intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn nội khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:263

18
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn nội khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: khám lâm sàng hệ tim mạch; Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp; Chăm sóc người bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim; Chăm sóc người bệnh van tim; Chăm sóc người bệnh viêm nôi tâm mạc nhiễm khuẩn; Chăm sóc người bệnh đột quỵ não; Chăm sóc người bệnh suy tim; Khám lâm sàng hệ hô hấp; Chăm sóc người mắc bệnh phế quản; Chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn phổi; Chăm sóc người mắc bệnh màng phổi;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn nội khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƢỜI LỚN NỘI KHOA NGÀNH: ĐIỀU DƢỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày .. tháng ... năm.. của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La) Sơn La, năm 2023 1
  2. 2
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
  4. 4
  5. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều theo Thông tƣ 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thƣơng binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chƣơng trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chƣơng trình đào tạo trình độ Cao đẳng nhằm từng bƣớc xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo. Với thời lƣợng học tập 75 giờ (44 giờ lý thuyết; 28 giờ thực hành; thí nghiệm, thảo luận, bài tập; 03 giờ kiểm tra). Môn chăm sóc sức khỏe ngƣời lớn bệnh nội khoa giảng dạy cho sịnh viên với mục tiêu: - Cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng điển hình, biến chứng của bệnh. - Xác định các vấn đề sức khỏe của ngƣời bệnh và cách giải quyết theo trình tự: Chẩn đoán điều dƣỡng  Mục tiêu chăm sóc tƣơng ứng  Các biện pháp chăm sóc cho từng mặt bệnh. Do đối tƣợng giảng dạy là sinh viên Cao đẳng điều dƣỡng nên nội dung của chƣơng trình tập trung chủ yếu vào những bệnh thƣờng gặp ở mỗi hệ cơ quan, tƣơng ứng với nội dung giảng dạy môn. Để phục vụ cho thẩm định giáo trình, nhóm biên soạn đã cập nhật kiến thức, điều chỉnh lại những nội dung sát với thực tế. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1: Khám lâm sàng hệ tim mạch Bài 2: Chăm sóc ngƣời bệnh tăng huyết áp Bài 3: Chăm sóc ngƣời bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim Bài 4: Chăm sóc ngƣời bệnh van tim Bài 5: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm nôi tâm mạc nhiễm khuẩn Bài 6: Chăm sóc ngƣời bệnh đột quỵ não Bài 7: Chăm sóc ngƣời bệnh suy tim Bài 8: Khám lâm sàng hệ hô hấp Bài 9: Chăm sóc ngƣời mắc bệnh phế quản Bài 10: Chăm sóc ngƣời bệnh nhiễm khuẩn phổi Bài 11: Chăm sóc ngƣời mắc bệnh màng phổi Bài 12: Khám lâm sàng hệ tiêu hóa Bài 13: Chăm sóc ngƣời bệnh loét dạ dày tá tràng Bài 14: Chăm sóc ngƣời bệnh xuất huyết tiêu hóa cao Bài 15: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm tụy Bài 16: Chăm sóc ngƣời áp xe gan do amip Bài 17: Chăm sóc ngƣời bệnh xơ gan 5
