intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành mía đường khu vực Đông Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành mía đường khu vực ĐNB” được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi lợi thế cạnh tranh của cụm ngành mía đường ĐNB là gì, đánh giá khả năng cạnh tranh và tồn tại của ngành sau khi các hàng rào bảo hộ được gỡ bỏ, từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành mía đường khu vực Đông Nam Bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TUYỀN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH MÍA ĐƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TUYỀN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH MÍA ĐƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN GIÁP TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đều được trích nguồn và chính xác nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Kết quả nghiên cứu của luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright hay trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh, tháng 7/2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phương Tuyền
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện và hoàn thành với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Giáp tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Việt Nam. Trước hết, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Giáp, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cảm ơn Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, thầy Vũ Thành Tự Anh – người đã giúp tôi hoàn thiện ý tưởng, thực hiện nghiên cứu, các thầy cô và nhân viên trong trường Fulbright đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian hai năm học tập tại trường. Cảm ơn chị Vũ Minh, người đã động viên, khuyến khích tôi đăng ký tham gia chương trình này. Cảm ơn những người bạn thân thiết đã luôn bên tôi, động viên và chia sẻ trong quá trình học tập. Cảm ơn các bạn cùng lớp đã đồng hành cùng tôi trong những tháng ngày học tập vất vả, vui chơi hết mình tại trường Fulbright. Cảm ơn các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, dữ liệu để thực hiện luận văn này. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới gia đình đã hết lòng hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thị Phương Tuyền
  5. iii TÓM TẮT Mía đường là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng, được chính phủ Việt Nam bảo hộ ở mức cao. Đông Nam Bộ (ĐNB) là một trong ba vùng trồng mía lớn nhất cả nước, nơi có hai nhà máy đường có thị phần lớn nhất Việt Nam. ĐNB cũng là thị trường tiêu thụ đường lớn thứ hai cả nước tập trung nhiều nhà máy và các khu công nghiệp tiêu thụ đường lớn ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, những hàng rào bảo hộ với ngành mía đường thông qua thuế quan, hạn ngạch sẽ dần phải gỡ bỏ. Nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành mía đường khu vực ĐNB” được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi lợi thế cạnh tranh của cụm ngành mía đường ĐNB là gì, đánh giá khả năng cạnh tranh và tồn tại của ngành sau khi các hàng rào bảo hộ được gỡ bỏ, từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành. Khung phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là mô hình kim cương của Michael Porter (1998), và so sánh tham chiếu từ ngành mía đường khu vực Đông Bắc Thái Lan. Kết quả phân tích chỉ ra rằng cụm ngành mía đường ĐNB hình thành trên cơ sở lợi thế về điều kiện tự nhiên, chính sách khuyến khích phát triển trong quá khứ, nhu cầu tăng trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những lợi thế này đang mất dần theo thời gian. Vấn đề cốt lõi mà cụm ngành mía đường ĐNB cần giải quyết là (i) cải thiện năng suất, chất lượng mía, (ii) giảm giá thành sản xuất, (iii) hoàn thiện các mắt xích cấu thành cụm ngành từ sản xuất tới tiêu thụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành. Từ đó, tác giả khuyến nghị hai nhóm chính sách cho chính phủ và cụm ngành. Với chính phủ, tác giả khuyến nghị hỗ trợ doanh nghiệp mía đường duy trì vùng nguyên liệu quy mô lớn, đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu phát triển, cuối cùng là cần đề ra luật chơi đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. Với cụm ngành, tác giả khuyến nghị tập trung mở rộng vùng nguyên liệu, ứng dụng công nghệ mới, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh phát triển thị trường và đầu tư mạnh hơn cho các sản phẩm trong và sau đường, hình thành các hội nhóm chuyên môn cho cụm ngành. Từ khóa: cụm ngành, năng lực cạnh tranh, cụm ngành mía đường Đông Nam Bộ
