intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

104
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là thuế có nguồn thu lớn nhất đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Trải qua nhiều năm thực hiện luật thuế GTGT nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp thành phố Rạch Giá nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên đặc thù các doanh nghiệp tại thành phố Rạch Giá là những doanh nghiệp nhỏ chưa hoạt động bài bản nên công tác quản lý thuế còn tồn tại những bất cập. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố Rạch Giá từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 3/2014<br /> <br /> KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br /> <br /> HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG<br /> ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ<br /> IMPROVING ADMINISTRATION THE VALUE ADDED TAX FOR BUSINESSES<br /> IN TAX DEPARTMENTS RACH GIA CITY<br /> Thái Thùy Vân1, Nguyễn Thị Hiển2<br /> Ngày nhận bài: 30/10/2013; Ngày phản biện thông qua: 17/02/2014; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là thuế có nguồn thu lớn nhất đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Trải qua nhiều năm<br /> thực hiện luật thuế GTGT nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp thành phố Rạch Giá nói riêng đã có những chuyển<br /> biến tích cực. Tuy nhiên đặc thù các doanh nghiệp tại thành phố Rạch Giá là những doanh nghiệp nhỏ chưa hoạt động bài<br /> bản nên công tác quản lý thuế còn tồn tại những bất cập. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực<br /> trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố Rạch Giá từ đó đưa ra một số giải pháp<br /> và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá.<br /> Từ khóa: công tác quản lý thuế GTGT, doanh nghiệp<br /> <br /> ABSTRACT<br /> The value added tax is the largest tax revenue contribution to the state budget. Through many years of value added<br /> law economy in general and businesses in particular Rach Gia city there have been positive changes. However, specific<br /> businesses in Rach Gia city is the small business does not work all the tax administration should exist gaps. This study was<br /> conducted to assess the actual situations in administration the value-added tax for businesses in tax departments Rach Gia<br /> city, then to propose some solutions and recommendations to improve administration the value-added tax for businesses<br /> in tax departments Rach Gia city.<br /> Keywords: administration the value-added tax, business<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Cải cách và hoàn thiện công cụ quản lý kinh<br /> tế về thuế đảm bảo nâng cao năng lực quản lý<br /> Nhà nước về kinh tế, chống thất thu ngân sách<br /> nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của<br /> doanh nghiệp và của cả nền kinh tế là vấn đề có ý<br /> nghĩa sống còn đối với các nước đang phát triển<br /> như Việt Nam hiện nay.<br /> Luật quản lý thuế có hiện lực thi hành từ<br /> 01/07/2007 đã thay đổi căn bản cơ chế quản lý<br /> thuế từ thủ công sang quản lý hiện đại theo cơ<br /> chế người nộp thuế (NNT) tự tính, tự khai, tự nộp<br /> thuế và tự chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa<br /> vụ thuế. Tuy nhiên ý thức chấp hành của các<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> đối tượng nộp thuế chưa cao, mặt khác cũng cho<br /> thấy cơ chế, chính sách và công tác quản lý thuế<br /> của cơ quan thuế chưa bám sát thực tế minh<br /> chứng cụ thể là công tác quản lí thuế GTGT đối<br /> với doanh nghiệp. Thành phố Rạch Giá là nơi tập<br /> trung nhiều các loại hình doanh nghiệp nhỏ hoạt<br /> động chưa bài bản dẫn đến công tác quản lý thuế<br /> GTGT đối với doanh nghiệp còn nhiều vướng<br /> mắc. Đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào<br /> về công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh<br /> nghiệp tại thành phố Rạch Giá. Nghiên cứu đã<br /> đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác<br /> quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại<br /> Chi cục thuế thành phố Rạch Giá.