intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 2 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:258

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 2 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Sinh lý – sinh lý bệnh hệ tiêu hoá; Thuốc tác dụng trên hệ tiêu hoá; Triệu chứng bệnh hệ tiêu hoá; Chăm sóc người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng; Chăm sóc người bệnh viêm tuỵ cấp; Chăm sóc người bệnh xuất huyết tiêu hoá; Chăm sóc người bệnh tắc ruột cơ học; Chăm sóc người bệnh lồng ruột cấp; Chăm sóc người bệnh viêm ruột thừa cấp;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 2 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƢỜI LỚN 2 NGÀNH: ĐIỀU DƢỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày ..… tháng ....... năm…….. của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La) Sơn La, năm 2020 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều theo Thông tƣ 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thƣơng binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chƣơng trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chƣơng trình đào tạo trình độ Cao đẳng nhằm từng bƣớc xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo. Với thời lƣợng học tập 60 giờ (34 giờ lý thuyết; 23 giờ thực hành; thí nghiệm, thảo luận, bài tập; 03 giờ kiểm tra). Môn “Chăm sóc sức khỏe ngƣời lớn 2” giảng dạy cho sịnh viên với mục tiêu: - Cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng điển hình, biến chứng, hƣớng xử trí, phòng bệnh của một số bệnh thuộc hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu. - Xác định các vấn đề sức khỏe của ngƣời bệnh và cách giải quyết theo trình tự: Chẩn đoán điều dƣỡng  Mục tiêu chăm sóc tƣơng ứng  Các biện pháp chăm sóc cho từng mặt bệnh thuộc hệ tiệu hóa, hệ tiết niệu. Do đối tƣợng giảng dạy là sinh viên Cao đẳng điều dƣỡng nên nội dung của chƣơng trình tập trung chủ yếu vào những bệnh thƣờng gặp của hệ tiệu hóa, hệ tiết niệu, tƣơng ứng với nội dung giảng dạy môn. Để phục vụ cho thẩm định giáo trình, nhóm biên soạn đã cập nhật kiến thức, điều chỉnh lại những nội dung sát với thực tế. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1: Sinh lý – sinh lý bệnh hệ tiêu hoá Bài 2: Thuốc tác dụng trên hệ tiêu hoá Bài 3: Triệu chứng bệnh hệ tiêu hoá Bài 4: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng Bài 5: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm tuỵ cấp Bài 6: Chăm sóc ngƣời bệnh xuất huyết tiêu hoá Bài 7: Chăm sóc ngƣời bệnh tắc ruột cơ học Bài 8: Chăm sóc ngƣời bệnh lồng ruột cấp Bài 9: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm ruột thừa cấp Bài 10: Chăm sóc ngƣời bệnh thủng dạ dày Bài 11: Chăm sóc ngƣời bệnh xơ gan Bài 12: Chăm sóc ngƣời bệnh áp xe gan Bài 13: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm phúc mạc Bài 14: Chăm sóc ngƣời bệnh chân thƣơng bụng kín Bài 15: Chăm sóc ngƣời bệnh sỏi đƣờng mật Bài 16: Chăm sóc ngƣời bệnh thoát vị bẹn Bài 17: Chăm sóc ngƣời bệnh trĩ, rò hậu môn 3
  4. Bài 18: Chăm sóc ngƣời bệnh có hậu môn nhân tạo Bài 19: Sinh lý – sinh lý bệnh hệ tiết niệu Bài 20: Triệu chứng bệnh hệ tiết niệu Bài 21: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm thận - bể thận cấp Bài 22: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm cầu thận cấp Bài 23: Chăm sóc ngƣời bệnh suy thận cấp Bài 24: Chăm sóc ngƣời bệnh suy thận mạn Bài 25: Chăm sóc ngƣời bệnh mổ đƣờng tiết niệu Bài 26: Chăm sóc ngƣời bệnh chấn thƣơng dập đứt niệu đạo Bài 27: Chăm sóc ngƣời bệnh chấn thƣơng thận, bàng quang Bài 28: Chăm sóc ngƣời bệnh chạy thận nhân tạo Sinh viên muốn tìm hiểu sâu hơn các kiến thức chăm sóc sức khỏe ngƣời lớn có thể sử dụng sách giáo khoa dành cho đào tạo cử nhân điều dƣỡng, bác sĩ về lĩnh vực này nhƣ: Bài giảng nội khoa, ngoại khoa cơ sở, Bài giảng bệnh học nội khoa, bệnh học ngoại khoa. Các kiến thức liên quan đến nội khoa, ngoại khoa chúng tôi không đề cập đến trong chƣơng trình giảng dạy. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng việc biên soạn một cuốn sách bao phủ kiến thức của nhiều chuyên khoa khác nhau nên chắc chắn không thể tránh khỏi các thiếu sót. Nhóm biên soạn mong muốn nhận đƣợc các ý kiến đóng góp để giáo trình đƣợc hoàn chỉnh hơn. Sơn La, ngày tháng năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS Đoàn Thị Hồng Thúy 2. Thành viên: CN Lƣu Thị Xuân 4
