intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 3 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:240

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 3 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Chăm sóc người bệnh hôn mê; Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não; Chăm sóc người bệnh liệt nửa người; Chăm sóc người bệnh viêm đa dây thần kinh; Chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp; Chăm sóc người bệnh viêm cột sống dính khớp; Chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp; Chăm sóc người bệnh vết thương phần mềm; Chăm sóc người bệnh bong gân - sai khớp;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn 3 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƢỜI LỚN 3 NGÀNH: ĐIỀU DƢỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày ..… tháng ..... năm….. của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La) Sơn La, năm 2020 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều theo Thông tƣ 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thƣơng binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chƣơng trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chƣơng trình đào tạo trình độ Cao đẳng nhằm từng bƣớc xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo. Với thời lƣợng học tập 60 giờ (29 giờ lý thuyết; 28 giờ thực hành; thí nghiệm, thảo luận, bài tập; 03 giờ kiểm tra). Môn “Chăm sóc sức khỏe ngƣời lớn 3” giảng dạy cho sịnh viên với mục tiêu: - Cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng điển hình, biến chứng, hƣớng xử trí, phòng bệnh của một số bệnh thuộc hệ thần kinh, cơ xƣơng khớp, các trƣờng hợp cấp cứu. - Xác định các vấn đề sức khỏe của ngƣời bệnh và cách giải quyết theo trình tự: Chẩn đoán điều dƣỡng  Mục tiêu chăm sóc tƣơng ứng  Các biện pháp chăm sóc cho từng mặt bệnh thuộc hệ thần kinh, cơ xƣơng khớp, các trƣờng hợp cấp cứu. Do đối tƣợng giảng dạy là sinh viên Cao đẳng điều dƣỡng nên nội dung của chƣơng trình tập trung chủ yếu vào những bệnh thƣờng gặp của hệ thần kinh, cơ xƣơng khớp, các trƣờng hợp cấp cứu, tƣơng ứng với nội dung giảng dạy môn. Để phục vụ cho thẩm định giáo trình, nhóm biên soạn đã cập nhật kiến thức, điều chỉnh lại những nội dung sát với thực tế. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1: Sinh lý hệ thần kinh trung ƣơng Bài 2: Sinh lý cơ Bài 3: Chăm sóc ngƣời bệnh hôn mê Bài 4: Chăm sóc ngƣời bệnh tai biến mạch máu não Bài 5: Chăm sóc ngƣời bệnh liệt nửa ngƣời Bài 6: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm đa dây thần kinh Bài 7: Chăm sóc ngƣời bệnh thoái hóa khớp Bài 8: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm cột sống dính khớp Bài 9: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm khớp dạng thấp Bài 10: Chăm sóc ngƣời bệnh vết thƣơng phần mềm Bài 11: Chăm sóc ngƣời bệnh bong gân - sai khớp Bài 12: Chăm sóc ngƣời bệnh gãy xƣơng Bài 13. Chăm sóc ngƣời bệnh gãy cột sống Bài 14: Chăm sóc ngƣời bệnh chấn thƣơng sọ não Bài 15: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm xƣơng tủy cấp 3
  4. Bài 16: Chăm sóc ngƣời bệnh bỏng Bài 17: Sinh lý nội tiết Bài 18: Chăm sóc ngƣời bệnh Basedow Bài 19: Chăm sóc ngƣời bệnh đái tháo đƣờng Bài 20: Chăm sóc ngƣời bệnh sốc phản vệ Bài 21: Chăm sóc ngƣời bệnh ngộ độc cấp Bài 22: Chăm sóc ngƣời bệnh ngộ độc thức ăn Bài 23: Chăm sóc ngƣời bệnh ngộ độc thuốc trừ sâu Bài 24: Chăm sóc ngƣời bệnh rắn độc cắn Bài 25: Chăm sóc ngƣời bệnh bị điện giật Bài 26: Chăm sóc ngƣời bệnh ngộ độc thuốc ngủ và thuốc an thần Sinh viên muốn tìm hiểu sâu hơn các kiến thức “Chăm sóc sức khỏe ngƣời lớn 3” có thể sử dụng sách giáo khoa dành cho đào tạo cử nhân điều dƣỡng, bác sĩ về lĩnh vực này nhƣ: Bài giảng nội khoa, ngoại khoa cơ sở, Bài giảng bệnh học nội khoa, bệnh học ngoại. Các kiến thức liên quan đến nội - ngoại chúng tôi không đề cập đến trong chƣơng trình giảng dạy. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng việc biên soạn một cuốn sách bao phủ kiến thức của nhiều chuyên khoa khác nhau nên chắc chắn không thể tránh khỏi các thiếu sót. Nhóm biên soạn mong muốn nhận đƣợc các ý kiến đóng góp để giáo trình đƣợc hoàn chỉnh hơn. Sơn La, ngày tháng năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS Đoàn Thị Hồng Thúy 2. Thành viên: CN Lƣu Thị Xuân 4