<br /> <br /> Thái Thùy Vân: Cao học Quản trị kinh doanh 2011 - Trường Đại học Nha Trang<br /> TS. Nguyễn Thị Hiển: Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 203<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 3/2014<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý<br /> thuế GTGT đối với doanh nghiệp trên địa bàn<br /> thành phố Rạch Giá giai đoạn từ năm 2008 đến<br /> năm 2012.<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần làm<br /> tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước của thành phố<br /> Rạch Giá nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> <br /> 2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu đã sử dụng tổng hợp một số các<br /> phương pháp như: Phương pháp thống kê, so sánh:<br /> sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng kết trong<br /> thời gian từ năm 2008 - 2012 để phân tích, so sánh;<br /> phương pháp tổng hợp các số liệu thống kê, các<br /> báo cáo của Chi cục để phân tích những ưu điểm<br /> và những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý<br /> thuế; Phương pháp thảo luận với các chuyên gia là<br /> những cán bộ có kinh nghiệm quản lý làm việc trực<br /> tiếp tại Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá<br /> <br /> 1. Những kết quả đạt được của công tác<br /> quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại<br /> Chi cục Thuế Thành phố Rạch Giá giai đoạn<br /> 2008 - 2012<br /> Thứ nhất, sau hơn 6 năm áp dụng Luật Quản lý<br /> thuế cùng với các biện pháp tăng cường công tác<br /> quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp, kết quả<br /> thu thuế giai đoạn 2008 - 2012 trên địa bàn thành<br /> phố Rạch Giá như bảng 1.<br /> Bảng 1. Kết quả thu thuế giai đoạn 2008 - 2012 trên địa bàn thành phố Rạch Giá<br /> <br /> STT<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> Số thuế phải thu<br /> Trong đó thuế GTGT<br /> Số thuế thu được<br /> Thuế GTGT thu được<br /> <br /> ĐVT<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 2012<br /> <br /> Tốc độ tăng<br /> bình quân (%)<br /> <br /> Triệu<br /> đồng<br /> <br /> 108,160<br /> <br /> 150,000<br /> <br /> 120,000<br /> <br /> 145,000<br /> <br /> 172,000<br /> <br /> 12,5<br /> <br /> 51,700<br /> <br /> 70,950<br /> <br /> 92,390<br /> <br /> 117,980<br /> <br /> 149,330<br /> <br /> 30,5<br /> <br /> Triệu<br /> đồng<br /> <br /> 109,087<br /> <br /> 104,462<br /> <br /> 118,938<br /> <br /> 143,660<br /> <br /> 145,791<br /> <br /> 8<br /> <br /> 50,309<br /> <br /> 76,345<br /> <br /> 97,518<br /> <br /> 119,250<br /> <br /> 114,510<br /> <br /> 24,5<br /> <br /> (Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2008 - 2012 của Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá)<br /> <br /> Qua số liệu bảng 1 cho thấy, số thuế thu được<br /> tại Chi cục Thuế Rạch giá tăng bình quân năm là<br /> 8,0%, riêng đối với thuế GTGT là 24,5%, nhìn chung<br /> là khá tốt qua các năm so với tốc độ tăng của số<br /> thuế phải thu.<br /> Theo kết quả trên ta thấy năm 2012, so với năm<br /> 2011 số nợ đọng tăng vượt bậc là do Chi cục Thuế<br /> chưa làm tốt khâu quản lý đối tượng nộp thuế và<br /> công tác thu nộp thuế. Do đó, cần đưa ra những<br /> giải pháp rà soát chặt chẽ đối tượng nộp thuế và<br /> <br /> công tác khai thác nguồn thu thuế, chống thất thu<br /> và xử lý nợ để nâng cao hiệu quả đem lại nguốn thu<br /> cho ngân sách Nhà nước.