  6. Bài 18: Khám lâm sàng hệ tiết niệu Bài 19: Chăm sóc ngƣời bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu Bài 20: Chăm sóc ngƣời mắc bệnh cầu thận Bài 21: Chăm sóc ngƣời bệnh suy thận Bài 22: Chăm sóc ngƣời mắc bệnh tuyến giáp Bài 23: Chăm sóc ngƣời bệnh đái tháo đƣờng Bài 24: Chăm sóc ngƣời bệnh thiếu máu Bài 25: Chăm sóc ngƣời bệnh bạch cầu ác tính Bài 26: Chăm sóc ngƣời chạy thận nhân tạo Sinh viên muốn tìm hiểu sâu hơn các kiến thức chăm sóc sức khỏe ngƣời lớn bệnh nội khoa có thể sử dụng sách giáo khoa dành cho đào tạo cử nhân điều dƣỡng, bác sĩ về lĩnh vực này nhƣ: Nội khoa cơ sở, Bài giảng bệnh học Nội khoa. Các kiến thức liên quan đến Nội chúng tôi không đề cập đến trong chƣơng trình giảng dạy. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng việc biên soạn một cuốn sách bao phủ kiến thức của nhiều chuyên khoa khác nhau nên chắc chắn không thể tránh khỏi các thiếu sót. Nhóm biên soạn mong muốn nhận đƣợc các ý kiến đóng góp để giáo trình đƣợc hoàn chỉnh hơn. Sơn La, ngày tháng năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS Đoàn Thị Hồng Thúy 2. Thành viên: CN Lƣu Thị Xuân 6
  7. MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................................... 5 BÀI 1: KHÁM LÂM SÀNG HỆ TIM MẠCH ............................................................. 18 BÀI 2: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ........................................... 23 BÀI 3: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH THIẾU MÁU CỤC BỘ CƠ TIM ...................... 33 BÀI 4: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH VAN TIM .......................................................... 44 BÀI 5: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN ....... 54 BÀI 6: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO................................................ 62 BÀI 7: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH SUY TIM ........................................................... 78 BÀI 8: KHÁM LÂM SÀNG HỆ HÔ HẤP ................................................................... 92 BÀI 9: CHĂM SÓC NGƢỜI MẮC BỆNH PHẾ QUẢN ............................................. 96 BÀI 10: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH NHIỄM KHUẨN PHỔI ................................ 108 BÀI 11: CHĂM SÓC NGƢỜI MẮC BỆNH MÀNG PHỔI ...................................... 120 BÀI 12: KHÁM LÂM SÀNG HỆ TIÊU HÓA ........................................................... 134 BÀI 13: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG ....................... 140 Bài 14: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA CAO.................. 149 BÀI 15: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH VIÊM TỤY .................................................... 156 BÀI 16: CHĂM SÓC NGƢỜI ÁP XE GAN DO AMIP ............................................ 165 BÀI 17: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH XƠ GAN ........................................................ 172 BÀI 18: KHÁM LÂM SÀNG HỆ TIẾT NIỆU .......................................................... 180 BÀI 19: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU ...................... 190 BÀI 20: CHĂM SÓC NGƢỜI MẮC BỆNH CẦU THẬN ........................................ 198 BÀI 21: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH SUY THẬN ................................................... 206 BÀI 22: CHĂM SÓC NGƢỜI MẮC BỆNH TUYẾN GIÁP ..................................... 211 BÀI 23: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG .................................... 223 BÀI 24: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH THIẾU MÁU ................................................. 234 BÀI 25: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH BẠCH CẦU ÁC TÍNH ................................. 241 BÀI 26: CHĂM SÓC NGƢỜI CHẠY THẬN NHÂN TẠO ...................................... 255 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 263 7
