intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ tâm thần (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Vĩnh Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:97

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trình bày được một số khái niệm về tâm thần; Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng một số bệnh tâm thần; Trình bày được cách điều trị, chăm sóc bệnh nhân tâm thần. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ tâm thần (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Vĩnh Long

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH LONG GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN NGÀNH/NGHỀ: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐVL ngày … tháng .... năm…… của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Vĩnh Long Vĩnh Long, năm 2022 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Khoa Y Dược, Trường Cao đẳng Vĩnh Long có đội ngũ giảng viên giàu tính năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và hướng dẫn lâm sàng. Cùng với lộ trình cập nhật chương trình đào tạo tiên tiến là công tác xây dựng đội ngũ giảng viên “vừa hồng vừa chuyên”, có phương pháp giảng dạy tích cực, phù hợp với từng đối tượng đào tạo. Thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu có tài liệu học tập và nâng cao kiến thức chăm sóc người bệnh cho sinh viên, yêu cầu mỗi giảng viên phải thật nỗ lực, khiêm tốn học hỏi, từng bước đổi mới và quan trọng nhất là vượt lên chính mình trong sự nghiệp chung và nhất là trong giai đoạn đầu khi mới thành lập khoa. Giáo trình chăm sóc sức khỏe tâm thần dành cho sinh viên Cao đẳng Y học cổ truyền hiện sự cố gắng và tinh thần trách nhiệm cao của giảng viên khoa Y Dược. Giáo trình chăm sóc sức khỏe tâm thần được biên soạn dựa trên chương trình khung đã được phê duyệt. Sách trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần cơ bản nhất. Ngoài những kiến thức kinh điển, giảng viên còn cập nhật những kiến thức mới, tạo thuận lợi cho sinh viên trong suốt quá trình học. Do đây là lần biên soạn nên không thể tránh khỏi những hạn chế về nội dung và hình thức. Với tinh thần cầu tiến, giảng viên khoa Y Dược rất mong nhận được sự đồng cảm và những ý kiến đóng góp, xây dựng từ quý đồng nghiệp, học sinh ,sinh viên, để lần tái bản tiếp theo sẽ hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường; Lãnh đạo khoa, Bộ môn Y và các bộ môn liên quan thuộc trường Cao đẳng Vĩnh Long. Cảm ơn ban cố vấn chuyên môn, tập thể Giảng viên bộ môn và những người trực tiếp tham gia biên soạn giáo trình. Vĩnh Long, ngày 19 tháng 05 năm 2022 Người biên soạn Nguyễn Thành Thượng 3
  4. 4
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TÂM THẦN Mã số môn học: VYD6227 Thời gian thực hiện môn học: 15 giờ ( Lý thuyết: 14 giờ, kiểm tra: 1 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Chăm sóc sức khoẻ tâm thần là môn học chuyên môn trong chương trình giáo dục chuyên ngành điều dưỡng Cao đẳng. - Tính chất: môn học Chăm sóc sức khoẻ tâm thần là môn khoa học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về tâm thần học, triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc các bệnh tâm thần. II. Mục tiêu môn học - Kiến thức + Trình bày được một số khái niệm về tâm thần. + Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng một số bệnh tâm thần. + Trình bày được cách điều trị, chăm sóc bệnh nhân tâm thần. - Kỹ năng + Phát triển được kỹ năng tư duy, phân tích, đánh giá trong chẩn đoán bệnh trên lâm sàng. + Có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân khi nằm viện và hướng dẫn bệnh nhân, người nhà chăm sóc sau khi ra viện. + Biết phân tích và giải quyết các vấn đề tâm thần thường gặp tại cộng đồng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Rèn luyện thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, chu đáo trong quá trình chăm sóc bệnh nhân tâm thần. III. Nội dung môn học 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Tên bài, Thời gian ( tiết ) TT mục TS LT TH KT 5
  6. Bài 1: 3 3 0 0 KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TÂM THẦN 1. Đại cương về tâm thần học 1 2. Nguyên nhân và các bệnh tâm thần thường gặp 3. Các triệu chứng và hội chứng rối loạn tâm thần 4. Kế hoạch chăm sóc Bài 2: 1 1 0 0 CHĂM SÓC MỘT SỐ BỆNH TÂM 2 THẦN TẠI CỘNG ĐỒNG 1. Bệnh học 2. Kế hoạch chăm sóc 6
  7. Bài 3: 2 2 0 0 CHĂM SÓC CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP CỨU TÂM THẦN 3 1. Kích động 2. Tự sát 3. Bệnh nhân không chịu ăn uống 7
  8. Bài 4: PHỤ 1 1 0 0 GIÚP BÁC SĨ KHÁM VÀ LÀM LIỆU PHÁP CHỮA BỆNH TÂM THẦN 1. Bố trí 4 phòng khám 2. Tiến hành phụ giúp bác 3. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, bệnh nhân và phụ giúp bác sĩ làm các kỹ thuật 8
  9. Bài 5: 1 1 0 0 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HYSTERI A 1. Đại cương 2. Nguyên nhân 5 3. Các hình thái lâm sàng 4. Triệu chứng lâm sàng 5. Điều trị 6. Chăm sóc bệnh nhân 7. Phòng bệnh 9
  10. Bài 6: 2 2 0 0 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT 1. Đại 6 cương 2. Nguyên nhân 3.Triệu chứng lâm sàng 4. Điều trị 5. Chăm sóc bệnh nhân 6. Phòng bệnh 10
  11. Bài 7: 1 1 0 0 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH 1. Định nghĩa 2. Sinh bệnh học 7 3. Phân loại 4. Triệu chứng lâm sàng 5. Xử trí – điều trị 6. Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân 7. Giáo dục sức khỏe 11
  12. Bài 8: VỆ 1 1 0 0 SINH PHÒNG BỆNH TÂM THẦN 1. Khái niệm 2. Vệ sinh 8 tâm thần 3. Phòng bệnh tâm thần 4. Khả năng vệ sinh và phòng bệnh tâm thần ở nước ta 12
  13. Bài 9: 2 2 0 0 QUẢN LÝ THEO DÕI HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN 1.Theo dõi và quản lý người bệnh tâm thần tại khoa điều trị ở bệnh viện và ở cộng đồng 2. Trách nhiệm của gia đình và 9 cộng đồng đối với người bệnh tâm thần 3. Hỗ trợ, phục hồi chức năng tâm lý xã hội và tái hòa nhập cộng đồng 4. Hỗ trợ, phục hồi chức năng lao động nghề nghiệp cho người 13
  14. Kiểm tra 1 0 0 1 Tổng cộng 15 14 0 1 BÀI 1 KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TÂM THẦN MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được đại cương về tâm thần học và phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh. 2. Kể được các nguyên nhân và các nhân tố thuận lợi gây phát sinh bệnh tâm thần. 3. Mô tả được các bệnh tâm thần thường gặp và cách nhận định tình trạng bệnh nhân. 14
  15. NỘI DUNG 1.Đại cương về tâm thần học Mục tiêu và đối tượng của tâm thần học - Sức khoẻ cho mọi người là mục tiêu lớn, mục tiêu chiến lược của tổ chức y tế thế giới (WHO), của nhiều quốc gia phát triển và của cả ngành y tế nước ta và cũng là thước đo chung của mọi xã hội văn minh, nhân bản. - Không thể chia cắt sức khoẻ thể chất với sức khoẻ tâm thần xã hội và ngày càng phải khẳng định vai trò quan trọng của sức khoẻ tâm thần trong một nỗ lực chung để nâng cao chất lượng sống cho mọi người trong một xã hội phát triển. - Chính vì vậy, đối tượng của tâm thần học ngày nay không chỉ đóng khung trong khuôn khổ bốn bức tường của bệnh viện - chỉ tập trung vào những người bệnh tâm thần nặng như người bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, sa sút trí tuệ,… thuộc phạm vi tâm thần học truyền thống. Mà tâm thần học hiện đại đang phải bươn trải để phấn đấu vì sức khoẻ toàn diện cả thể chất và tâm thần - vì sự thoải mái cho tất cả mọi người sống trong cộng đồng. Với phương châm “Tất cả vì sức khỏe tâm thần và vì người bệnh tâm thần” 1.1 Khái niệm về sức khỏe tâm thần 15