<br /> Thứ hai, công tác hoàn thuế. Thông qua số liệu<br /> tính toán và phân tích cho thấy, việc tham gia nghĩa<br /> vụ khai báo thuế GTGT thực sự là nghĩa vụ quyền<br /> lợi của các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời cũng<br /> góp phần làm tăng hiệu quả trong việc giám sát<br /> quản lý của Nhà nước.<br /> <br /> Bảng 2. Công tác hoàn thuế giai đoạn 2008 - 2012<br /> STT<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> ĐVT<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 2012<br /> <br /> Tốc độ tăng<br /> bình quân (%)<br /> <br /> 1<br /> <br /> Số lượng doanh nghiệp hoàn thuế<br /> <br /> doanh nghiệp<br /> <br /> 51<br /> <br /> 25<br /> <br /> 64<br /> <br /> 80<br /> <br /> 55<br /> <br /> 25<br /> <br /> 2<br /> <br /> Số tiền hoàn<br /> <br /> triệu đồng<br /> <br /> 9.094<br /> <br /> 5.320 15.894 28.865 16.152<br /> <br /> 49<br /> <br /> (Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2008 - 2012 của Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá)<br /> <br /> Thứ ba, công tác kiểm tra thuế. Trong giai đoạn<br /> 2008 - 2012, số doanh nghiệp được kiểm tra quyết<br /> toán tăng bình quân 61,3%/năm và số tiền truy thu<br /> tăng 15,3%/năm. Điều này chứng tỏ công tác kiểm<br /> soát thuế trong các doanh nghiệp ngày càng chặt<br /> chẽ hơn, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp được<br /> <br /> 204 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> kiểm tra tăng lên, số truy thu và xử phạt tăng lên qua<br /> từng năm có nghĩa là các doanh nghiệp hoạt động<br /> kê khai chưa chính xác vì thế chi cục phải tìm ra các<br /> biện pháp hợp lý nhằm tạo điều kiện để các doanh<br /> nghiệp ngày càng có ý thức hơn nữa trong việc kê<br /> khai thuế đúng đắn và trung thực.<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 3/2014<br /> <br /> Bảng 3. Công tác kiểm tra thuế giai đoạn 2008 - 2012<br /> STT<br /> <br /> ĐVT<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 2012<br /> <br /> Tốc độ tăng<br /> bình quân (%)<br /> <br /> doanh nghiệp<br /> <br /> 42<br /> <br /> 103<br /> <br /> 101<br /> <br /> 95<br /> <br /> 198<br /> <br /> 61,3<br /> <br /> triệu đồng<br /> <br /> 3.311<br /> <br /> 5.529<br /> <br /> 5.853<br /> <br /> 5.660<br /> <br /> 5.154<br /> <br /> 15,3<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> 1<br /> <br /> Kiểm tra quyết toán<br /> Truy thu thuế và phạt thuế<br /> <br /> 2<br /> <br /> (Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2008 - 2012 của Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá)<br /> <br /> Dựa trên số liệu trên ta thấy, số doanh nghiệp kiểm tra quyết toán ngày một tăng, do vậy cần đưa ra các giải<br /> pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, tăng cường công tác kiểm tra và các phần<br /> mềm ứng dụng dùng trong công tác kiểm tra.<br /> Thứ tư, công tác miễn giảm thuế. Thông qua bảng số liệu ,nhìn chung ta thấy số liệu miễn giảm đều giảm<br /> qua từng năm, bình quân số vụ giảm 18,5 %/năm tương ứng với số tiền giảm 14,3 %/năm. Điều này thể hiện<br /> chính sách thuế tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh thể hiện qua số vụ và số tiền miễn giảm<br /> năm sau thấp hơn năm trước.