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................................. iii DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ viii DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................................... ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh ...................................................................................................................... 1 1.2. Vấn đề chính sách ....................................................................................................... 5 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 6 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 6 1.5. Nguồn thông tin .......................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ................................. 7 2.1. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và cụm ngành ............................................... 7 2.2. Ngành công nghiệp mía đường ................................................................................. 10 2.3. Kinh nghiệm cụm ngành mía đường khu vực Đông Bắc Thái Lan .......................... 12 2.3.1. Các điều kiện nhân tố sản xuất (đầu vào) .......................................................... 12 2.3.2. Bối cảnh chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp........................................ 14 2.3.3. Điều kiện cầu ..................................................................................................... 14 2.3.4. Các ngành hỗ trợ và liên quan ........................................................................... 15 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH MÍA ĐƯỜNG KHU VỰC ĐNB .................................................................................................................. 18 3.1. Quá trình hình thành và phát triển cụm ngành mía đường vùng ĐNB ..................... 18 3.1.1. Giai đoạn trước Đổi Mới 1986........................................................................... 18 3.1.2. Giai đoạn 1986 đến 1994 ................................................................................... 18 3.1.3. Giai đoạn 1995 đến 2000 ................................................................................... 19 3.1.4. Giai đoạn 2001 đến nay ..................................................................................... 20 3.1.5. Cụm ngành mía đường khu vực Đông Nam Bộ ................................................ 20 3.2. Phân tích yếu tố cạnh tranh của cụm ngành mía đường theo mô hình kim cương ... 21 3.2.1. Các điều kiện nhân tố đầu vào ........................................................................... 22 3.2.2. Các điều kiện cầu ............................................................................................... 29
  7. v 3.2.3. Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh .............................................................. 33 3.2.4. Các ngành hỗ trợ và liên quan ........................................................................... 41 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...................................... 45 4.1. Kết luận ..................................................................................................................... 45 4.2. Khuyến nghị chính sách ............................................................................................ 48 4.3. Hạn chế đề tài ........................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 50 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 56
  8. vi DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast Asia Nations BAAC Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan BHS Công ty CP Đường Biên Hòa NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BSC Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư BIDV Securities Company và Phát triển Việt Nam BVSC Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt Bao Viet Sercurities Company ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long DHBTB Duyên hải Bắc Trung Bộ DHNTB Duyên hải Nam Trung Bộ ĐNB Đông Nam Bộ FAC Hợp tác xã nông nghiệp nông dân Thái Lan FCRI Viện Nghiên cứu Cây trồng Thái Lan FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment FPTS Công ty CP Chứng khoán FPT FPT Sercurities Company FSA Cơ quan Nông nghiệp nước ngoài Mỹ Foreign Agricultural Service FTA Hiệp định thương mại tự do Free Trade Agreement GSO Tổng cục Thống kê Việt Nam General Statistics Office of Vietnam M&A Mua bán và sáp nhập Mergers & Acquisitions NHS Công ty CP Đường Ninh Hòa OCSB Văn phòng Hội đồng Mía đường Thái Lan Office of Cane and Sugar Board PSD Cơ sở dữ liệu trực tuyến về sản lượng, Production, Supply and nguồn cung và phân phối Distribution Online SEC Công ty CP Đường Gia Lai SFA Hiệp hội nông dân trồng mía Thái Lan SRI Viện Nghiên cứu Mía đường Sugar Research Institution TCHQ Tổng cục Hải quan TDMNPB Trung du Miền núi phía Bắc TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTCS Công ty CP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh
  9. vii USDA Bộ Nông nghiệp Mỹ United States Department of Agriculture QH&TKNN Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp VSSA Hiệp hội Mía đường Việt Nam
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Sản lượng đường tiêu thụ chủ yếu ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014 ................. 22 Bảng 3.2. Diện tích mía nguyên liệu các nhà máy theo địa hình khu vực ĐNB giai đoạn 2005-2014 ............................................................................................................................ 23 Bảng 3.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu với cây trồng khác cùng chân đất vùng ĐNB niên vụ 2014 ...................................................................................................... 25 Bảng 3.4. Cơ sở hạ tầng giao thông nội đồng vùng nguyên liệu mía các nhà máy đường vùng ĐNB năm 2014 ........................................................................................................... 27 Bảng 3.5. Thị trường nội tiêu của đường Việt Nam giai đoạn 2010-2014 .......................... 30 Bảng 3.6. Sản lượng đường được xuất khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014 .................. 32 Bảng 3.7. Công suất thiết kế các nhà máy đường vùng ĐNB giai đoạn 2005-2014 ........... 34 Bảng 3.8. Giá thành sản xuất và giá bán đường trắng niên vụ 2013 – 2014 ....................... 35 Bảng 3.9. Cơ cấu chi phí bình quân trong sản xuất 1 tấn đường tại Việt Nam phân theo vùng niên vụ 2003/2014 (Đơn vị: %) .................................................................................. 36
  11. ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Diện tích và năng suất trồng mía cả nước............................................................... 1 Hình 1.2. So sánh năng suất mía Việt Nam và Thái Lan ....................................................... 2 Hình 1.3. So sánh chữ đường Việt Nam và Thái Lan ............................................................ 3 Hình 1.4. Vùng Đông Nam bộ và vị trí các nhà máy đường ................................................. 5 Hình 2.1. Mô hình kim cương của Michael E. Porter............................................................ 9 Hình 2.2. Quy trình sản xuất chế biến đường thô ................................................................ 11 Hình 2.3. Khu vực Đông Bắc Thái Lan ............................................................................... 13 Hình 3.1. Sơ đồ cụm ngành mía đường khu vực ĐNB ........................................................ 21 Hình 3.2. Diện tích trồng mía tại khu vực ĐNB .................................................................. 25 Hình 3.3. Thu nhập bình quân đầu người theo tháng vùng ĐNB ........................................ 26 Hình 3.4. Sản lượng – tiêu thụ nội địa – tồn kho đường Việt Nam ..................................... 31 Hình 3.5. Cung – Cầu – Tồn kho cuối vụ đường thế giới ................................................... 33 Hình 3.6. Sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp mía đường ĐNB ......................................... 38 Hình 3.7. Các nước xuất khẩu đường vào Trung Quốc vụ 2015/2016 ................................ 41 Hình 4.1. Đánh giá cụm ngành mía đường ĐNB theo mô hình kim cương ........................ 45 Hình 4.2. Sơ đồ cụm ngành mía đường khu vực ĐNB ........................................................ 47
  12. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG Bối cảnh Việt Nam có điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho cây mía sinh trưởng và phát triển. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê (GSO) năm 20151, cả nước có 284,5 nghìn ha đất trồng mía, năng suất trung bình đạt 64,4 tấn/ha, sản lượng mía cả nước năm 2015 đạt 18.320,8 nghìn tấn. Trong đó, diện tích trồng mía có hợp đồng bao tiêu sản xuất với các nhà máy đường khoảng 240 nghìn ha (84% diện tích). Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, sản lượng mía ép niên vụ 2016–2017 dự kiến hơn 15 triệu tấn, đạt trên 1,4 triệu tấn đường, trong đó 50% là đường tinh luyện. Hình 1.1 Diện tích và năng suất trồng mía cả nước 350 70 300 60 250 50 200 40 150 30 100 20 50 10 0 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Sơ bộ 2015 Diện tích gieo trồng (nghìn ha) Năng suất (tấn/ha) (Nguồn: GSO/Niên giám thống kê) 1 GSO (2015), Niêm giám Thống kê 2015