  5. MỤC LỤC BÀI 1. SINH LÝ HỆ THẦN KINH TRUNG ƢƠNG ..................................................14 BÀI 2. SINH LÝ CƠ .....................................................................................................26 BÀI 3. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH HÔN MÊ ............................................................32 BÀI 4. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO .........................42 BÀI 5. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH LIỆT NỬA NGƢỜI ...........................................51 BÀI 6. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH .........................59 BÀI 7. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH THOÁI HÓA KHỚP .........................................66 BÀI 8. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP .....................77 BÀI 9. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP .............................84 BÀI 10. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH VẾT THƢƠNG PHẦN MỀM .........................91 BÀI 11. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH BONG GÂN - SAI KHỚP ...............................99 BÀI 12. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH GÃY XƢƠNG ...............................................109 BÀI 13. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH GÃY CỘT SỐNG ..........................................119 BÀI 14. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH CHẤN THƢƠNG SỌ NÃO ..........................128 BÀI 15. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH VIÊM XƢƠNG TỦY CẤP ...........................139 BÀI 16. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH BỎNG ............................................................146 BÀI 17. SINH LÝ NỘI TIẾT ......................................................................................161 BÀI 18. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH BASEDOW....................................................170 BÀI 19. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ....................................177 BÀI 20: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH SỐC PHẢN VỆ .............................................184 BÀI 21. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH NGỘ ĐỘC CẤP ............................................192 BÀI 22. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN ..................................200 BÀI 23. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU ....................209 BÀI 24: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH NGỘ ĐỘC THUỐC NGỦ VÀ THUỐC AN THẦN ..........................................................................................................................219 BÀI 25. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH BỊ RẮN ĐỘC CẮN .......................................226 BÀI 26: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH BỊ ĐIỆN GIẬT ..............................................232 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................240 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Chăm sóc sức khỏe ngƣời lớn 3 2. Mã môn học: 430121 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ (29 giờ lý thuyết; thảo luận/bài tập: 28 giờ; Kiểm tra: 03giờ) 3. Vị trí, tính chất của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho ngƣời học trình độ Cao đẳng Điều dƣỡng tại trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La. 