới SHCM trong trường phổ thông và<br /> trung tâm giáo dục thường xuyên với yêu cầu: trang bị<br /> cho cán bộ quản lí, GV các kĩ năng cơ bản, cần thiết trong<br /> SHCM để đảm bảo cho hoạt động này thực sự thiết thực<br /> và có hiệu quả [1].<br /> Những năm gần đây, tại các trường tiểu học quận 8,<br /> TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức các buổi tập huấn về các<br /> phương pháp dạy học tích cực, hoạt động đổi mới<br /> SHCM. Tuy nhiên, làm thế nào để quản lí SHCM, tổ<br /> chuyên theo hướng đổi mới thì chưa được đề cập. Kết<br /> quả khảo sát thực trạng tại 6 trường tiểu học công lập trên<br /> 41<br /> <br /> Email: tanle077@gmail.com<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 41-44; 12<br /> <br /> Theo tác giả Nguyễn Lộc (2010), “Quản lí là quá<br /> trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra công việc<br /> của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn<br /> lực sẵn có để đạt mục tiêu của tổ chức” [3; tr 16].<br /> Quản lí hoạt động SHCM theo hướng đổi mới là hoạt<br /> động có chủ đích, thông qua việc thực hiện bốn chức<br /> năng quản lí của chủ thể quản lí (hiệu trưởng) đến đối<br /> tượng quản lí (tổ chuyên môn, GV) theo hướng nâng cao<br /> hiệu quả SHCM của trường, của tổ chuyên môn, đảm bảo<br /> GV được trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.<br /> 2.2. Các biện pháp quản lí hoạt động sinh hoạt chuyên<br /> môn theo hướng đổi mới tại các trường tiểu học quận<br /> 8, Thành phố Hồ Chí Minh<br /> 2.2.1. Bồi dưỡng nhận thức chuyên môn cho cán bộ quản<br /> lí, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên về sinh hoạt chuyên<br /> môn theo hướng đổi mới<br /> - Mục tiêu: Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản<br /> lí, tổ trưởng chuyên môn, GV về mục đích, ý nghĩa và giúp<br /> họ hiểu rõ sự cấp thiết của việc SHCM theo hướng đổi mới<br /> là góp phần nâng cao kết quả học tập của HS.<br /> - Nội dung: Bồi dưỡng nhận thức chuyên môn cho<br /> cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn về quản lí SHCM<br /> theo hướng đổi mới và bồi dưỡng nhận thức chuyên môn<br /> cho GV về SHCM theo hướng đổi mới.<br /> - Cách thức thực hiện:<br /> 1) Bồi dưỡng nhận thức chuyên môn cho cán bộ quản<br /> lí, tổ trưởng chuyên môn về quản lí SHCM theo hướng<br /> đổi mới: + Hiệu trưởng tạo điều kiện để cán bộ quản lí,<br /> tổ trưởng chuyên môn tham gia các lớp học về nghiệp vụ<br /> quản lí; + Cung cấp các văn bản chỉ đạo của cấp trên;<br /> định hướng, tư vấn cho tổ trưởng chuyên môn trong việc<br /> xây dựng kế hoạch, tổ chức, phân công thực hiện SHCM<br /> theo hướng lấy HS làm trung tâm; + Hiệu trưởng tham<br /> gia sinh hoạt tổ chuyên môn để nắm bắt thông tin và kịp<br /> thời hỗ trợ tổ trưởng chuyên môn trong quá trình điều<br /> hành, đồng thời giải đáp những vướng mắc của GV;<br /> 2) Bồi dưỡng nhận thức chuyên môn cho GV về<br /> SHCM theo hướng đổi mới: + Hiệu trưởng cập nhật các<br /> văn bản chỉ đạo, tài liệu SHCM theo hướng lấy HS làm<br /> trung tâm và phổ biến kịp thời đến từng GV thông qua tổ<br /> trưởng chuyên môn, qua thư điện tử; + Căn cứ vào tình<br /> hình thực tiễn, nhu cầu của GV và của đơn vị, hiệu trưởng<br /> lập kế hoạch bồi dưỡng kĩ năng dạy minh họa và dự giờ<br /> dựa trên phân tích hoạt động học của HS cho GV; + Mời<br /> chuyên gia hoặc phân công tổ trưởng chuyên môn, GV<br /> có năng lực làm báo cáo viên về các kĩ năng SHCM dựa<br /> trên phân tích hoạt động học của HS; về các phương pháp<br /> và kĩ thuật dạy học tích cực; hướng dẫn sử dụng các thiết<br /> bị hiện đại phục vụ tiết dạy; + Tổ chức thao giảng để GV<br /> có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, phân tích hoạt động học,<br /> <br /> các biểu hiện tâm lí của HS, những điều HS học được và<br /> chưa học được, thảo luận tìm kiếm biện pháp khắc phục;<br /> + Kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được của GV bằng cách<br /> tham gia các buổi SHCM, dự giờ tiết dạy hằng ngày để<br /> xem GV đã vận dụng được những gì sau khi đã tổ chức<br /> thảo luận, rút kinh nghiệm, kiểm tra giáo án;<br /> + Khuyến khích, động viên, tạo điều kiện thuận lợi để<br /> GV tự học, tự nghiên cứu nhằm biến quá trình bồi dưỡng,<br /> đào tạo thành nhu cầu của chính bản thân GV.<br /> - Điều kiện thực hiện: + Sắp xếp thời gian tập huấn<br /> hợp lí để mọi cán bộ quản lí, GV đều có thể tham gia;<br /> + Báo cáo viên phải là những người giỏi chuyên môn, có<br /> kĩ năng tổ chức lớp tập huấn, lựa chọn nội dung cần thiết<br /> và cốt lõi cần trình bày; + Phân công nhân sự chuẩn bị<br /> chu đáo phòng họp, thiết bị hỗ trợ phục vụ cho lớp học;<br /> + Có kinh phí hợp lí cho báo cáo viên, công tác tổ chức<br /> lớp học và in ấn tài liệu.<br /> 2.2.2. Tăng cường lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn<br /> theo hướng đổi mới<br /> - Mục tiêu: Nhằm bảo đảm SHCM theo hướng đổi mới<br /> được thực hiện một cách hiệu quả và đáp ứng yêu cầu đổi<br /> mới giáo dục; nhằm đưa hoạt động SHCM theo hướng đổi<br /> mới trở thành một hoạt động ổn định, có chiều sâu.<br /> - Nội dung: Trước hết, cần xác định các loại kế hoạch<br /> mà trường tiểu học cần thực hiện trong hoạt động SHCM<br /> theo hướng đổi mới: đó là kế hoạch chuyên môn của<br /> trường theo năm, tháng; kế hoạch năm của tổ chuyên<br /> môn, kế hoạch chuyên đề của trường.<br /> - Cách thực hiện:<br /> 1) Thực hiện xây dựng kế hoạch SHCM theo hướng<br /> đổi mới theo năm, tháng của trường, kế hoạch phải đảm<br /> bảo cấu trúc: + Căn cứ thực hiện kế hoạch: Phần này cần<br /> trình bày các căn cứ pháp lí, cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn<br /> để quản lí SHCM theo hướng đổi mới; + Mục tiêu: Hiệu<br /> trưởng xác định mục tiêu của nhà trường cần đạt trong hoạt<br /> động chuyên môn tương ứng với từng giai đoạn, mục tiêu<br /> này phải phù hợp với điều kiện của các nguồn lực trường<br /> đang sở hữu và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; + Nội<br /> dung và biện pháp thực hiện: Hiệu trưởng lựa chọn những<br /> nội dung công việc cần thực hiện dựa trên các hướng dẫn<br /> của Phòng GD-ĐT và nhu cầu của GV, HS của trường;<br /> + Phân công thực hiện: Đối với từng nội dung công việc,<br /> hiệu trưởng phải dự kiến phân công bộ phận, tổ khối thực<br /> hiện sao cho phát huy được nguồn nhân lực sẵn có của đơn<br /> vị; + Lịch (thời gian) thực hiện: Hiệu trưởng dự kiến các<br /> công việc cần làm trong từng tháng, chú ý đến các chủ<br /> điểm của tháng, kế hoạch thời gian năm học để chủ động<br /> hơn trong việc thực hiện; + Kinh phí thực hiện: Kinh phí<br /> dành cho SHCM trong mỗi trường còn thấp. Thông<br /> thường, kinh phí chỉ dành cho GV phụ trách dạy minh họa,<br /> 42<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 41-44; 12<br /> <br /> kinh phí dành cho việc trang bị đồ dùng dạy học không<br /> đáng kể. Vì vậy, để có thể thực hiện hiệu quả SHCM theo<br /> hướng đổi mới, rất cần chủ thể quản lí ở các trường tiểu<br /> học quan tâm đầu tư kinh phí cho hoạt động này.