  8. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Chăm sóc sức khỏe ngƣời lớn bệnh nội khoa 2. Mã môn học: 430122 Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ (44 giờ lý thuyết; thảo luận/bài tập: 28 giờ; Kiểm tra: 03 giờ) 3. Vị trí, tính chất của môn học: 3.1. Vị trí: Môn Chăm sóc sức khoẻ ngƣời lớn bệnh Nội khoa là môn học chuyên môn ngành nghề 3.2. Tính chất: Giáo trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm cho ngƣời học liên quan đến Chăm sóc sức khoẻ ngƣời lớn bệnh nội khoa, gồm có: nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, hƣớng điều trị và chăm sóc các bệnh lý nội khoa thƣờng gặp. Qua đó, ngƣời học đang học tập tại trƣờng sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chƣơng trình đào tạo của trƣờng; (2) dễ dàng tiếp thu cũng nhƣ vận dụng các kiến thức và kỹ năng đƣợc học vào môi trƣờng học tập và thực tế lâm sàng. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Chăm sóc sức khoẻ ngƣời lớn bệnh Nội khoa là môn học chuyên môn ngành nghề cung cấp cho ngƣời học các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe cho ngƣời lớn mắc các bệnh nội khoa. Đồng thời giúp ngƣời học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong học tập và thực hành trên lâm sàng. 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày và phân tích đƣợc nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng hƣớng điều trị các bệnh nội khoa thƣờng gặp. A2. Trình bày đƣợc những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khoẻ ngƣời lớn bệnh nội khoa. 4.2. Về kỹ năng: B1. Lập đƣợc kế hoạch chăm sóc ngƣời bệnh mắc bệnh nội khoa thƣờng gặp. B2. Vận dụng đƣợc các kiến thức đã học vào thực hành lâm sàng. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Thể hiện đƣợc năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập. C2. Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác điều dƣỡng sau này. 8
  9. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chƣơng trình khung Thời gian học tập (giờ) Trong đó Mã Số Thực môn Tên môn học, tín Tổng hành/thực Kiểm học chỉ số Lý tập/thí tra thuyết nghiệm/bài tập/thảo luận Các môn học chung/đại I cƣơng 22 435 157 255 23 430101 Chính trị 4 75 41 29 5 430102 Tiếng anh 6 120 42 72 6 430103 Tin học 3 75 15 58 2 430104 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4 Giáo dục quốc phòng - an 4 430105 5 75 36 35 ninh 430106 Pháp luật 2 30 18 10 2 Các môn hoc chuyên 91 II 100 2730 711 1928 môn ngành, nghề Môn học cơ sở 35 690 346 317 27 II.1 430107 Sinh học 2 45 14 29 2 430108 Hóa học - Hóa sinh 3 45 42 0 3 430109 Giải phẫu - Sinh lý 4 90 29 58 3 430110 Vi sinh - Ký sinh trùng 3 60 29 28 3 430111 Dƣợc lý 2 30 29 1 430112 Y đức 2 30 29 0 1 430113 Môi trƣờng và sức khoẻ 2 30 29 0 1 430114 Tổ chức và QLYT 2 30 29 0 1 430115 Giao tiếp - GDSK 3 60 29 29 2 430116 Dinh dƣỡng tiết chế 2 30 29 0 1 9
  10. 430117 Điều dƣỡng cơ sở 1 3 75 14 58 3 430118 Điều dƣỡng cơ sở 2 3 75 14 58 3 430119 Xác suất thống kê 2 45 15 29 1 430120 Kiểm soát nhiễm khuẩn 2 45 15 28 2 Môn học chuyên môn, II.2 62 1965 336 1570 59 ngành nghề 430121 Thực hành lâm sàng kỹ 4 180 0 176 4 thuật điều dƣỡng 430122 CSSKNL Bệnh nội khoa 4 75 44 28 3 TH Lâm sàng CSNL Bệnh 4 430123 4 180 176 nội khoa CSNB Cấp cứu - CS tích 1 430124 2 30 29 0 cực TH Lâm sàng CSNB Cấp 4 430125 2 90 0 86 cứu – CS tích cực 430126 CSSKNL Bệnh ngoại khoa 4 75 44 28 3 TH Lâm sàng CSNL Bệnh 4 430127 4 180 0 176 ngoại khoa 430128 Chăm sóc sức khỏe trẻ em 4 75 44 28 3 TH lâm sàng CS sức khỏe 4 430129 4 180 0 176 trẻ em 430130 CSSK PN, BM và GĐ 3 60 29 28 3 TH lâm sàng CSSK phụ 4 430131 4 180 0 176 nữ, bà mẹ và gia đình 430132 Điều dƣỡng cộng đồng 3 105 14 86 5 430133 Quản lý điều dƣỡng 3 60 29 29 2 430134 CSNB Truyền nhiễm 2 45 15 29 1 TH lâm sàng CSNB 4 430135 2 90 0 86 truyền nhiễm Y học cổ truyền – Phục 3 430136 3 60 29 28 hồi chức năng 10
