intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cộng đồng (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cộng đồng (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Nguyên lý sức khỏe sinh sản cộng đồng; Giáo dục sức khỏe sinh sản cộng đồng; Nâng cao sức khỏe cộng đồng; Xác định vấn đề sức khỏe sinh sản và vấn để sức khỏe sinh sản ưu tiên tại cộng đồng; Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng; Thực tế cộng đồng (tại trạm y tế xã). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cộng đồng (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CỘNG ĐỒNG NGÀNH: HỘ SINH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày ..… tháng ....... năm…….. của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La) Sơn La, năm 2023
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trường Cao đẳng Y tế Sơn La đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nhằm từng bước xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo. Với thời lượng học tập 105 giờ (13 giờ lý thuyết; 90 giờ thực hành; thí nghiệm, thảo luận, bài tập; 02 giờ kiểm tra). Môn chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng giảng dạy cho sịnh viên với mục tiêu: - Trình bày được vai trò của người hộ sinh trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng. - Trình bày được phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản, chiến lược giáo dục tại chỗ để hỗ trợ các mục tiêu sức khoẻ quốc gia có hiệu quả tại cộng đồng. - Xác định được các yếu tố văn hóa, xã hội của địa phương tác động việc nâng cao sức khỏe sinh sản tại cộng đồng. - Thực hiện được giáo dục sức khỏe sinh sản cho bà mẹ tại cộng đồng. - Tư vấn các biện pháp tránh thai, phá thai an toàn cho khách hàng tại cơ sở y tế và cộng đồng. Thực hiện các kỹ thuật tránh thai, phá thai an toàn theo đúng quy trình. Do đối tượng giảng dạy là sinh viên Cao đẳng Hộ sinh nên nội dung của chương trình tập trung chủ yếu là trang bị cho người học kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng, kỹ năng giáo dục, truyền thông, tư vấn đạt hiệu quả. Đồng thời giúp người học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong học tập và thực hành trên lâm sàng và cộng đồng. Để phục vụ cho thẩm định giáo trình, nhóm biên soạn đã cập nhật kiến thức, điều chỉnh lại những nội dung sát với thực tế. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1. Nguyên lý sức khỏe sinh sản cộng đồng Bài 2. Giáo dục sức khỏe sinh sản cộng đồng Bài 3. Nâng cao sức khỏe cộng đồng Bài 4. Xác định vấn đề sức khỏe sinh sản và vấn để sức khỏe sinh sản ƣu tiên tại cộng đồng Bài 5. Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng Bài 6. Thực tế cộng đồng (tại trạm y tế xã)
  4. Sinh viên muốn tìm hiểu sâu hơn các kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng có thể sử dụng sách giáo khoa dành cho đào tạo cử nhân Hộ sinh, bác sĩ về lĩnh vực này như: Chăm sóc điều dưỡng ở cộng đồng, Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Bài giảng Sản phụ khoa. Các kiến thức liên quan đến Sản phụ khoa chúng tôi không đề cập đến trong chương trình giảng dạy. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Sơn La, ngày tháng năm 2023 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Thạc sĩ Lò Thị Kiểu 2. Thành viên: BSCKI. Nguyễn Thị Thanh
  5. MỤC LỤC BÀI 1. NGUYÊN LÝ SỨC KHỎE SINH SẢN CỘNG ĐỒNG...................................11 BÀI 2. GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CỘNG ĐỒNG ......................................18 BÀI 3. NÂNG CAO SỨC KHỎE SINH SẢN CỘNG ĐỒNG .....................................27 BÀI 4. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE VÀ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE .......................45 BÀI 5. LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN ................................55 BÀI 6. THỰC TẾ CỘNG ĐỒNG .................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................70
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng 2. Mã môn học: 430331 Thời gian thực hiện môn học: 105 giờ (Lý thuyết: 13 giờ; Thực hành: 90 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) 3. Vị trí, tính chất của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng Hộ sinh tại trường Cao đẳng Y tế Sơn La. 3.2. Tính chất: Môn học trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cung cấp dịch vụ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh tại cộng đồng. Đồng thời giúp người học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong học tập và thực tế tại cộng đồng.. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng là môn học nằm trong khối kiến thức chuyên môn ngành, nghề cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng Đồng thời giúp người học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong học tập và thực hành tại cộng đồng. 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày được vai trò của người hộ sinh trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng. A2. Trình bày được phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản, chiến lược giáo dục tại chỗ để hỗ trợ các mục tiêu sức khoẻ quốc gia có hiệu quả tại cộng đồng. 4.2. Về kỹ năng: B1. Xác định được các yếu tố văn hóa, xã hội của địa phương tác động việc nâng cao sức khỏe sinh sản tại cộng đồng. B2. Thực hiện được giáo dục sức khỏe sinh sản cho bà mẹ tại cộng đồng 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Thể hiện được năng lực thực hành, có khả năng tốt trong phối hợp và làm việc theo nhóm. C2. Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác khám chữa bệnh sau này. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chƣơng trình khung