<br /> 2) Trường quản lí tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch<br /> SHCM theo hướng đổi mới theo năm, tháng: Tổ trưởng<br /> chuyên môn dự thảo kế hoạch SHCM của tổ, trình hiệu<br /> trưởng xem xét, phê duyệt, thực hiện điều chỉnh, bổ sung<br /> trước khi tiến hành. Kế hoạch thông thường gồm: + Xác<br /> định nhu cầu học tập, năng lực của HS: Tổ trưởng chuyên<br /> môn và GV trong tổ phải hiểu được đối tượng HS của lớp<br /> mình nói riêng, tổ mình nói riêng cần hình thành, phát triển<br /> những năng lực nào từ đó xác định môn học và bài dạy; +<br /> Lựa chọn bài dạy minh họa: Các tổ xác định được nội dung<br /> phù hợp với đối tượng HS, mục tiêu cần đạt của bài, giúp<br /> HS hình thành những kiến thức, kĩ năng gì, từ đó lựa chọn<br /> hình thức tổ chức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và thiết<br /> bị dạy học tương ứng nhằm phát huy được tính chủ động,<br /> sáng tạo của HS; + Phân công GV dạy minh họa, chuẩn bị<br /> các phương tiện dạy học, đề nghị hỗ trợ từ các bộ phận có<br /> liên quan: Căn cứ vào giáo án đã thiết kế, tổ trưởng chuyên<br /> môn phân công: GV dạy minh họa; GV hỗ trợ chuẩn bị đồ<br /> dùng, phương tiện dạy học; đề xuất với hiệu trưởng nhân<br /> sự chuẩn bị phòng họp để dự giờ tiết dạy minh họa; + Dự<br /> kiến nội dung thảo luận: Đây là nội dung có ý nghĩa quyết<br /> định chất lượng trong SHCM theo hướng đổi mới, người<br /> chủ trì phải dự kiến được các nội dung sẽ thảo luận nhằm<br /> đạt được mục tiêu; - Đánh giá kết quả đạt được, rút kinh<br /> nghiệm cho các buổi sinh hoạt tiếp theo.<br /> - Điều kiện thực hiện: + Các kế hoạch, công văn, tài<br /> liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học phải được hiệu trưởng<br /> cập nhật đầy đủ và kịp thời phổ biến đến cán bộ quản lí,<br /> tổ trưởng chuyên môn, GV trong trường; + Xếp thời<br /> khóa biểu thuận lợi, mỗi tuần các tổ chuyên môn có một<br /> buổi cố định dành cho sinh hoạt chuyên môn theo hướng<br /> đổi mới; + Tổ trưởng chuyên môn phải thảo luận với các<br /> thành viên trong tổ và cán bộ quản lí nhà trường khi tiến<br /> hành xây dựng kế hoạch để huy động được trí tuệ tập thể,<br /> đảm bảo sự đồng thuận và thành công của kế hoạch.<br /> 2.2.3. Cải tiến việc tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên<br /> môn theo hướng đổi mới<br /> - Mục tiêu: Giúp hiệu trưởng sử dụng, sắp xếp nhân<br /> sự hợp lí (nhất là trong vấn đề cơ cấu tổ trưởng chuyên<br /> môn), phát huy hết hiệu quả nguồn lực; giúp các bộ phận,<br /> tổ chuyên môn, GV xác định rõ nhiệm vụ trong SHCM<br /> theo hướng lấy HS làm trung tâm.<br /> - Cách thực hiện biện pháp:<br /> 1) Hiệu trưởng xây dựng quy chế làm việc, quy chế<br /> SHCM và quy chế phối hợp trong đó quy định nhiệm vụ<br /> của từng bộ phận, từng cá nhân: + Hiệu trưởng: điều<br /> <br /> hành công việc chung; + Phó hiệu trưởng: tham mưu cho<br /> hiệu trưởng, cùng với hiệu trưởng quản lí hoạt động<br /> SHCM theo hướng đổi mới và chịu trách nhiệm trước<br /> hiệu trưởng về nhiệm vụ được phân công; + Thư viện:<br /> cung cấp tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo cho<br /> GV, HS phục vụ cho hoạt động SHCM theo hướng đổi<br /> mới; + Thiết bị: hỗ trợ các tổ chuyên môn, GV, HS đồ<br /> dùng dạy học cần thiết; + Kế toán, thủ quỹ: dự trù kinh<br /> phí cho hoạt động SHCM theo hướng đổi mới, được cân<br /> đối từ các nguồn kinh phí của trường; + Tổ trưởng<br /> chuyên môn: xây dựng kế hoạch, phân công, điều hành<br /> hoạt động SHCM theo hướng đổi mới của tổ, và của<br /> trường khi được hiệu trưởng phân công; báo cáo, thống<br /> kê khi hiệu trưởng yêu cầu; + GV: tham gia thiết kế, lên<br /> tiết dạy minh họa, dự giờ, thảo luận cùng với các thành<br /> viên khác trong tổ, trong trường.