  5. MỤC LỤC BÀI 1: SINH LÝ – SINH LÝ BỆNH HỆ TIÊU HOÁ ..................................................14 BÀI 2: THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ TIÊU HÓA ..................................................26 BÀI 3: TRIỆU CHỨNG BỆNH HỆ TIÊU HOÁ ...............................................................38 BÀI 4: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG ...........................45 BÀI 5: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH VIÊM TỤY ........................................................53 BÀI 6: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA CAO ....................62 BÀI 7. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH TẮC RUỘT CƠ HỌC .......................................69 BÀI 8. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH LỒNG RUỘT CẤP...........................................78 BÀI 9. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH VIÊM RUỘT THỪA CẤP ................................85 BÀI 10. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH THỦNG DẠ DÀY ...........................................98 BÀI 11: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH XƠ GAN ........................................................107 BÀI 12: CHĂM SÓC NGƢỜI ÁP XE GAN ..............................................................115 Bài 13. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH VIÊM PHÚC MẠC .........................................122 Bài 14. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH CHẤN THƢƠNG BỤNG KÍN .......................130 Bài 15. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH SỎI ĐƢỜNG MẬT .........................................137 Bài 16. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH THOÁT VỊ BẸN .............................................146 BÀI 17. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH TRĨ – RÒ HẬU MÔN ...................................154 BÀI 18. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH CÓ HẬU MÔN NHÂN TẠO ........................164 BÀI 19: SINH LÝ – SINH LÝ BỆNH HỆ TIẾT NIỆU .............................................171 BÀI 20: TRIỆU CHỨNG BỆNH HỆ TIẾT NIỆU...........................................................180 BÀI 21: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH VIÊM THẬN - BỂ THẬN CẤP ...................190 BÀI 22: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH VIÊM CẦU THẬN CẤP...............................197 BÀI 23: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH SUY THẬN CẤP ..........................................205 BÀI 24: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH SUY THẬN MẠN .........................................213 BÀI 25. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH MỔ ĐƢỜNG TIẾT NIỆU .............................221 BÀI 26. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH CHẤN THƢƠNG DẬP ĐỨT NIỆU ĐẠO ..233 Bài 27. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH CHẤN THƢƠNG THẬN-BÀNG QUANG ...241 BÀI 28: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO ..........................250 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................258 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Chăm sóc sức khỏe ngƣời lớn 2 2. Mã môn học: 430120 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ (34 giờ lý thuyết; thảo luận/bài tập: 23 giờ; Kiểm tra: 03 giờ) 3. Vị trí, tính chất của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho ngƣời học trình độ Cao đẳng Điều dƣỡng tại trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La. 3.2. Tính chất: Giáo trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm cho ngƣời học liên quan đến Chăm sóc sức khoẻ ngƣời lớn 2, gồm có: nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, hƣớng điều trị và chăm sóc các bệnh lý nội, ngoại khoa thƣờng gặp ở hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu. Qua đó, ngƣời học đang học tập tại trƣờng sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chƣơng trình đào tạo của trƣờng; (2) dễ dàng tiếp thu cũng nhƣ vận dụng các kiến thức và kỹ năng đƣợc học vào môi trƣờng học tập và thực tế lâm sàng. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Chăm sóc sức khoẻ ngƣời lớn 2 là môn học chuyên môn ngành nghề cung cấp cho ngƣời học các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe cho ngƣời lớn mắc các bệnh nội, ngoại khoa của hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu. Đồng thời giúp ngƣời học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong học tập và thực hành trên lâm sàng. 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày đƣợc nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng hƣớng điều trị các bệnh nội ngoại khoa thƣờng gặp của hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu. A2. Trình bày đƣợc những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khoẻ ngƣời lớn bệnh nội ngoại khoa của hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu. 4.2. Về kỹ năng: B1. Lập đƣợc kế hoạch chăm sóc ngƣời bệnh mắc bệnh nội, ngoại khoa thƣờng gặp của hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu. B2. Vận dụng đƣợc các kiến thức đã học vào thực hành lâm sàng. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Thể hiện đƣợc năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập. C2. Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác điều dƣỡng sau này. 6
  7. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chƣơng trình khung Thời gian học tập (giờ) Trong đó Mã Sô Thực môn Tên môn học, tín Tổng hành/thực chỉ Lý tập/thí Kiểm học số thuyết nghiệm/bài tra tập/thảo luận Các môn học chung/đại 18 I 23 450 205 227 cƣơng 430101 Chính trị 5 90 64 23 3 430102 Tiếng anh 6 120 60 57 3 430103 Tin học 3 75 15 57 3 430104 Giáo dục thể chất 2 60 4 52 4 Giáo dục quốc phòng - an 3 430105 5 75 40 32 ninh 430106 Pháp luật 2 30 22 6 2 Các môn hoc chuyên 102 II 109 2.685 651 2177 môn ngành, nghề II.1 Môn học cơ sở 36 615 302 282 31 430107 Sinh học 3 45 14 29 2 430108 Hóa học 2 30 14 14 2 Đại cƣơng cơ thể ngƣời 6 430109 6 105 61 38 (GP, SL, Hoá sinh) 430110 Y đức 2 30 28 0 2 430111 Môi trƣờng và sức khoẻ 3 45 43 0 2 430112 Tổ chức và QLYT 2 30 28 0 2 430113 Giao tiếp - GDSK 4 60 28 29 3 430114 Dinh dƣỡng tiết chế 4 60 29 29 2 430115 Điều dƣỡng cơ sở 1 2 45 14 28 3 7
  8. 430116 Điều dƣỡng cơ sở 2 5 120 29 86 5 430117 Xác suất thống kê 3 45 14 29 2 II.2 Môn học chuyên môn, 61 1815 264 1511 40 ngành nghề 430118 Thực hành Kỹ năng lâm 2 90 0 88 2 sàng 430119 CS Sức khỏe ngƣời lớn 1 4 60 42 15 3 430120 CS Sức khỏe ngƣời lớn 2 4 60 34 23 3 430121 CS Sức khỏe ngƣời lớn 3 4 60 29 28 3 TH kỹ năng lâm sàng CS 2 430122 4 180 178 SK ngƣời lớn vòng 1 TH kỹ năng lâm sàng CS 2 430123 4 180 178 SK ngƣời lớn vòng 2 TH kỹ năng lâm sàng CS 2 430124 4 180 178 SK ngƣời lớn vòng 3 430125 Chăm sóc sức khỏe trẻ em 5 75 44 29 2 TH kỹ năng lâm sàng CS 2 430126 4 180 0 178 sức khỏe trẻ em 430127 CSSK PN, BM và GĐ 3 45 29 14 2 TH kỹ năng lâm sàng 430128 CSSK phụ nữ, bà mẹ và 2 90 0 88 2 gia đình 430129 Điều dƣỡng cộng đồng 3 105 15 87 3 430130 Quản lý điều dƣỡng 4 60 28 29 3 430131 CSNB Truyền nhiễm 3 45 28 15 2 TH kỹ năng lâm sàng 2 430132 2 90 88 CSNB truyền nhiễm Thực tập lâm sàng nghề 4 430133 6 270 266 nghiệp 430134 Nghiên cứu khoa học 3 45 15 28 2 II.3 Môn học tự chọn 12 255 87 155 13 8