<br /> Bảng 4. Công tác giải quyết miễn giảm thuế giai đoạn 2008 - 2012<br /> STT<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> ĐVT<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 010<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 2012<br /> <br /> Tốc độ tăng<br /> bình quân (%)<br /> <br /> 1<br /> <br /> Số vụ giải quyết miễn giảm<br /> <br /> vụ<br /> <br /> 1.539<br /> <br /> 822<br /> <br /> 789<br /> <br /> 574<br /> <br /> 598<br /> <br /> (18,5)<br /> <br /> 2<br /> <br /> Số tiền miễn giảm<br /> <br /> triệu đồng<br /> <br /> 1.504<br /> <br /> 939<br /> <br /> 873<br /> <br /> 698<br /> <br /> 754<br /> <br /> (14,3)<br /> <br /> (Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2008 - 2012 của Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá)<br /> <br /> Thứ năm, công tác tuyên truyền hỗ trợ thuế. Đây là công tác đặc biệt chú trọng không những về chất lượng<br /> cuộc tuyên truyền mà cả cách thức tuyên truyền để cho NNT hiểu và làm theo chính sách pháp luật về thuế.<br /> Trong những năm qua công tác tuyên truyền của chi cục thuế ngày càng phổ biến rộng rãi, số lần tuyên truyền<br /> thuế trong giai đoạn 2008 - 2012 tăng bình quân 36 %/năm đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý thuế.<br /> Bảng 5. Công tác tuyên truyền giai đoạn 2008 - 2012<br /> STT<br /> <br /> 1<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> ĐVT<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 2012<br /> <br /> Tốc độ tăng<br /> bình quân (%)<br /> <br /> Số lần tuyên truyền<br /> <br /> Lần<br /> <br /> 325<br /> <br /> 539<br /> <br /> 752<br /> <br /> 1.064<br /> <br /> 1.041<br /> <br /> 36<br /> <br /> (Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2008 - 2012 của Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá)<br /> <br /> Số lượng tuyên truyền cần phải phổ biến hơn<br /> năm sau cao hơn năm trước, nhưng trong năm<br /> 2012, số lần tuyên truyền lại thấp hơn năm 2011,<br /> do vậy Chi cục Thuế cần đưa ra các giải pháp đẩy<br /> mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp<br /> thuế cả về chất lượng và số lượng. Bên cạnh đó,<br /> chất lượng đội ngũ cán bộ thuế và ứng dụng các<br /> phần mềm công nghệ thông tin vào công tác thu<br /> thuế là nhiệm vụ hết sức quan trọng, Chi cục Thuế<br /> cần đưa ra các giải pháp và đẩy mạnh các giải<br /> pháp đó để đem lại hiệu quả tốt nhất trong công tác<br /> thu thuế.<br /> <br /> 2. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại<br /> Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác<br /> quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp vẫn bộc lộ<br /> những hạn chế:<br /> - Tình hình nợ đọng thuế. Theo kết quả thống kê<br /> tại bảng 6 ta thấy, năm 2012 so với năm 2011 số nợ<br /> đọng tăng vượt bậc là do chi cục thuế chưa làm tốt<br /> khâu quản lý đối tượng nộp thuế và công tác thu nộp<br /> thuế. Do đó cần đưa ra những giải pháp rà soát chặt<br /> chẽ đối tượng nộp thuế và công tác khai thác nguồn<br /> thu thuế, chống thất thu và xử lý nợ để nâng cao hiệu<br /> quả đem lại nguốn thu cho ngân sách Nhà nước.<br /> <br /> Bảng 6. Kết quả thu thuế giai đoạn 2008 - 2012 trên địa bàn thành phố Rạch Giá<br /> STT<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> ĐVT<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 1<br /> <br /> Số thuế còn nợ đọng<br /> <br /> triệu đồng<br /> <br /> (927)<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thuế GTGT còn nợ<br /> <br /> triệu đồng<br /> <br /> 1,391<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 2012<br /> <br /> 538<br /> <br /> 1,062<br /> <br /> 1,340<br /> <br /> 26,209<br /> <br /> (5,395) (5,128) (1,270) 34,820<br /> <br /> Tốc độ tăng<br /> bình quân (%)<br /> <br /> 454,5<br /> (597,5)<br /> <br /> (Nguồn:Báo cáo tổng kết giai đoạn 2008 - 2012 của Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá)<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 205<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> Từ phía người nộp thuế: Còn nhiều trường hợp<br /> người nộp thuế chưa quan tâm đến chính sách thuế<br /> mặc dù Cục thuế, Chi cục thuế đã tổ chức triển khai<br /> phổ biến chính sách thuế nhưng người nộp thuế<br /> không tham dự nên vẫn còn nhiều trường hợp vi<br /> phạm; còn một bộ phận không nhỏ NNT có hành vi<br /> trốn thuế, cố tình dây dưa nợ thuế. Ví dụ: năm 2012<br /> số doanh nghiệp quản lý thuế là 1.549, trong đó có<br /> 958 còn nợ với số tiền 36.829 triệu đồng, vi phạm và<br /> được xử lý là 250 doanh nghiệp.