  16. Trong khi sức khoẻ về thể chất đã được dần từng bước xã hội đặt đúng vào vị trí của nó, thì sức khoẻ tâm thần còn phải bền bỉ phấn đấu để thay đổi dần nhận thức vẫn còn nhiều lệch lạc, nhiều mặc cảm. Vậy sức khoẻ tâm thần là gì? Sức khoẻ tâm thần không chỉ là một trạng thái không có rối loạn hay dị tật về tâm thần, mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái. Muốn có một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái thì cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, có được sự cân bằng và hoà hợp giữa các cá nhân, môi trường xung quanh và môi trường xã hội. Như vậy, thực chất sức khoẻ tâm thần ở cộng đồng là: 1. Một cuộc sống thật sự thoải mái. 2. Đạt được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của người khác. 3. Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình huống. 4. Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thoả đáng các mối quan hệ. 5. Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có các sự cố gây mất thăng bằng, căng thẳng (Tổ chức y tế thế giới. Geneva - 1998). Vậy là chăm sóc bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho mọi người là một mục tiêu rất cụ thể, mang tính xã hội, nhưng cũng rất cao, rất lý tưởng và phải phấn đấu liên tục để tiến dần từng bước, cuối cùng đạt được mục tiêu “Nâng cao chất lượng cuộc sống” của con người Việt Nam. 1.2 Nội dung của tâm thần học - Tâm thần là một bộ môn trong y học, có nhiệm vụ nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng, bệnh nguyên, bệnh sinh các bệnh tâm thần, nghiên cứu các biện pháp phòng và chữa các bệnh này. - Tâm thần học được chia ra 2 phần lớn: tâm thần học đại cương và tâm thần học hiện đại. - Trong quá trình phát triển, tâm thần học đã chia ra nhiều phân môn: tâm thần học người lớn, tâm thần trẻ em, tâm thần học quân sự, tâm thần học người già, giám định pháp y tâm thần, tâm thần học xã hội, dược lý tâm thần và sinh hóa tâm thần……. Tâm thần học truyền thống  Tâm thần học đại cương - Lịch sử phát triển tâm thần học. 16
  17. - Triệu chứng học, hội chứng học. - Mối liên quan giữa tâm thần học và các môn khoa học khác. - Phân loại các bệnh, các rối loạn tâm thần. - Bệnh nguyên, bệnh sinh của một số bệnh và các rối loạn tâm thần. - Tâm thần học xuyên văn hoá.  Bệnh học tâm thần - Loạn thần thực tổn (rối loạn tâm thần liên quan các bệnh nội tiết, chấn thương, thoái triển não: Alzheimer, Pick,…). - Loạn thần nội sinh (tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn cảm xúc,…) - Các rối loạn tâm thần liên quan đến stress (tâm căn, rối loạn cơ thể tâm sinh, trạng thái phản ứng). - Các rối loạn tâm thần do cấu tạo thể chất bất thường và sự phát triển tâm thần bệnh lý (nhân cách bệnh, chậm phát triển tâm thần,…). - Các rối loạn tập tính hành vi ở thanh thiếu niên (hành vi bạo lực, xâm phạm, rối loạn sự học tập,...). - Rối loạn ăn uống. - Loạn chức năng tình dục không thực tổn. - Các rối loạn lo âu, ám ảnh sợ. - Các rối loạn phân định giới tính. - Lạm dụng và nghiện chất (lạm dụng rượu, nghiện rượu, loạn thần do rượu, lạm dụng ma tuý, nghiện ma tuý, thuốc lá, ...). 1.1.1. Tâm thần học hiện đại  Tâm thần học truyền thống  Tâm thần học cộng đồng - Vệ sinh phòng bệnh và các rối loạn tâm thần. - Tâm thần học xã hội (nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường, đặc biệt môi trường tâm lý xã hội và sức khoẻ tâm thần). 17
  18. - Giáo dục sức khoẻ tâm thần cho gia đình, nhà trường và cộng đồng. - Phục hồi chức năng tâm lý xã hội. - Các hình thái hoạt động rèn luyện thể chất, thẩm mỹ. - Các kỹ năng ứng xử, giao tiếp. 1.1.Thế nào là bệnh tâm thần - Là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể…..làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức…….bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh. - Phạm vi các bệnh tâm thần rất rộng. Bệnh tâm thần là loại bệnh rất phổ biến, công nghiệp ngày càng phát triển, sự tập trung dân cư vào các thành phố ngày càng đông, cuộc sống ngày càng căng thẳng thì bệnh ngày càng tăng. Có những bệnh tâm thần nặng (các bệnh loạn thần), quá trình phản ánh thực tại sai lệch trầm trọng, hành vi, tác phong bị sai lệch nhiều. Có những bệnh nhân tâm thần nhẹ (các bệnh tâm căn, nhân cách bệnh), quá trình phản ánh thực tại cũng như hành vi tác phong rối loạn ít, bệnh nhân vẫn còn có thể sinh hoạt, lao động, học tập được, tuy có giảm sút. - Bệnh tâm thần thường không gây chết đột ngột nhưng làm đảo lộn sinh hoạt, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình và tổn thất cả về kinh tế. Bệnh tâm thần nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến trạng thái tâm thần sa