  9. 430135 Tiếng anh chuyên ngành 3 45 14 29 2 430136 CSNB cao tuổi 2 30 16 12 2 TH kỹ năng lâm sàng 2 430137 2 90 88 CSNB cao tuổi 430138 YHCT - PHCN 3 60 29 26 5 430139 PCNK bệnh viện 2 30 28 0 2 Tổng cộng 132 3135 858 2175 102 5.2. Chƣơng trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Thực Số hành, thí Tên chƣơng, mục Tổng Lý nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo tra luận, bài tập 1 Bài 1: Sinh lý – sinh lý bệnh hệ tiêu hoá 3 3 0 2 Bài 2: Thuốc tác dụng trên hệ tiêu hoá 1 1 0 3 Bài 3: Triệu chứng bệnh hệ tiêu hoá 1 1 0 4 Bài 4: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm loét dạ 2 1 1 dày – tá tràng 5 Bài 5: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm tuỵ cấp 2 1 1 6 Bài 6: Chăm sóc ngƣời bệnh xuất huyết 2 1 1 tiêu hoá 7 Bài 7: Chăm sóc ngƣời bệnh tắc ruột cơ 2 1 1 học 8 Bài 8: Chăm sóc ngƣời bệnh lồng ruột cấp 2 1 1 9 Bài 9: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm ruột 2 1 1 thừa cấp 10 Bài 10: Chăm sóc ngƣời bệnh thủng dạ 2 1 1 dày 11 Bài 11: Chăm sóc ngƣời bệnh xơ gan 2 1 1 9
  10. 12 Bài 12: Chăm sóc ngƣời bệnh áp xe gan 2 1 1 13 Bài 13: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm phúc 2 1 1 mạc 14 Bài 14: Chăm sóc ngƣời bệnh chân 2 1 1 thƣơng bụng kín 15 Bài 15: Chăm sóc ngƣời bệnh sỏi đƣờng 2 1 1 mật 16 Bài 16: Chăm sóc ngƣời bệnh thoát vị bẹn 2 1 1 17 Bài 17: Chăm sóc ngƣời bệnh trĩ, rò hậu 2 1 1 môn 18 Bài 18: Chăm sóc ngƣời bệnh có hậu môn 2 1 1 nhân tạo 19 Bài 19: Sinh lý – sinh lý bệnh hệ tiết niệu 2 2 0 20 Bài 20: Triệu chứng bệnh hệ tiết niệu 1 1 0 21 Bài 21: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm thận - 2 1 1 bể thận cấp 22 Bài 22: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm cầu 2 1 1 thận cấp 23 Bài 23: Chăm sóc ngƣời bệnh suy thận 2 1 1 cấp 24 Bài 24: Chăm sóc ngƣời bệnh suy thận 2 1 1 mạn 25 Bài 25: Chăm sóc ngƣời bệnh mổ đƣờng 3 2 1 tiết niệu 26 Bài 26: Chăm sóc ngƣời bệnh chấn 2 1 1 thƣơng dập đứt niệu đạo 27 Bài 27: Chăm sóc ngƣời bệnh chấn 3 2 1 thƣơng thận, bàng quang 28 Bài 28: Chăm sóc ngƣời bệnh chạy thận 3 2 1 nhân tạo Tổng 60 34 23 3 10
  11. 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phƣơng tiện: Giáo trình, bài tập tình huống. 6.4. Các điều kiện khác: Mạng Internet. 7. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, ngƣời học cần: + Nghiên cứu bài trƣớc khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lƣợng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phƣơng pháp: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành k m theo Thông tƣ số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. - Hƣớng d n thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La nhƣ sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thƣờng xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phƣơng pháp đánh giá Phƣơng pháp Phƣơng pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thƣờng xuyên A1, A2, Viết Sau khi học Tự luận B1, B2, C1, 1 xong bài 9 C2 Định kỳ Viết/ Tự luận/ A1, A2, Sau khi học 2 xong bài 19 Thuyết trình Bài tập B1, B2, C1, kiểm tra tự 11
  12. C2 luận; học xong bài 28 kiểm tra làm bài tập Kết thúc môn Tự luận cải A1, A2, học Viết 1 Sau 60 giờ tiến B1, B2, C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học đƣợc chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tƣơng ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 8. Hƣớng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tƣợng áp dụng: Môn học đƣợc áp dụng cho đối tƣợng sinh viên Cao đẳng Điều dƣỡng hệ chính quy học tập tại Trƣờng CĐYT Sơn La. 8.2. Phƣơng pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với ngƣời dạy + Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống. + Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đóng vai. + Hƣớng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trƣởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với ngƣời học: Ngƣời học phải thực hiện các nhiệm vụ nhƣ sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trƣớc khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ đƣợc cung cấp nguồn trƣớc khi ngƣời học vào học môn học này (trang web, thƣ viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu ngƣời học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới đƣợc tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phƣơng pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 ngƣời học sẽ đƣợc cung cấp chủ đề thảo luận trƣớc khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi ngƣời học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: [1]. Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2018), Thông tƣ số 54/2018/TT- 12
  13. BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội về việc quy định khối lƣợng kiến thức tối thiểu yêu cầu về năng lực mà ngƣời học đạt đƣợc sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội. [2]. Bộ Y Tế (2018), Chăm sóc người lớn bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Y học. [3]. Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định (2017), Điều dưỡng ngoại khoa, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [4]. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Bộ Y tế ban hành “Chuẩn năng lực của Điều dƣỡng Việt Nam”. [5]. Bộ Y Tế (2012), Điều dưỡng nội khoa, Nhà xuất bản Y học. 13
  14. BÀI 1: SINH LÝ – SINH LÝ BỆNH HỆ TIÊU HOÁ  GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan sinh lý, bệnh lý của hệ tiêu hóa; cách nhận định, khai thác thông tin về thay đổi sinh lý, bệnh lý của hệ tiêu hóa để ngƣời học có đƣợc kiến thức nền tảng và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào trong nhận định và phân biệt đƣợc các triệu chứng bệnh trên từng bệnh cụ thể.  MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày đƣợc hoạt động sinh lý và các rối loạn của hệ tiêu hóa. - Trình bày đƣợc chức năng và các rối loạn chức phận của gan.  Về kỹ năng: - Vận dụng đƣợc kiến thức đã học về sinh lý, sinh lý bệnh hệ tiêu hóa vào nhận định ngƣời bệnh đƣờng tiêu hóa. - Vận dụng đƣợc kiến thức đã học về sinh lý, sinh lý bệnh hệ tiêu hóa vào thực hiện kế hoạch chăm sóc ngƣời bệnh đƣờng tiêu hóa.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chủ động nghiên cứu kiến thức về sinh lý, sinh lý bệnh hệ tiêu hóa. - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân.  PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chƣơng trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có.  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: 14
  15.  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có.  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: Không có. 15
  16. NỘI DUNG BÀI 1 Chức năng của bộ máy tiêu hóa là đƣa thức ăn từ bên ngoài vào cơ thể, biến đổi thức ăn từ dạng phức tạp thành những chất đơn giản bằng các phản ứng thủy phân các chất dinh dƣỡng có trong thức ăn và đƣa các sản phẩm này qua niêm mạc vào máu. 1. Tiêu hoá ở miệng và thực quản Thức ăn vào miệng đƣợc nghiền nhỏ bằng răng thông qua động tác nhai. Khi nhai, thức ăn đƣợc trộn với nƣớc bọt làm cho thức ăn trơn, dễ nuốt. Tại miệng, một phần tinh bột chín đƣợc men Amylase có trong nƣớc bọt thành đƣờng Maltose. Thức ăn từ miệng đƣợc nuốt vào họng (nhờ phản xạ không điều kiện, đƣợc gọi là phản xạ nuốt) rồi xuống thực quản, thực quản ở đoạn trên thức ăn co lại còn đoạn dƣới giãn ra, nhờ vậy mà thức ăn đƣợc đƣa xuống dạ dày. Khi nuốt ngƣời ta nín thở. Nếu trong khi nuốt mà cƣời, nói, thanh quản mở thức ăn có thể lọt vào đƣờng d n khí gây sặc. Kết quả hấp thu ở miệng: Miệng có thể hấp thu một số thuốc và Vacxin. 