<br /> Từ phía cơ quan thuế: Biên chế của Chi cục<br /> Thuế hiện còn hạn chế, chưa đáp ứng được khối<br /> lượng công việc ngày càng tăng. Các ứng dụng<br /> được Tổng cục Thuế triển khai đến cấp Chi cục chưa<br /> thực sự hiệu quả để phục vụ công tác quản lý thuế.<br /> Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT đạt được kết quả<br /> nhưng vẫn còn trường hợp NNT chưa tiếp cận được<br /> các thông tin về thuế, nhất là đối với các cơ sở kinh<br /> doanh có qui mô nhỏ. Cán bộ công chức vẫn còn hạn<br /> chế về khả năng ứng dụng tin học trong công việc,<br /> do đó chưa khai thác hết được các phần mềm của<br /> chương trình. Tình trạng nợ đọng thuế còn kéo dài,<br /> tốc độ tăng nợ năm sau lớn hơn năm trước, nguyên<br /> nhân do việc phân loại, phân tích tình trạng nợ thuế<br /> chưa kịp thời, chưa chính xác, dẫn đến việc tổ chức<br /> đôn đốc thu nộp chưa đạt hiệu quả đặc biệt trong<br /> công tác kiểm tra thuế còn thiếu nhân lực, thiếu kinh<br /> nghiệm ảnh hưởng đến công tác thất thu thuế.<br /> - Hạn chế do chính sách thuế, chính quyền địa<br /> phương: Một số văn bản hướng dẫn thi hành pháp<br /> luật thuế còn chồng chéo, chưa bám sát tình hình<br /> thực tế dẫn đến gây khó khăn trong việc áp dụng<br /> vào thực tế. Công tác phối hợp của cơ quan thuế với<br /> các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương<br /> trong quá trình quản lý thu thuế đôi lúc chưa thật<br /> đồng bộ. Ví dụ:<br /> + Điểm đ điều 77 Luật Quản lý thuế số 78/2006/<br /> QH11 ngày 29/11/2006 quy định: Quyết định kiểm<br /> tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời<br /> hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ký. Trong thời hạn<br /> năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết<br /> định kiểm tra thuế mà người nộp thuế chứng minh<br /> được số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền<br /> thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết<br /> định kiểm tra thuế . Trong khi đó tại điểm 2.2.2 mục<br /> I phần H Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14 tháng<br /> 6 năm 2007 Hướng dẫn thi hành một số điều của<br /> Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định<br /> số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ<br /> quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản<br /> lý thuế. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của<br /> người nộp thuế quy định: Chậm nhất là năm ngày<br /> <br /> 206 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Số 3/2014<br /> làm việc kể từ ngày ký quyết định, Quyết định kiểm<br /> tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải được<br /> gửi cho người nộp thuế và trong thời hạn ba ngày<br /> làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kiểm tra<br /> thuế hoặc trước thời điểm tiến hành kiểm tra tại trụ<br /> sở người nộp thuế mà người nộp thuế chứng minh<br /> được với cơ quan thuế số thuế đã khai là đúng hoặc<br /> nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo tính toán của cơ<br /> quan thuế, thì Thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết<br /> định bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế. Hai điểm này<br /> chồng chéo nhau gây khó khăn trong việc thực hiện<br /> kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.