3.2. Tính chất: Giáo trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm cho ngƣời học liên quan đến Chăm sóc sức khoẻ ngƣời lớn 3, gồm có: nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, hƣớng điều trị và chăm sóc các bệnh lý nội, ngoại khoa thƣờng gặp ở hệ thần kinh, cơ xƣơng khớp, các trƣờng hợp cấp cứu. Qua đó, ngƣời học đang học tập tại trƣờng sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chƣơng trình đào tạo của trƣờng; (2) dễ dàng tiếp thu cũng nhƣ vận dụng các kiến thức và kỹ năng đƣợc học vào môi trƣờng học tập và thực tế lâm sàng. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Chăm sóc sức khoẻ ngƣời lớn 3 là môn học chuyên môn ngành nghề cung cấp cho ngƣời học các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe cho ngƣời lớn mắc các bệnh nội, ngoại khoa của hệ thần kinh, cơ xƣơng khớp, các trƣờng hợp cấp cứu. Đồng thời giúp ngƣời học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong học tập và thực hành trên lâm sàng. 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày và phân tích đƣợc nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng hƣớng điều trị các bệnh nội ngoại khoa của hệ thần kinh, cơ xƣơng khớp, các trƣờng hợp cấp cứu thƣờng gặp. A2. Trình bày đƣợc những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khoẻ ngƣời lớn bệnh nội ngoại khoa thƣờng gặp của hệ thần kinh, cơ xƣơng khớp, các trƣờng hợp cấp cứu. 4.2. Về kỹ năng: B1. Vận dụng đƣợc các kiến thức đã học vào lập đƣợc kế hoạch chăm sóc ngƣời bệnh mắc bệnh nội, ngoại khoa thƣờng gặp của hệ thần kinh, cơ xƣơng khớp. B2. Vận dụng đƣợc các kiến thức đã học vào lập đƣợc kế hoạch chăm sóc ngƣời bệnh mắc bệnh nội, ngoại khoa thƣờng gặp của các trƣờng hợp cấp cứu. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Thể hiện đƣợc năng lực tự học, tự nghiên cứu về chăm sóc ngƣời bệnh hệ thần kinh, cơ xƣơng khớp, các trƣờng hợp cấp cứu C2. Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác điều dƣỡng sau này. 6
  7. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chƣơng trình khung Thời gian học tập (giờ) Trong đó Mã Sô Thực môn Tên môn học, tín Tổng hành/thực chỉ Lý tập/thí Kiểm học số thuyết nghiệm/bài tra tập/thảo luận Các môn học chung/đại 18 I 23 450 205 227 cƣơng 430101 Chính trị 5 90 64 23 3 430102 Tiếng anh 6 120 60 57 3 430103 Tin học 3 75 15 57 3 430104 Giáo dục thể chất 2 60 4 52 4 Giáo dục quốc phòng - an 3 430105 5 75 40 32 ninh 430106 Pháp luật 2 30 22 6 2 Các môn hoc chuyên 102 II 109 2.685 651 2177 môn ngành, nghề II.1 Môn học cơ sở 36 615 302 282 31 430107 Sinh học 3 45 14 29 2 430108 Hóa học 2 30 14 14 2 Đại cƣơng cơ thể ngƣời 6 430109 6 105 61 38 (GP, SL, Hoá sinh) 430110 Y đức 2 30 28 0 2 430111 Môi trƣờng và sức khoẻ 3 45 43 0 2 430112 Tổ chức và QLYT 2 30 28 0 2 430113 Giao tiếp - GDSK 4 60 28 29 3 430114 Dinh dƣỡng tiết chế 4 60 29 29 2 7
  8. 430115 Điều dƣỡng cơ sở 1 2 45 14 28 3 430116 Điều dƣỡng cơ sở 2 5 120 29 86 5 430117 Xác suất thống kê 3 45 14 29 2 II.2 Môn học chuyên môn, 61 1815 264 1511 40 ngành nghề 430118 Thực hành Kỹ năng lâm 2 90 0 88 2 sàng 430119 CS Sức khỏe ngƣời lớn 1 4 60 42 15 3 430120 CS Sức khỏe ngƣời lớn 2 4 60 34 23 3 430121 CS Sức khỏe ngƣời lớn 3 4 60 29 28 3 TH kỹ năng lâm sàng CS 2 430122 4 180 178 SK ngƣời lớn vòng 1 TH kỹ năng lâm sàng CS 2 430123 4 180 178 SK ngƣời lớn vòng 2 TH kỹ năng lâm sàng CS 2 430124 4 180 178 SK ngƣời lớn vòng 3 430125 Chăm sóc sức khỏe trẻ em 5 75 44 29 2 TH kỹ năng lâm sàng CS 2 430126 4 180 0 178 sức khỏe trẻ em 430127 CSSK PN, BM và GĐ 3 45 29 14 2 TH kỹ năng lâm sàng 430128 CSSK phụ nữ, bà mẹ và 2 90 0 88 2 gia đình 430129 Điều dƣỡng cộng đồng 3 105 15 87 3 430130 Quản lý điều dƣỡng 4 60 28 29 3 430131 CSNB Truyền nhiễm 3 45 28 15 2 TH kỹ năng lâm sàng 2 430132 2 90 88 CSNB truyền nhiễm Thực tập lâm sàng nghề 4 430133 6 270 266 nghiệp 430134 Nghiên cứu khoa học 3 45 15 28 2 8