  13. 2 Thông qua cơ chế hạn ngạch và thuế quan, Chính phủ hiện đang áp dụng các biện pháp bảo hộ ở mức cao với ngành mía đường. Năm 2015, hạn ngạch nhập khẩu đường của Việt Nam là 81.000 tấn, tương đương 6% tổng nhu cầu đường nội địa. Thuế nhập khẩu ưu đãi trong hạn ngạch nhập khẩu là 25% đối với đường thô và 40% đối với đường trắng. Trong khi thuế suất ngoài hạn ngạch nhập khẩu lên tới 80% - 100%2. Tuy nhiên, theo cam kết mở cửa thị trường trong khối ASEAN, đến năm 2018, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ hoàn toàn hạn ngạch, thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN, thuế nhập khẩu đường sẽ giảm từ 80% xuống còn 5%. Thị trường đường dự báo sẽ khó khăn hơn cho doanh nghiệp nội địa khi có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nước ngoài. Hình 1.2. So sánh năng suất mía Việt Nam và Thái Lan Nguồn: Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), 2014 Hơn nữa, năng suất, chất lượng mía Việt Nam hiện thấp hơn mặt bằng chung thế giới. Năng suất trung bình thế giới hiện khoảng 70 tấn mía/ha, trong khi của Việt Nam chỉ 64–65 tấn/ha, thấp hơn hẳn so với Thái Lan với 74 tấn/ha, Trung Quốc là 70 tấn/ha, Philippines là 67 tấn/ha. Tỷ lệ chữ đường trong mía của Việt Nam cũng thấp, chỉ đạt 10% so với mức 12,9% 2 Chính phủ (2016), Nghị định số 122/2016/NĐ-CP Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan
  14. 3 của Thái Lan, 11% của Trung Quốc và Philippines3. Hiện nay, giá đường Thái Lan rẻ hơn đường Việt Nam khoảng 13% - 15% (BVSC, 2015). Với tập quán canh tác thủ công, thâm dụng lao động, chi phí lao động đang ngày càng trở thành gánh nặng đối với ngành mía đường Việt Nam khi mặt bằng lương của người lao động tăng. Hoạt động cơ giới hóa, tập trung sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, năng suất chưa được cải thiện. Hình 1.3. So sánh chữ đường Việt Nam và Thái Lan Nguồn: BVSC, 2014 Hậu quả của chương trình 1 triệu tấn đường giai đoạn 1995–2000 là nhiều nhà máy đường ra đời mà không có quy hoạch vùng nguyên liệu dẫn tới không có đủ nguyên liệu sản xuất. Tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, trồng hay chặt bỏ mía một cách tự phát, tranh mua nguyên liệu giữa các nhà máy diễn ra thường xuyên, đây cũng là lý do khiến các nhà máy không chủ động được nguồn nguyên liệu, đẩy giá thành sản xuất mía đường cao hơn đáng kể (SRI, 2016). 3 Thông tin được TS. Cao Anh Đương, Phó Viện trưởng SRI chia sẻ trong phỏng vấn sâu năm 2017. (xem phụ lục 8)
  15. 4 Một vấn đề khác là tình trạng đường nhập lậu tràn lan trên thị trường Việt Nam. Số đường nhập lậu vào Việt Nam qua biên giới Campuchia tại ĐNB mỗi năm theo ước tính của VSSA lên tới 400.000 – 500.000 tấn/năm4. Giá bán buôn đường RS của Việt Nam tháng 6/2017 là 16.000 – 17.000 đồng/kg, cao hơn đường RS Thái Lan nhập lậu khoảng 2.000 đồng/kg5, tình trạng này làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy trong nước, đặc biệt dẫn đến tình trạng tồn kho đường. Theo VSSA, đường tồn kho đến tháng 5/2017 ở mức 717.000 tấn, riêng tồn kho đường tại các nhà máy là 675.000 tấn. Vùng ĐNB có tồn kho đường lớn nhất cả nước với lượng tồn kho là 235.000 tấn6. ĐNB là một trong những vùng sản xuất mía đường lớn nhất cả nước với hai nhà máy sản xuất đường tinh luyện có thị phần lớn nhất Việt Nam là Đường Biên Hòa và Đường Thành Thành Công Tây Ninh, chiếm lần lượt 26% và 17% thị phần cả nước (LMC International, 2012). Vùng ĐNB bao gồm Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa–Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh cũng là vùng kinh tế lớn nhất cả nước, là thị trường tiêu thụ đường hàng đầu (LMC International, 2012) do sự tập trung của các nhà máy sản xuất công nghiệp sử dụng đường như nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng. Năm nhà máy đường hoạt động trên địa bàn ĐNB đang đối mặt với thách thức từ thiếu vùng nguyên liệu, thị trường cạnh tranh cao, không chỉ với đường sản xuất trong nước mà còn cạnh tranh với đường nhập lậu qua cửa khẩu với Campuchia. Cụm ngành mía đường ĐNB có nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. 4 Hoàng Hùng và Bảo Trị (2017), Ngăn chặn nhập lậu đường qua vùng biên giới, Báo Nhân dân điện tử, ngày truy cập 1/2017, link http://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/31884602-ngan-chan-nhap-lau- duong-qua-vung-bien-gioi.html 5 Thiên Thảo (2017), Đường tồn kho do nhập lậu?, Doanh nhân Sài Gòn Online, link truy cập ngày 13/6/2017: http://www.doanhnhansaigon.vn/van-de/duong-ton-kho-do-nhap-lau/1203298/ 6 Ng. Nga (2017), Đường tồn kho tăng kỷ lục, Báo Thanh niên điện tử truy cập ngày 11/5/2017, link: http://thanhnien.vn/kinh-doanh/duong-ton-kho-tang-ky-luc-833978.html
  16. 5 Hình 1.4. Vùng Đông Nam bộ và vị trí các nhà máy đường Nguồn: Google map/Wikipedia Vấn đề chính sách Trước viễn cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, ngành mía đường Việt Nam nói chung, ĐNB nói riêng cần có những quyết sách đúng, phù hợp để giải quyết những vấn đề tồn tại về vùng nguyên liệu, giá thành sản xuất, năng suất, chất lượng để hoạt động hiệu quả và phát triển. Hiện nay, ngành mía đường đang được bảo hộ bằng các hàng rào thuế quan và hạn ngạch ở mức cao hơn nhiều ngành khác. Tuy nhiên, trong tương lai không xa, khi các hàng rào này được dỡ bỏ hoàn toàn thì liệu ngành mía đường có khả năng cạnh tranh và tồn tại được nữa hay không là câu hỏi được đặt ra.