  11. 430137 Nghiên cứu khoa học 2 45 15 29 1 430138 Tiếng anh CN 2 45 15 29 1 430139 Sinh lý bệnh 2 30 29 0 1 Thực tập lâm sàng nghề 4 430140 4 180 0 176 nghiệp II.3 Môn học tự chọn 3 75 29 41 5 Nhóm 1 CSNB cao tuổi, CSNB 1 430141 2 30 29 0 Mạn tính TH lâm sàng CSNB cao 4 430142 1 45 41 tuổi, CSNB Mạn tính Nhóm 2 3 75 29 41 5 430141 CSNB CK Hệ nội 2 30 29 0 1 TH lâm sàng CSNBCK hệ 4 430142 1 45 41 nội Tổng cộng 122 3.165 868 2.183 114 5.2. Chƣơng trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Thực Số hành, thí Tên chƣơng, mục Tổng Lý nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo tra luận, bài tập 1 Khám lâm sàng hệ tim mạch 2 1 1 2 Chăm sóc ngƣời bệnh tăng huyết áp 3 2 1 3 Chăm sóc ngƣời bệnh thiếu máu cục bộ cơ 4 3 1 tim 4 Chăm sóc ngƣời bệnh van tim 3 2 1 5 Chăm sóc ngƣời bệnh viêm nội tâm mạc 2 1 1 nhiễm khuẩn 11
  12. 6 Chăm sóc ngƣời bệnh đột quỵ não 4 3 1 7 Chăm sóc ngƣời bệnh suy tim 2 1 1 8 Khám lâm sàng hệ hô hấp 2 1 1 9 Chăm sóc ngƣời mắc bệnh phế quản 3 2 1 10 Chăm sóc ngƣời bệnh nhiễm khuẩn phổi 4 3 1 11 Chăm sóc ngƣời mắc bệnh màng phổi 4 3 1 12 Khám lâm sàng hệ tiêu hóa 3 1 2 13 Chăm sóc ngƣời bệnh loét dạ dày tá tràng 2 1 1 14 Chăm sóc ngƣời bệnh xuất huyết tiêu hóa 2 1 1 cao 15 Chăm sóc ngƣời bệnh viêm tụy 2 1 1 16 Chăm sóc ngƣời áp xe gan do amip 2 1 1 17 Chăm sóc ngƣời bệnh xơ gan 2 1 1 18 Khám lâm sàng hệ tiết niệu 3 1 2 19 Chăm sóc ngƣời bệnh nhiễm khuẩn tiết 2 1 1 niệu 20 Chăm sóc ngƣời mắc bệnh cầu thận 4 3 1 21 Chăm sóc ngƣời bệnh suy thận 4 3 1 22 Chăm sóc ngƣời mắc bệnh tuyến giáp 4 3 1 23 Chăm sóc ngƣời bệnh đái tháo đƣờng 2 1 1 24 Chăm sóc ngƣời bệnh thiếu máu 2 1 1 25 Chăm sóc ngƣời bệnh bạch cầu ác tính 2 1 1 26 Chăm sóc ngƣời bệnh chạy thận nhân tạo 3 2 1 chu kỳ Tổng 75 44 28 3 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng. 12
  13. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phƣơng tiện: Giáo trình, bài tập tình huống. 6.4. Các điều kiện khác: mạng Internet. 7. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, ngƣời học cần: + Nghiên cứu bài trƣớc khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lƣợng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phƣơng pháp: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành k m theo Thông tƣ số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. - Hƣớng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La nhƣ sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thƣờng xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phƣơng pháp đánh giá Phƣơng pháp Phƣơng pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thƣờng xuyên Viết Tự luận A1, A2, 1 Sau 29 giờ. B1, B2, C1, C2 (sau khi học xong bài 1 đến 10) Định kỳ Viết/ Tự luận/ A1, A2, 2 Sau 57 giờ Thuyết trình Bài tập B1, B2, (sau khi học xong bài 20 kiểm tra tự 13