  9. II.3 Môn học tự chọn 12 255 87 155 13 430135 Tiếng anh chuyên ngành 3 45 14 29 2 430136 CSNB cao tuổi 2 30 16 12 2 TH kỹ năng lâm sàng 2 430137 2 90 88 CSNB cao tuổi 430138 YHCT - PHCN 3 60 29 26 5 430139 PCNK bệnh viện 2 30 28 0 2 Tổng cộng 132 3135 858 2175 102 5.2. Chƣơng trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Thực Số hành, thí Tên chƣơng, mục Tổng Lý nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo tra luận, bài tập 1 Bài 1: Sinh lý hệ thần kinh trung ƣơng 2 2 0 2 Bài 2: Sinh lý cơ 1 1 0 3 Bài 3: Chăm sóc ngƣời bệnh hôn mê 2 1 1 4 Bài 4: Chăm sóc ngƣời bệnh tai biến mạch 3 2 1 máu não 5 Bài 5: Chăm sóc ngƣời bệnh liệt nửa ngƣời 3 1 2 6 Bài 6: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm đa dây 2 1 1 thần kinh 7 Bài 7: Chăm sóc ngƣời bệnh thoái hóa 2 1 1 khớp 8 Bài 8: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm cột 2 1 1 sống dính khớp 9 Bài 9: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm khớp 2 1 1 dạng thấp 10 Bài 10: Chăm sóc ngƣời bệnh vết thƣơng 2 1 1 9
  10. phần mềm 11 Bài 11: Chăm sóc ngƣời bệnh bong gân - 3 1 2 sai khớp 12 Bài 12: Chăm sóc ngƣời bệnh gãy xƣơng 3 1 2 13 Bài 13. Chăm sóc ngƣời bệnh gãy cột 2 1 1 sống 14 Bài 14: Chăm sóc ngƣời bệnh chấn 2 1 1 thƣơng sọ não 15 Bài 15: Chăm sóc ngƣời bệnh viêm xƣơng 2 1 1 tủy cấp 16 Bài 16: Chăm sóc ngƣời bệnh bỏng 3 1 2 17 Bài 17: Sinh lý nội tiết 2 2 0 18 Bài 18: Chăm sóc ngƣời bệnh Basedow 2 1 1 19 Bài 19: Chăm sóc ngƣời bệnh đái tháo 2 1 1 đƣờng 20 Bài 20: Chăm sóc ngƣời bệnh sốc phản vệ 3 1 2 21 Bài 21: Chăm sóc ngƣời bệnh ngộ độc cấp 2 1 1 22 Bài 22: Chăm sóc ngƣời bệnh ngộ độc 2 1 1 thức ăn 23 Bài 23: Chăm sóc ngƣời bệnh ngộ độc 2 1 1 thuốc trừ sâu 24 Bài 24: Chăm sóc ngƣời bệnh rắn độc cắn 2 1 1 25 Bài 25: Chăm sóc ngƣời bệnh bị điện giật 3 1 1 26 Bài 26: Chăm sóc ngƣời bệnh ngộ độc 2 1 1 thuốc ngủ và thuốc an thần Tổng 60 29 28 3 10
  11. 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phƣơng tiện: Giáo trình, bài tập tình huống. 6.4. Các điều kiện khác: Mạng Internet. 7. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, ngƣời học cần: + Nghiên cứu bài trƣớc khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lƣợng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phƣơng pháp: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành k m theo Thông tƣ số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. - Hƣớng d n thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La nhƣ sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thƣờng xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phƣơng pháp đánh giá Phƣơng pháp Phƣơng pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột điểm kiểm tra Thƣờng xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, 1 Sau 21 Thuyết trình B1, B2, C1, C2 giờ. (sau khi học xong bài 1 đến 11
  12. 10) Định kỳ Viết/ Tự luận/ A1, A2, 2 Sau 37 giờ Thuyết trình Bài tập B1, B2, (sau khi học xong bài 20 Tự luận, bài 26 bài tập) Kết thúc môn Viết Tự luận cải A1, A2, 1 Sau 60 giờ học tiến B1, B2, C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học đƣợc chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tƣơng ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 8. Hƣớng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tƣợng áp dụng: Môn học đƣợc áp dụng cho đối tƣợng sinh viên Cao đẳng Điều dƣỡng hệ chính quy học tập tại Trƣờng CĐYT Sơn La. 8.2. Phƣơng pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với ngƣời dạy + Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống. + Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đóng vai. + Hƣớng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trƣởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với ngƣời học: Ngƣời học phải thực hiện các nhiệm vụ nhƣ sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trƣớc khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ đƣợc cung cấp nguồn trƣớc khi ngƣời học vào học môn học này (trang web, thƣ viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu ngƣời học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới đƣợc tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phƣơng pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 ngƣời học sẽ đƣợc cung cấp chủ đề thảo luận trƣớc khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi ngƣời học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. 12