<br /> + Lợi dụng tình trạng cơ quan đăng ký kinh<br /> doanh không thể biết được về người xin thành lập<br /> doanh nghiệp một cách chính xác nên một số đối<br /> tượng đã thành lập doanh nghiệp không nhằm mục<br /> đích kinh doanh, lừa đảo, gian lận. Theo thống kê<br /> của Tổng cục Thuế thì số doanh nghiệp được thành<br /> lập sau đó bỏ địa điểm kinh doanh mang theo hóa<br /> đơn là rất nhiều, nguyên nhân là do cán bộ ngành<br /> thuế ít, ngành thuế không có chức năng điều tra<br /> nên những vụ vi phạm đều chuyển cho cơ quan<br /> công an để xác minh. Thực tế sự phối hợp giữa hai<br /> ngành còn nhiều hạn chế, do vậy xuất hiện nhiều<br /> doanh nghiệp “ma”. Trước tình hình đó, các ngành<br /> cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác hậu<br /> kiểm, như trước khi cấp giấy phép kinh doanh cần<br /> chuyển thông tin người đăng ký sang cơ quan thuế,<br /> tư pháp, công an để kiểm tra đối tượng này.<br /> 3. Một số giải pháp<br /> 3.1. Quản lý đối tượng nộp thuế<br /> Bằng nhiều hình thức, biện pháp phối hợp<br /> thường xuyên hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa với các cơ<br /> quan chức năng, với chính quyền địa phương rà soát<br /> tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh để<br /> đưa vào diện quản lý thuế, tránh tình trạng bỏ sót.<br /> - Thông qua các phương tiện thông tin đại<br /> chúng, hệ thống giáo dục, hình thức tuyên truyền<br /> phong phú để giúp các đối tượng nộp thuế hiểu biết<br /> đầy đủ chính sách thuế.<br /> - Hướng dẫn kịp thời, đầy đủ các thủ tục kê khai,<br /> tính thuế, lập hồ sơ miễn giảm thuế, quyết toán thuế<br /> và nộp thuế vào ngân sách Nhà nước để các đối<br /> tượng nộp thuế tự giác thực hiện tốt các nghĩa vụ<br /> thuế với Nhà nước, giảm thiểu các sai sót do không<br /> hiểu biết gây ra. Quản lý chặt chẽ hóa đơn chứng từ<br /> để hạch toán đúng kết quả kinh doanh và xác định<br /> đúng nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.<br /> 3.2. Quản lý công tác thu nộp thuế<br /> Yêu cầu doanh nghiệp phải có nghĩa vụ kê khai<br /> và nộp thuế theo đúng thời gian quy định.<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> - Tổ chức đánh giá tổng kết công tác chống thất<br /> thu, nợ đọng thuế trên địa bàn quản lý, đánh giá<br /> mức độ thất thu, nợ đọng thuế trên từng địa bàn,<br /> lĩnh vực, xác định rõ lĩnh vực còn thất thu, nhận<br /> dạng chính xác các nhóm tổ chức, cá nhân người<br /> nộp thuế có khả năng rủi ro cao để lập danh sách<br /> các doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra thuế, tập<br /> trung thu nợ thuế.<br /> - Tăng cường công tác xử lý nợ, đối với các<br /> khoản nợ thuế không có khả năng thu hoàn thành<br /> hồ sơ đề nghị xóa nợ. Đối với các trường hợp cố<br /> tình chây ỳ nợ thuế: lập hồ sơ kiên quyết cưỡng chế<br /> theo đúng qui định.<br /> 3.3. Tăng cường công tác kiểm tra về thuế, kiên<br /> quyết xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về thuế<br /> Kịp thời xây dựng và triển khai phần mềm ứng<br /> dụng kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tại cơ quan<br /> Thuế; nâng cấp ứng dụng hỗ trợ thanh tra kiểm tra<br /> thuế, thu nợ thuế theo quy trình thanh tra sửa đổi<br /> phù hợp với Luật Thanh tra mới và quy trình quản<br /> lý nợ thuế.<br /> - Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra công tác<br /> hoàn thuế GTGT, tập trung đối với những doanh<br /> nghiệp có số hoàn thuế tăng đột biến. Chi cục Thuế<br /> thành phố cần phải lựa chọn đội ngũ cán bộ làm<br /> công tác thanh tra, kiểm tra phải có đầy đủ năng<br /> lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất tốt để đảm<br /> đương tốt nhiệm vụ được giao. Quá trình thanh tra,<br /> kiểm tra cần xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể,<br /> tránh chồng chéo, gây phiền hà cho đối tượng được<br /> kiểm tra, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh<br /> doanh bình thường của doanh nghiệp.