  14. luận, sau khi học xong bài 26 kiểm tra làm bài tập) Kết thúc môn Viết Tự luận cải A1, A2, 1 Sau 75 giờ học tiến B1, B2, C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học đƣợc chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tƣơng ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 8. Hƣớng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tƣợng áp dụng: Môn học đƣợc áp dụng cho đối tƣợng sinh viên Cao đẳng Điều dƣỡng hệ chính quy học tập tại Trƣờng CĐYT Sơn La. 8.2. Phƣơng pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với ngƣời dạy + Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống. + Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đóng vai. + Hƣớng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trƣởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với ngƣời học: Ngƣời học phải thực hiện các nhiệm vụ nhƣ sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trƣớc khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ đƣợc cung cấp nguồn trƣớc khi ngƣời học vào học môn học này (trang web, thƣ viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu ngƣời học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới đƣợc tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phƣơng pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 ngƣời học sẽ đƣợc cung cấp chủ đề thảo luận trƣớc khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi ngƣời học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 14
  15. 9. Tài liệu tham khảo: [1] Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2018), Thông tƣ số 54/2018/TT- BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội về việc quy định khối lƣợng kiến thức tối thiểu yêu cầu về năng lực mà ngƣời học đạt đƣợc sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội. [2] Bộ Y Tế (2018), Chăm sóc người lớn bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Y học. [3] Bộ Y tế (2012), Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Bộ Y tế ban hành “ Chuẩn năng lực của Điều dƣỡng Việt Nam”. [4] Bộ Y Tế (2012), Điều dưỡng nội khoa, Nhà xuất bản Y học. 15
  16. BÀI 1: KHÁM LÂM SÀNG HỆ TIM MẠCH  GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về một số triệu chứng thƣờng gặp của hệ tim mạch và cách nhận định, khai thác thông tin về các triệu chứng của hệ tim mạch để ngƣời học có đƣợc kiến thức nền tảng và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào trong nhận định và phân biệt đƣợc các triệu chứng học trên từng bệnh cụ thể.  MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày đƣợc các triệu chứng cơ năng thƣờng gặp của bệnh lý tại hệ tim mạch. - Trình bày đƣợc cách nhận định thực thể và khai thác thông tin về các triệu chứng học của hệ hô hấp.  Về kỹ năng: - Vận dụng đƣợc kiến thức và kỹ năng đã học vào chăm sóc ngƣời bệnh tim mạch trên lâm sàng.. - Nhận định và phân biệt đƣợc các triệu chứng học trên từng bệnh cụ thể.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chủ động thực hiện đƣợc việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc ngƣời bệnh tim mạch theo đúng quy trình. - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân.  PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với ngƣời dạy: sử dụng phƣơng pháp giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu ngƣời học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với ngƣời học: chủ động đọc trƣớc giáo trình (Bài 1) trƣớc buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho ngƣời dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chƣơng trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức 16
  17.  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 17