<br /> 2) Xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn đủ năng<br /> lực: + Có thể nói, tổ trưởng chuyên môn là “cánh tay nối<br /> dài” của hiệu trưởng, giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm<br /> vụ giáo dục của trường. Vì vậy, tổ trưởng chuyên môn<br /> vừa giỏi chuyên môn, vừa có năng lực quản lí điều hành<br /> hoạt động của tổ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công tác quản lí<br /> chuyên môn cũng như quản lí nhà trường của hiệu<br /> trưởng. Muốn thế, hiệu trưởng phải thật khách quan và<br /> minh bạch, phát huy dân chủ trong việc lựa chọn đối<br /> tượng, từ những người được tập thể tin tưởng và tín<br /> nhiệm; + Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ<br /> cho đội ngũ này; + Tăng cường đối thoại để nắm bắt tâm<br /> tư, nguyện vọng, tư vấn, hỗ trợ tổ trưởng chuyên môn<br /> giải quyết những vấn đề vướng mắc, tồn đọng trong khi<br /> điều hành hoạt động SHCM theo hướng đổi mới của tổ.<br /> - Điều kiện thực hiện: + Cán bộ quản lí cần có nhận<br /> thức đúng đắn về tầm quan trọng của SHCM theo hướng<br /> đổi mới, từ đó quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, động<br /> viên, khuyến khích các bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ;<br /> + Cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn, GV phải có hiểu<br /> biết mục đích, nội dung, quy trình, kĩ thuật hỗ trợ khi sinh<br /> hoạt chuyên môn theo hướng lấy HS làm trung tâm. Do<br /> đó, công tác bồi dưỡng về hoạt động này phải được thực<br /> hiện thường xuyên.<br /> 2.2.4. Đẩy mạnh công tác lãnh đạo thực hiện sinh hoạt<br /> chuyên môn theo hướng đổi mới<br /> - Mục tiêu: Nhằm định hướng, điều khiển tốt hoạt<br /> động SHCM theo hướng đổi mới. Tạo động lực cho cán<br /> bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn, GV tại các trường tiểu<br /> học quận 8 trong việc SHCM theo hướng đổi mới.<br /> - Nội dung: Nâng cao năng lực về hoạt động SHCM<br /> theo hướng đổi mới cho cán bộ, tổ trưởng chuyên môn,<br /> giáo viên trong trường. Quan tâm đầu tư kinh phí, kích<br /> thích hoạt động SHCM theo hướng đổi mới. Phát huy<br /> <br /> 43<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 41-44; 12<br /> <br /> hiệu quả của việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Sở<br /> và Phòng GD-ĐT.<br /> - Cách thực hiện: 1) Tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ,<br /> tổ trưởng chuyên môn, GV trong trường các kiến thức, kĩ<br /> năng về SHCM theo hướng đổi mới dưới nhiều hình thức<br /> như mời báo cáo viên hoặc những người có năng lực báo<br /> cáo; tổ chức các buổi nói chuyện chia sẻ kinh nghiệm của<br /> những tổ chuyên môn, GV thực hiện tốt; phối hợp với các<br /> đơn vị trong cụm chuyên môn thực hiện các buổi SHCM<br /> theo hướng lấy học sinh làm trung tâm để tổ trưởng<br /> chuyên môn, GV được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn<br /> nhau; 2) Đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ các mức phí cao<br /> nhất có thể dành cho SHCM theo hướng đổi mới nhằm tạo<br /> động lực làm việc cho những người tham gia và để tăng<br /> hiệu quả của hoạt động SHCM theo hướng đổi mới vì thực<br /> tế hiện nay tại các trường tiểu học quận 8, mỗi GV khi lên<br /> tiết thao giảng chuyên đề nhận được khoản kinh phí hỗ trợ<br /> mang tính tượng trưng, chưa xứng đáng với công sức và<br /> chi phí đầu tư. Hiệu trưởng cần kịp thời động viên và khen<br /> thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và có nhiều<br /> đóng góp cho SHCM theo hướng đổi mới trong các buổi<br /> họp cơ quan, sơ kết, tổng kết, tuyên dương trên bảng thông<br /> tin, trang web của đơn vị; 3) Chỉ đạo phó hiệu trưởng<br /> chuyên môn cập nhật thường xuyên các văn bản chỉ đạo,<br /> các hướng dẫn mới có liên quan, cụ thể hóa và hướng dẫn,<br /> giải thích thật cụ thể, tường minh đảm bảo GV hiểu và<br /> thực hiện đúng, đẩy mạnh việc nghiên cứu các văn bản đó<br /> trong các buổi SHCM của trường, của tổ.