2. Tiêu hóa ở dạ dày 2.1. Hoạt động chức năng của dạ dày Thức ăn qua thực quản vào dạ dày, dạ dày làm co bóp và tiết ra dịch vị gồm HCl (hoạt hoá Pepsinogen thành Pepsin, tạo pH cho Pepsin hoạt động, sát khuẩn, thuỷ phân Cellulose, tham gia vào đóng mở môn vị), men Pepsin (tiêu hóa Protid, Collagen), men Lipase (tiêu hóa Lipid), men Gelatinase (tiêu hóa Proteoglycan trong thịt) và chất nhầy (bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác dụng của HCl và Pepsin). Dịch vị ngấm vào thức ăn, làm cho thức ăn bị tan rã và bị đẩy xuống vùng hang vị. Khi thức ăn đƣợc tiêu hoá thành vị trấp, mỗi lần dạ dày co bóp thì môn vị mở ra đẩy một lƣợng thức ăn qua môn vị xuống tá tràng, khi thức ăn xuống tá tràng kích thích tá tràng làm cho môn vị đóng lại. Nhƣ vậy thức ăn từ dạ dày xuống ruột thành từng đợt, khiến cho thức ăn đ- ƣợc tiêu hoá và hấp thu triệt để. Thời gian thức ăn ở dạ dày từ 4-6 giờ, phụ thuộc vào tuổi, giới, thể lực, trạng thái tâm lý và tính chất hoá học của thức ăn. Dịch vị đƣợc bài tiết trong cả ngày, đƣợc điều hoà bởi cơ chế thần kinh (nhƣ phản xạ nhìn, ngửi thấy mùi thức ăn hoặc thức ăn kích thích vào răng, niêm mạc miệng) và cơ chế thể dịch (khi thức ăn tiếp xúc với niêm mạc dạ dày khiến Gastrin và Histamin đƣợc tiết ra, gây tiết dịch vị). Bình thƣờng tiết khoảng 2000 - 3000 ml/ngày, ngoài các dịch vị ở trên còn có chất nhầy và một số ion vô cơ, tạo ra pH trung bình 2,0 - 3,5. Kết quả hấp thu ở dạ dày: một ít nƣớc, Glucose, rƣợu đƣợc hấp thu tại dạ dày. 2.2. Rối loạn chức năng co bóp của dạ dày 2.2.1. Tăng co bóp. Thƣờng do viêm nhiễm trong dạ dày, do tắc môn vị ở thời giai đoạn sớm, do mất cân bằng thần kinh thục vật nhƣ cƣờng phó giao cảm hoặc ức chế giao cảm, do thức ăn có tính chất kích thích nhƣ rƣợu, thức ăn bị nhiễm khuẩn, do dùng một số thuốc kích thích dạ dày nhƣ Histamin… - Hậu quả làm cho thành dạ dày áp chặt vào nhau làm tăng áp ở vùng túi hơi gây nên triệu chứng ợ hơi, cảm giác nóng rát, đau tức, nôn… đồng thời dạ dày co bóp 16
  17. nhanh mạnh nên thức ăn bị đẩy xuống tá tràng trong khi dịch vị và dịch mật tiết không kịp d n tới tiêu chảy. 2.2.2. Giảm co bóp. Thƣờng do tâm lý nhƣ lo lắng, sợ hãi; cản trở cơ học kéo dài (nhƣ u, sẹo, dị vật… tắc lâu ngày làm cơ dạ dày bị liệt); do mất thăng bằng thần kinh thực vật (nhƣ ức chế thần kinh phế vị, cƣờng giao cảm sau ph u thuật cắt hai dây thần kinh phế vị trong điều trị loét dạ dày). Hậu quả do giảm trƣờng lực và nhu động nên thức ăn lƣu thông chậm gây nên triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. 2..3. Rối loạn chức năng tiết dịch. 2.3.1. Tăng tiết dịch, tăng acid. Tăng tiết dịch, tăng acid là do phản xạ thần kinh, gặp trong bệnh loét dạ dày, viêm ruột, viêm ống mật. 2.3.1. Giảm tiết dịch, giảm acid. Do giảm số lƣợng tế bào tiết acid hay tăng dịch nhầy gây trung hoà, mất dịch hoặc phối hợp cả hai. Gặp trong viêm dạ dày mãn gây teo niêm mạc và ung thƣ dạ dày; các trƣờng hợp mất nƣớc nhƣ bỏng rộng, sốt cao, tiêu chảy cấp… ; rối loạn dinh dƣỡng ở nhƣ suy dinh dƣỡng, thiếu Vitamin B1; bệnh nội tiết nhƣ thiểu năng tuyến giáp, tuyến thƣợng thận, tuyến yên; yếu tố tâm lý nhƣ lo buồn kéo dài. 3. Tiêu hóa ở ruột non Ruột non là đoạn ống có nhiều dịch tiêu hoá nhất để hoàn tất quá trình tiêu hoá và là nơi chủ yếu xảy ra hấp thu thức ăn. 3.1. Hoạt động cơ học của ruột non - Hoạt động co thắt: Có tác dụng làm cho dịch tiêu hoá thấm sâu vào khối thức ăn, đồng thời phân cắt khối thức ăn trong ruột. - Nhu động: Là những hoạt động co thắt đƣợc lan truyền theo kiểu làn sóng từ dạ dày xuống ruột già. Cử động này có tác dụng vận chuyển thức ăn, tạo điều kiện cho việc hấp thu hết thức ăn, khi nhu động tăng lên quá mạnh thức ăn hấp thu không hết gây ỉa chảy và đau. - Phản nhu động: Là những hoạt động theo chiều ngƣợc lại với nhu động, có tác dụng kéo dài thời gian tồn tại của thức ẳn trong ống tiêu hoá, tạo điều kiện tiêu hoá và hấp thu hết thức ăn. Khi phản nhu động tăng lên quá sẽ gây nôn, lồng ruột. 3.2. Hoạt động bài tiết dịch tuỵ 3.2.1.Bài tiết dich tụy Dịch tuỵ là một chất lỏng trong suốt, không màu, pH bằng 7,8 - 8,4, thành phần chủ yếu là nƣớc, chất vô cơ và men tiêu hoá. Men tiêu hoá của dịch tuỵ có 3 nhóm men: a. Men tiêu hoá Protid - Trypsin: Đƣợc bài tiết dƣới dạng chƣa hoạt động là Trypsinogen, đƣợc hoạt hoá bởi men Enterokinase của dịch ruột non và bởi chính Trypsin vừa đƣợc hoạt hóa. Tác 17