<br /> 3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối<br /> tượng nộp thuế<br /> Chú trọng việc xây dựng nội dung tuyên truyền,<br /> biên tập các tài liệu tuyên truyền phong phú, đa<br /> dạng, dễ hiểu hỗ trợ các tổ chức cá nhân về những<br /> vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các<br /> Luật Thuế.<br /> Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các<br /> chuẩn mực kế toán, hệ thống kế toán, chế độ kế<br /> toán cho các doanh nghiệp kịp thời. Phải dựa vào<br /> sự đóng góp ý kiến của các đối tượng nộp thuế để<br /> đa dạng hóa hình thức tuyên truyền.<br /> 3.5. Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán<br /> bộ quản lý thu thuế<br /> Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức thuế có<br /> phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp cao.<br /> Trên cơ sở đó kiểm tra, đánh giá, xem xét<br /> lại chất lượng, hiệu quả công tác của từng cán<br /> bộ, từng lĩnh vực mà bố trí, sắp xếp lại một cách<br /> hợp lý và có hiệu quả, cũng qua đó mà khắc phục<br /> <br /> Số 3/2014<br /> tình trạng hiện nay là vừa thiếu lại vừa thừa cán bộ<br /> quản lý thuế.<br /> Thường xuyên tổ chức luân chuyển cán bộ<br /> trong Chi cục, chủ yếu giữa các đội thuế, các địa<br /> bàn nhằm phát hiện những nhân tố mới, ngăn ngừa<br /> tiêu cực của cán bộ thuế. Kiên quyết loại bỏ những<br /> người không đủ tiêu chuẩn về chuyên môn hoặc có<br /> vi phạm về công tác thu thuế.<br /> Hàng năm nên có kế hoạch đào tạo để nâng<br /> cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thuế, đặc<br /> biệt trong công tác thanh tra thuế.<br /> 3.6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào<br /> công tác quản lý thu thuế nhằm nâng cao hiệu quả<br /> công tác thuế<br /> Phải xây dựng kế hoạch với lộ trình các phần<br /> mềm triển khai chi tiết, các phần mềm ứng dụng<br /> hỗ trợ phải thuận lợi, dễ sử dụng để thuận tiện cho<br /> cán bộ thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.<br /> Bồi dưỡng năng lực để từng cán bộ thuế thực hiện<br /> được công việc nhiệm vụ cụ thể của mình.<br /> Từng cán bộ thuế phải là một mắt xích, vừa<br /> có nhiệm vụ khai thác thông tin trên hệ thống để<br /> xử lý nghiệp vụ vừa có nhiệm vụ cập nhật thông<br /> tin đã được xử lý để chia sẻ thông tin với cán bộ<br /> khác liên quan.<br /> IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> 1. Kết luận<br /> Nghiên cứu đã phân tích và đánh giá được thực<br /> trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Rạch Giá giai<br /> đoạn từ 2008 đến 2012. Trên cơ sở đó, nghiên cứu<br /> bước đầu đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng<br /> cao hiệu quả quản lý thuế GTGT đối với các doanh<br /> nghiệp trong thời gian tới. Theo người nghiên cứu,<br /> để có thể công tác quản lý thuế GTGT đối với các<br /> doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất, Cục Thuế tỉnh<br /> Kiên giang, Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá cần<br /> phải tiến hành thực hiện đồng bộ các giải pháp trên,<br /> trong đó cần chú trọng nhiều đến các nhóm giải<br /> pháp nâng cao nhận thức của NNT và người tiêu<br /> dùng.<br /> 2. Kiến nghị<br /> 2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước<br /> - Sửa đổi và bổ sung một số quy định về chính<br /> sách thuế GTGT về thuế suất thuế GTGT: chính<br /> sách thuế GTGT ở nước ta chỉ nên quy định một<br /> mức thuế suất chung duy nhất áp dụng cho các loại<br /> hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và<br /> tiêu dùng trong nước là 10%, ngoại trừ mức thuế<br /> suất 0% áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 207<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2