  13. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: [1] Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2018), Thông tƣ số 54/2018/TT- BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội về việc quy định khối lƣợng kiến thức tối thiểu yêu cầu về năng lực mà ngƣời học đạt đƣợc sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội. [2] Bộ Y Tế (2018), Chăm sóc người lớn bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Y học. [3] Bộ Y tế (2012), Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Bộ Y tế ban hành “ Chuẩn năng lực của Điều dƣỡng Việt Nam”. [4] Bộ Y Tế (2012), Điều dưỡng nội khoa, Nhà xuất bản Y học. [5] Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định (2017), Điều dưỡng ngoại khoa, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 13
  14. BÀI 1. SINH LÝ HỆ THẦN KINH TRUNG ƢƠNG  GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan sinh lý hệ thần kinh trung ƣơngvà cách nhận định, khai thác thông tin về thay đổi sinh lý hệ thần kinh trung ƣơng để ngƣời học có đƣợc kiến thức nền tảng và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào trong nhận định và phân biệt đƣợc các triệu chứng bệnh trên từng bệnh cụ thể.  MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày đƣợc sinh lý neuron, chức năng cảm giác, chức năng vận động và một số rối loạn chức năng của hệ thần kinh. - Trình bày đƣợc sinh lý hệ thần kinh thực vật. - Trình bày đƣợc chức năng cao cấp của hệ thần kinh và chuyển hóa của não.  Về kỹ năng: - Vận dụng đƣợc kiến thức đã học về sinh lý hệ thần kinh vào nhận định ngƣời bệnh. - Vận dụng đƣợc kiến thức đã học về sinh lý hệ thần kinh vào chăm sóc ngƣời bệnh.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chủ động nghiên cứu kiến thức về sinh lý hệ thần kinh. - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân.  PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chƣơng trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có.  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: 14
  15.  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có.  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: Không có. 15
  16. NỘI DUNG BÀI 1 1. Sinh lý neuron - Chức năng của neuron là phát và d n chuyền điện thế hoạt động (xung động). Khi kích thích vào neuron với cƣờng độ bằng hoặc trên ngƣỡng thì neuron sẽ phát sinh ra điện thế hoạt động, đƣợc gọi là hƣng phấn neuron. Nhƣ vậy hƣng phấn neuron là đáp ứng với các kích thích biểu hiện bằng điện thế hoạt động. - Đặc điểm hƣng phấn neuron: + Neuron có ngƣỡng kích thích thấp, có neuron tự hƣng phấn nhƣ trung tâm hô hấp, neuron gamma của tuỷ sống. + Neuron có khả năng đáp ứng với kích thích có tần số cao. + Khi hƣng phấn, chuyển hoá tăng cung cấp năng lƣợng cho neuron hoạt động. + Điện thế hoạt động xuất hiện nơi xuất phát của sợi trục, nơi có nhiều kênh natri. - Đặc điểm d n truyền điện thế hoạt động trên sợi trục của neuron: + Điện thế hoạt động d n truyền theo luật "tất hoặc không"; khi một điểm của sợi trục bị khử cực thì toàn bộ sợi trục bị khử cực. + Trên sợi trục điện thế hoạt động d n truyền theo kiểu hai chiều, chiều thuận đi ra khỏi thân neuron, chiều nghịch đi về phía thân neuron. + D n truyền điện thế hoạt động trên sợi có myelin nhanh hơn sợi không có myelin. - D n truyền điện thế hoạt động qua synap: synap là cỗ tiếp xúc giữa cúc tận cùng