<br /> - Điều kiện thực hiện: + Hiệu trưởng nhận thức đúng<br /> về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn theo hướng<br /> đổi mới; + Mỗi GV xác định rõ ý thức, trách nhiệm phải<br /> nâng cao kết quả học tập của HS, nâng cao chất lượng<br /> giảng dạy. Đầu tư thời gian cho việc tự nghiên cứu, tự<br /> học hệ thống lí luận về sinh hoạt chuyên môn theo hướng<br /> đổi mới; chú tâm theo dõi, quan sát, nắm bắt đặc điểm<br /> tâm sinh lí HS; tích cực thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm;<br /> đoàn kết, hợp tác cùng các thành viên khác trong tổ, trong<br /> trường để hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo hướng<br /> đổi mới đạt hiệu quả.<br /> 2.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện<br /> sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới<br /> - Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá là chức năng cơ bản,<br /> có vai trò quan trọng trong công tác quản lí của hiệu<br /> trưởng nói chung và quản lí SHCM theo hướng đổi mới<br /> nói riêng; kiểm tra, đánh giá nhằm mục đích phát huy<br /> những yếu tố tích cực và điều chỉnh những sai lệch trong<br /> quá trình thực hiện<br /> - Nội dung: Xác định tiêu chí cần kiểm tra kiểm tra trong<br /> SHCM theo hướng đổi mới; Đưa vào kế hoạch các hoạt động<br /> kiểm tra; Thu thập thông tin, tổ chức kiểm tra, đánh giá; Rút<br /> kinh nghiệm trong quá trình thực hiện SHCM theo hướng đổi<br /> <br /> mới của trường, của tổ chuyên môn, tiến hành điều chỉnh kế<br /> hoạch; Làm cho hoạt động kiểm tra của trường trở thành hoạt<br /> động tự kiểm tra của tổ chuyên môn, của GV.<br /> - Cách thực hiện: 1) Hiệu trưởng căn cứ kế hoạch<br /> SHCM theo hướng đổi mới và các văn bản pháp quy về<br /> công tác kiểm tra xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đưa xuống<br /> cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn, GV trong trường bàn<br /> bạc, thảo luận, thống nhất. Việc xác định tiêu chí, quy định<br /> kiểm tra sẽ giúp cho hoạt động này mang tính toàn diện,<br /> khách quan, công bằng; 2) Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch<br /> kiểm tra: kế hoạch kiểm tra sẽ giúp cho hoạt động kiểm tra<br /> thực hiện khoa học, nền nếp, không tự phát, tùy tiện. Thực<br /> tế ở các trường tiểu học quận 8 hoạt động kiểm tra các bộ<br /> phận, các hoạt động được quy định trong kế hoạch kiểm tra<br /> nội bộ hằng năm, xây dựng từ đầu năm học. Tuy nhiên, hoạt<br /> động SHCM theo hướng đổi mới là hoạt động quan trọng<br /> góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường,<br /> cần được quan tâm đẩy mạnh. Trong kế hoạch kiểm tra,<br /> hiệu trưởng cần quy định cụ thể mục đích, yêu cầu, nội<br /> dung, hình thức kiểm tra, thời gian tiến hành kiểm tra;<br /> 3) Thu thập thông tin kiểm tra thông qua việc thực hiện các<br /> biện pháp và hình thức kiểm tra khác nhau: hiệu trưởng<br /> kiểm tra SHCM theo hướng đổi mới bằng cách tham dự<br /> sinh hoạt chung với các tổ, dự giờ GV, kiểm tra biên bản<br /> SHCM. Đây là điều kiện đảm bảo cho SHCM theo hướng<br /> đổi mới vì trong lúc thảo luận có những vấn đề phát sinh cần<br /> được hiệu trưởng định hướng và chỉ đạo thực hiện nhưng<br /> lâu nay hoạt động này