  17. 6 Luận văn nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành mía đường khu vực Đông Nam Bộ” mong muốn đưa ra những phân tích đánh giá khả năng cạnh tranh của cụm ngành mía đường ĐNB nhằm đưa ra những khuyến nghị chính sách để củng cố và phát triển cụm ngành trong tương lai. Câu hỏi nghiên cứu Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả tập trung tìm hiểu, phân tích để làm rõ hai câu hỏi sau đây: 1. Yếu tố nào tác động mạnh nhất tới năng lực cạnh tranh cụm ngành mía đường khu vực Đông Nam Bộ? 2. Cụm ngành mía đường khu vực Đông Nam Bộ có khả năng cạnh tranh được không khi các hàng rào bảo hộ được gỡ bỏ? Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, áp dụng mô hình kim cương đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành của Michael E. Porter7 để phân tích thế mạnh, năng lực hiện tại cũng như những trở ngại trong phát triển cụm ngành mía đường ĐNB. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh tương quan giữa ngành mía đường vùng ĐNB với ngành mía đường Đông Bắc Thái Lan, một quốc gia láng giềng tương đồng để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của cụm ngành mía đường khu vực ĐNB. Nguồn thông tin Nguồn thông tin sử dụng trong nghiên cứu bao gồm thông tin thứ cấp từ Niên giám Thống kê, báo cáo nghiên cứu trong và ngoài nước, các bài phân tích, bình luận, báo cáo đánh giá ngành của các công ty chứng khoán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn chuyên gia, nông dân địa phương, và các doanh nghiệp. 7 Michael E. Porter (1990, 1998, 2008), The Competitive Advantage of Nations
  18. 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và cụm ngành Nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của giới học thuật cũng như các nhà quản lý chính quyền trung ương và địa phương. Một trong những nghiên cứu nổi bật nhất về năng lực cạnh tranh là của Michael Porter (1998). Theo đó, Porter đưa ra định nghĩa đầu tiên về năng lực cạnh tranh dựa trên năng suất. Lợi thế so sánh truyền thống tới từ tài nguyên thiên nhiên hay lao động không còn là nguồn gốc tạo ra sự thịnh vượng, mà năng suất mới là yếu tố quan trọng tạo ra của cải, việc làm, từ đó thay đổi diện mạo của cả nền kinh tế (Porter, 1998). Trong lý thuyết cạnh tranh của mình, Porter đề cao vai trò của các cụm ngành (cluster) trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, theo đó năng lực cạnh tranh của mỗi công ty, mỗi ngành công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào hệ sinh thái kinh doanh hay cụm ngành trong đó doanh nghiệp hoạt động. Khái niệm cụm ngành lần đầu tiên được Alfred Marshall đưa ra năm 1890 với định nghĩa cụm ngành là sự tập trung của các ngành chuyên môn tại một khu vực địa lý, Marshall gọi đó là các khu vực công nghiệp. Sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp cùng ngành tạo ra nhiều lợi thế như giảm bớt cạnh tranh trực tiếp, mang lại lợi nhuận cao hơn cho các doanh nghiệp khi tận dụng lợi thế theo quy mô. Cụm ngành được Porter định nghĩa là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ khác (như trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại...) vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau. Cụm ngành được gắn kết bởi sự tương hỗ và cộng hưởng, bởi các tác động lan tỏa tích cực (M. Porter, 1990; Vũ Thành Tự Anh, 2016). Theo Baptista và Swann (1998), sự tập trung về mặt địa lý là rất quan trọng cho việc cải thiện tổ chức và cải tiến công nghệ. Sự tập trung và tích lũy kiến thức trong cụm ngành cũng sẽ cải thiện nguồn vốn nhân lực trong cụm ngành do việc trao đổi thông tin có xu hướng trở thành phi chính thức, sự lan tỏa của kiến thức bên ngoài khu vực trở nên hạn chế. Baptista