của neuron này với neuron khác để d n truyền xung động thần kinh thông qua chất truyền đạt thần kinh. Chất truyền đạt thần kinh có bản chất hóa học là acid amin (glutamat, glycin…), amin (acetylcholin, dopamin, noradrenalin, histamin...) peptid (somatostatin, vasopressin …) 2. Chức năng cảm giác của hệ thần kinh Chức năng cảm giác của hệ thần kinh cho ta cảm giác về sự vật hiện tƣợng của môi trƣờng bên trong cũng nhƣ bên ngoài. Nhờ hoạt động chức năng cảm giác của hệ thần kinh mà chúng ta có thể nhận biết đƣợc nhiệt độ môi trƣờng, ánh sáng, âm thanh, cũng nhƣ mùi vị, v.v... Nhờ quá trình nhận thức mà chúng ta có thể nhận thức đƣợc sự vật và hiện tƣợng. Mọi kích thích từ môi trƣờng đƣợc cơ thể tiếp nhận và biến đổi kích thích thành các tín hiệu điện, đƣợc d n truyền về thần kinh theo đƣờng cảm giác đặc hiệu, đến vỏ não vùng cảm giác, tại đây chúng đƣợc phân tích và tổng hợp cảm giác. Mỗi một loại cảm giác đƣợc tiếp nhận bởi một loại receptor đặc hiệu, d n truyền theo đƣờng cảm giác đặc hiệu, do vậy cảm giác có đặc tính đặc hiệu. Nhờ tính đặc hiệu mà trong cùng một thời điểm chúng ta có thể tiếp nhận đƣợc nhiều loại cảm giác. Ví dụ chúng ta vừa có cảm giác về ánh sáng vừa có cảm giác về âm thanh và các cảm giác khác. Có nhƣ vậy cơ thể mới có thể tồn tại trong môi trƣờng thƣờng xuyên biến đổi. 16
  17. Các cảm giác thƣờng đƣợc ngƣời ta phân ra làm hai loại là: cảm giác thân thể và cảm giác giác quan. Cảm giác thân bao gồm: cảm giác sâu có ý thức và không có ý thức, cảm giác nóng lạnh, cảm giác đau, và cảm giác của các tạng; cảm giác giác quan bao gồm cảm giác xúc giác, cảm giác thị giác, cảm giác thính giác, cảm giác vị giác, cảm giác khứu giác. 2.1. Cảm giác thân thể Gồm cảm giác nông (xúc giác, đau, nóng, lạnh) và cảm giác sâu (cảm giác ở cơ, xƣơng, khớp, gân) 2.1.1. Cảm giác sâu có ý thức Bộ phận nhận cảm nằm ở cơ, gân, xƣơng, khớp đến tuỷ đi theo bó tuỷ đồi thị sau rồi tận cùng ở vùng cảm giác của vỏ não đối bên, cho biết vị trí cử động của từng phần cơ thể. Cảm giác sâu không có ý thức Bộ phận cảm giác chủ yếu nằm ở cơ, cho cảm giác về trƣơng lực cơ. Trƣơng lực cơ là mức co của các cơ ở trạng thái nghỉ, có bản chất là một phản xạ tuỷ. Các xung cảm giác đi về não theo bó tuỷ tiểu não thẳng và tuỷ tiểu não chéo, tận cùng ở vỏ tiểu não cùng bên. Cảm giác sâu không có ý thức cho biết cảm giác về trƣơng lực cơ, giúp cơ thể giữ thăng bằng và điều hoà các động tác có tính tự động, nhƣ vung tay lúc đi. 2.1.2. Cảm giác nóng, lạnh Tác nhân kích thích là nhiệt độ. Receptor nhiệt gồm có receptor lạnh, receptor nóng phân bố khác nhau theo từng vùng cơ thể. Receptor biến đổi các tín hiệu nhiệt thành các xung thần kinh. Receptor nhiệt có khả năng thích nghi, có hiện tƣợng cộng kích thích, vì vậy cơ thể có thể nhận biết đƣợc sự thay đổi nhiệt độ. Đƣờng d n truyền xung động vào sừng sau tuỷ, lên đồi thị rồi đi đến tận cùng ở vùng cảm giác vỏ não. 2.1.3. Cảm giác đau Tác nhân kích thích là cơ học, nhiệt độ, hoá học. Receptor đau nằm ở da, các mô, không có khả năng thích nghi. D n truyền cảm giác đau: xung động từ receptor đau về sừng sau tuỷ sống bắt chéo đến chất trắng trƣớc bên đối diện, đến đồi thị rồi lên vùng cảm giác vỏ não. 2.2. Cảm giác giác quan 2.2.1. Cảm giác, xúc giác Tác nhân kích thích là va chạm, áp suất, rung động. Tác nhân kích thích lên receptor, receptor biến đổi các tín hiệu kích thích thành xung, các xung này truyền theo rễ sau về tuỷ sống. Đƣờng d n truyền cảm giác, xúc giác từ tuỷ đến đồi thị, tận cùng ở vỏ não. 2.2.2. Thị giác Mắt là cơ quan tiếp nhận kích thích ánh sáng, mắt có thể đƣợc coi nhƣ một cái máy quay phim gồm: một hệ thống thấu kính hội tụ (giác mạc, nhân mắt), một lỗ có thể điều chỉnh đƣợc độ rộng (đồng tử) để điều chỉnh ánh sáng đi vào mắt. Khi ánh 17