thường được hiệu trưởng các trường<br /> tiểu học quận 8 phân công cho phó hiệu trưởng hoặc tổ<br /> trưởng chuyên môn phụ trách; 4) Sau khi thực hiện kiểm tra,<br /> hiệu trưởng đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ của các bộ<br /> phận, cá nhân, hiệu quả đạt được so với mục tiêu ban đầu<br /> trong kế hoạch, phân tích nguyên nhân thật cặn kẽ, từ đó tiến<br /> hành điều chỉnh các sai lệch, phổ biến những kinh nghiệm<br /> hay, đạt kết quả cao trong SHCM theo hướng đổi mới đến<br /> toàn thể cán bộ quản lí, GV trong trường để áp dụng; 5)<br /> Thực tế, hoạt động kiểm tra lâu nay gây tâm lí nặng nề cho<br /> GV, dẫn đến tâm thế đối phó. Biết trước việc kiểm tra dự<br /> giờ, GV thường chuẩn bị kĩ càng, dạy trước cho HS để kết<br /> quả kiểm tra được tốt, trái với mục đích của hoạt động<br /> SHCM theo hướng đổi mới là tập trung phân tích hoạt động<br /> học của HS, quan sát, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn<br /> trong quá trình học để tìm ra các giải pháp nâng cao kết quả<br /> học tập của các em. Để đạt được mục đích này thì việc thay<br /> đổi tư duy của GV, giúp họ tự tin, phát huy sự sáng tạo trong<br /> quá trình dạy học là hết sức quan trọng, mà cụ thể là từ việc<br /> thay đổi quan điểm kiểm tra là đánh giá. Vì vậy, hiệu trưởng<br /> phải làm cho hoạt động kiểm tra của trường thành hoạt động<br /> tự kiểm tra của GV, của tổ chuyên môn, giúp họ không cảm<br /> thấy áp lực, tự giác thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.<br /> (Xem tiếp trang 12)<br /> 44<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 9-12<br /> <br /> viên. Cần có tư duy phản biện, tư duy phán đoán lâu dần<br /> hình thành cho mình khả năng phê phán.<br /> + SV biết gắn học tập với hoạt động thực tiễn, phải<br /> sáng tạo, học đi đôi với hành; thông qua thực tiễn làm sáng<br /> tỏ nội dung tri thức, kiểm nghiệm tri thức, biến tri thức<br /> thành kĩ năng của mình.<br /> 3. Kết luận<br /> Sự phát triển của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay<br /> đang tạo ra điều kiện để thế hệ trẻ có cơ hội đến trường<br /> học tập, nâng cao hiểu biết và hội nhập thế giới. Tuy<br /> nhiên, trước yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm phát huy<br /> tính chủ động tích cực sáng tạo của người học thì tự học<br /> có vai trò rất quan trọng. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí<br /> Minh, người học phải không ngừng tự học cố gắng vươn<br /> lên chiếm lĩnh tri thức; đồng thời, người dạy cũng có<br /> những biện pháp thiết thực hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá<br /> để hình thành và nâng cao năng lực tự học cho SV, giúp<br /> SV trở thành những người làm chủ tri thức đáp ứng yêu<br /> cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước.<br /> <br /> BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG…<br /> (Tiếp theo trang 44)<br /> - Điều kiện thực hiện: + Các tiêu chí kiểm tra phải<br /> được xác định rõ ràng, cụ thể; + Hiệu trưởng phải thành<br /> lập Ban kiểm tra để ban này hỗ trợ hiệu trưởng thực hiện<br /> nhiệm vụ kiểm tra. Đó là những người có chuyên môn<br /> trong SHCM theo hướng đổi mới, có phẩm chất tốt,<br /> khách quan, công tâm trong đánh giá.<br /> 3. Kết luận<br /> Mỗi biện pháp trên có tính độc lập tương đối nhưng<br /> chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau, tác động qua lại<br /> lẫn nhau, thống nhất với nhau trong một chỉnh thể hệ thống<br /> các biện pháp nhằm quản lí có hiệu quả hoạt động SHCM<br /> theo hướng đổi mới tại các trường tiểu học quận 8, TP. Hồ<br /> Chí Minh; trong đó “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí,<br /> tổ trưởng chuyên môn, GV về tầm quan trọng của SHCM<br /> theo hướng đổi mới” là biện pháp có ý nghĩa như là “điều kiện<br /> cần” để thực hiện thành công các biện pháp còn lại, vì muốn<br /> thay đổi, muốn đổi mới thì trước hết tư tưởng phải thông suốt.