  19. 8 (1996) đề xuất rằng cải tiến công nghệ là trung tâm của tăng trưởng cụm ngành, được đánh giá bằng số lượng doanh nghiệp mới gia nhập, sự mở rộng chức năng. Arthur (1990) lưu ý rằng các cụm ngành mạnh có xu hướng thu hút nhiều doanh nghiệp hơn và các cụm ngành với những cải tiến mạnh mẽ có lợi thế trong việc tạo ra nhiều tiến bộ hơn. Hoạt động cải tiến sáng tạo và năng suất có tương quan tích cực tới sự gia nhập ngành của doanh nghiệp mới và tăng trưởng năng suất (Swann et. al, 1998). Theo Porter (1998), cụm ngành tác động tới cạnh tranh và tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua ba con đường: (i) Tăng năng suất của các doanh nghiệp trong cụm ngành; (ii) Định hướng và tốc độ cải tiến sáng tạo, điều này sẽ tạo ra tăng trưởng năng suất trong tương lai; (iii) Kích thích sự hình thành của các doanh nghiệp mới, mở rộng và tăng cường sức mạnh của cụm ngành, tạo ra những tác động tích cực trở lại. Để đánh giá lợi thế cạnh tranh của cụm ngành, Porter xây dựng mô hình kim cương với bốn yếu tố ảnh hưởng có tác động tương quan lẫn nhau bao gồm các điều kiện về nhân tố đầu vào, điều kiện cầu, các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan, bối cảnh chính sách cho phát huy chiến lược kinh doanh và cạnh tranh. Các điều kiện nhân tố đầu vào bao gồm các tài sản hữu hình như cơ sở hạ tầng vật chất, thông tin, hệ thống pháp lý và các viện nghiên cứu của trường đại học mà doanh nghiệp dựa vào để cạnh tranh8. Những nhân tố đầu vào cần được cải thiện hiệu quả, chất lượng, chuyên môn hóa cao thì mới tạo ra được sự cải thiện về năng suất. Bối cảnh hay môi trường chính sách giúp phát huy chiến lược và cạnh tranh liên quan tới các quy định pháp luật, các biện pháp khuyến khích, điều chỉnh mối quan hệ cạnh tranh giữa các bên ở cấp độ địa phương, khu vực9. Sự cạnh tranh ở cấp địa phương, khu vực cần được thúc đẩy mạnh mẽ để tạo ra những cải tiến, nâng cao hiệu quả, cải thiện năng suất. Các chính sách kinh tế vi mô, vĩ mô ổn định cũng như môi trường đầu tư thông thoáng cởi mở, khuyến khích cạnh tranh sẽ tạo ra những thay đổi lớn về năng lực cạnh tranh. 8 Michael E. Porter (1998), Chapter 7 Clusters and Competition: New Agendas for Companies, Governments and Institution, On Competition (1st ed., pp. 197 - 288), Havard Business School 9 Michael E. Porter (1998), Chapter 7 Clusters and Competition: New Agendas for Companies, Governments and Institution, On Competition (1st ed., pp. 197 - 288), Havard Business School
  20. 9 Điều kiện cầu liên quan tới việc doanh nghiệp có thể nắm bắt được sức cầu của thị trường nội địa chứ không phải dựa vào sức cầu từ thị trường bên ngoài. Đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước sẽ buộc các doanh nghiệp cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm hiện tại và tương lai. Nghiên cứu sức cầu của địa phương và khu vực giúp doanh nghiệp phát hiện được những phân khúc thị trường riêng, tạo ra sự khác biệt. Theo Porter (1998), trong một nền kinh tế toàn cầu thì chất lượng cầu địa phương quan trọng hơn nhiều quy mô của nó. Hình 2.1. Mô hình kim cương của Michael E. Porter Nguồn: Michael E. Porter (1998) trích từ bài giảng Vũ Thành Tự Anh (2016) Cụm ngành của các ngành hỗ trợ, liên quan như tổ chức đào tạo chuyên ngành, các tổ chức tư vấn, nghiên cứu, mạng lưới tiếp thị, phân phối, các ngành phụ trợ... sẽ đóng vai trò định hướng cho nhu cầu trong khu vực, địa phương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2