  7. Thời gian học tập (giờ) Trong đó Thực Mã Số tín hành/thực Tên môn học Tổng MH chỉ Lý tập/thí Kiểm số thuyết nghiệm/bài tra tập/thảo luận I Các môn học chung 22 435 157 255 23 430301 Chính trị 4 75 41 29 5 430302 Tiếng anh 6 120 42 72 6 430303 Tin học 3 75 15 58 2 430304 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4 Giáo dục quốc phòng - an 5 75 36 35 4 430305 ninh 430306 Pháp luật 2 30 18 10 2 Các môn học chuyên II môn 96 2655 654 1924 77 II.1 Môn học cơ sở 31 585 332 230 23 430307 Sinh học 2 45 14 29 2 430308 Hóa học - Hóa sinh 3 45 42 0 3 430309 Giải phẫu - Sinh lý 3 60 29 29 2 430310 Vi sinh ký sinh trùng 3 60 29 28 3 430311 Dược lý 1 15 14 0 1 430312 Y đức 2 30 29 0 1 430313 Môi trường và sức khoẻ 2 30 29 0 1 430314 Tổ chức và QLYT 2 30 29 0 1 430315 Giao tiếp - GDSK 3 60 29 29 2 430316 Dinh dưỡng tiết chế 2 30 29 0 1 430317 Điều dưỡng cơ sở 4 90 29 58 3 430318 Xác suất thống kê 2 45 15 29 1 430319 KSNK 2 45 15 28 2 II.2 Môn học chuyên môn 61 1950 303 1598 49 430320 Thực hành lâm sàng kỹ 2 90 0 86 4
  8. thuật điều dưỡng CS sức khỏe phụ nữ và 3 60 29 29 2 430321 nam học 430322 CSBM thời kỳ mang thai 3 60 29 29 2 430323 CSBM chuyển dạ đẻ 5 105 44 58 3 430324 CSBM sau đẻ 3 45 43 0 2 430325 CSSK trẻ em 4 75 44 29 2 430326 TH lâm sàng Sản vòng 1 4 180 0 176 4 430327 TH lâm sàng Sản vòng 2 4 180 0 176 4 430328 TH lâm sàng Nhi 4 180 0 176 4 430329 TH lâm sàng CSSKSS 4 180 0 176 4 430330 Quản lý điều dưỡng 3 60 29 29 2 430331 CSSKSS cộng đồng 3 105 13 90 2 Thực tập lâm sàng nghề 6 270 0 266 4 430332 nghiệp 430333 NCKH 2 45 15 29 1 DSKHHGĐ – Phá thai an 2 45 14 29 2 430334 toàn 430335 CSSK người lớn 3 45 28 15 2 TH lâm sàng CSSK 4 180 0 176 4 430336 người lớn 430337 Tiếng anh chuyên ngành 2 45 15 29 1 II.3 Môn học tự chọn 4 120 19 96 5 Nhóm 1 430338 CSNB Truyền nhiễm 2 30 19 10 1 430339 TH lâm sàng CSNBTN 2 90 0 86 4 Nhóm 2 430338 CS NB CK hệ nội 2 30 19 10 1 TH lâm sàng CSNBCK 2 90 0 86 4 430339 hệ nội Tổng cộng 118 3090 811 2179 100
  9. 5.2. Chƣơng trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Thực hành, Số Tên chƣơng, mục Tổng Lý thí Kiểm TT nghiệm số thuyết tra , thảo luận, bài tập 1 Bài 1. Nguyên lý sức khỏe sinh sản 2 2 0 cộng đồng 2 Bài 2. Giáo dục sức khỏe sinh sản 2 2 0 cộng đồng 3 Bài 3. Nâng cao sức khỏe cộng đồng 3 3 0 4 Bài 4. Xác định vấn đề sức khỏe sinh 3 3 0 sản và vấn để sức khỏe sinh sản ưu tiên tại cộng đồng 5 Bài 5. Lập kế hoạch chăm sóc sức 3 3 0 khỏe sinh sản tại cộng đồng 6 Bài 6. Thực tế cộng đồng (tại trạm y 90 0 90 tế xã) Tổng 105 13 90 2 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phƣơng tiện: Giáo trình, bài tập tình huống, dụng cụ thực hành, mô hình. 6.4. Các điều kiện khác: mạng Internet. 7. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
  10. + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phƣơng pháp: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Sơn La như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phƣơng pháp đánh giá Phƣơng Phƣơng pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm pháp tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra đánh giá Thường Viết/ Chỉ A1, A2, 1 Trong thời xuyên Thuyết trình tiêu thực B1, B2, C1, C2 gian thực hiện tại tập tại cộng cộng đồng). đồng Định kỳ Viết/ Tự luận/ A1, A2, 2 - 1 điểm Thuyết trình Phát vấn B1, B2, (Sau khi học xong , bài 1- bài 5) - 1 điểm thực hành tại cộng đồng
  11. Kết Viết Tự luận cải A1, A2, 1 Sau 105 thúc tiến B1, B2, C1, C2 giờ môn học 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 8. Hƣớng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tƣợng áp dụng: Môn học được áp dụng cho đối tượng sinh viên Cao đẳng Hộ sinh hệ chính quy học tập tại Trường CĐYT Sơn La. 8.2. Phƣơng pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với ngƣời dạy + Lý thuyết: Thuyết trình, phát vấn, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống. + Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm, thực hành tại cộng đồng, cầm tay chỉ việc, giải quyết tình huống, đóng vai. + Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với ngƣời học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 7-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ.