  18. sáng đi vào mắt, mắt có khả năng thay đổi độ tụ (nhờ nhân mắt), để sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc. Mắt có thể bị mắc các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị). Nhân mắt (một thấu kính hội tụ) có thể bị đục nên cản trở các tia sáng đi qua mắt tới võng mạc. Võng mạc gồm có nhiều lớp tế bào, ánh sáng sau khi đi qua các phần trong suốt của mắt, các lớp tế bào của võng mạc thì tới lớp receptor nhận cảm ánh sáng là các tế bào nón và các tế bào hình que. Phía sau các tế bào nón và tế bào que là lớp sắc tố đen của võng mạc có tác dụng không cho ánh sáng phản xạ trong nhãn cầu (giống nhƣ lớp màu đen trong hộp đựng phim của máy ảnh), nhờ đó mà vật đƣợc rõ. Ánh sáng vào mắt đến võng mạc, các tế bào nón và các tế bào que tiếp nhận năng lƣợng của ánh sáng, biến đổi thành tín hiệu điện. Các tín hiệu này đƣợc truyền tới các sợi thần kinh thị giác xuất phát từ các tế bào võng mạc, d n truyền tới vỏ não vùng chẩm ở 2 bên bán cầu. Vỏ não vùng chẩm là nơi nhận các tín hiệu kích thích thị giác. Trên bản đồ vỏ não có vùng nhận cảm thị giác (thông thƣờng ở vùng 17) cho cảm giác ánh sáng. Nếu tổn thƣơng vùng này thì bị mù (không nhìn thấy vật). Vùng nhận thức thị giác nằm ở vùng 18 trên bản đồ vỏ não, vùng này cho nhận thức đƣợc vật, tổn thƣơng vùng này v n nhìn thấy vật, nhƣng không nhận biết đƣợc vật gì. Các tật khúc xạ của mắt là cận thị và viễn thị: cận thị là khi ảnh của vật nằm trƣớc võng mạc, phải đeo kính phân kỳ để đƣa ảnh của vật trở lại võng mạc; viễn thị là khi ảnh của vật nằm sau võng mạc, phải đeo kính hội tụ để đƣa ảnh rơi đúng võng mạc. 2.2.3. Thính giác Kích thích thính giác là âm thanh. Cơ quan nhận cảm cảm giác thính giác là tai. Tai ngƣời nhận cảm đƣợc âm có tần số 16.000 - 20.000 Hz. Sóng âm tới vành tai hƣớng tới ống tai, làm rung màng nhĩ, rung động này đƣợc truyền qua chuỗi xƣơng con của tai giữa, tác động vào tai trong. Tại tai trong dịch chuyển động làm cho màng đáy rung động, kích thích tế bào nhận cảm (cơ quan Corti) xuất hiện các xung cảm giác. Các xung cảm giác thính giác đƣợc d n truyền qua dây thần kinh VIII, qua thân não, đƣợc truyền về hồi thái dƣơng ở 2 bán cầu đại não. Vùng nghe trên vỏ não nằm chủ yếu ở hồi thái dƣơng, gồm có: vùng nghe thông thƣờng, cho cảm giác âm thanh, tổn thƣơng vùng này không nghe đƣợc; vùng cảm giác âm thanh, nếu tổn thƣơng vùng này nghe thấy nhƣng không nhận thức đƣợc âm đó là âm gì. 2.2.4. Vị giác Vị giác cho cảm giác về vị ngọt, mặn, chua, đắng…, cùng với khứu giác giúp chúng ta phân biệt, lựa chọn thức ăn. Cả 2 giác quan có liên quan nhiều đến chức năng cảm xúc và hành vi của hệ thần kinh, đặc biệt là ở động vật. Tác nhân kích thích gây cảm giác vị giác có bản chất hoá học, phụ thuộc vào cấu trúc phân tử. Mỗi cảm giác vị giác có một ngƣỡng kích thích khác nhau. Bộ phận tiếp nhận kích thích vị giác là các nụ vị giác nằm trên lƣỡi. Khi tế bào vị giác bị kích thích bởi chất hoá học thì điện thế hoạt động sinh ra và đƣợc d n truyền theo các đƣờng thần kinh mặt (từ 3/3 trƣớc lƣỡi), dây lƣỡi - hầu (từ 18
  19. phía sau lƣỡi), dây X (từ nền lƣỡi). Từ đó các xung đến vùng cảm giác của vỏ não cho ta cảm giác về vị. Cảm giác vị giác có tính thích nghi nhanh, có thể thích nghi hoàn toàn trong vài phút. 2.2.5. Khứu giác Khứu giác cho ta nhận biết về mùi. Vùng nhận cảm mùi là một vùng niêm mạc nằm ở nóc hốc mũi Kích thích khứu giác có bản chất hoá học. Phân tử mang mùi gắn với tế bào khứu giác và tạo ra các xung truyền đến hành khứu. Từ hành khứu, các xung đƣợc truyền tới nhiều cấu trúc khác nhau của não, các vùng khác nhau của hệ viền (hệ lymbic) đặc biệt tới đồi thị, tới vỏ não, cho ta cảm giác và nhận thức đƣợc mùi. 3. Chức năng vận động của hệ thần kinh 3.1. Sinh lý tuỷ sống 3.1.1. Chức năng vận động của tuỷ Mỗi đoạn tuỷ chi phối vận động và cảm giác của một khoanh cơ thể. Tuỷ sống là trung tâm của nhiều phản xạ. Phản xạ thực hiện trên cơ sở một cung phản xạ tuỷ. Một số phản xạ thƣờng gặp là: Phản xạ gấp (rút lui): Kích thích (cấu, véo, nhiệt…) vào da tại một vị trí nào đó của một chi sẽ gây phản xạ gấp chi đó lại, còn ở nơi khác thì gây phản xạ làm nơi đó rời xa tác nhân kích thích, do vậy còn gọi là phản xạ rút lui. Phản xạ duỗi chéo: Kích thích lên một chi gây phản xạ gấp, sau 0,2 - 0,5 giây gây phản xạ làm chi đối bên duỗi ra, có tác dụng đƣa cả cơ thể ra xa tác nhân kích thích. Phản xạ da: + Phản xạ da bụng: khi gãi lên da bụng giữa rốn và gai chậu trƣớc trên làm cơ dƣới đó co lại d n đến rốn bị kéo lệch về phía bên da bị gãi. + Phản xạ da bìu: gãi lên da mặt trong của đùi làm cho bìu bên đùi bị gãi co lại. + Phản xạ gan bàn chân (babinski): gãi lên da ở phía mặt ngoài gan bàn chân, bình thƣờng các ngón chân gấp lại. Các phản xạ tuỷ gây co thắt: khi các cơ co quá mạnh và nhanh thƣờng gây co thắt các cơ đó (hiện tƣợng chuột rút), phản xạ này còn do các sản phẩm chuyển hóa bất thƣờng gây nên. Phản xạ thực vật: Phản xạ bài tiết mồ hôi, phản xạ vận mạch. 3.1.2. Hiện tượng choáng tuỷ Khi đứt ngang qua tuỷ sống thì xuất hiện hiện tƣợng choáng tủy. Giai đoạn đầu biểu hiện là mất mọi cảm giác, vận động, phản xạ, trƣơng lực cơ (liệt mềm), huyết áp hạ (do mất tác dụng giao cảm lên tim và mạch), mạch chậm, hôn mê và đƣợc gọi là giai đoạn choáng tủy. Sau giai đoạn này, các phản xạ tủy đƣợc hồi phục, nhƣng trƣơng lực cơ trở nên mạnh hơn bình thƣờng (liệt cứng), v n mất cảm giác, mất vận động chủ động ở vùng cơ thể dƣới nơi tủy bị đứt chi phối. 19
  20. 3.2. Chức năng của thân não đối với vận động 3.2.1. Chức năng chi phối vận động Hành não – cầu não chi phối vận động của nhãn cầu, các cơ vân vùng đầu mặt cổ, các cơ và tuyến tiêu hóa. 3.2.2. Chức năng phản xạ Hành não – cầu não là trung tâm của các phản xạ điều hòa hô hấp, tim mạch; ho, hắt hơi và phản xạ giác mạc. Hành não còn là trung tâm của các phản xạ tiêu hóa nhƣ: phản xạ nhai, nuốt, cử động của ruột, dạ dày, túi mật và bài tiết dịch tiêu hóa. 3.2.3. Thân não tham gia điều hòa trương lực cơ - Chức năng của nhân tiền đình: Cơ quan tiền đình nằm ở tai trong, mang thông tin đến nhân tiền đình ở hành não tham gia điều hoà trƣơng lực cơ để giữ thăng bằng cho cơ thể. Tác dụng của nhân tiền đình làm tăng trƣơng lực cơ. - Chức năng của nhân đỏ: Nhân đỏ nằm ở não giữa, có tác dụng ức chế neuron vận động của tuỷ, làm giảm trƣơng lực cơ, điều hoà động tác tự động và động tác có ý thức. Mất đƣờng liên hệ nhân đỏ - tuỷ làm tăng trƣơng lực cơ của toàn bộ cơ thể gây duỗi cứng mất não. - Chức năng của củ não sinh tƣ (não giữa): Củ não sinh tƣ trƣớc là trung tâm của phản xạ định hƣớng với ánh sáng, tức là quay đầu và hƣớng mắt về phía ánh sáng. Củ não sinh tƣ sau là trung tâm của phản xạ định hƣớng với âm thanh, tức quay đầu và hƣớng tai về phía nguồn âm. - Chức năng của nhân lƣới: Cấu tạo lƣới là một cấu trúc nằm ở não trung gian, bao gồm những neuron liên hệ với nhau nhƣ "lƣới", tại đây có những đám thân neuron tập trung lại tạo ra các nhân lƣới. Các thông tin cảm giác trƣớc khi lên vỏ não đều cho nhánh bên vào cấu tạo lƣới, từ đây cho các nhánh đến các vùng của vỏ não. Tại cấu trúc lƣới còn cho bó lƣới - tuỷ chi phối tuỷ sống. Cấu tạo lƣới có tác dụng tăng cƣờng truyền lên. Nhóm nhân lƣới ở cầu não có tác dụng tăng cƣờng truyền xuống, tác dụng tăng trƣơng lực cơ và phản xạ tuỷ. Nhóm nhân lƣới ở hành não có tác dụng ức chế truyền xuống, tác dụng giảm trƣơng lực cơ và phản xạ tuỷ. 3.3. Chức năng vận động của não trung gian 3.3.1. Chức năng của đồi thị Đồi thị là khối chất xám dƣới vỏ não có rất nhiều chức năng: Là trạm dừng của mọi cảm giác trƣớc khi lên não, trung tâm duới vỏ của cảm giác đau, tham gia biểu hiện cảm xúc. 3.3.2. Chức năng của vùng dưới đồi Vùng dƣới đồi là một vùng nhỏ thuộc não trung gian, nằm quanh não thất ba, dƣới đồi thị. Vùng này có liên hệ với các vùng chức năng của não. Vùng dƣới đồi có rất nhiều chức năng: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2