  18. dụng của Trypsin là thuỷ phân các Protid thành các Polypeptid ngắn hơn. Bình thƣờng Trypsinogen chỉ đƣợc hoạt hoá khi vào đến ruột. Nhƣng nếu dịch ruột tràn vào ống tuỵ hoặc khi dịch tuỵ bị ứ đọng lâu trong ống d n tuỵ, Trypsinogen sẽ hoạt hóa thành Trypsin và tiêu hoá ngay chính tuyến tuỵ gây ra viêm tuỵ cấp. Ngoài ra, Trypsin còn hoạt hoá các men tiêu hoá Protid khác. - Chymotrypsin: Bài tiết dƣới dạng Chymotrypsinogen và đƣợc hoạt hoá bởi Trypin, tác dụng thuỷ phân các Protid thành các Polypeptid ngắn hơn. Cacboxypolypeptidase: Thuỷ phân các Polypeptid thành acid amin. b. Men tiêu hoá Lipid - Lipase: Tác dụng phân giải Triglycerid thành monoglycerid, Glycerol và acid béo. - Phospholipase: Thuỷ phân Lecithin thành Lysolecithin - Cholesterol – Esterase: Phân giải Cholesterol Este và các Steroid khác của thức ăn thành Acid béo và Sterol. c. Men tiêu hoá Glucid - Amylase: Thuỷ phân tinh bột sống và chín thành đƣờng Maltose. - Maltase: Thuỷ phân đƣờng Maltose thành đƣờng Glucose. Với ba nhóm men tiêu hoá của dịch tuỵ các chất Protid, Lipid, Glucid đƣợc tiêu hoá tạo ra các sản phẩm có thể hấp thu đƣợc, khi chức năng tuyến tuỵ bị suy giảm sẽ ảnh hƣởng đến quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn ở ống tiêu hoá. d. NaHCO3: Có vai trò quan trọng là tạo pH tối thuận cho các men của tuyến tuỵ hoạt động, vì các men của tuyến tuỵ đều hoạt động trong môi trƣờng kiềm. e. Điều hoà bài tiết dịch tuỵ Dịch tuỵ đƣợc điều hoà bằng cơ chế thần kinh và thể dịch. - Cơ chế thần kinh: Dịch tuỵ đƣợc điều hoà bởi phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, thông qua dây X. Mỗi khi dây X bị kích thích làm tăng bài tiết dịch tuỵ cả men và NaHCO3. - Cơ chế thể dịch: Secretin là Hormon của niêm mạc đoạn đầu ruột non bài tiết vào máu khi bị kích thích bởi HCl của vị trấp, đến tuyến tuỵ làm tăng bài tiết nƣớc và NaHCO3. - Pancreozymin (cholecystokinin - CCK) là Hormon của niêm mạc đoạn đầu ruột non, đƣợc bài tiết bởi các kích thích của các sản phẩm tiêu hoá của Protid và Lipid, vào máu kích thích tuyến tuỵ bài tiết ra các men tiêu hoá. 3.2.2. Rối loạn bài tiết dich tụy - Dịch tụy tiết ít: Viêm tụy mạn gây thiểu năng tụy d n tới dịch tụy tiết ra ít (làm không tiêu hóa hóa đƣợc hết thức ăn: trong phân còn nguyên hạt bột, sợi thịt, hạt mỡ) và gây kích thích ruột (gây tiêu chảy, kém hấp thu). Nếu kéo dài d n tới suy dinh dƣỡng. - Dịch tụy tiết quá nhiều: Sau bữa ăn quá nhiều mỡ và thịt, lƣợng dịch tụy tiết ra 18
  19. nhiều làm tăng áp lực trong ống tụy, làm ứ tắc dịch tụy. Lúc này dịch tụy có điều kiện trộn l n với dịch mật, làm cho dịch tụy đƣợc hoạt hóa ngay trong ống tụy và tiêu hủy mô tụy, giải phóng ra các hoạt chất gây rối loạn huyết động d n tới sốc. Trƣờng hợp nhƣ trên gọi là viêm tụy cấp. 3.3. Hoạt động bài tiết dịch mật 3.3.1. Bài tiết dịch mật Dịch mật là sản phẩm bài tiết của gan, là chất lỏng trong suốt có màu xanh đến màu vàng. Ngoài bữa ăn, mật đƣợc cô đặc và tích lại trong túi mật. Thành phần có tác dụng tiêu hoá là muối mật, còn các thành phần khác của mật đƣợc coi là chất bài tiết kèm theo. Trong các thành phần bài tiết kèm theo có sắc tố mật l sản phẩm thoái hoá của hemoglobin có màu vàng. - Muối mật: Đƣợc tạo ra từ Cholesterol và các mẩu acetat thành acid mật, các acid mật kết hợp với natri tạo ra muối mật. Tác dụng của muối mật: Làm nhũ tƣơng hoá Lipid của thức ăn, làm tăng tác dụng tiêu hoá của các men tiêu hoá lipid ở ruột; giúp tiêu hoá và hấp thu các sảc phẩm Lipid ở ruột; tham gia hấp thu các Vitamin tan trong dầu ở ruột (vitamin A, D, E, K). Muối mật đƣợc tái hấp thu từ ruột về máu lại có tác dụng kích thích gan làm tăng sản xuất mật. - Sắc tố mật (Bilirubin): Là sản phẩm thoái hoá của Hemoglobin. Hemoglobin thoái hoá cho Bilirubin không tan trong nƣớc, đƣợc vận chuyển về gan dƣới dạng kết hợp với Albumin. Trong tế bào