  12. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: - Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2018), Thông tư số 54/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các nghành, nghề thuộc lĩnh vực súc khỏe và dịch vụ xã hội. - Bộ Y tế (2014), Quyết định 342/QĐ-BYT ngày 24/1/2014 của bộ Y tế ban hành “ Chuẩn năng lực cơ bản Hộ sinh Việt Nam”. - Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Y học. - Bộ Y tế (2005), Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Nhà xuất bản Y học. - Bộ Y tế (1998), Chăm sóc điều dưỡng ở cộng đồng, nhà xuất bản y học.
  13. BÀI 1. NGUYÊN LÝ SỨC KHỎE SINH SẢN CỘNG ĐỒNG  GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 giới thiệu tổng quan một số khái niệm cơ bản về sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản cộng đồng, nguyên lý về chăm sóc sức khỏe ban đầu và vai trò của người hộ sinh trong chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng. MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày được nguyên lý chăm sóc sức khỏe ban đầu. - Giải thích được nguyên lý chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng. - Mô tả được vai trò của người hộ sinh trong chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng.  Về kỹ năng: - Ứng dụng các nguyên lý trong chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng. - Ứng dụng vai trò của người hộ sinh trong chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chủ động thực hiện được việc tự học. - Chủ động nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập cộng đồng.  PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: 11
  14.  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 1 điểm kiểm tra (hình thức: tự luận) 12
  15. NỘI DUNG BÀI 1 1. Nguyên lý chăm sóc sức khỏe 1.1 Một số khái niệm cơ bản - Sức khỏe: Là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay không bị thương tật. - Chăm sóc sức khỏe ban đầu: Là chăm sóc sức khỏe thiết yếu dựa trên các phương pháp và kỹ thuật thực hành, khoa học, được chấp nhận về mặt xã hội. Những phương pháp và kỹ thuật này phải được áp dụng cho tất cả mọi cá nhân và gia đình trong cộng đồng thông qua sự tham gia tích cực của họ với giá thành mà cộng đồng có thể chấp nhận được để duy trì các giai đọan của quá trình phát triển với tinh thần tự lực cánh sinh 1.2. Nội dung CSSKBĐ trong tuyên ngôn Alma- Ata - Giáo dục liên quan đến các vấn đề sức khỏe đang phổ biến và các biện pháp phòng và kiểm soát chúng - Thúc đẩy cung cấp lương thực và dinh dưỡng - Cung cấp nước sạch và tình trạng vệ sinh - Sức khỏe bà mẹ và trẻ em bao gồm cả kế hoạch hóa gia đình - Tiêm chủng chống lại các bệnh truyền nhiễm - Phòng chống các bệnh dịch cục bộ - Điều trị hợp lý các bệnh tật thông thường - Cung cấp các thuốc thiết yếu Do điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, tình hình chính trị, nên Việt Nam đưa thêm 2 nội dung nữa vào 8 nội dung CSSKBĐ của tuyên ngôn Alma- Ata: - Quản lý sức khỏe toàn dân - Củng cố mạng lưới y tế cơ sở. 1.3 Nguyên lý chăm sóc sức khỏe ban đầu * Tính công bằng - CSSKBĐ dựa trên các nhu cầu và tính công bằng nhân đạo. - Công bằng ở đây có nghĩa là đáp ứng nhu cầu chăm sóc của từng thành viên trong cộng đồng chứkhông phải sự chia đều các dịch vụ. - Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những người có nhu cầu thực sự sẽ làm cho sự chăm sóc được chu đáo và có hiệu quả hơn. - Tính công bằng đòi hỏi các nhân viên y tế phải là người có đạo đức, có tính trung thực cao. * Tăng cường sức khỏe, dự phòng và phục hồi sức khỏe 13