  18. NỘI DUNG BÀI 1 1. Triệu chứng cơ năng Mỗi ngƣời bệnh có thể có những triệu chứng cơ năng khác nhau, song có một số triệu chứng cơ năng thƣờng gặp trong bệnh lý tim mạch nhƣ sau: 1.1. Đau ngực - Thƣờng gặp trong bệnh lý tim mạch, nhƣng cũng có thể gặp trong nhiều bệnh khác không thuộc tim mạch nhƣ gặp trong các bệnh phổi, màng phổi... và đôi khi còn do yếu tố tâm lý. - Nguyên nhân của đau ngực trong các bệnh tim chủ yếu là do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim, đau ngực sẽ giảm hoặc hết khi dòng máu tới cơ tim đƣợc cải thiện. - Khi nhận định về đau ngực, ngƣời điều dƣỡng cần phải khai thác một cách tỷ mỉ, cẩn thận nhằm hƣớng tới một đau ngực do bệnh lý tim mạch (nhất là đau ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim) hay do 1 nguyên nhân khác ngoài tim mạch. Bao gồm những đặc điểm sau: + Cách khởi phát đau đột ngột hay từ từ. + Vị trí đau, có lan không, hƣớng lan của đau. + Thời gian đau kéo dài bao lâu: giây, phút, giờ. + Hoạt động gì làm khởi phát cơn đau: gắng sức, xúc cảm, sau ăn quá no… + Yếu tố nào làm giảm đau, yếu tố nào làm tăng đau. + Nếu cơn đau tái lại thì sau bao lâu, có giống cơn đau trƣớc hay không. + Các triệu trứng k m theo đau ngực: khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn… 1.2. Khó thở - Là trạng thái ngƣời bệnh cảm thấy không thoải mái, không dễ dàng trong động tác hô hấp. - Là triệu chứng gặp trong cả bệnh tim và bệnh phổi. - Khó thở trong bệnh tim có một vài loại nhƣ sau: + Khó thở khi gắng sức: Khó thở xảy ra cùng với các hoạt động gắng sức nhƣ leo cầu thang, hoạt động nặng. Đây là dấu hiệu sớm của suy tim ứ trệ. + Khó thở khi nằm: Gặp ở giai đoạn nặng hơn của suy tim, ngƣời bệnh thƣờng phải dùng nhiều gối để kê cao đầu nhằm đỡ khó thở khi nằm, mức độ khó thở có thể đánh giá bằng số chiếc gối ngƣời bệnh phải dùng khi nằm. Khó thở mất đi trong chốc lát nếu ngƣời bệnh ngồi dậy hoặc đứng lên. + Cơn khó thở kịch phát về đêm: Xảy ra vào ban đêm khi ngƣời bệnh đã nằm ngủ đƣợc 3 - 4 giờ. Trong tƣ thế nằm ngủ máu từ các tạng và chi dƣới theo hệ thống tĩnh mạch về tim lên phổi, nhƣng do tim mất khả năng bù trừ và bơm tim không hiệu quả nên máu ứ ở phổi làm ngƣời bệnh đột ngột tỉnh giấc, khó thở, phải ngồi dậy cho đến khi hết khó thở, thƣờng sau khoảng 20 phút cơn khó thở mới hết. Để tránh cơn khó thở kiểu này, ngay từ đầu tối khuyên ngƣời bệnh nằm ngủ ở tƣ thế nửa ngồi nhằm hạn chế bớt dòng máu về tim lên phổi. 18
  19. 1.3. Mệt - Là dấu hiệu gặp trong bệnh tim, song cũng gặp trong nhiều bệnh khác. - Ngƣời bệnh cảm thấy chóng mặt và cần một thời gian lâu hơn bình thƣờng để hoàn thành cùng một công việc nào đó mà trƣớc đây không thấy mệt. - Trong bệnh tim, mệt thƣờng do giảm tƣới máu cơ quan tổ chức, do mất ngủ vì đái đêm, vì khó thở khi gắng sức hoặc khó thở kịch phát về đêm. - Mệt xảy ra sau một hoạt động vừa phải hoặc sau một gắng sức chỉ ra là lƣu lƣợng tim không thỏa đáng, ngƣời bệnh cần phải có những quãng nghỉ ngắn khi hoạt động. - Mệt cũng có thể do dùng một số loại thuốc nhƣ: thuốc hạ huyết áp quá mạnh, thuốc lợi tiểu gây mất nƣớc và điện giải. 1.4. Hồi hộp trống ngực - Là cảm giác nhƣ trống đánh trong lồng ngực hoặc cảm giác tim đập dồn dập trong lồng ngực. - Đây là triệu chứng thƣờng gặp trong các rối loạn nhịp tim nhƣ: Nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh kịch phát trên thất, ngoại tâm thu… - Hồi hộp cũng có thể xảy ra sau hoạt động thể lực căng thẳng, kéo dài nhƣ bơi, chạy… - Một vài yếu tố không phải bệnh tim cũng gây