sút, người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời là để ngăn chặn sự tiến triển xấu này. 1.2.Phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh  Điểm khác nhau  Bệnh tâm thần (còn gọi là tâm bệnh) chưa phát hiện được tổn thương đặc hiệu về mặt hình thái của hệ thần kinh mà chỉ phát hiện được những biến đổi tinh vi về mặt sinh hóa, miễn dịch, di truyền…… Ða số các dấu hiệu bệnh là do rối loạn chức năng của não. Phần lớn bệnh nhân có thể ăn khỏe, chơi khỏe, đi đứng bình thường nhưng có ý nghĩ, cảm xúc, hành vi không phù hợp, kỳ dị, khó hiểu. Bệnh nhân tâm thần thường không nhận thấy mình bị bệnh, từ chối điều trị tại chuyên khoa tâm thần. - Bệnh nhân thần kinh có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra làm tổn thương thực thể tại các phần khác nhau của hệ thần kinh như não bộ, tủy sống, dây thần kinh 18
  19. ngoại vi gây rối loạn chủ yếu chức năng tiếp thu và thực hiện của con người. Người bệnh ít có các hành vi kỳ dị, ý nghĩ bất bình thường nhưng có thể tê liệt nửa người, khó khăn đi đứng, ăn nói, điếc, mù….). Đa số bệnh nhân còn ý thức được bệnh của mình.  Điểm liên quan với nhau - Bệnh thần kinh có tổn thương ở tổ chức não, ít nhiều có rối loạn tâm thần kèm theo: rối loạn trí nhớ, trí tuệ, ý thức….. - Bệnh nhân tâm thần (bệnh tâm thần nội snh) tuy chưa phát hiện được tổn thương thực thể ở não, có thể có những rối loạn thần kinh kèm theo (rối loạn trương lực cơ, phản xạ, thần kinh thực vật…). 2. Nguyên nhân và các bệnh tâm thần thường gặp 2.1.Nguyên nhân Nguyên nhân gây nên bệnh tâm thần là một vấn đề phức tạp. Hiện nay, có những bệnh nguyên nhân đã rõ ràng, nhưng vẫn còn một số bệnh nguyên nhân chưa xác định được. Xung quanh vấn đề bệnh nguyên và bệnh sinh các bệnh tâm thần còn tồn tại nhiều quan điểm và giả thuyết khác nhau. 2.1.1.Nguyên nhân thực thể Là những bệnh mà nguyên nhân do tổn thương trực tiếp tổ chức não hay ngoài não gây trở ngại hoạt động của não. - Do tổn thương trực tiếp đến tổ chức não: + Chấn thương sọ não. + Nhiễm trùng thần kinh (viêm não, giang mai, thần kinh…) + Nhiễm độc thần kinh (nghiện rượu, ma túy, nhiễm độc thực phẩm, nhiễm độc hóa chất công nghiệp, nông nghiệp…). + Các bệnh mạch máu não, các tổn thương não khác (u não, teo não, xơ rải rác, tai biến mạch máu não…) - Do các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động não: + Các bệnh nội khoa, nội tiết. + Các bệnh về chuyển hóa và thiếu sinh tố… 19
  20. 2.1.2.Nguyên nhân tâm lý - Bệnh loạn thần phản ứng bao gồm: loạn thần phản ứng cấp, rối loạn sang chấn sau stress, rối loạn sự thích ứng. - Căng thẳng tâm lý dẫn đến bệnh tâm căn, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn phân ly. - Rối loạn hành vi ở thiếu niên do giáo dục không đúng, môi trường xã hội không thuận lợi. - Rối loạn ám ảnh, lo âu… 2.1.3.Nguyên nhân do cấu tạo thể chất bất thường và phát triển tâm lý gây ra - Các di tật bẩm sinh. - Thiếu sót về hình thành nhân cách. 2.1.4.Các nguyên nhân chưa rõ ràng - Do có sự kết hợp phức tạp của nhiều nguyên nhân khác (di truyền, chuyển hóa, miễn dịch, cấu tạo thể chất…) nên khó xác định nguyên nhân chủ yếu. Các rối loạn tâm thần nội sinh thường gặp là: + Bệnh tâm thần phân liệt. + Rối loạn cảm xúc lưỡng cực. + Động kinh nguyên phát. 2.1.5.Các nhân tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh  Nhân tố di truyền - Vấn đề di truyền tất nhiên có ảnh hưởng xấu đến một số bệnh tâm thần nhưng không phải là tuyệt đối. Có khi bệnh tâm thần phát sinh trong một thành viên của gia đình mà không thấy trong các thành viên khác, có trường hợp cha mẹ đều có bệnh mà con cháu vẫn khỏe mạnh bình thường. Cũng có trường hợp nhân tố di truyền không tác động vào thế hệ tiếp theo mà vào thế hệ sau nữa.  Yếu tố nhân cách - Nhân cách bao gồm: thích thú, khuynh hướng, năng lực, tính cách, khí chất… - Nhân cách mạnh, bền vững là một nhân tố chống lại sự phát sinh các bệnh tâm thần, nhất là các bệnh do căn nguyên tâm lý. Khi bị bệnh tâm thần thì người có nhân cách vững bị nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2