gan Bilirubin đƣợc tách khỏi Albumin và liên hợp với Acid Glycuronic trở thành Bilirubin liên hợp tan trong nƣớc, dƣới dạng này đƣợc bài tiết vào hệ thống d n mật. Xuống ruột, Bilirubin chuyển thành Stecobilin, dƣới tác dụng của các vi sinh vật đƣờng ruột, làm cho phân có màu vàng. Một phần Bilirubin liên hợp đƣợc tái hấp thu vào máu đến thận và đƣợc thải ra ngoài nên nƣớc tiểu có màu vàng. Nhƣ vậy, trong máu Bilirubin có hai dạng: dạng liên hợp (kết hợp với acid Glycuronic) và dạng tự do (gắn với Albumin) . + Sắc tố mật có màu vàng, không có tác dụng tiêu hoá. Nhƣng khi tắc ống mật chủ, mật không xuống ruột nên phân bạc màu, ngƣợc lại nồng độ các chất này tăng lên trong máu d n đến vàng da và niêm mạc. * Điều hoà bài tiết dịch mật: - Mức độ sản xuất thay đổi phụ thuộc vào nồng độ muối mật trong máu, nồng độ muối mật cao làm tăng sản xuất và ngƣợc lại. - Trong bữa ăn túi mật co lại, bơm mật xuống ruột. Túi mật co lại là do dây X bị kích thích bởi các phản xạ có điều kiện và không có điều kiện. Co túi mật còn do CCK (Cholecystokinin) bài tiết từ niêm mạc đoạn đầu ruột non. MgSO4 có tác dụng làm co túi mật. 3.2.2. Rối loạn bài tiết dịch mật Giảm tiết dịch mật gặp trong thiểu năng gan, tắc ống d n mật, bệnh ở hồi tràng làm tái hấp thu dịch mật kém. Hậu quả: mỡ không tiêu đƣợc nên xuất hiện có mỡ trong phân; cơ thể thiếu vitamin A, E, D, K. Bài tiết dịch ruột 19
  20. 3.4. Bài tiết dịch ruột Dịch ruột là sản phẩm bài tiết của các tuyến nằm trong niêm mạc ruột. Dịch ruột là chất lỏng, quánh, đục vì có tế bào niêm mạc ruột. Thành phần chủ yếu là nƣớc, các men tiêu hoá và các chất vô cơ. * Men tiêu hoá: - Các men tiêu hóa Protid: Aminopeptidase, Iminopeptidase, Tripeptidase, Dipeptidase thuỷ phân các Peptid thành các acid amin. - Các men tiêu hóa Lipid: Lipase, Phospholipase, Cholesterol-Esterase (tác dụng giống men cùng tên tụy) - Các men tiêu hóa Glucid: Amylase thủy phân tinh bột thành đƣờng Maltose. Maltase thuỷ phân Maltose thành đƣờng Glucose và Fructose. Lactase thuỷ phân đƣờng Lactose thành Glucose và Galactose. - Các men khác: Phosphatase kiềm phân giải Phosphat vô cơ và hữu cơ. Enterokinase hoạt hóa Trypsinogen của dịch tụy thành Trypsin. * Điều hoà bài tiết dịch ruột: Dịch ruột đƣợc bài tiết tự động dƣới tác dụng của kích thích cơ học và hóa học tại chỗ. Thức ăn vận chuyển đến đâu sẽ kích thích bài tiết dịch ruột tại đó. * Rối loạn bài tiết dịch ruột: Hiện tƣợng rối loạn tiết dịch của ruột hay gặp là tăng tiết dịch, do bản thân ruột cũng tiết ra một số men tiêu hóa giống ở tụy. * Kết quả hấp thu ở ruột non: Tại ruột non, các chất dinh dƣỡng đƣợc phân giải đến mức có thể hấp thu đƣợc, đó là acid amin, Tripeptid, Dipeptid; Glucose, Galactose; acid béo, Monolycerid, Glycerol; Vitamin (A, B, C, E, D, K), nƣớc và điện giải (Na+, Cl-, K+, Ca2+, Fe2+, Mg2+, HPO4-). 4. Tiêu hóa ở ruột già 4.1. Hoạt động cơ học của ruột già - Sau khi đƣợc ruột non hấp thu các chất dinh dƣỡng, thức ăn tiếp tục di chuyển xuống ruột già qua van hồi-manh tràng (van Bouhin, van có tác dụng ngăn cản sự trào ngƣợc các chất từ manh tràng trở lại hồi tràng). Ruột già tiếp tục nhu động nhẹ dồn thức ăn đi từng đoạn ngắn, nhƣng phản nhu động (là nhu động theo chiều ngƣợc lại) của ruột già mạnh hơn nên thời gian tồn lƣu thức ăn trong ruột già rất dài. - Đại tiện: Là phản xạ co của trực tràng và giãn cơ thắt hậu môn nhằm tống phân ra ngoài. - Phản xạ đại tiên: Khi phân vào trực tràng, thành trực tràng bị căng ra gây phản xạ giãn cơ thắt trong, đồng thời khi dây thần kinh đến trực tràng bị kịch thích, các tín hiệu đƣợc truyền vào đoạn tuỷ cùng, rồi theo các dây phó giao cảm đến ruột già ở đoạn xuống và đại tràng sigma, trực tràng hậu môn, làm tăng sóng nhu động và giãn cơ thắt trong cơ hậu môn. Nếu lúc đó cơ thắt ngoài cũng giãn một cách có ý thức thì sẽ gây ra động tác đại tiện. 4.2. Hoạt động bài tiết dịch ở ruột già 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2