ra hồi hộp nhƣ: Lo sợ, mệt, mất ngủ, dùng một số chất kích thích nhƣ cà phê, thuốc lá, rƣợu… 1.5. Ngất - Là sự mất ý thức tạm thời trong một thời gian ngắn đồng thời cũng giảm hoạt động hô hấp và tuần hoàn trong khoảng thời gian đó. - Ngất là do giảm đột ngột dòng máu tới não. Bất cứ bệnh gì mà đột ngột làm giảm lƣu lƣợng tim dẫn đến giảm dòng máu tới não đều có khả năng gây ngất. - Trong bệnh lý tim mạch ngất thƣờng gặp trong: rối loạn nhịp thất, các bệnh van tim nhƣ hẹp van động mạch chủ, hẹp dƣới van động mạch chủ. - Ngoài ra ở ngƣời lớn tuổi, ngất còn có thể do tăng nhậy cảm với những kích thích ở vùng xoang động mạch cảnh. 1.6. Tăng cân đột ngột và phù - Tăng cân một cách đột ngột là do tích lũy quá nhiều dịch trong khoảng gian bào gây nên phù. - Cân ngƣời bệnh hàng ngày có thể phát hiện đƣợc dấu hiệu tăng cân, bình thƣờng cân nặng có thể giao động nhƣng không quá 1 kg/ngày. - Tăng cân và phù ngoại vi là hai dấu hiệu chỉ điểm của suy tim phải, do ứ trệ tuần hoàn đồng đều ở hệ tĩnh mạch. - Khi có phù thƣờng k m theo đái ít. - Đặc điểm của phù trong bệnh lý tim mạch: + Thƣờng là phù mềm, dùng ngón tay ấn lõm dễ dàng, vết lõm một lúc lâu sau 19
  20. mới hết. + Thƣờng bắt đầu ở vùng thấp, thấy rõ ở mắt cá chân và mu bàn chân, phù có thể giảm khi ăn nhạt, nằm nghỉ, gác cao chân. - Ngoài ra, tăng cân và phù còn do giữ muối và nƣớc trong tổn thƣơng thận hay tắc nghẽn tĩnh mạch gây phù khu trú ở vùng tĩnh mạch bị tắc. 1.7. Đau chi - Đau chi trong bệnh tim mạch gặp trong hai bệnh: + Thiếu máu cục bộ chi do vữa xơ động mạch. + Suy tĩnh mạch; van tĩnh mạch chi dƣới hoặc tắc tĩnh mạch ngoại biên. - Triệu chứng đau chi do thiếu cục bộ chi thƣờng đƣợc ngƣời bệnh kể lại: có cảm giác đau khi đi lại và hoạt động; đau giảm hoặc mất đi khi nghỉ ngơi, không đi lại, không hoạt động còn gọi là “cơn đau cách hồi”. - Đau hai chân do đứng hoặc ngồi quá lâu, thƣờng là do suy tĩnh mạch, suy van tĩnh mạch hoặc tắc nghẽn tĩnh mạch. 1.8. Khai thác các thông tin khác về ngƣời bệnh - Khai thác các thông tin khác về ngƣời bệnh. Việc khai thác có thể trực tiếp từ ngƣời bệnh và/hoặc từ ngƣời thân của họ, nhằm thu đƣợc những thông tin về: + Bệnh sử: Những bệnh tật đã mắc, quá trình theo dõi và điều trị... + Các yếu tố nguy cơ: Là những yếu tố dễ làm cho bệnh phát sinh, những yếu tố làm nặng thêm bệnh đã mắc... Ngoài ra cần khai thác cả những chi tiết cá nhân có ảnh hƣởng đến quá trình chăm sóc và phòng bệnh nhƣ trình độ học vấn, hoàn cảnh kinh tế, môi trƣờng sống và làm việc, văn hóa tín ngƣỡng, sự quan tâm của gia đình và thân nhân ngƣời bệnh... 2. Khám thực thể Điều dƣỡng dựa vào các kỹ năng thăm khám nhƣ quan sát, sờ nắn, gõ và nghe. Nhằm phát hiện các dấu hiệu khách quan còn gọi là dấu hiệu thực thể, gồm: 2.1. Khám toàn trạng 2.2.1. Thể trạng và mức độ tỉnh táo - Quan sát hình dáng, sắc da và niêm mạc, ý thức chung, tình trạng mệt, tƣ thế và đáp ứng ngôn ngữ của ngƣời bệnh. - Chẳng hạn ở ngƣời bệnh suy tim mạn có thể thấy: thể trạng gầy, vẻ mệt nhọc, tím môi và đầu chi hoặc toàn thân, phù 2 chân hoặc toàn thân. - Nếu ngƣời bệnh có giảm lƣu lƣợng tim nhiều làm giảm dòng máu não ngƣời bệnh có thể lú lẫn, mất trí nhớ và đáp ứng nói chậm chạp. 2.2.2. Da và niêm mạc - Nhận định về màu sắc, độ chun giãn, nhiệt độ và độ ẩm của da và niêm mạc. - Vùng tốt nhất để nhận định là da mặt, lòng bàn tay, môi và lƣỡi. - Bình thƣờng khi cung cấp máu đƣợc thỏa đáng da có màu hồng, sờ ấm. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2