  16. - Chăm sóc sức khỏe ban đầu giúp người dân nâng cao ý thức trong phòng bệnh, thay đổi những hành vi có hại cho bản thân và cộng đồng thành những hành vi có lợi. - Cần giáo dục cho cộng đồng hiểu biết về bệnh tật, các yếu tố nguy cơ và những cảnh báo sớm cho dịch bệnh. - Nhân viên y tế cần giúp cộng đồng sử dụng các phương tiện hiện có để nâng cao sức khỏe phù hợp với túi tiền và hoàn cảnh của họ. * Sự tham gia của cộng đồng (quan trọng nhất) - Sự tham gia của cộng đồng như là nhân tố cơ bản trong chăm sóc sức khỏe. - Khi có sự đồng thuận của cộng đồng thì chính họ cần quyết định những điều họ mong muốn và đưa ra các giải pháp để đạt được điều đó. - Khi người dân tự nguyện tham gia đóng góp vào các phong trào bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng thì các phong trào đó mới được duy trì lâu dài. - Sự tham gia của cộng đồng là một trong những nội dung quan trọng nhất của chăm sóc sức khỏe ban đầu. * Kỹ thuật học thích hợp - Áp dụng các kỹ thuật y tế thích hợp để đáp ứng yêu cầu phục vụ người bệnh tại cộng đồng,được người dân chấp nhận và duy trì các các chăm sóc. - Kỹ thuật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng nơi điều này giúp cho sự chăm sóc được thực thi có hiệu quả. * Phối hợp liên ngành - Ngành y tế không thể giải quyết tất cả các vấn đề nếu không có sự vào cuộc của tất cả các ban ngành. - Ngành y tế là ngành dịch vụ, tăng cường các dịch vụchăm sóc sức khỏe liên quan tới sự phát triển kinh tế xã hội. - Mục tiêu của chăm sóc sức khỏe ban đầu không chỉ liên quan đến nâng cao sức khỏe cộng đồng mà còn là sự tăng cường các điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng 2. Nguyên lý chăm sóc sức khỏe sinh sản 2.1 Một số khái niệm - Sức khỏe sinh sản: Là 1 tình trạng hài hoà về thể lực, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay tàn phế trong tất cả những vấn đề liên quan đến tình dục và hệ thống sinh sản của con người, những chức năng và quá trình hoạt động của nó. - Y tế công cộng: Là khoa học và nghệ thuật phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ và tăng cường sức khỏe thông qua những cố gắng có tổ chức của xã hội. Y tế công cộng cũng có thể được định nghĩa như là khoa học và nghệ thuật phòng bệnh và 14
  17. kéo dài tuổi thọ thông qua việc sử dụng các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng và gắn các thành viên của cộng đồng vào hiệu quả. 2.2 Nguyên lý chăm sóc sức khỏe sinh sản Dựa trên nguyên lý chăm sóc sức khỏe làm nền tảng, chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng cũng được tuân thủ theo năm nguyên tắc: - Tính công bằng: Là người hộ sinh làm việc tại cộng đồng đòi hỏi họ phải có tính trung thực và công bằng rất cao để có thể cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho tất cả mọi người dân tại cộng đồng không phân biệt địa vị hay điều kiện kinh tế. - Tăng cường sức khỏe, dự phòng và phục hồi sức khỏe: Cùng với những nhân viên y tế khác, người hộ sinh cần giúp cộng đồng sử dụng các phương tiện sẵn có để nâng cao sức khỏe sinh sản sao cho phù hợp với điều kiện văn hóa và kinh tế của họ. Bên cạnh đó, việc giáo dục truyền thông chuyển đổi hành vi có lợi cho sức khỏe sinh sản cũng cần được đặc biệt chú ý. - Sự tham gia của cộng đồng: Cộng đồng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành hay thay đổi một hành vi có lợi cho sức khỏe sinh sản. Đây là yếu tố quan trọng nhất góp phần cho các chương trình y tế về sức khỏe sinh sản hay các cuộc vận động...được thành công và duy trì bền vững. - Kỹ thuật học thích hợp: Ở một trạm y tế, nếu không có bác sỹ thì cho dù có máy siêu âm cũng không được sử dụng; hay có các phương tiện xét nghiệm bệnh phẩm nhưng không có kỹ thuật viên xét nghiệm thì những phương tiện đó cũng vô tác dụng. Như vậy, các kỹ thuật y học phải phù hợp với các điều kiện của cơ sở thì mới có khả năng đáp ứng tốt cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng. - Phối hợp liên ngành : Khi chỉ có y tế thực hiện một cuộc vận động hay một chiến dịch nào đó về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng thì khó có thể thành công được. 3. Vai trò của hộ sinh trong chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng - Hộ sinh là vị trí đầu tiên cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, là cấp đầu tiên tiếp xúc cá nhân, gia đình và cộng đồng. Hộ sinh đang làm việc trong các hệ thống y tế quốc gia đưa chăm sóc sức khỏe càng gần càng tốt tới nơi người dân sống và làm việc, và điều này tạo thành yếu tố ban đầu của một quy trình chăm sóc sức khỏe liên tục. - Sự phát triển các kỹ năng chuyên môn được tăng cường bởi sự hiểu biết về các nguyên lý và các chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu trong sự liên quan với hệ thống y tế. - Chính sách công có thể góp phần và nâng cao bình đẳng giới trong nhiều quyết định sức khỏe, và do đó góp phần hướng tới thành tựu bình đẳng giới trong sức khỏe. 15
  18. - Các luật định hạn chế tiếp cận với các dịch vụ phá thai an toàn là các điển hình đầu tiên của sự phân biệt giới về mặt pháp chế. - Nhận ra quyền của phụ nữ để tạo các quyết định liên quan đến cơ thể của chính họ bao gồm quyền về toàn vẹn thể chất, và quyền quyết định tự do và hợp lý về số cũng như khoảng cách con được thấy trong nhiều văn bản quốc tế. Hình 1: Học sinh hộ sinh thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng - Ban hành và thi hành hiệu quả luật bảo vệ phụ nữ khỏi bạo lực gia đình là một biện pháp hợp pháp có thể lợi ích trực tiếp sức khỏe của phụ nữ. - Khi thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng, người hộ sinh cũng phải tuân thủ các nguyên lý của chăm sóc sức khỏe ban đầu, đồng thời qua đó thể hiện được kiến thức và kỹ năng của công tác hộ sinh kết hợp với khoa học của y tế công cộng mang lại sự chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe toàn dân. - Để thực hiện tốt vai trò của mình, người hộ sinh cần phải: + Quảng bá và đẩy mạnh bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em + Ngăn chặn, kiểm soát và xử lý những căn bệnh nhỏ và thông thường cho bà mẹ và trẻ em + Hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng của bà mẹ (để giúp đỡ người phụ nữ sống một cuộc sống bình thường sau khi bị ốm đau hoặc thương tật). - Trong chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng, người hộ sinh cần phải chú ý tới các yếu tố sau: + Toàn diện: Bao gồm tất cả các bà mẹ và trẻ em. + Liên tục: Sự chăm sóc không chỉ cho một giai đoạn bị giới hạn giống như trong các bệnh viện, mà nó bao gồm tất cả các lứa tuổi và các phương diện của việc chăm sóc y tế trong bất cứ cộng đồng nào, ví dụ như chăm sóc tiền sinh sản, sơ sinh, dưới 5 tuổi, và sức khỏe sinh sản trong trường học. + Cá nhân hóa: Chăm sóc được điều chỉnh thích nghi với các nhu cầu y tế đặc biệt của các cá nhân, các gia đình và các cộng đồng theo yêu cầu. 16
  19. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ 1. Trình bày các nguyên lý chăm sóc sức khỏe ban đầu? 2. Phân tích yếu tố “sự tham gia của cộng đồng” trong CS SKSS cộng đồng? Cho ví dụ minh họa? 3. Phân tích vai trò người hộ sinh trong chăm sóc SKSS tại cộng đồng? Cho ví dụ minh? 17
  20. BÀI 2. GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CỘNG ĐỒNG  GIỚI THIỆU BÀI 2 Bài 2 giới thiệu tổng quan một số khái niệm cơ bản về giáo dục sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe sinh sản cộng đồng, MỤC TIÊU BÀI 2 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Định nghĩa về giáo dục sức khỏe. - Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe sinh sản. - Trình bày được phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản cho cộng đồng.  Về kỹ năng: - Áp dụng các kiến thức đã học để làm thay đổi hành vi trong giáo dục sức khỏe sinh sản tại cộng đồng.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chủ động thực hiện được việc tự học. - Chủ động nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập cộng đồng.  PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2