<br /> Hiệu trưởng thực hiện đồng bộ, linh hoạt các biện pháp được<br /> đề xuất ở trên phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường<br /> thì chắc chắn công tác quản lí sẽ đạt hiệu quả tốt hơn, góp<br /> phần thực hiện tốt mục tiêu giáo tại các trường này.<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh<br /> toàn tập, tập 15. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.<br /> [2] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh<br /> toàn tập, tập 11. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.<br /> [3] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh<br /> toàn tập, tập 4. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.<br /> [4] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh<br /> toàn tập, tập 6. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.<br /> [5] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh<br /> toàn tập, tập 8. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.<br /> [6] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh<br /> toàn tập, tập 5. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.<br /> [7] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh<br /> toàn tập, tập 12. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.<br /> [8] Hoàng Thu Phương (2018). Một số biện pháp phát<br /> triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học môn<br /> “Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin”. Tạp chí Giáo dục, số 421, tr 50-53.<br /> [9] Nguyễn Thị Diễm Hằng (2017). Một số phương pháp<br /> hướng dẫn sinh viên tự học các môn Lí luận chính trị<br /> có hiệu quả. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì II tháng<br /> 10, tr 256-259.<br /> [10] Phạm Thị Thúy Vân (2017). Bồi dưỡng ý thức và<br /> phương pháp tự học cho sinh viên Trường Đại học<br /> Sư phạm Hà Nội 2 theo tư tưởng Hồ Chí Minh - thực<br /> trạng và giải pháp. Tạp chí Giáo dục, số 413, tr 1-3.<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Bộ GD-ĐT (2014). Kế hoạch số 80/KH-BGDĐT<br /> ngày 25/02/2014 về tổ chức thực hiện đổi mới sinh<br /> hoạt chuyên môn trong trường phổ thông và trung<br /> tâm giáo dục thường xuyên.<br /> [2] Bộ GD-ĐT (2013). Tài liệu tập huấn hướng dẫn<br /> sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm<br /> trung tâm.<br /> [3] Nguyễn Lộc (2010). Lí luận về quản lí. NXB Đại<br /> học Sư phạm.<br /> [4] Lê Thị Thu Hằng (2014). Sinh hoạt chuyên môn dựa<br /> trên nghiên cứu bài học công cụ đổi mới nhà trường.<br /> Tạp chí Giáo dục, số 332, tr 26-28, 22.<br /> [5] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện<br /> giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,<br /> hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định<br /> hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.<br /> [6] Nguyễn Mậu Đức (2015). Vai trò của công tác quản<br /> lí trong đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo mô hình<br /> nghiên cứu bài học. Tạp chí Giáo dục, số 364, tr 8-10.<br /> [7] Nguyễn Văn Ninh - Lê Thị Thu (2015). Sinh hoạt<br /> chuyên môn theo hướng “nghiên cứu bài học” Phương thức để phát triển năng lực dạy học cho<br /> giáo viên. Tạp chí Giáo dục, số 353, tr 26-27, 22.<br /> 12<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2